Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br />
<br />
KHƠI DẬY Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP TRONG SINH VIÊN<br />
Huỳnh Quốc Tuấn1 và Phạm Ánh Tuyết2<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu bài viết này tập trung vào việc trình bày các vấn đề liên quan đến khởi nghiệp và ý<br />
tưởng khởi nghiệp trong sinh viên. Bên cạnh đó, các lý thuyết về tạo động lực cũng được đề cập<br />
trong bài viết này. Kết quả quả nghiên cứu đã chỉ ra các giải pháp tác động trực tiếp và gián tiếp<br />
đến việc thúc đẩy ý tưởng khởi nghiệp trong sinh viên. Những giải pháp này được đề xuất theo 03<br />
giai đoạn: (1) giai đoạn thúc đẩy ý tưởng khởi nghiệp; (2) giai đoạn nuôi dưỡng và triển khai ý<br />
tưởng khởi nghiệp và (3) giai đoạn chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp.<br />
<br />
KCCESS TO CAPITAL OF REAL ESTATE START-UPS FIRMS<br />
ASTRACT<br />
This article’s object focuses on presenting issues related to start-up and entrepreneurial<br />
thinking in students. In addition, motivational theories are discussed in this article. The results of<br />
the study have shown direct and indirect solutions to the promotion of entrepreneurial thinking.<br />
These solutions are proposed in three stages: (1) the promotion of the idea of starting a business;<br />
(2) the stage of nurturing and developing the entrepreneurial mindset, and (3) the concept of<br />
starting a business.<br />
Từ Khóa: Khởi nghiệp, ý tưởng khởi nghiệp<br />
Key words: start-up, entrepreneurial thinking <br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Sự phát triển thần kỳ của một quốc gia phụ thuộc vào sự sáng tạo không ngừng của con<br />
người trong mọi lĩnh vực. Quốc gia khởi nghiệp chính là chìa khóa mang đến sự phát triển thần<br />
kỳ của nền kinh tế. Chính vì vậy, nước ta đã xác định để có được sự phát triển thần kỳ như vậy<br />
thì khởi nghiệp trong toàn dân là tất yếu. Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã phê duyệt Đề án “Hỗ<br />
trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đến năm 2025” nhằm tạo cảm hứng, thúc đẩy phát<br />
triển khởi nghiệp toàn quốc. Nhờ vậy, làn sóng khởi nghiệp đã lan rộng và nhận được sự ủng hộ<br />
mạnh mẽ của cộng đồng. Cụm từ “khởi nghiệp” là cụm từ được nhắc đến thường xuyên ngay từ<br />
khi chính phủ phát động năm quốc gia khởi nghiệp. Hàng loạt chính sách, chương trình tập trung<br />
hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp ra đời. Tuy nhiên các chính sách, chương trình hỗ trợ sinh viên<br />
khởi nghiệp còn ít, chưa được chú trọng đầu tư trong khi nguồn lực tri thức có vai trò vô cùng<br />
quan trọng trong sự phát triển của quốc gia. Theo trang www.khoinghieptre.vn cho biết 95% các<br />
doanh nhân có ít nhất một bằng cử nhân. Điều đó cho thấy sinh viên là nguồn lực lớn nhất của<br />
khởi nghiệp3. Do vậy, việc quan tâm, thúc đẩy khởi gợi ý tưởng khởi nghiệp từ nhóm này là vô<br />
cùng cần thiết nhằm đạt được mục tiêu của Chính phủ là đến năm 2020 Việt Nam phải có ít nhất<br />
1 triệu DN.4 Đó cũng chính là lý do nhóm nghiên cứu tiến hành tìm ra các giải pháp nhằm thúc<br />
đẩy ý tưởng khởi nghiệp trong sinh viên.<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
<br />
Thạc sĩ, giảng viên Khoa Kinh tế & QTKD, Trường Đại học Đồng Tháp<br />
Thạc sĩ, giảng viên Khoa Kinh tế & QTKD, Trường Đại học Đồng Tháp<br />
https://khoinghieptre.vn/khoi-nghiep-5-thong-ke-quan-trong-can-biet/<br />
Nghị quyết 35/NQ-CP của Chính phủ<br />
76<br />
<br />
Hội thảo Khoa học Quốc tế ...<br />
2. NỘI DUNG<br />
2.1 Khởi nghiệp và ý tưởng khởi nghiệp<br />
2.1.1 Khởi nghiệp<br />
Quan điểm về khởi nghiệp khá rộng, ban đầu thuật ngữ Startup thường được dùng với nghĩa<br />
hẹp để chỉ các hoạt động khởi nghiệp hoặc công ty khởi nghiệp về công nghệ. Nguyên nhân của<br />
điều này đến từ việc thành công của một ngành công nghiệp mới - công nghệ thông tin trong những<br />
năm 1990 và bởi đây là những ngành mới phát triển gắn mật thiết với sự đổi mới và sáng tạo. Theo<br />
thời gian khái niệm này đã “phẳng hóa” dần và hiện nay thuật ngữ Startup được dùng chung cho<br />
các hoạt động khởi nghiệp trong tất cả các lĩnh vực, ngành nghề.<br />
“Khởi nghiệp” – tiếng Anh gọi là start-up, đây là thuật ngữ được dùng để chỉ các doanh nghiệp<br />
đang trong giai đoạn bắt đầu kinh doanh nói chung.<br />
Từ điển Heritage của Mỹ nói rằng «startup» là “một doanh nghiệp hay công việc kinh doanh<br />
vừa mới đi vào hoạt động”.<br />
Theo CEO Warby Parker cho rằng startup là một tổ chức được thiết kế nhằm cung cấp sản<br />
phẩm và dịch vụ trong những điều kiện không chắc chắn nhất.<br />
Như vậy các định nghĩa trên đều cho thấy: Khởi nghiệp là việc bắt đầu một công việc kinh<br />
doanh bằng cách tạo ra tính đột phá trong sản phẩm/dịch vụ và tạo ra giá trị cho xã hội. Do đó, khởi<br />
nghiệp là một hành trình chứ không phải điểm đến.<br />
2.1.2 Ý tưởng khởi nghiệp<br />
- Ý tưởng: là một trong những sản phẩm vô hình được tạo ra bởi trí tuệ con người, được hình<br />
thành do sự tinh luyện của trí khôn trừu tượng.<br />
- Ý tưởng khởi nghiệp: Là ý tưởng về một hoạt động kinh doanh.<br />
- Ý tưởng khời nghiệp tốt: Là ý tưởng kinh doanh có tính khả thi và có thể dẫn tới thành công.<br />
Muốn thành công thì ý tưởng đó phải tạo ra được lợi thể cạnh tranh không những lấp đầy nhu cầu<br />
mới mà còn mang lại giá trị tốt hơn cho khách hàng.<br />
- Ý tưởng khởi nghiệp độc đáo: Theo Dixon, có ba đặc điểm cho ý tưởng kinh doanh độc đáo:<br />
Thứ nhất, ý tưởng kinh doanh đó sẽ bị bác bỏ bởi đa số những người được nghe bạn chia sẻ bởi<br />
vì nó nghe có vẻ điên rồ hoặc sản phẩm, dịch vụ đó đã được những doanh nghiệp khác cung cấp<br />
trong một gói sản phẩm dịch vụ lớn của họ.<br />
Thứ hai, ý tưởng kinh doanh đó sẽ không được đánh giá cao vì nó được thực hiện bởi những<br />
nhóm người có cùng đam mê chứ không phải là một doanh nghiệp nào đó.<br />
Thứ ba, ý tưởng kinh doanh độc đáo vô tình bị đánh giá nhầm là một ý tưởng tồi chì vì nó đi<br />
ngược lại với chuẩn mực xã hội.<br />
2.2. Các lý thuyết về tạo động lực<br />
Có nhiều học thuyết về động lực trong lao động cho thấy có nhiều cách tiếp cận khác nhau về<br />
tạo động lực. Tuy nhiên, tất cả các học thuyết đều có một kết luận chung là: việc tăng cường động<br />
lực đối với người lao động sẽ dẫn đến nâng cao thành tích lao động và các thắng lợi lớn hơn của tổ<br />
chức. Sau đây là các học thuyết cơ bản về tạo động lực lao động:<br />
2.2.1. Thuyết nhu cầu của Maslow<br />
Maslow cho rằng con người có rất nhiều nhu cầu khác nhau mà họ khao khát được thỏa mãn.<br />
Maslow chia các nhu cầu đó thành năm loại và sắp xếp theo thứ bậc như sau:<br />
Các nhu cầu sinh lý: là các đòi hỏi cơ bản về thức ăn, nước uống, chỗ ở và ngủ,...<br />
77<br />
<br />
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br />
<br />
Nhu cầu an toàn: là nhu cầu được ổn định, chắc chắn, được bảo vệ khỏi các điều bất trắc hoặc<br />
nhu cầu tự bảo vệ.<br />
Nhu cầu xã hội: nhu cầu được quan hệ với những người khác để thể hiện và chấp nhận tình<br />
cảm, sự chăm sóc và sự hiệp tác. Hay nói cách khác là nhu cầu bạn bè, giao tiếp.<br />
Nhu cầu được tôn trọng: là nhu cầu có địa vị, được người khác công nhận và tôn trọng, cũng<br />
như nhu cầu tự tôn trọng mình.<br />
Nhu cầu tự hoàn thiện: là nhu cầu được trưởng thành và phát triển, được biến các năng lực của<br />
mình thành hiện thực, hoặc nhu cầu đạt được các thành tích mới và có ý nghĩa, nhu cầu sáng tạo.<br />
Học thuyết cho rằng: khi mỗi một nhu cầu trong số các nhu cầu đó được thỏa mãn thì nhu cầu<br />
tiếp theo trở nên quan trọng. Sự thỏa mãn nhu cầu của các cá nhân sẽ đi theo thứ bậc như trên và<br />
mặc dù không có một nhu cầu nào có thể thỏa mãn hoàn toàn, nhưng một nhu cầu được thỏa mãn<br />
về cơ bản thì không còn tạo ra động lực. Vì thể, theo Maslow, để tạo động lực cho nhân viên, người<br />
quản lý cần phải hiểu nhân viên đó đang ở đâu trong hệ thống thứ bậc này và hướng vào sự thỏa<br />
mãn các nhu cầu ở thứ bậc đó.<br />
2.2.2. Học thuyết tăng cường tích cực<br />
Học thuyết này dựa vào những công trình nghiên cứu của B. F. Skinner, hướng vào việc làm<br />
thay đổi hành vi của con người thông qua các tác động tăng cường. Học thuyết cho rằng những<br />
hành vi được thưởng sẽ có xu hướng được lặp lại, còn những hành vi không được thưởng (hoặc bị<br />
phạt) sẽ có xu hướng không được lặp lại. Đồng thời, khoảng thời gian giữa thời điểm xảy ra hành<br />
vi và thời điểm thưởng/phạt càng ngắn bao nhiêu thì càng có tác dụng thay đổi hành vi bấy nhiêu.<br />
Học thuyết cũng quan niệm rằng phạt có tác dụng loại trừ những hành vi ngoài ý muốn của người<br />
quản lý nhưng có thể gây ra những hậu quả tiêu cực, do đó đem lại ít hiệu quả hơn so với thưởng.<br />
Để tạo động lực lao động, người quản lý cần quan niệm đến các thành tích tốt và thưởng cho các<br />
thành tích đó. Sự nhấn mạnh các hình thức thưởng sẽ đem lại hiệu quả cao hơn sự nhấn mạnh các<br />
hình thức phạt.<br />
2.2.3. Học thuyết kỳ vọng<br />
Victor Vroom nhấn mạnh mối quan hệ nhận thức: con người mong đợi cái gì? Theo học thuyết<br />
này, động lực là chức năng của sự kỳ vọng của cá nhân rằng: một sự nổ lực nhất định sẽ đem lại<br />
một thành tích nhất định và thành tích đó sẽ dẫn đến những kết quả hoặc phần thưởng như mong<br />
muốn. Học thuyết này gợi ý cho các nhà quản lý rằng cần phải làm cho người lao động hiểu được<br />
mối quan hệ trực tiếp giữa nổ lực - thành tích; thành tích - kết quả/phần thưởng cũng như cần tạo<br />
nên sự hấp dẫn của các kết quả/phần thưởng đối với người lao động.<br />
2.2.4. Học thuyết đặt mục tiêu<br />
Vào cuối những năm 1960, các nhà nghiên cứu của Edwin Locke chỉ ra rằng: các mục tiêu cụ<br />
thể và thách thức sẽ dẫn đến sự thực hiện công việc tốt hơn. Edwin Locke cho rằng ý đồ làm việc<br />
hướng tới mục tiêu là nguồn gốc chủ yếu của động lực lao động. Do đó, để tạo động lực lao động,<br />
cần phải có mục tiêu cụ thể và mang tính thách thức cũng như cần phải thu hút người lao động vào<br />
việc đặt mục tiêu.<br />
2.3. Giải pháp thúc đẩy ý tưởng khởi nghiệp cho sinh viên<br />
Ý tưởng thường bắt nguồn từ việc sáng tạo, trong khi đó sáng tạo là phẩm chất tuyệt vời và<br />
đáng quý nhất của loài người, nhưng nó cũng là thứ của hiếm, khó kiếm nhất. Tuy nhiên, điều cốt<br />
yếu lại là ở chỗ, năng lực sáng tạo của con người hầu như vô tận. Nó không cần tới gì cả, trừ ước<br />
mơ sáng tạo. Tất nhiên chúng ta cần giả định là mỗi cá nhân khi làm việc ấy cần có một sức khỏe<br />
vừa đủ, điều kiện sống vừa đủ và một tinh thần khát khao sáng tạo cháy bỏng. Vâng, chính tinh thần<br />
78<br />
<br />
Hội thảo Khoa học Quốc tế ...<br />
khát khao, chứ không phải gì khác, sẽ quyết định. Vì thế, thách thức quan trọng nhất là làm thế nào<br />
để thúc đẩy ý tưởng khởi nghiệp từ sinh viên, để giải quyết vấn đề này, nhóm nghiên cứu dựa trên<br />
cơ sở lý thuyết về tạo động lực và đề ra các giải pháp sau đây:<br />
Nhóm giải pháp hướng vào thúc đẩy ý tưởng khởi nghiệp<br />
Trong giai đoạn này mục tiêu chính là thúc đẩy ý tưởng khởi nghiệp từ sinh viên. Để có thể thúc<br />
đẩy ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên, những đề xuất sau đây có thể cân nhắc:<br />
+ Nêu rõ các lợi ích khi bắt đầu khởi nghiệp làm tiền đề thúc đẩy sinh viên nghĩ đến ý tưởng,<br />
bao gồm các nội dung sau:<br />
- Một là, thoải mái về thời gian<br />
Đi đúng hướng, mọi người đều có thể làm chủ được thời gian biểu của bản thân và hưởng sự tự<br />
do của một doanh nhân, chủ động thởi gian dành cho các hoạt động cá nhân lẫn công việc.<br />
- Hai là, tự chủ về tài chính – luôn an tâm<br />
Khi làm công ăn lương, ở công sở bản thân chỉ được trả tiền khi làm việc và mỗi người cũng chỉ<br />
nhận được một phần thu nhập trong tổng giá trị thực tế mà bản thân làm ra. Mức lợi nhuận thực tế<br />
có thể lớn hơn rất nhiều so với khoản thu nhập nhận được. Ngược lại, khi tự làm chủ doanh nghiệp,<br />
tất cả mọi thu nhập đều thuộc về mình.<br />
Nỗi lo sợ bị sa thải là nỗi lo chung của những người làm công ăn lương. Ngược lại, khi khởi<br />
nghiệp, tự làm chủ, chỉ có bản thân chi phối thu nhập của chính mình. Bản thân có thể quyết định<br />
và tự điều chỉnh mức thu nhập theo mong muốn của mình, chỉ cần có cố gắng.<br />
Muốn trở nên thật sự giàu có thì tự kinh doanh chính là cách phù hợp. “Hãy theo đuổi giấc mơ<br />
và tiền sẽ đến sau đó” – đó là lời khuyên của các doanh nhân thành công.<br />
- Ba là, thỏa mãn bản thân – xây dựng thương hiệu cá nhân.<br />
Đến một ngưỡng nào đó của cuộc đời, ắt hẳn ai cũng muốn khẳng định bản thân, muốn được<br />
công nhận. Từ trong sâu thẳm mỗi người đều bị thôi thúc bởi ý nghĩ khẳng định bản thân. Kinh<br />
doanh là cách tuyệt vời để chứng minh những người khác sai và cảm thấy toại nguyện khi tự mình<br />
gây dựng cơ nghiệp.<br />
- Bốn là, tự quyết định mối quan hệ xã hội – quan hệ rộng<br />
Khi làm chủ, bản thân có nhiều cơ hội tiếp xúc với nhiều người. Và khi đã có vị thế xã hội, bản<br />
thân hoàn toàn có thể quyết định và lựa chọn trong việc tạo mối quan hệ như gặp ai, không gặp ai,<br />
ở đâu, làm gì, khi nào,... mà không cần phải làm theo bất kỳ sự chỉ đạo nào của cấp trên.<br />
Trở thành một doanh nhân, mạng lưới bạn bè và người quen tức khắc sẽ mở rộng, bởi doanh<br />
nhân nhiều khi rất cần dựa vào nhau để cùng tồn tại và chia sẻ thách thức trong nghề nghiệp. Bản<br />
thân sẽ có nhiều cơ hội gặp gỡ, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm của nhau. Việc mở rộng mối quan<br />
hệ sẽ tạo nhiều thuận lợi khi giải quyết các vấn đề trong công việc lẫn cuộc sống.<br />
- Năm là, cơ hội tạo ra mọi thứ<br />
Bản thân sẽ cảm thấy cuộc sống vô cùng ý nghĩa khi có thể giúp đỡ bản thân, gia đình và những<br />
người khác cùng phát triển. Ai cũng có thể làm việc tốt, nhưng một doanh nhân sẽ làm được điều<br />
đó dễ dàng hơn.<br />
Nếu đã có những suy nghĩ về việc kinh doanh len lỏi vào tâm trí thì đừng để nó ở đó như một<br />
giấc mơ. Hãy làm vài nghiên cứu chuyên sâu, khám phá ý tưởng và sử dụng sức trẻ để dốc hết năng<br />
lượng vào hoạt động kinh doanh.<br />
+ Trực tiếp trao đổi, chia sẻ, tư vấn sinh viên về ý tưởng kinh doanh. Đây là cách tốt nhất giúp<br />
khơi gợi ý tưởng khởi nghiệp cho sinh viên.<br />
79<br />
<br />
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br />
<br />
- Để hình thành ý tưởng khởi sự thì phải đi tìm kiếm và đề ra hướng giải quyết. Bắt đầu từ các<br />
vấn đề của bản thân thường gặp phải hay các vấn đề trong lĩnh vực chuyên môn gắn với nhu cầu<br />
của chính mình mà chưa ai giải quyết.<br />
Ý tưởng có thể giống nhau nhưng nó sẽ trở nên khác nhau và khác hẳn những người khác khi<br />
được suy nghĩ theo cách khác. Theo Paul Graham cho rằng điều làm các ý tưởng trở nên khác nhau<br />
trong quá trình thực thi chính là gốc rễ phát sinh ra nó1. Sau đó chọn lọc ý tưởng mà bạn thấy thú<br />
vị và độc đáo nhất để thực thi.<br />
- Chia sẻ các vấn đề với người khác để có thêm nhiều cách giải quyết vấn đề và hoàn thiện ý<br />
tưởng của mình. Mô tả vấn đề một cách chính xác để chắc chắn rằng ngừời nghe hiểu rõ<br />
- Tự đặt bản thân trong hoàn cảnh tương lai và luôn luôn đặt câu hỏi để giải quyết vấn đề. Đi<br />
giải quyết vấn đề và tạo ra giá trị cho người khác.<br />
+ Sẵn lòng tiếp nhận mọi ý tưởng khởi nghiệp từ sinh viên, mặc dù thoạt nghe có vẻ “điên rồ”.<br />
+ Khuyến khích và động viên sinh viên có thái độ chấp nhận rủi ro<br />
+ Tạo điều kiện cho sinh viên cọ xát thực tế. Vì cọ xát thực tế giúp sinh viên nhìn thấy, tìm<br />
kiếm và từ đó hình thành ý tưởng để giải quyết vấn đề. Tổ chức các hoạt động thực tế, trải nghiệm<br />
tại các doanh nghiệp.<br />
+ Giao lưu và trao đổi học tập với các sinh viên, các câu lạc bộ khởi nghiệp trong và ngoài Tỉnh.<br />
+ Thành lập các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp.<br />
+ Biên soạn bộ tài liệu hướng dẫn các bước hình thành ý tưởng kinh doanh như liệt kê ý tưởng,<br />
đánh giá, lựa chọn ý tưởng khả thi, độc đáo.<br />
+ Tổ chức đào tạo, tập huấn, giao lưu, tọa đàm chia sẽ các chủ đề về khởi nghiệp nhằm thúc<br />
đẩy sinh viên hình thành ý tưởng.<br />
+ Đưa chuyên đề khởi nghiệp vào chương trình đào tạo theo hướng bắt buộc.<br />
+ Thường xuyên phát động và tổ chức các cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp trong sinh viên, đây là<br />
nơi lắng nghe và tập hợp mọi ý tưởng khởi nghiệp từ sinh viên.<br />
+ Công nhận thành quả sáng tạo và có hình thức khen thưởng mang tính khích lệ cao đối với<br />
những ý tưởng khởi nghiệp tốt.<br />
<br />
Nhóm giải pháp nuôi dưỡng và triển khai ý tưởng khởi nghiệp<br />
Một ý tưởng khởi nghiệp được đánh giá là tốt không chỉ dừng lại ở ý tưởng hay kế hoạch mà nó<br />
cần phải được nuôi dưỡng thông qua việc triển khai các công việc cụ thể. Điều này không những<br />
giúp ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên tiếp cận dần đến thực tiễn mà còn quan trọng hơn là tạo<br />
cho sinh viên đề xuất ý tưởng có sự tin tưởng tuyệt đối vào hỗ trợ đắc lực của Khoa, cũng như nhà<br />
trường. Ngoài ra, chính nhờ vào sự quan tâm này sẽ tạo được một hiệu ứng tích cực đến toàn thể<br />
sinh viên trong trường hưởng ứng tích cực hơn phong trào khởi nghiệp. Một số giải pháp có thể cân<br />
nhắc tỏng giai đoạn này.<br />
+ Một ý tưởng khởi nghiệp tốt từ sinh viên cần được nuôi dưỡng thông qua việc phân công<br />
một cán bộ phụ trách chính kèm cập và kết hợp với sự hỗ trợ từ trung tâm hỗ trợ khởi nghiệm của<br />
trường.<br />
+ Hỗ trợ sinh viên có ý tưởng khởi nghiệp xây dựng mục tiêu và kế hoạch hành động.<br />
+ Phát huy tối đa vai trò của trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp.<br />
1<br />
The way to get startup ideas is not to try to think of startup ideas. It’s to look for problems, preferably problems you have<br />
yourself” – Paul Graham. Nguồn: http://paulgraham.com/startupideas.html<br />
<br />
80<br />
<br />