intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kiếm Đế Đao Hoàng

Chia sẻ: Nguyễn Vinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:297

119
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

La thiêm cổ thụ khô thời diệp, Vân bổ thanh sơn khuyết xứ phong, Trượng kiếm chỉ nhân kiến bất bình, Kiếp phú nguyên do bần khổ gia. Trên quan đạo xuôi về Cư Dung Quan, bổng xuất hiện một thiếu niên vào khoãng hai mươi vai mang một thanh cương kiếm, dáng người chất phác, ăn vận thật là mộc mạc. Chàng thừa lúc sáng sớm, nắng mai còn êm ả, nên thả bộ từ từ, tinh thần trông rất nhàn nhã và luôn miệng không ngừng ngâm nga bốn câu thơ trên. Đoạn thơ nầy hai câu đầu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kiếm Đế Đao Hoàng

  1. vietmessenger.com Thu Mộng Ngân Kiếm Đế Đao Hoàng MỤC LỤC 1. Tửu Thần Truyền Công 2. U Cốc Ca Thinh 3. Kinh Cung Chi Điểu 4. Ác Phật Ma Tăng 5. Giang Hồ Thất Hữu 6. Ngư Thôn Kỳ Sự 7. Nhất Điều Hồ Ly 8. Vỏ Quít Dày, Móng Tay Nhọn 9. Tiền Lộ Mang Mang 10. Quải Bài Trị Bệnh 11. Võng Cầm Tam Hung 12. Phóng Hạ Đồ Đao Chương 1 Tửu Thần Truyền Công La thiêm cổ thụ khô thời diệp, Vân bổ thanh sơn khuyết xứ phong, Trượng kiếm chỉ nhân kiến bất bình, Kiếp phú nguyên do bần khổ gia. Trên quan đạo xuôi về Cư Dung Quan, bổng xuất hiện một thiếu niên vào khoãng hai mươi vai mang một thanh cương kiếm, dáng người chất phác, ăn vận thật là mộc mạc. Chàng thừa lúc sáng sớm, nắng mai còn êm ả, nên thả bộ từ từ, tinh thần trông rất nhàn nhã và luôn miệng không ngừng ngâm nga bốn câu thơ trên. Đoạn thơ nầy hai câu đầu quả là tuyệt
  2. tác của cổ nhân, duy hai câu sau là do gã thêm thắt vào, tuy lời thơ có chút gượng ép, nhưng ý thơ cũng lộ được vẽ hào khí trong lòng chàng ta. Tuy mới vào hạ, từ lúc sáng sớm quan đạo đã tấp nập người qua lại. Xe cộ xuôi nam ngược bắc liên miên không dứt. Thiếu niên đi giửa đám đông mà làm như đi ở chổ không người, miệng cứ ngâm nga lập đi lập lại bốn câu thơ trên, dáng vẽ vô cùng sảng khoái ! Đột nhiên từ phía sau thiếu niên nổi lên nhiều tiếng hô hoán, tiếp theo là một giọng của nữ nhân quát tháo nghe như thật gần bên tai. Thiếu niên dù chưa kịp quay đầu lại nhưng cũng đoán ra được có một cô gái đang quất roi giục mã chạy tới. Quan đạo tuy rộng lớn song khách bộ hành cũng không ít. Theo lẽ không thể phóng mã chạy bừa, thế nhưng bạch mã do nữ lang cưởi từ phía sau thiếu niên đang lao tới như gió táp làm cho bụi cát tung lên mù mịt. Thớt ngựa xông tới thật hung hãn khiến cho tất cả khách bộ hành phải hoảng sợ vội né tránh sang hai bên lề. Vậy mà nữ lang gần như chẳng cần quan tâm đến ai cả. Lúc này bạch mã đã đến gần kề sau lưng của thiếu niên. Cô thấy chàng ta chẳng tỏ ý né tránh, liền kéo mạnh dây cương khiến cho bạch mã nhảy chồm lên vượt ngang đầu thiếu niên. Vó ngựa vừa chạm xuống đất thì bạch mã cũng bật hí lên một tiếng thật dài. Thiếu nữ kiềm cương quày ngựa trở đầu ngừng trước thiếu niên cất giọng quát: "Gã kia bộ muốn chết hay sao ?" Thiếu niên lúc này đã lộ vẽ bực tức, tròn xoe mắt nhìn thiếu nữ, cười lạt hỏi: "Cô nương, cô đang nói cái chi ?" Nữ lang trên lưng bạch mã ước chừng mười tám, mười chín tuổi. Dung mạo thật tuyệt đẹp. Nàng ta gương to đôi phụng mục, ánh mắt lấp lánh ẩn ước mấy phần sát khí. Đợi khi thiếu niên tiến đến gần, nàng liền quất ra một roi thật mạnh, miệng quát lớn: "Ta bảo nhà ngươi đi chết đi !" Thiếu niên chẳng màng thế roi đánh tới, nhẹ nhàng lách mình né tránh, rồi cất giọng cười vang nói: "Tại hạ chu du nam bắc, tai nghe mắt thấy chuyện lạ trên đời cũng nhiều, vậy mà chưa từng gặp qua một cô gái nào ngang ngược như cô nương. Cô là một thiếu nữ mà lại ngang nhiên phóng ngựa ngang đầu nam nhân. Tại hạ đã không quở trách thì thôi nào ngờ đâu cô nương vừa mở miệng đã mắng người, lại ra tay đánh người thật là chẳng còn đạo lý chi cã." Thiếu nữ thấy chàng tránh được ngọn roi một cách dễ dàng trong lòng cũng có chút kinh ngạc. Nhưng khi nghe thấy lời lẽ trách móc thì liền nổi cơn giận dữ. Nàng vội vàng nhảy xuống ngựa, tay cầm roi tiến tới, mím môi nói: "Thật không ngờ nhà ngươi cũng có một ít công phu, thảo nào chẳng dương dương tự đắc, không thèm tránh né khoái mã của bản cô nương, tiếp roi!" Ngọn roi xé gió vút tới nhanh như sấm sét, khí thế như mưa sa gió táp. Bóng roi uốn lượn như chục con phi xà vây chặt lấy thiếu niên. Thiếu niên không ngờ nữ lang nói chưa dứt lời đã ra tay tập kích. Vừa trông thấy thế roi đánh tới liền biết lần này đã chạm phải tay cao thủ nhất lưu. Chàng chẳng kịp rút kiếm
  3. chống trả chỉ đành vận dụng toàn lực tránh né. Lúc này ba thớt kiện mã đồng bạn của nử tử cũng vừa chạy đến nơi. Cưởi trên lưng ngựa là hai chàng thanh niên và một đại hán tuổi độ bốn mươi. Bọn họ chẳng những không lên tiếng khuyên can thiếu nữ ngưng tay mà còn khoanh tay đứng nhìn với thái độ rất là khoái trá. Một gã thanh niên trong bọn cất giọng cười ha ha nói: "Sư muội, tiểu tử này có cái tên nghe rất kêu là \'Bát Hoang Lãng Tử \' Lam Long. Bọn người khốn cùng đều gọi hắn là \'Cứu Tinh\', song thực ra gã chỉ là một tên trộm vặt." Khách bộ hành sớm đã tản ra xa xa, chỉ có những hơi kẻ gan dạ mới tụ tập tại hai bên lề để theo dõi sự việc. Thiếu niên chất phác Lam Long, quả là một tay hiệp đạo, hành vi của chàng chẳng hề làm phật lòng giới bạch đạo, trái lại còn được họ âm thầm tán thưởng. Chỉ vì từ lúc xuất đạo cho đến giờ mục tiêu của chàng lúc nào cũng nhắm vào bọn tham quan ô lại với bọn gian thương trục lợi. Bất kỳ thu hoạch là bao nhiêu, chàng cũng dùng để cứu tế cho những kẻ bần cùng khốn khổ. Lúc này Lam Long biết đối thủ ra tay chẳng chút nhân nhượng, với công phu bản thân chàng chỉ biết cố mình tránh né. Tiên pháp của thiếu nữ càng lúc càng quỷ mị, tạo thành một bức màn đen vây kín Lam Long không chút sơ hở. Kình lực phát ra từ đầu ngọn roi không ngừng quật lên mình Lam Long. Y phục của Lam Long bắt đầu tơi tả, người chàng hằn lên nhửng lằn roi bật máu. Máu tươi nhiểu từng giọt xuống đất song chàng chẳng hề kêu rên lấy một tiếng, chỉ cắn răng né tránh. Dần dần, Lam Long cảm thấy mặt mày choáng váng, hai chân chẳng còn theo ý mình điều khiển nữa, sau đó chàng ngã quỵ xuống đất ! "Đủ rồi, sư muội !" Lúc này trung niên hán tử mới đánh tiếng ngăn cản. Nữ lang hừ lạnh một tiếng, quất bồi thêm một roi, rồi mới dừng tay nói: "Đánh chết hắn thì có sao ?" Đại hán cười: "Mi muội tử, chúng ta đang có chuyện gấp. Thôi, mau lên ngựa tiếp tục cuộc hành trình, đối với hạng mạt lưu này chỉ e làm bẩn tay của muội đi." Nữ lang tuy còn tức giận nhưng nghe theo lời đại hán khuyên can, liền nhảy lên mình ngựa ra roi phóng về phía trước. Bốn người bọn họ trong nháy mắt đã cuốn hút trong đám bụi mờ. Khách bộ hành thở ra nhẹ nhỏm, lập tức có tiếng hô hoán ồn ào. Có vài người chạy về phía Lam Long đang bất tỉnh trên vủng máu, miệng họ không ngớt bàn ra tán vào. Hốt nhiên có tiếng người kêu lên: "Úy! Hắn ta còn chưa chết !" Lam Long quả nhiên còn sống. Chàng từ từ cố ngóc mình dậy, có thể vì mất máu quá nhiều nên vừa trồi dậy đã ngã ngữa trở lại. Người chết là chuyện tày trời. Khách bộ hành sợ chàng đứt hơi vong mạng nên ai ai cũng chẳng muốn vây vào vì sợ lây hoạ vào thân. Vì vậy, mổi người một hướng dần dần tản ra xa hết.
  4. Lam Long ngất đi không lâu thì lại chống tay trổi dậy lần nữa. Có điều chàng chẳng còn sức để mở mắt ra. Chàng rủ đầu, cố gắng gượng lắm mới nghiêng được nửa thân người, đủ thấy lần này chàng đã bị nội thương không nhẹ. Từ xa xa, bổng xuất hiện một bóng người nhỏ thó tại phía bắc quan lộ. Nếu nhìn kỷ, thì ra là một cô bé ăn xin. Cô bé ăn xin tuổi chừng mười lăm mười sáu, đầu tóc như ổ quạ. Cô chỉ để lộ khuôn mặt nhỏ bé bẩn thỉu chẳng phân biệt đươc là do bùn đất hay dầu mở kết thành. Có điều đôi mắt của cô bé vừa to vừa trong sáng long lanh. Cuối cùng cô bé ăn xin cũng đến gần Lam Long. Đột nhiên cô kêu lên thất thanh: "Thì ra là anh ấy !" Cô vội vàng nhảy xổ tới, cất giọng bi thương gọi: "Trời ơi ! Ai nở đánh huynh đến nông nổi này !" Rồi quỳ xuống bên cạnh cô cố lay tỉnh Lam Long: "Cứu tinh ! Cứu tinh ! Huynh cảm thấy như thế nào rồi ?" Tiếng gọi của cô bé làm cho Lam Long sực tỉnh. Chàng gượng mở mắt ra và cố ngẩng đầu lên. Có điều vì quá đau đớn nên miệng lắp bắp mà chẳng phát ra lời. Qua một hồi lâu, Lam Long cắn môi cố gắng gượng hỏi: "Cô nương là ai ?" Cô bé ăn xin thấy chàng còn có thể nói chuyện được, liền thở phào: "Không cần phải hỏi muội. Huynh chẳng biết muội là ai đâu, có điều chỉ cần muội nhận biết huynh là đủ rồi !" Ngưng một lát, cô bé lấy từ trong người ra một hoàn thuốc nhỏ, rồi ra giọng hối thúc: "Huynh mau nuốt hoàn thuốc này đi !" Lam Long đột nhiên mở to đôi mắt: "Cô bảo ta uống thuốc gì đây ? " Cô bé ăn xin thấy Lam Long có vẽ khoẻ ra một tý, lấy làm vui mừng, cười khúc khích trêu: "Thuốc độc đó." Lam Long lại rủ người xuống, lắc nhẹ đầu nói qua hơi thở: "Cô nương, tại hạ bị nội thương ! Cô nương nên tránh ra đi, xin đừng đùa giởn nữa !" Cô bé ăn xin mĩm cười: "Cứu tinh, xin huynh hảy an tâm, phàm nhửng kẻ mặc áo vá, ăn cơm xin như tiểu muội đây, bảo đảm không một ai có lòng gia hại huynh cả ! Mau nuốt đi ! Đây chính là thuốc dùng để trị nội thương." Lam Long thở dài nói: "Có thể từ trong mình của cô nương lấy ra được một hoàn thuốc để trị thương như vầy, xem ra nhửng kẻ áo vá không cần tới sự cứu giúp của tại hạ đâu !" Cô bé ăn xin dịu dàng nói: "Huynh thường hay giúp đở những người nghèo khổ, nay muội giúp lại huynh, không tin huynh cứ thử nuốt hoàn thuốc này xem sao !" Lam Long có lẽ thấy dáng vẽ của cô ta ngây thơ khả ái, liền ngẩng đầu lên hỏi: "Thuốc này cô nương từ đâu mà có được ?" Cô bé ăn xin liền nghiêm mặt đáp: "Thuốc này do chính gia phụ tự chế ra !"
  5. Lam Long ngạc nhiên, cố nhướng mắt lên nhìn, rồi ngần ngừ hỏi: "Gia phụ cô nương đâu ? Sao lại để cô một mình đi ăn xin ?" Cô bé ăn xin lắc đầu nói: "Gia cảnh tiểu muội không đến nổi bần cùng! Bất quá tiểu muội chỉ trốn ra ngoài rong chơi đây đó! Thật ra ở nhà của muội ngoài một mình gia phụ thì chẳng còn ai khác ." Lam Long lấy làm kỳ hỏi: "Cô nương bỏ nhà đi ra ngoài để làm gì ? Lệnh tôn không đi tìm cô hay sao ? Cô nương tên họ là chi ? Xưng hô như thế nào ?" Cô bé ăn xin lấy làm cao hứng vì bộ dạng của Lam Long: "Huynh hỏi liền một mạch bốn năm vấn đề, bảo muội làm sao trả lời ? Cho huynh biết, muội đã nói là trốn nhà đi chơi thì có làm sao ? hứ !" Cô ta hứ nhẹ một tiếng, làm như đang tức mình nhưng vẩn tiếp tục nói: "Gia phụ ít khi nào để ý tới muội. Gia phụ mỗi ngày ở nhà để trông chừng má má ! À, muội họ Bạch, kêu là Bạch Phụng, hay huynh cứ gọi muội là Phụng nhi đi, gia phụ thường gọi muội như thế." Nói xong, cô ta nhét hoàn thuốc vào miệng của Lam Long. Lúc này Lam Long chẳng nghi kỵ Bạch Phụng nữa, chàng hé miệng nuốt hoàn thuốc, nhưng vẩn hỏi: "Có phải lệnh tôn rất yêu thương lệnh đường ?" Bạch Phụng hốt nhiên thở dài: "Họa tượng của má má quả thực xinh đẹp tuyệt trần! Chỉ tiếc là muội chưa từng nhìn thấy con người thực của má má, nhân vì khi muội mới được một tuổi thì Người đã qua đời !" Lam Long chợt hiểu thì ra thân phụ của cô ta quả là một người chung tình, thuận miệng hỏi: "Tuy lệnh tôn đối với lệnh đường tình thâm nghĩa trọng, nhưng cũng chẳng thể để cho cô lưu lạc một mình bên ngoài. Hơn nữa gia cảnh cô chẳng đến nổi nào sao lại hoá thành kẻ ăn xin ?" Bạch Phụng lấy làm thích thú, tươi cười bảo: "Huynh là lão giang hồ, vậy mà cũng thốt ra những lời lẽ thiếu kinh nghiệm như thế. Giang hồ hổn tạp, nơi nào cũng đầy dẩy cạm bẩy, còn bọn ác nhân thì cũng nhiều vô kể. Nếu muội không cải dạng như thế nầy thì làm sao thoát khỏi sự dòm ngó bọn quỉ háo sắc ?" Lam Long cũng ngạc nhiên không ngờ cô bé ăn xin trông có vẽ ngây thơ nhưng suy nghỉ thật là chu mật, liền buột miệng nói: "Thì ra cô nương là bậc cao minh. Tại hạ quả là thất kính mất rồi ! Xin hỏi cô nương, cô đã từng gặp qua tại hạ ở nơi nào ?" Cô bé ăn xin cười duyên nói: "Nào chỉ gặp mặt thôi đâu. Không dấu huynh, khi huynh làm mấy vụ ở Quan Ngoại, muội trong bóng tối đã giúp huynh được mấy lần !" Lam Long kinh ngạc hỏi: "Cô nương cũng biết võ công ư ?" Cô gái ăn xin gật đầu rồi cất giọng trong trẻo nói: "Chẳng kém huynh bao nhiêu, có điều muội không muốn động thủ với người khác, bởi vì muội rất ghét đánh nhau." Qua một lát sau, Lam Long cảm thấy nội thương vơi dần. Chàng liền nhổm người lên nói: "Thuốc tốt thật !"
  6. Cô bé ăn xin cười nói: "Cứu tinh, bây giờ huynh đã chịu tin chưa, cho huynh biết, ngoại thương của huynh cũng đồng thời lành lại nè !" Lam Long lấy tay mò khắp châu thân, liền ngạc nhiên thốt lên: "Quả là thần kỳ, lệnh tôn nhất định là một vị danh y vô thượng !" Cô bé ăn xin lắc đầu nói: "Gia phụ lại không thích trị bịnh cho người ngoài." Lam Long dường như có điều gì muốn hỏi thêm, song chàng lại trầm ngâm một lát, hiển nhiên chàng không muốn truy vấn, liền cung tay chào: "Cô nương, cám ơn đã cứu giúp tại hạ, đại ân tất báo, xin cáo từ !" Cô bé ăn xin vội hỏi: "Huynh định đi đâu ?" Lam Long đáp: "Đến Bắc Kinh để điều tra lai lịch của người vừa đả thương tại hạ?" Cô bé bèn hỏi: "Thế huynh không muốn đưa muội theo sao ?" Lam Long ngạc nhiên hỏi: "Cô nương muốn đến nơi nào ?" Cô bé ăn xin dẩu môi nói: "Muội đâu có nơi nào cần phải đến, huynh đi đâu thì dắt muội theo đó có được không ?" Lam Long thở dài nói: "Tại hạ và cô nương chẳng có quan hệ gì, cô nam quả nữ đồng hành thật có điều bất tiện !" Cô bé ăn xin cười khúc khích nói: "Tưởng chuyện gì quan trọng, nếu như có ai hỏi đến thì huynh cứ bảo người ta là sư muội của huynh !" Lam Long suy nghỉ một lát, tự nhủ: "Cô này ngây thơ thật, tuy lanh lợi nhưng e có ngày gặp phải kẻ bất lương. Bây giờ mình đã chịu ơn, thôi đành phải gánh lấy trách nhiệm chiếu cố cô ta vậy !" Quyết định xong, Lam Long vẫy tay nói: "Vậy cô hãy đi theo, nhưng khi đến phố trấn thì cô phải sửa soạn lại một chút. Tuy không cần phải diêm dúa nhưng cũng nên ăn vận cho sạch sẽ tươm tất. Giống như dạng của cô bây giờ đây nếu bước vào khách điếm mà không bị đuổi trở ra thì quả là một chuyện lạ." Cô bé ăn xin nghe vậy bật lên cười giòn giả, lại hỏi: "Cứu Tinh, huynh muốn muội ăn vận như thế nào ?" Lam Long đáp: "Thì cũng phải chải đầu tóc lại, đừng làm ra vẽ ngờ nghệch như trước kia. Tốt nhất nên tắm gội và thay đổi y phục sạch sẽ !" Cô bé ăn xin gật đầu nói: "Vậy thì làm theo ý huynh muốn. Có điều muội muốn thay đổi cách xưng hô. Muội muốn gọi huynh là Long đại ca, còn huynh thì gọi muội là Phụng nhi." Lam Long đành gật đầu, cùng với vị tiểu ân nhân ngây thơ tiến về hướng thành Xương Bình. Khi hai người đến ngoại thành Xương Bình thì mặt trời đã ngã về tây. Bất chợt Lam Long nhận ra quần áo mình cũng xơ xác, chàng lúng túng nhỏ giọng nói cùng Bạch Phụng: Phung Nhi, xem ra huynh cũng chẵng hơn gì muội mấy, y phục đã rách nát lại còn đầy vết máu
  7. khô, chỉ sợ bọn quan quân giử cửa thành nẩy lòng nghi kỵ." Bạch Phụng hỏi: "Vậy mình phải làm sao ?" Lam Long chỉ về phía trước mặt nói:"Ngoài thành cũng có phố, khách điếm và tiệm may. Tối nay chúng ta hãy tạm ở ngoài nầy trước đã !" Bạch Phụng đồng ý nhưng nàng liền ra ý kiến: "May đồ mới chắc không kịp, chi bằng chúng ta mua đồ may sẳn cũng được vậy !" Hai người đi vào khu phố ngoài thành, trước tiên họ vào một quán trọ tẩy rửa mặt mày, gọi vài món rồi cùng nhau ăn tối chung tại trong phòng. Khi gã hầu bàn đang dọn dẹp chén bát, Lam long liền hỏi: "Tiểu nhị, trong phố có hiệu bán y phục không ?" Gã tiểu nhị đã nhìn thấy y phục chàng lấm tấm dấu máu nhưng không dám mở miệng hỏi. Gã làm nghề này đã gặp qua nhiều lần như vậy nên không thấy làm kỳ lạ, nghe Lam Long hỏi gã liền khom lưng đáp: "Công tử mới đến trọ tệ quán nên không lưu ý, đối diện là hiệu bán y phục." Lam Long à một tiếng: "Vậy thì tốt quá, tiểu nhị, phiền ngươi sang mời chủ hiệu, chúng ta muốn mua vài bộ y phục." Tiểu nhị vội vàng đáp: "Dễ thôi, dễ thôi, tiểu nhân qua mời họ sang đây liền." Tiểu nhị dọn dẹp đồ đi thì một lát sau y trở lại với một người trung niên mang trên vai hai bao y phục thật to. Tiểu nhị gỏ nhẹ cửa, cung kính thưa: "Công tử, là người này !" Gã chỉ người trung niên đang đứng phía sau lưng rồi nói: "Lưu lão bản có đem theo cã y phục nam lẫn nữ, kích thước lớn nhỏ đủ cở, xin công tử hảy lựa chọn." Phòng Lam Long đang ở trọ được ngăn làm hai gian trong ngoài. Chàng dành gian trong cho Bạch Phụng, nghe tiểu nhị nói vậy liền vẩy tay nói: "Tốt lắm, mời Lưu lão bản đem hàng ra cho xem qua." Lưu lão bản nghe vậy, nhưng vẫn không dám bước vào, khách sáo nói :"Công tử, tiểu lão không cần phải vào bên trong, xin mời công tử cầm cả hai chiếc bao này, cứ chọn cho vừa ý được mấy bộ thì tính bấy nhiêu. Một bao là nữ trang, còn bao kia là nam trang." Nàng đi vào bên trong, ngay cả cửa phòng cũng chẳng khép lại, đứng ngay tại đó mà thử y phục. Lam Long thấy vậy, nhíu mày nói thầm: "Nha đầu nầy thật vô ý tứ !" Một lát sau, Bạch phụng lại lên tiếng: "Long đại ca, huynh đã mặc xong chưa, muội muốn bước ra đây!" Nam nhân mặc đồ sao mà có thể chậm hơn nữ nhân được, Lam Long cười nói: "Thì cứ
  8. bước ra, để huynh xem muội có biến đổi khác đi chút nào không ?" Chàng vừa dứt lời thì bên trong tha thướt hiện ra một tiểu cô nương mình vận quần lam áo vàng. Lam Long thoạt nhìn liền giựt mình ngẩn ngơ, nói thầm: "Không ngờ cô ta lại đẹp đến như thế…." Bạch Phụng quả là một nữ lang tuyệt sắc với mái tóc mây đen huyền phủ dài sau lưng nàng. Đôi mày ngài xinh xinh như hoạ vắt ngang đôi mắt sáng long lanh. Khuôn mặt nàng thon thon lúc nào cũng đượm vẽ tươi cười. Hai núm đồng tiền không sâu không cạn, hợp với chiếc mũi không cao không thấp cũng đủ làm say đắm lòng người đối diện. Lại thêm đôi môi anh đào của nàng ta, khi cười lên chỉ hé lộ một tí răng ngà vừa ngây thơ vừa ngọt ngào, thật khó mà tả hết nét kiều diễm. "Sao vậy huynh, bộ áo nầy muội mặc không đẹp hả ?" Bạch Phụng nhìn thấy dáng vẽ xiêu hồn lạc phách của Lam Long mà tưởng mình đã chọn sai y phục. Lam Long nghe hỏi sực tỉnh, giựt mình liền đáp: "Không, không, không ! Đẹp lắm chứ, Phụng nhi, muội đẹp lắm !" Bạch Phụng cười khúc khích, hỏi : "Huynh có thích không ?" Lam Long cũng thuộc hạng thiếu niên đẹp trai, chẳng những đẹp trai mà còn anh tuấn thoát tục. Ngoài ra chàng có một khí chất bất đồng so với những chàng trai khác, cho nên Bạch Phụng mới âm thầm theo đuổi. Lúc này chàng mĩm cười, không trả lời mà còn hỏi ngược lại :"Thích cái gì ?" Bạch Phụng cười tươi đáp: "Muội nói y phục mà !" Lam Long chận ngang: "Còn gì nữa không ?" Bạch Phụng hội ý, biết mình lỡ lời, dẫu môi đáp: "Không thèm nói, huynh hư quá !" Lam Long bước tới, nhẹ nhàng cười nói: "Chả trách Phụng Nhi giả làm cô bé ăn xin, muội thật là xinh đẹp tuyệt trần." Chàng vổ nhẹ lên vai Bạch Phụng, rồi hạ giọng hỏi nhỏ: "Muội bao nhiêu tuổi ?" Bạch Phụng nũng nịu: "Không thèm cho huynh biết !" Lam Long nheo nheo mắt, cố ý nói: "Huynh đoán muội chưa đầy mười bốn tuổi !" Bạch Phụng liền mắc mưu, hờn dổi nói: "Huynh thật là có mắt không tròng nên mới xem muội nhỏ như thế !" Lam Long cười nói: "Vậy thì mười lăm ?" Bạch Phụng ngoe nguẩy đáp: "Năm nay mười bẩy, sang năm mười tám, năm nữa…." Lam Long cười ha ha, thốt: "Thì ra là một đại cô nương, thất kính, thất kính !" Chàng vừa cười vừa xoay người, thuận tay đẩy cửa phòng mở ra, hướng về phía ngoài gọi: "Lưu lão bản, chọn xong rồi, lão kiểm soát lại, cả thẩy tính bao nhiêu tiền ?"
  9. Lưu lão bản, liền mở hai bao y phục ra xem, lão chỉ nhìn sơ qua, rồi cười nói: "Công tử và tiểu thư mỗi người đều chọn hai bộ, không nhiều, vị chi là bát tiền ngân tử !" Lam Long cho tay vào trong áo lấy ra một đỉnh bạc nhỏ, cười nói: "Có đủ không ?" Lưu lão bản cầm xem, liền nói: "Công tử, còn dư hơn một lạng, chờ lão hoàn tiền dư lại." Lam Long khoát tay nói: "Làm phiền lão bản cả nửa buổi trời, không cần thối lại ! Phần tiền dư mời lão mua rượu uống !" Lưu lão bản nghe vậy rất mừng luôn miệng cám ơn, thâu dọn xong liền cáo biệt. Không lâu sau, lão quay trở lại ! Lam Long thấy lão, liền hỏi: "Lưu lão bản, còn có chuyện gì đây ?" Lưu lão bản hai tay cầm một món đồ dâng lên: "Công tử, có thể công tử còn thiếu vật nầy. Tiểu lão chọn dùm cho công tử chiếc bao gấm nầy rất là dầy, mang trên lưng thì không sợ bị thấm nước mưa." Lam Long nhìn chiếc bao, thầm khen Lưu lão bản là người tinh tường, biết mình phải cần có chiếc bao này, vui mừng bảo: "Lưu lão bản, cám ơn ông, tôi còn không nghỉ tới mình thiếu chiếc bao này, bao nhiêu tiền ?" Lưu lão bản cười ha hả đáp: "Công tử, phần tiền dư lúc nảy có thể đủ để mua được mười mấy chiếc bao như thế này !" Lam Long cười nói: "Vậy thì cám ơn lão bản nhiều." Sau khi Lưu lão bản trở ra ngoài, Bạch phụng liền lấy y phục của cả hai cho vào trong chiếc bao rồi cười bảo: "Long đại ca, từ nay huynh phải mang nó." Lam Long cũng bật cười: "Muội cũng nên luyện tập, lở sau này khi đi lại một mình cũng quen đi." Bạch Phụng cười khúc khích nói: "Muội chẳng đi đâu một mình, từ nay muội nhất định đi theo huynh." Lam Long nghe như vậy cũng cười thầm trong bụng: "Nha đầu này chẳng hiểu nếp tẻ gì cả !" Ngay lúc đó, Bạch Phụng hốt nhiên nói: "Long đại ca, muội ra ngoài một lát !" Lam Long ngạc nhiên hỏi: "Có chuyện gì?" Nói tới đây, Lam Long như chợt hiểu ra : "Phụng nhi, muội còn chưa biết nhà xí ở chổ nào ? Mau đi hỏi lão bản nương !" Bạch Phụng dư biết chàng đã hiểu lầm, nhưng không muốn giải thích, vội vàng chạy ra ngoài rồi thuận tay khép cửa phòng lại. Lam Long tuy đã bớt đau đớn, nhưng cũng mất nhiều máu cho nên lúc nầy cũng cảm thấy mệt mỏi. Bạch Phụng vừa rời khỏi phòng chàng liền ngã lưng xuống giường.
  10. Bạch Phụng dĩ nhiên đâu cần đi nhà xí. Nàng chạy thẳng ra hậu viện. Phía sau khách điếm có một trang viện nho nhỏ, phòng ốc xây quanh bốn bề vuông vức, chính giửa sân còn có xây một cái giếng nước. Bạch Phụng lần theo hành lang đi đến trước cửa chánh của gian chính diện thì dừng lại, nàng nhẹ giọng gọi: "Bành bá bá, là cháu đây." Trong phòng vang lên một giọng trầm trầm bảo: "Nha đầu vào đi !" Bạch Phụng hé mở một bên cửa rồi lách mình tiến vào. Thì ra bên trong phòng hiện có một vị lão nhân mắt to mày rậm, thân hình thật là khôi vĩ, đang ngồi nhìn ra cửa. Trên lưng lão có mang một chiếc hồ lô to như cái đấu, nếu như mà chứa đầy cả rượu thì ít nhất cũng đựng được năm mươi cân. Lão nhân thân vận chiếc trường bào màu tía, vấn dây lưng màu đen, chân mang giầy chử phúc. Bạch Phụng vừa nhìn thấy liền nhảy sà vào lòng lão nhân, yểu điệu hỏi: "Bành bá bá ! Lão nhân gia sao cũng có mặt tại nơi nầy ?" Lão nhân tướng mạo tuy uy mãnh nhưng khi thấy Bạch Phụng thì dáng vẽ tỏ ra rất từ ái, lão cất giọng hiền hoà nói: "Nha đầu, lần này cháu trốn nhà đã bao lâu rồi ?" Bạch Phụng cười đáp: "Dạ, bốn tháng rồi !" Lão nhân gật đầu nói: "Lần nầy nha đầu không thèm giả làm khất nữ nữa à !" Bạch Phụng đắc ý cười :"Có người không thích cháu giả trang như vậy !" Lão nhân bật cười ha hả : "Nha đầu lại ưa thích tiểu tử đó sao !" Bạch Phụng biết chẳng thể dấu diếm lão nhân, mĩm cười hỏi: "Lão nhân gia có biết thân thế của huynh ấy không ?" Lão nhân gật đầu thốt: "Tiểu tử đó vốn là một tay phi tặc !" Bạch Phụng không hài lòng, dẩu môi cải: "Không phải, huynh ấy là một người nghĩa hiệp, là một kẽ anh hùng !" Lão nhân lại gật đầu thừa nhận lối nhìn của Bạch Phụng, nhưng cũng thở dài nói: "Đáng tiếc tiểu tử đó võ công lại quá kém cỏi !" Bạch Phụng hốt nhiên làm nũng nói: "Bành bá bá, sao lão nhân gia không nhận huynh ấy làm đệ tử ?" Lão nhân lắc đầu đáp: "Nha đầu, con đã biết bá bá quyết không thâu nhận môn đồ mà !" Bạch Phụng thở dài ỉu xìu nói: "Không biết gia phụ có chịu thu nhận huynh ấy không ?" Lão nhân lắc đầu bảo: "Bá bá tuy không cùng sở thích như phụ thân ngươi nhưng cũng hiểu rỏ cá tính của huynh ấy. Phụ thân ngươi chẳng những không muốn thâu môn đồ mà chẳng màng giao thiệp với những người khác ." Bạch Phụng nói: "Như vậy thì làm sao Long đại ca có thể bái được minh sư !"
  11. Lão nhân cười nói: "Nhà ngươi nghĩ rằng bậc minh sư chỉ có bá bá này và thân phụ của ngươi thôi sao ?" Bạch Phụng ngạc nhiên nói: "Thân phụ được mọi người xưng tụng là Kiếm Đế ! còn lão bá được xưng là Tửu Thần, luận về võ công thì lão nhân gia và gia phụ đều thuộc hạng kiệt liệt, như vậy còn chưa xứng sao ?" Lão nhân cười nói: "Bây giờ tạm có thể nhưng tương lai thì chưa chắc đâu. Nha đầu, con quả là tinh mắt, đã không chọn bất cứ ai khác mà lựa đúng một bậc cái thế kỳ tài !" Bạch Phụng vui mừng hỏi: "Long đại ca tương lai thế nào ?" Lão nhân nói: "Tiểu tử đó thiên sinh kỳ tài, ngày sau nhất định trở thành anh hùng cái thế ! Nha đầu, con ngàn lần đừng để vuột mất hắn." Bạch Phụng nghe vậy, trong lòng cực kỳ hoan hĩ, song cô lại thở dài nói: "Chỉ e huynh ấy không gặp được đấng minh sư thôi !" Lão nhân lắc đầu cười nói: "Tiểu tử đó thế nào cũng bái được thầy giỏi, bất quá thầy hắn có thể không phải là người của thời này !" Bạch Phụng ngạc nhiên thốt: "Vậy, vậy, vậy…" Bạch Phụng không biết phải bắt đầu từ đâu. Lão nhân nhìn thấy vẽ ngớ ngẩn của nàng, cười nói: "Nha đầu, tiểu tử đó nhất định sau này sẽ gặp kỳ ngộ, con đâu cần phải lo lắng cho nó. Bá bá hỏi điều này, con có biết gì thân thế của tiểu tử đó không ?" Bạch Phụng lắc đầu đáp: "Con chỉ âm thầm tìm hiểu anh ấy chưa đầy bốn tháng !" Lão nhân nói: "Tiểu tử đó không phải là con cháu của một gia đình bình thường. Tổ phụ nó là một danh tướng. Thân phụ nó cũng là một đại hiệp võ lâm. Đặc biệt mẫu thân của nó chẳng những võ công tuyệt cao mà văn tài cũng xuất chúng !" Bạch Phụng thú vị hỏi tiếp: "Song thân của huynh ấy hiện còn đang tại thế ?" Lão nhân thở dài nói: "Mẫu thân nó đã mất từ lâu, lúc đó tiểu tử chỉ vừa năm tuổi, còn phụ thân thì chết theo một năm sau đó !" Bạch Phụng buồn bã nói: "Huynh ấy còn khổ hơn con, không biết anh ấy làm sao lớn lên ?" Lão nhân nói: "Tiểu tử đó được một lão khiếu hóa nuôi dưỡng, dĩ nhiên phần lớn võ công là do lão khiếu hóa truyền dạy." Bạch Phụng lại hỏi: "Vì sao thân phụ huynh ấy qua đời ?" Lão Nhân thở dài: "Phụ thân nó chết tại Bàn Cổ Động ! Nhắc đến sự tích Lam Hùng thám thính Bàn Cổ Động mười hai năm liền thiên hạ quân hào đều lắc đầu le lưởi !" Bạch Phụng a lên một tiếng rồi hỏi: " Cả gia gia và lão nhân gia đều không dám đến chổ đó hay sao ?" Lão nhân nói: "Có điều phụ thân con thì không tin chuyện hoang đường !"
  12. Bạch Phụng hỏi tiếp: "Nghe nói Thần Sai Lão Ma và Quỷ Sứ có thử một lần ! Điều đó có thật không ?" Lão nhân lắc đầu đáp: "Đương kim võ lâm, Thần Sai, Quỷ Sứ, Hạ Thập Lưu, Đao Bạch Vương, phụ thân con và bá bá đây, luận võ công tu vi có thể nói người tám lạng kẻ nửa cân. Bá bá cùng thân phụ con không thèm đến đó thì bọn họ cũng chẵng khác hơn nào. Giang hồ truyền ngôn chớ nên dể tin." Bạch Phụng trong lòng nao nao hỏi dồn: "Bá bá ! Bàn Cổ Động có điều gì quái lạ ?" Lão nhân đáp: "Nào ai biết ? chỉ biết rằng tiến vào là chết ! Nhân vì năm đó mười vị Đại Chủ đều một đi không về. Về sau lại có thêm ba vị đại hiệp vào bên trong thám thính nhưng không thấy trở ra cho nên từ đó cũng chẳng còn ai dám thử nữa. " Lão nhân hốt nhiên à lên một tiếng rồi nói: "Nha đầu, con có biết thân phụ con đã rời khỏi Phù Dung đảo rồi không ?" Bạch Phụng kinh ngạc kêu lên: "Gia gia đã chịu ly gia xuất ngoại." Lão nhân nói: "Lúc bá bá gặp thân phụ con tuy hai ta chẳng đàm đạo nhiều, nhưng bá bá nhận thấy thần thái của huynh ấy có vẽ khác thường, dường như đã phát sinh chuyện trọng đại gì đó ?" Bạch Phụng trầm ngâm hỏi: "Không lẽ cùng \'Đao Hoàng\' Tề Thiên Phi tính toán nợ củ ?" Lão nhân với giọng nặng nề đáp lời: "Đao Hoàng, Kiếm Đế tuy rằng thế bất lưỡng lập, nhưng cả hai đều hiểu không ai có thể đánh bại được đối phương. Còn muốn tính nợ củ với nhau thì sẽ không biết đến bao giờ mới chấm dứt, bất quá lần này dường như có dính líu tới người khác !" Bạch Phụng nói: "Ngoại trừ bá bá không kể, chỉ còn một vài người là có ít nhiều khả năng liên hệ. Đối với bọn Quỷ Sứ Điêu Thập Niên, Thần Sai Lôi Xương, Hạ Thập Lưu Vạn Sự Vi thì có lẽ khi gia gia thấy mặt chúng sẽ không nể nang gì." Lão nhân cười nói: Từ nay về sau giang hồ sẽ có nhiều tấn tuồng hay để xem. Lớn có nhỏ có ra xem chẳng ai chịu an phận." Bạch Phụng hỏi: "Theo như lời của bá bá, e rằng võ lâm chẳng thể nào tránh được một trường đại phong ba hay sao ?" Lão nhân gật đầu nói: "Bọn trẻ các ngươi đã mọc đủ lông cánh, thật cũng khó trách." Bạch Phụng vội vàng nói: "Long đại ca võ công lại không cao, nếu mà như thế, anh ta lại cứng đầu không chịu nhịn thua với người. Cầu xin bá bá, lão nhân gia tuy chẳng muốn thâu đồ đệ, không lẽ cũng chẳng thể truyền thụ cho anh ấy một vài chiêu để phòng thân hay sao ?" Lão nhân chúm chím cười nói: "Võ công của bá bá đây trên giang hồ ai cũng đều nhận biết, nhất là bọn truyền nhân của các danh môn. Nếu để tiểu tử đó học được một chiêu nữa thức, khi hắn đánh ra dễ làm cho kẻ khác hiểu lầm." Bạch Phụng hỏi: "Cho dầu có người nhận ra được là võ công của bá bá thì có sao đâu,
  13. chẳng lẽ bá bá sợ bọn họ buông lời trách móc ?" Lão nhân nói: "Thì bảo là ta đã phá lệ thâu nhận đồ đệ." Bạch Phụng dẩu môi nói: "Đừng nói Long đại ca không phải là đồ đệ của lão nhân gia, mà cho dù huynh ấy có là đồ đệ thật đi nữa chẳng lẽ anh ấy không xứng hay sao ?" Lão nhân cười ha hả bảo: "Thôi được ! Bá bá vị tình nha đầu mi, thử xem tiểu tử đó có thể tiếp thụ được bao nhiêu !" Bạch Phụng cười tươi nói: "Vậy thì bá bá truyền cho anh ấy môn \'Cầm Vương Đại Thất Thức\' nha !" Lão nhân cười ha hã nói: "Nha đầu, đó là món ruột của bá bá." Bạch Phụng lém lĩnh cười nói: "Bá bá có chịu dạy hay không là tùy ở lão nhân gia, bất quá nếu huynh ấy đã học võ công của bá bá mà không hơn được người ta thì chỉ e lão nhân gia sẽ bị mất mặt. Thiên hạ nhất định sẽ kháo nhau rằng võ công của Tửu Thần bất quá chỉ có như vậy mà thôi." Lão nhân bật cười to: "Nha đầu, nhà mi không cần phải làm bộ làm tịch trước mặt ta, mau đi kêu tiểu tử đó. Chúng ta gặp nhau ở ngoài kia." Bạch Phụng hết sức vui mừng, lập tức chạy bương ra ngoài, vừa qua khỏi cửa nàng lại quay đầu hướng về lão nhân nói: "Bá bá, lão nhân gia hảy đi trước, rừng tùng ở phía đông thật là an tịnh." Lão nhân lại bảo: "Nha đầu, mổi một chiêu trong \'Cầm Vương Đại Thất Thức\'cần phải luyện cả năm dài mới đắc tâm ứng dụng ! Nếu tiểu tử đó học không xong thì đừng trách bá bá đây không rộng rãi." Bạch Phụng ứng lời hỏi tiếp: "Giả như huynh ấy học được thì sao ?" Lão nhân đáp: "Nếu được như vậy bá bá dốc túi dạy cho hết !" Bạch Phụng quá đổi cao hứng, nàng vui mừng nhảy nhót, phóng nhanh ra khỏi trang viện. Lão nhân nhìn Bạch Phụng đi ra, liền tự nhủ trong lòng: "Nếu để thất truyền, chi bằng dạy cho tiểu tử đó còn tốt hơn. Chỉ tiếc cơ bản nội công của gã chưa được kiên cố lắm, nếu không gã đích xác là người thừa kế pho tuyệt học này." Lúc này lão nhân mới lộ ra vẽ vừa ý. Lão mở hồ lô đưa lên miệng uống một hơi thật lâu, sau đó lão liền phóng mình ra cửa sổ phía sau rồi vọt đi mất. Dưới bóng đêm lờ mờ, hốt nhiên đồng lúc cùng xuất hiện hai bóng nhân ảnh bôn ba chạy về phía Đông bộ bên ngoài thành Xương Bình. Thì ra đó là Lam Long và Bạch Phụng, bọn họ vừa nói chuyện vừa chạy thẳng tới bên rừng tùng. Khi đến bìa rừng đã nghe thấy tiếng của lão nhân gọi: "Hãy mau vào trong này." Bạch Phụng quay đầu dặn dò Lam Long: "Khi gặp mặt, huynh không cần phải hành đại lễ, chỉ chắp tay là đủ rồi, lão nhân gia rất ghét tục sáo."
  14. Lam Long có lẽ đã biết tính tình của lão nhân, chàng đáp: "Huynh hiểu !" Lam Long vừa nhìn thấy Tửu Thần lão nhân đang đứng tại một bãi cỏ trống bên trong rừng tùng, chàng liền chắp tay chào: "Tiền bối phải đợi lâu !" Lão nhân mĩm cười hỏi: "Tiểu tử, mi chưa từng gặp qua lão nhân gia phải không ?" Lam Long gật đầu đáp: Võ lâm tam kỳ nhân, giang hồ đều bảo gặp phải là chẳng may !" Lão nhân ngạc nhiên hỏi: "Ai nói ?" Lam Long đáp: "Mọi người đều nói như vậy." Lão nhân càng ngạc nhiên hơn: "Sao là không may ?" Lam Long đáp: "Nhẹ thì bị la mắng, nặng thì bị đòn đau !" Lão nhân bật cười lên ha ha: "Đó là chỉ bọn người xấu, có điều tiểu tử còn bỏ xót ba người !" Lam Long nói: "Ba người kia chưa xứng đáng !" Lão nhân cười to hơn bảo: "Tiểu tử nhà người không thể ăn nói loạn xạ, nếu như lọt vào tai bọn họ thì hảy lo cho cái mạng nhỏ xíu của mi." Lam Long cười đáp: "Sinh tử lo gì ! Nói thẳng có chi mà phải sợ !" Tửu Thần nghe thấy lời lẽ ngay thẳng đoan chính của Lam Long, bất giác cũng nổi lên hào khí, lão cười nói: "Tiểu tử, bằng vào hai câu nói vừa rồi, đủ để học được một chiêu của lão nhân gia đây ! Mau, Bạch nha đầu có lẽ đã nói rõ với nhà ngươi, chúng ta không có danh phân sư đồ. Bây giờ ta dạy ngươi, sau này nếu ngươi có môn gì đó đem dạy lại cho ta là đủ rồi." Lam Long chắp tay nói: "Xin được thụ giáo." Tửu Thần nghiêm mặt nói: "Tiểu tử, môn công phu nầy của lão nhân gia đây bảo khó thì không khó, mà cho là dễ thì cũng chẳng dễ. Hiện tại nội công của nhà ngươi thì chưa đủ, khi học xong không thể liều lỉnh đối địch. Còn gắng gượng quá mức sẽ làm tổn thương nguyên khí. Nếu chẳng may gặp phải tay cao thủ, có thể dùng để thoát thân chứ không nên dùng để khắc địch." Lam Long cung kính thưa: "Vãn bối tuân mệnh. " Tửu Thần liền hỏi: "Thế nào là cầm vương ?" Lam Long lập tức đáp: "Giửa vạn quân, đi đầu là chủ tướng !" Tửu Thần gật đầu nói: "Đó là chiêu cuối cùng trong \'Cầm Vương Đại Thất Thức\' của ta đây." Lão lại hỏi tiếp: "Giửa vạn quân thì dùng thủ đoạn nào có thể bắt được chủ tướng trước tiên ?"
  15. Lam Long cười đáp: "Tập kích bất ngờ !" Lão nhân liền gật đầu nói tiếp: "Chiêu đầu tiên của ta đây gọi là Kỳ Tập ! Có điều nhà ngươi lúc đối diện cùng địch nhân, thử hỏi làm sao mà tập kích bất ngờ ?" Lam Long liền đáp: "Từ lâu nay vãn bối đã được nghe qua Cầm Vương Đại Thất Thức của tiền bối bên trong chưởng pháp có ẩn tàng quyền pháp. Lấy chưởng làm chủ, lấy quyền làm khách, chưởng minh nhưng quyền ám. Dụng chưởng là hư, dụng quyền là thực. Địch đón đở thì chưởng là hư, địch tránh né tức thì hóa hư thành thực. Quyền chưởng hổ tương, liên miên biến hóa, hư hư thực thực, toàn tại khống chế nội kình ! Chưởng mạnh như lôi, quyền nhanh như điện, còn bí quyết khắc địch thì chú trọng ở chổ nhiễu loạn tinh thần làm kẻ địch phân tâm." Tửu Thần nghe xong, nhảy dựng cả người lên, hỏi: "Là ai đã bảo cho ngươi vậy ?" Lam Long cười đáp: "Thì chính tiền bối mới ám chỉ cho biết mà !" Tửu Thần lấy làm lạ hỏi tiếp: "Lão nhân gia đây đã ám chỉ điều gì ?" Lam Long đáp: "Không phải lão nhân gia đã ngụ ý trong hai chữ \'Kỳ Tập\' đó sao. Đối diện cùng địch nhân mà muốn linh hoạt thì chẳng có biện pháp nào hay hơn được." Tửu Thần lớn tiếng khen: "Lợi hại, lợi hại. Tiểu tử mi kể như đã tận đắc được cái ảo diệu bên trong rồi. Xem ra lão không cần lo lắng cho mi nữa. Tiểu tử mau nghểnh lổ tai qua đây mà nghe ta đọc khẩu quyết !" Lam Long bước tới gần, kề tai chăm chú nghe Tửu Thần đọc khẩu quyết. Lão lẩm nhẩm bên tai Lam Long được một lát rồi mới ngưng lại hỏi: "Có cần phải lặp lại thêm một lần nữa không ?" Lam Long mĩm cười đáp: "Vãn bối nhớ kỹ rồi !" Tửu Thần bật cười ha ha nói: "Đạo ta được truyền rồi." Nói xong lão giơ cao hồ lô tu một hơi đến khi không còn một giọt rượu nào trong bầu. Bạch Phụng thấy vậy cũng cười khúc khích nói: "Bá Bá, một thức phải học nữa năm mà, đừng làm mất thời gian !" Tửu Thần lấy tay áo lau miệng, sãng khoái cười lên thật lớn bảo: "Dạy chiêu thức, Ha Ha Ha ! Thật là dư thừa ! Nha đầu cùng tiểu tử hảy cút mau, lão đã hết rượu uống rồi !" Nói xong, lão như một thiên thần phóng người lên không đi mất. Bạch Phụng không an tâm, nhỏ giọng hỏi Lam Long: "Đại ca, huynh thực có thể lý hội được chiêu thức từ trong khẩu quyết hay không ?" Lam Long cười bảo: "Huynh chắc là được, qua hai hôm nữa sẽ nói cho muội biết." Bạch Phụng nhìn dáng vẽ của Lam Long thì đoán rằng ít ra chàng cũng thu thập một vài lợi ích, liền tươi cười nói: "Vậy thì dễ thôi, chúng ta hảy quay về khách sạn !" Đột nhiên Lam Long đánh ra một chưởng về phía trước mặt , đồng thời miệng cũng hô to:
  16. "Gẩy !" Bạch Phụng trừng mắt nhìn theo, chỉ thấy cây lá đằng trước chẳng có động tịnh gì. Nàng chưa kịp lên tiếng hỏi thì hàng cây phía sau bổng phát ra thinh âm của cây ngã thật long trời lở đất. Tiếng động này lớn đến nổi làm cho Bạch Phụng phải giật nẩy người lên. Nàng quay đầu lại đưa mắt quan sát thì thấy một cây đại thụ đã bị bật gốc ngã nhào xuống đất. Nàng kinh ngạc kêu lên: "Cầm Vương Đại Thất Thức !" Bổng từ xa xa có tiếng cười ha ha vang dội: "Khá lắm, khá lắm ! Không sai chút nào !" Bạch Phụng cười tươi: "Bá Bá chưa đi khỏi, huynh đã thành công rồi có phải không ?" Vẫn cùng một giọng cười vang từ đàng xa truyền lại: "Tạm coi như có chút ít thành tựu. Thật là ngoài sự tưởng tượng của ta, tiểu tử này học rất là nhanh ! Ha Ha…." Thinh âm dần dần biến mất. Lam Long cười nói: "Lão đã đi rồi ! Phụng nhi, huynh thật là cãm kích muội !" Bạch Phụng cười hỏi: "Chiêu thức vừa rồi tên gì ? Chưởng đánh trước mặt mà cây phía sau lưng lại bật gốc ?" Lam Long chính sắc nói: "Minh tu sạn đạo, ám độ trần thương ! Đó là khi bị địch giáp công hai mặt thì trước hết phải làm giảm sự uy hiếp ở phía sau lưng." Bạch Phụng dường như chưa hiểu rõ, cười nói: "Huynh chưa hoá chưởng thành quyền, đồng thời chưởng cũng chưa phản chuyển công ra phía sau mà ?" Lam Long cười bảo: "Thì ra muội không để ý đến tay trái của ta đây, tuy huynh đẩy chưởng ra từ tay phải nhưng ám kình lại vận ở quyền tay trái. Lúc huynh nhón thân người lên thì trong sát na đó tả quyền thuận thế vung ra đó gọi là Bạt Kích. Cho nên thân cây phía sau mới bị đánh bật gốc, bởi khi tả quyền đánh về phía sau thì không thể đánh tạt ngang. Nếu đánh như vậy quyền thế sẽ công vào bình diện và khi thân cây bị trúng quyền sẽ gảy ngang ở giữa. Cầm Vương Đại Thất Thức của Tửu Thần tiền bối phải phối hợp sự vận dụng của cả hai tay. Lúc dùng để khắc địch thì trong mười chiêu thì có đến chín chiêu phải dùng đến ám kình." Bạch Phụng à lên: "Như vậy không dễ gì mà phòng ngừa !" Khi cả hai về đến khách điếm thì cũng đã nửa đêm. Vậy mà ngủ chưa được bao lâu thì Bạch Phụng từ phòng trong chạy đến trước giường Lam Long gấp rút gọi: "Long đại ca, dậy mau !" Lam Long để nguyên y phục mà ngủ cho nên vừa nghe gọi liền nhổm dậy hỏi: "Có chuyện gì ?" Bạch Phụng một tay cầm kiếm một tay xách túi y phục, thấp giọng nói: "Khi nảy có một số người dạ hành trên nóc nhà, chúng ta đuổi theo xem chơi !"
  17. Lam Long bảo: "Mau để lại tiền phòng." " Bạch Phụng liền đặt một đỉnh bạc lên bàn rồi thoát người qua vuông cửa sổ phía sau, nàng ra dấu bảo: "Đuổi theo hướng Đông Nam." Đông Nam chính là hướng đi về thành Bắc Kinh, Lam Long suy nghỉ: "Chẳng lẽ phương đó đang xảy ra chuyện gì trọng đại ?" Khi cã hai đuổi đến ven sông của Xương Bình thành thì trời cũng vừa rạng sáng. Bạch Phụng đang muốn phóng người nhảy lên tường thành nhưng bị Lam Long cản lại, chàng nói: "Phụng Nhi, hướng về ven sông bên phải sẽ đuổi theo nhanh hơn nhiều." Bạch Phụng đồng ý vội vàng chuyển hướng. Khi đến giửa trưa, Bạch Phụng bổng phát hiện nhiều bóng người thấp thoáng ở bên phải của khu rừng đằng trước mặt, liền quay đầu lại nói: :"Long đại ca, đuổi kịp bọn họ rồi !" Lam Long ngẩng đầu nhìn, chợt kêu lên: "Đâu phải bọn này !" Bạch Phụng gắt :"Lo gì, cứ đuổi theo !" Lam Long nói: "Không việc gì phải gấp, cứ từ từ theo sau nhìn cho rõ đầu đuôi rồi mới tính !" Lúc này hai người đã rời khỏi quan lộ chạy về hướng rừng cây. Ngay lúc vừa chạy vào đến mé rừng, bổng nghe một giọng nói thật rắn rõi gọi: "Phụng nhi !" Phụng nhi nghe tiếng liền nũng nịu kêu lên : "Cha !" Nàng vừa chạy vừa gọi rồi nhảy ngay vào bên trong cánh rừng. Lam Long gất rút đuổi theo phía sau, nói thầm trong bụng: "Giờ đây mình có dịp được diện kiến Kiếm Đế lần đầu. Nếu như Phụng Nhi không chính miệng nói ra thì mình đâu thể nào biết nàng là con gái độc nhất của vị tôn sư danh tiếng này. Để xem hình dáng của ông ta như thế nào !" Bên trong rừng khoảng chừng mười trượng, không biết từ lúc nào đã xuất hiện một trung niên nho sĩ, râu tóc năm chòm, long mi phụng mục, mắt sáng như trăng rằm. Có điều sắc mặt ông ta lạnh lùng như băng. Nho sĩ vận áo vàng, lưng đeo đai lam, chân mang giày nhẹ, lúc này đang chắp tay sau lưng đứng yên như một tượng đá. Bạch Phụng dường như e dè hơn, thái độ không được thoải mái như khi gặp Tửu Thần nhưng nàng cũng ra vẽ tươi cười: "Cha, Phụng nhi vừa được Bành bá bá cho biết là cha mới rời khỏi Phù Dung đảo !" Nho sĩ gụt gật đầu nhưng lạnh lùng hỏi: "Phụng nhi, tiểu tử đi theo sau là ai ?" Bạch Phụng lập tức hướng về Lam Long vẩy tay rồi thưa: "Cha, huynh ấy tên Long, họ Lam là người bạn thân thiết nhất mà con vừa kết giao !" Nho sĩ ừ một tiếng, mở miệng nói: "Thì ra là nó là người mà những kẻ nghèo khổ gọi là Cứu Tinh !"
  18. Lam Long cung kính thi lễ, nghiêm trang nói: "Tiền bối đã quá khen ! Hai chữ Cứu tinh thực vãn bối không dám đảm đương bởi vì vãn bối tài hèn sức mọn, chỉ giúp được cho một ít người mà thôi !" Nho sĩ lộ vẽ bình thản, gật đầu nói: "Đủ thấy tiểu tử ngươi đã toàn tâm toàn ý hết lòng với những kẻ khốn cùng, nếu không thì làm sao có được cái nhã hiệu cao quý như vậy." Chỉ với mấy lời ngắn ngũi cũng đủ làm Bạch Phụng ngạc nhiên, nàng tự nhủ: "Chưa bao giờ thấy gia gia nói chuyện hoà hoản như vậy với người ngoài !" Nho sĩ đột nhiên hướng sang Bạch Phụng bảo: "Phụng nhi, hảy lập tức đi theo cha !" Bạch Phụng hoảng hốt kêu lên: "Cha, Long huynh có thể đi cùng hay không ?" Nho sĩ lắc đầu bảo: "Không lẽ con còn chưa biết tánh ý của cha hay sao ?" Bạch Phụng cương quyết trả lời: "Cha, con không đi !" Nho sĩ tuy nghiêm khắc nhưng cũng lộ một ít ngạc nhiên, ông hỏi: "Con có biết đi tới nơi nào không ?" Bạch Phụng lắc đầu. Nho sĩ trịnh trọng nói: "Dị điểu Ma Quang Điện Chủy của ba năm trước bổng xuất hiện trở lại đã dẩn khởi cao thủ trong thiên hạ tranh nhau truy tìm. Không phải con từng bảo là con rất ưa thích nó hay sao ?" Bạch Phụng vẫn khăng khăng: "Bảo con phải rời xa Long huynh, thì cả mười con dị điểu con cũng chẳng thèm !" Nho sĩ nghe vậy liền đưa mắt quan sát Lam Long một lúc thật lâu. Lát sau, chỉ nghe ông thở nhẹ, liên tiếp gật đầu đồng thời bước gần bên Lam Long. Bổng ông hỏi hắn ta một câu thật bất ngờ: "Lam Long, ngươi có nguyện ý vĩnh viễn chiếu cố cho Phụng nhi hay không ?" Điều này quả nhiên làm cho Lam Long lúng túng, nhưng chàng chỉ suy nghĩ trông chốt lát, liền nghiêm cẩn trả lời: "Vãn bối tuy vô năng, nhưng nguyện lấy tính mệnh ra đảm bảo !" (Nguyên bản khuyết mất mấy trang ! ! ) Lam Long cùng Bạch Phụng đi liền một mạch mười sáu mười bảy ngày, từ xa xa đã nhìn thấy ngọn Thái Sơn. Có điều dọc theo lộ trình cả hai đồng thời phát giác càng lúc càng có nhiều nhân vật võ lâm xuất hiện. Tối hôm đó, hai người đến một sơn trấn hẻo lánh gọi là Trung Cung. Trấn này bình thời rất thưa thớt người lai vãng. Mấy căn khách điếm chỉ lèo tèo vài người đến trọ. Vậy mà mấy ngày nay, sơn trấn bổng trở nên náo nhiệt, tất cả khách điếm đều đầy ắp thực khách. Thậm chí đến những căn hộ nghèo nàn cũng có người đến xin thuê trú. Không ai biết được vì lý do gì, nhưng xem ra tình thế càng ngày càng trở nên phức tạp hơn. Cũng may Lam Long và Bạch Phụng tới sớm một bước cho nên mới còn phòng trống bằng
  19. không sau buổi cơm chiều thì dù có trả thêm tiền thì khách điếm cũng chẳng còn dư phòng để cho thuê. Trên sơn trấn cũng chẳng có địa phương đáng để du ngoạn, vậy mà khi vừa mới lên đèn, Bạch Phụng dằn hết nổi sự tò mò liền hối thúc Lam Long ra ngoài dò xét. Trấn lộ chật hẹp, đèn lại lờ mờ, hai bên lộ chẳng có gì khác lạ, Lam Long hỏi nhỏ Bạch Phụng: "Hay là chúng ta thử ra ngoài trấn xem sao ?" Bạch Phụng chỉ muốn ra ngoài cho thỏa tính hiếu kỳ nên nàng chẳng để tâm là phải đi đâu. Bọn họ liền đi thẳng đến cửa trấn phía Tây rồi rẻ vào một đường mòn mờ tối. Dưới ánh trăng vừa lên cả hai trông thấy bốn bề mông lung nên lúc di hành cũng có phần thận trọng hơn. Đường mòn vừa mới trở nên ngoằn ngoèo bổng nhiên phía trước ba bóng người đang di chuyển tới gần. Trong chớp mắt song phương đã chạm trán nhau. Lam Long đột nhiên đình bộ. Thì ra đối phương gồm hai nam một nữ. Cả ba đều trong lứa tuổi thanh niên. Nữ nhân là cô gái đã dùng roi đánh Lam Long hôm trước. Lần nầy bọn họ chỉ thiếu mặt của đại hán trung niên. Thiếu nữ vừa nhìn thấy Lam Long, liền bật tiếng cười nhạt thốt: "Nhà ngươi muốn tìm ta để phục thù à ?" Lam Long cũng lạnh nhạt đáp lời: "Theo lý thì như vậy, nhưng ta đâu phải là kẻ hẹp lượng, đồng thời ta là nam tử hán chẳng lẽ lại so đo với hạng nữ lưu." Thiếu nữ hứ to một tiếng rồi bảo: "Nhà ngươi rõ là kẻ nhát gan !" Lam Long cười nhạt nói: "A, nếu vậy thì cô nương hảy mau báo tên họ !" Thiếu nữ chưa kịp mở miệng, thì thanh niên ở bên phải phía sau bước lên tiếp lời: "Tiểu tử, nhà ngươi muốn tìm cái chết ?" Lam Long cười lạnh: "Thì ra các hạ xem cái chết quá nghiêm trọng!" Thiếu nữ quay đầu lại quát lên: "Nhị sư ca lui ra, lần này muội bắt hắn phải đổ thêm một ít huyết chó nữa." Lam Long nổi giận, liền vẩy tay bảo Bạch Phụng: "Muội hảy tránh ra sau, huynh muốn giáo huấn, giáo huấn nữ tử thô tục này." Đột nhiên có người trong bóng tối ám thị: "Bát Hoang Lãng Tử, ngươi chớ liều lĩnh, đối phương chính là ‘Hạo Vân Tiên’ Tề Mi cô nương !" Lam Long nghe xong giựt mình, tự nhủ: "Thì ra là nhi nữ của Đao Hoàng." Nhưng đã bị vào thế bắt buộc, cho dù có chết cũng phải liều, Lam Long chẳng hề biến sắc, nhưng không dám khinh địch. Bạch Phụng không chịu lui ra sau trái lại còn đến bên hắn nói nhỏ vào tai: "Long đại ca, huynh không nên đấu sức chỉ cần đợi lúc bọn họ khinh thường thì huynh mới mau chóng ra
  20. tay cho bọn họ biết mùi." Lam Long liền gật đầu rồi nói: "Bất luận tình huống như thế nào muội cũng không nên xuất thủ." Bạch Phụng vừa mới lui ra thì Hạo Vân Tiên Tề Mi đã phóng chưởng đánh tới. Lam Long hừ nhạt, tránh sang một bước, đang lúc di chuyển hắn thuận thế tung mạnh hửu chưởng từ dưới lên trên. Tề Mi không thèm né tránh còn quát lên: "Ánh sáng đom đóm cũng đòi phát kỳ quang, Lần này ngươi ra tay thật khá lắm !" Nói chưa dứt lời thì cô ta đã tung quyền ra chặn lại. Lam Long đột nhiên hét to một tiếng: "Ngã !" Chàng thấy đối phương dùng quyền nghinh tiếp, chưởng thế đi nữa chừng biến thành hư chiêu. Tả quyền từ bên trái nhanh chóng đánh tạt ngang, thế công nhanh như điện chớp. "Binh" một tiếng ! Thiếu nữ không ngờ tả quyền của Lam Long lợi hại đến thế. Nàng ta bị trúng một quyền ngang hông như trời giáng toàn thân như muốn bật tung lên. Rất may Lam Long không đủ công lực, bằng không một quyền vừa rồi cũng đủ cho thiếu nữ bị thương không nhẹ. Hai gã thanh niên nhìn thấy sự việc xảy ra ngoài dự tưởng đều đồng thời giựt mình. Một gã đưa tay đón đở Tề Mi, còn gã kia nhảy xổ vào công kích Lam Long. Lam Long thừa hiểu lần này đối phương sẽ không nhẹ tay, linh cơ nhất động, lập tức thi triển sách lược tốc chiến, miệng hô lên: "Tiếp chiêu !" rồi tung hửu quyền đánh thẳng vào mệnh môn của thanh niên. Chiêu quyền này chẳng có gì là tinh ảo, kình lực lại tầm thường nhưng thanh niên vừa nhìn thấy cách thức ra chiêu cổ quái của Lam Long nên cũng gia tâm đề phòng cánh tay tả của chàng. Lam Long vốn chỉ đánh ra hư chiêu nhưng thấy đối phương trúng kế liền lập tức hoá hư thành thực, thuận đà lao tới vận ám kình vào hửu quyền rồi quát lớn: "Ngã này !" Gã thanh niên đâu ngờ nổi Lam Long có thể vận dụng ám kình biến hóa tinh xảo đến như vậy. Khi gã nghe Lam Long hô lần thứ nhất thì đã đảo bộ lùi lại, nhưng không ngờ cước bộ chưa ổn thì đã nghe Lam Long hô tiếng thứ hai rồi cảm thấy mệnh môn như bị một quả chùy đập mạnh vào. Thanh niên bị một quyền trúng ngực, khóe miệng rỉ máu, thân hình lảo đảo cuối cùng phải ngồi phệt xuống đất. Luận võ công thì trình độ của Lam Long chưa bằng phân nửa so với nữ lang và gã thanh niên. Nhưng lần này hắn có thể miễn cưởng thắng được là nhờ vào sự khinh địch của bọn họ. Tỷ như lần giao đấu với thiếu nữ, vì nàng ta quá ỷ y tả quyền của Lam Long không đủ kình lực để làm tổn thương đến. Nào ngờ Lam Long vừa mới học được tuyệt kỷ của Tửu Thần nên cách thức vận kình trở nên linh diệu hơn. May mà nội lực của Lam Long có giới
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1