intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khởi nghiệp thành công - Một công việc trong đời

Chia sẻ: Nguyen Hoang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

108
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một công việc trong đời Stats đã nói rằng bạn nên thay đổi công việc đến lần thứ tám và có thể thêm ba lần nữa trong cuộc sống của bạn. Và bạn biết rằng trong mười hai phụ nữ chỉ có một người sẽ được người khác bảo bọc về tài chính. Một hoàng tử vừa giàu có vừa quyến rũ chỉ hiện diện trong những chuyện thần tiên. Thực tế là không có chuyện một công việc sẽ theo ta suốt đời. Hãy tìm hiểu ở những người làm việc trong một công ty nào đó xem. Có ai...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khởi nghiệp thành công - Một công việc trong đời

  1. Một công việc trong đời Stats đã nói rằng bạn nên thay đổi công việc đến lần thứ tám và có thể thêm ba lần nữa trong cuộc sống của bạn. Và bạn biết rằng trong mười hai phụ nữ chỉ có một người sẽ được người khác bảo bọc về tài chính. Một hoàng tử vừa giàu có vừa quyến rũ chỉ hiện diện trong những chuyện thần tiên. Thực tế là không có chuyện một công việc sẽ theo ta suốt đời. Hãy tìm hiểu ở những người làm việc trong một công ty nào đó xem. Có ai gắn bó với công việc từ thời niên thiếu cho tới tuổi sáu mươi không? Chuyện đó hiếm hoi vô cùng. Đối với cả ông chủ lẫn người làm thuê, nhất nhất trung thành là chuyện ít thấy. Vì vậy, tốt hơn hết hãy cố xoay sở để có thể tiến thân. Đó là lúc bạn bắt tay vào điều hành công việc của công ty nhắm tới những lợi ích thiết thực của mình và dẫn đầu trong công việc. Những chiến lược cho việc chú trọng đường tiến thân 1. Đưa ra mục tiêu mỗi đầu năm. Gặp gỡ ông chủ để trao đổi về mục đích và kế hoạch phát triển của bạn. Nếu họ biết mục đích đúng đắn của bạn, rất có thể họ chỉ ra cơ hội tốt hơn cho bạn.
  2. 2. Hãy bắt tay vào công việc mới để bạn khẳng định được kỹ năng của mình hoặc bổ sung những thiếu sót mà bạn vừa nhận ra. Không những bạn gây được sự chú ý nơi ông chủ mà bạn còn có nhiều cơ hội được thăng chức. 3. Đề nghị công ty hỗ trợ chi phí cho những khóa học hay những buổi hội thảo mà bạn được mời. Bạn còn có cơ hội phát triển những khả năng tiếp thị, mục đích là phát triển những kỹ năng không những bổ ích cho vai trò hiện tại mà còn có ích cho tương lai sau này. Cần đưa ra những mục đích cụ thể của các khóa học, trình bày với ông chủ. Qua đó, ông chủ sẽ nhìn ra sự tiến bộ nơi bạn và thế là bạn có cơ hội để tiến xa hơn. 4. Tiến hành việc kinh doanh riêng với niề m đam mê vốn có, tạo nguồn thu nhập thứ hai. Lập kế hoạch kinh doanh là khởi đầu tốt để kiểm tra khả năng đứng vững của những ý tưởng riêng của bạn. Một khi nó được thành hình, hãy kiểm tra lại bằng cách chia sẻ với những người tin cẩn và tranh thủ học hỏi kinh nghiệm của họ. Bạn có thể xây dựng kế hoạch kinh doanh sau vài giờ và cuối cùng, hãy dành trọn thời gian cho công việc nếu bạn thấy đủ sức hấp dẫn và đủ khả năng tài chính để thực hiện. 5. Tự nguyện là một cách khác đưa bạn đến với cánh cửa của công nghệ mới và nếu hội đủ các yếu tố cần thiết bạn hãy thực hiện một bước đột phá. Và hãy nhớ rằng, càng nhiều kỹ năng càng giúp những giá trị của bạn có cơ hội bộc lộ. Và doanh thu của bạn chắc chắn sẽ tăng cao.
  3. 6. Bạn là ngôi sao nổi bật. Hãy tự hoàn thiện và những thành tựu của bạn sẽ là tiêu điểm để nhiều người khác ngưỡng mộ. Hầu hết chúng ta đều e ngại phải nhìn thấy và nghe thấy cụm từ “Bạn đang yêu chính mình”. Vấn đề là những gã ngoài kia đang diễn thuyết trước công chúng về thành công của họ. Vì thế nếu bạn không nổi trội, bạn sẽ mãi lu mờ sau hậu trường. Phần thưởng cao quý cho việc đầu tư của bạn. 1. Hãy nghĩ về bản thân theo thuật ngữ kinh doanh - Bạn là sản phẩm có những đặc điểm cần thể hiện. Hãy tập trung vào nó và “bán” cho ông chủ hay những đồng nghiệp có uy tín. 2. Hãy bắt đầu bằng việc tự kiểm điể m bản thân - Đừng chờ đến khi giám đốc phê bình kết quả của bạn. Hãy trung thực liệt kê những gì mình làm được. Khi nghiên cứu điều đó, bạn hiểu được giá trị của đồng tiền trên thị trường. 3. Để biết môi trường công việc có phù hợp không, hãy chuẩn bị cho vai trò của công việc kế tiếp. Thường thì phải thấy mới tin. 4. Hãy hòa nhập với những người tạo cảm hứng và khích lệ bạn. Công việc được sáng tỏ và an toàn nhiều khi từ những lời khích lệ. 5. Phải biết về những quyết định trong công ty bạn và những tổ chức bạn muốn cộng tác.
  4. 6. Hòa nhập vào mạng lưới của công việc và hãy tận dụng mọi cơ hội mà bạn có thể (một cách đáng nể!) để thể hiện những tài năng của bạn (và dĩ nhiên là vẫn phát triển những kỹ năng mới.) 7. Cập nhật bản tóm lược ít nhất là ba tháng một lần để kiểm tra những kỹ năng mới và nhắc nhở bạn về khả năng của mình. Hãy làm nổi bật và cô đọng những kỹ năng và những thuộc tính nổi trội trên mỗi trang. 8. Khi nộp đơn xin việc mới, hãy liệt kê những kỹ năng giỏi nhất và những đặc điểm nổi trội nhất của bạn. Như thê bạn sẽ nổi bật lên. Điều này không có gì phải “ngại”. 9. Và cuối cùng, hãy luôn trung thực và chân thành. Nhân cách của bạn sẽ thêm tiếng vang. Tìm kiếm một công việc phù hợp Bạn đã hình dung ra công việc yêu thích chưa? Hoặc là bạn có ý định thay đổi nghề nghiệp không? Giờ bạn có cần tìm một công việc phù hợp không? Công việc phù hợp là sử dụng tốt những kỹ năng và thuộc tính của bạn; có ông chủ luôn khích lệ bạn phát triển; có những công việc phù hợp những giá trị của bạn, giúp bạn đạt được những mục tiêu nghề nghiệp và đầy hứa hẹn về mức lương. Thế thì bạn tìm công việc đó bằng cách nào? Xin gợi ra vài ý kiến.
  5. 1. Hình dung ra công ty hấp dẫn đối với bạn. Mỗi công ty có những loại công việc và cơ hội nghề nghiệp khác nhau. Hãy tìm hiểu những công ty bạn thích. Hãy nói chuyện với những người hiểu biết về công ty đó. Hãy hỏi thăm những loại công ty, những đoàn thể lớn, những doanh nghiệp vừa, những môi giới và trung gian, những ngóc ngách nhỏ của luật chơi, những thương gia sành sỏi và những người tư vấn. Hãy tìm hiểu những môi trường phù hợp và hấp dẫn bạn. 2. Nhận rõ loại việc làm bạn muốn. Chúng ta thường có những ý tưởng khá thú vị về điều chúng ta thông thạo. Nhưng rất cần xem xét dựa vào tích cách riêng của bản thân, loại công việc sẽ làm có phù hợp hay không. Hãy xem xét các loại vai trò khác nhau, xem xét kỹ cả những kỹ xảo, những đối thủ nhà nghề và cách nào dễ dàng nói cho ông chủ tương lai biết bạn có thể làm việc ấy. Hãy nghĩ đến những đích đến của công việc, nó có tạo ra nhiều cơ hội chọn lựa không? Ví dụ những vai trò đào sâu chuyên môn đôi khi dẫn tới những vai trò khác đặc biệt hơn. Hãy cố gắng xây dựng một ý tưởng tương đối rõ ràng về vai trò mà bạn muốn làm. Hãy giữ chọn lựa ban đầu. Và đôi khi cơ hội bất ngờ đến làm bạn vô cùng ngạc nhiên đấy! 3. Quyết định xem công ty nào hấp dẫn bạn. Một lần nữa, kiểm tra lại bản thân. Có nhiều thông tin đáng chú ý trong trang web của những công ty. Hãy đọc các báo cáo, các tạp chí hàng năm của công ty. Bạn có thấy điều mình muốn trong đó không? Công ty này có quan tâm đúng mức đến công nhân không? Nó có giúp bạn
  6. phát triển và có những phần thưởng xứng đáng cho bạn không? Và quan trọng nhất, nó có gì hấp dẫn bạn không? 4. Bây giờ hãy bước tới và chủ động đề cập. Chắc rằng bạn đã có câu trả lời trên báo và trên mạng. Nhưng như vậy vẫn chưa đủ. Nhiều người nghĩ rằng mình không có khả năng liên lạc nhưng bạn không ngờ rằng có thể yêu cầu mọi người giúp đỡ. Hãy bắt đầu nói chuyện với những người quen biết: “Tôi thích được làm việc trong công ty X. Bạn có biết người nào giới thiệu được không?”. Nhiều người sẽ cho bạn biết thông tin cần thiết. Vậy hãy kê ra một danh sách và bắt đầu đi. Hãy nhớ rằng ít ai tìm thấy ngay công việc phù hợp ở lần đầu. Nhưng cứ thử đi. Mặc dù săn lùng công việc là thời gian lo âu nhiều nhưng hãy chấp nhận và xem đó là một cuộc mạo hiểm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2