intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kiểm soát đường thở trong nội soi đường hô hấp trẻ em tại Bệnh viện Sản nhi Nghệ An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

15
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày đánh giá cách thức gây mê và khả năng kiểm soát tốt đường thở trong quá trình nội soi đường hô hấp ở trẻ em. Đối tượng - phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân trẻ em dưới 15 tuổi gồm 148 bệnh nhân nhập viện từ tháng 1 năm 2023 đến tháng 10 năm 2023; được chỉ định nội soi hô hấp do dị vật hay nội soi chẩn đoán, bệnh nhân có chỉ định lấy mẫu xét nghiệm dưới gây mê tại khoa gây mê hồi sức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kiểm soát đường thở trong nội soi đường hô hấp trẻ em tại Bệnh viện Sản nhi Nghệ An

  1. Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 11, 259-266 AIRWAY CONTROL IN RESPIRATORY TRACT ENDOSCOPY FOR CHILDREN AT NGHE AN OBSTETRICS PEDIATRICS HOSPITAL Tang Xuan Hai*, Tran Minh Long, Le Trong Thong Nghe An Obstetrics and Pediatrics Hospital - No. 19, Ton That Tung, Hung Dung Ward, Vinh City, Nghe An, Vietnam Received: 14/09/2023 Revised: 10/10/2023; Accepted: 02/11/2023 ABSTRACT Objectives: Evaluate the anesthesia method and the ability to control the airway during respiratory endoscopy in children. Subjects - methods: Children under 15 years old include 148 patients hospitalized from January 2023 to October 2023; Indicated for respiratory endoscopy due to foreign bodies or diagnostic endoscopy, the patient is indicated to have samples taken for testing under anesthesia at the anesthesia and resuscitation department. Monitoring data includes: Patient age, gender, disease diagnosis, chest x-ray status before screening; During anesthesia: SpO2; heart rate, blood pressure; irritation of the respiratory tract during anesthesia; tracheal spasm; Patients requiring endotracheal intubation and mechanical ventilation after endoscopy; Time for continued mechanical ventilation resuscitation or indication for endotracheal extubation after respiratory endoscopy. Complications during or after surgery were recorded. Results: All 148 patients received propofol intravenous anesthesia, oropharyngeal lidocain anesthesia; Then place a tracheoscope, this instrument has an oxygen connection to install high flow into the patient's lungs. The prerequisite goals are deep enough anesthesia, providing enough oxygen to the patient, appropriate pain relief during examination, and limiting respiratory reflexes. As a result, 15 patients had laryngospasm and bronchospasm in 10.1%. Over 90% of patients had increased heart rate over 20% compared to the baseline level; 86% of patients had SpO2 drop from 60-90%; then increases to 98-100% when high flow of oxygen added through the scope. Rigid bronchoscopy technique to remove foreign bodies: There were 16 patients with foreign bodies in the airways, accounting for 10.8%; all patients were saved; If the foreign bodie is small and deep, you should use a flexible scope or a combination of both a rigid scope and a flexible scope. The remaining 138 patients account for 89.2%; diagnostic and interventional endoscopy with preparation. Conclusions: Respiratory endoscopy in children requires deep general anesthesia, anesthetizing the mouth and throat surface with lidocaine; The procedure carries a risk of low SpO2 (86% of patients); high risk of tracheobronchial spasm; Excess CO2 and cause bronchial perforation and pneumomediastinum. It is necessary to have a good skilled anesthesia team and the most complete emergency equipment. Key words: Anesthesia, respiratory endoscopy, airway, foreign body in airway. *Corressponding author Email address: bstangxuanhai@gmail.com Phone number: (+84) 912379583 https://doi.org/10.52163/yhc.v64i11 259
  2. T.X. Hai et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 11, 259-266 KIỂM SOÁT ĐƯỜNG THỞ TRONG NỘI SOI ĐƯỜNG HÔ HẤP TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI NGHỆ AN Tăng Xuân Hải*, Trần Minh Long, Lê Trọng Thông Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An - Số 19, Tôn Thất Tùng, Phường Hưng Dũng, Tp Vinh, Nghệ An, Việt Nam Ngày nhận bài: 14/09/2023 Chỉnh sửa ngày: 10/10/2023; Ngày duyệt đăng: 02/11/2023 TÓM TẮT Mục Tiêu: Đánh giá cách thức gây mê và khả năng kiểm soát tốt đường thở trong quá trình nội soi đường hô hấp ở trẻ em. Đối tượng - phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân trẻ em dưới 15 tuổi gồm 148 bệnh nhân nhập viện từ tháng 1 năm 2023 đến tháng 10 năm 2023; được chỉ định nội soi hô hấp do dị vật hay nội soi chẩn đoán, bệnh nhân có chỉ định lấy mẫu xét nghiệm dưới gây mê tại khoa gây mê hồi sức. Các dữ liệu theo dõi gồm: Tuổi bệnh nhân, giới tính, chẩn đoán bệnh, tình trạng phim x quang phổi trước khi soi; Trong quá trình gây mê: SpO2; nhịp tim, huyết áp; sự kích thích đường hô hấp trong quá trình gây mê; co thắt khí quản; bệnh nhân cần đặt nội khí quản thở máy sau khi soi; Thời gian hồi sức thở máy tiếp hay chỉ định rút nội khí quản sau khi nội soi đường hô hấp. Biến chứng sau trong khi soi hay sau khi soi được ghi nhận. Kết quả: Tất cả 148 bệnh nhân được gây mê tĩnh mạch propofol, gây tê lidocain hầu họng; Sau đó đặt dụng cụ soi thanh quản, khí quản, dụng cụ này có đường nối oxy cài đặt dòng cao vào phổi bệnh nhân. Các mục tiêu tiên quyết là gây mê đủ sâu, cung cấp đủ oxy cho bệnh nhân, giảm đau phù hợp khi soi, hạn chế các phản xạ hô hấp không mong muốn. Kết quả có 15 bệnh nhân, 10,1% co thắt thanh quản, phế quản. Trên 90% bệnh nhân tăng nhịp tim tăng trên 20% so với mức nền; 86% bệnh nhân có tụt SpO2 từ 60-90%; sau đó tăng lên 98-100% khi có dòng oxy lưu lượng cao qua ống soi. Không có bệnh nhân biến chứng thủng khí quản gây tràn khí trung thất. Kỹ thuật soi phế quản ống cứng lấy dị vật: Có 16 bệnh nhân dị vật đường thở chiếm 10,8%; tất cả bệnh nhân đều được cứu sống; Nếu dị vật nhỏ, ở sâu nên dùng ống soi mềm hoặc kết hợp cả ống soi cứng và ống soi mềm. Số còn lại 138 bệnh nhân chiếm 89,2%. Kết luận: Nội soi đường hô hấp ở trẻ em cần gây mê toàn thân đủ sâu, gây tê bề mặt miệng, họng bằng lidocain; Quá trình thực hiện thủ thuật có nguy cơ tụt SpO2 (86% bệnh nhân); nguy cơ cao co thắt khí phế quản; thừa CO2 hay có thể gây thủng phế quản gây tràn khí trung thất. Cần có kíp gây mê thành thạo và các phương tiện cấp cứu khác đầy đủ nhất. Từ khóa: Gây mê, nội soi hô hấp, đường thở, dị vật đường thở. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ rút nội khí quản mà nguy cơ hẹp, kiểm soát vị trí ống khí quản; canuyn mở khí quản, nội soi chẩn đoán hẹp Trong lĩnh vực gây mê nhi khoa, có rất nhiều chỉ định khí quản, rò khí thực quản, chẩn đoán tắc nghẽn đường để nội soi phế quản đường hô hấp trên và dưới bao gồm: dẫn khí hoặc xẹp phổi, kiểm tra đường thở sau chấn Tìm và gắp dị vật khí quản, lấy mẫu bệnh phẩm trong thương ngực [1]. nhiễm trùng đường hô hấp, bơm rửa đường hô hấp, rút nội khí quản thất bại, đặt nội khí quản khó, trước khi Vấn đề chia sẻ đường thông khí với các dụng cụ nội *Tác giả liên hệ Email: bstangxuanhai@gmail.com Điện thoại: (+84) 912379583 https://doi.org/10.52163/yhc.v64i11 260
  3. T.X. Hai et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 11, 259-266 soi sẽ làm cản trở phần lớn đường thông khí. Ngoài ra 2.2. Thời gian và địa điểm các bệnh lý như viêm phổi nặng, dị vật cản trở đường thông khí, sẹo hẹp khí phế quản; bệnh lý mềm, nhuyễn - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1 năm 2023 đến tháng khí quản bẩm sinh... càng làm thêm nguy cơ thiếu oxy 10 năm 2023. do hạn chế thông khí khi thở cúng như khi làm thủ - Địa điểm nghiên cứu: Khoa Gây mê Hồi sức, Khoa Tai thuật, gây biến chứng giảm oxy máu nạng ảnh hưởng mũi họng; khoa hô hấp - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An. trực tiếp lên hô hấp, tim mạch và tình trạng chung bệnh nhân [4,5]. 2.3. Phương pháp nghiên cứu: Do vậy chọn phương pháp gây mê và chiến lược thế - Nghiên cứu mô tả can thiệp lâm sàng. nào? lựa thuốc mê nào, kỹ thuật thông khí khó khăn trong và sau khi soi như thế nào để đạt mục đích thông - Phương tiện nghiên cứu: Hệ thống Olympus và máy khí tốt, đảm bảo hoàn thành mục tiêu của cuộc soi an gây mê hỗ trợ nội soi hô hấp; Thuốc, phương tiện cấp toàn nhất. Dự phòng và tránh các biến chứng nguy hiểm cứu bệnh nhân. có thể gặp phải là vấn đề cốt lõi trong cuộc mê và can - Chỉ số nghiên cứu: Tuổi bệnh nhân, giới tính, chẩn thiệp soi. Để làm rõ hơn vấn đề này chúng tôi đã nghiên đoán bệnh, tình trạng phim X-quang phổi trước khi soi; cứu nhằm mục tiêu đánh giá cách thức gây mê và khả Trong quá trình gây mê: SpO2; nhịp tim, huyết áp; sự năng kiểm soát tốt đường thở trong quá trình nội soi kích thích đường hô hấp trong quá trình gây mê; co thắt đường hô hấp ở trẻ em. khí quản; bệnh nhân cần đặt nội khí quản thở máy sau khi soi; Thời gian hồi sức thở máy tiếp hay chỉ định rút nội khí quản sau khi nội soi đường hô hấp. Biến chứng 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU sau trong khi soi hay sau khi soi được ghi nhận. 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.4. Xử lý và phân tích số liệu: Số liệu được thống kê trên bệnh án nghiên cứu và xử lý trên spss 20.0. - Bệnh nhân dưới 15 tuổi, có chỉ định gây mê nội soi đường hô hấp. - Số lượng bệnh nhân: 148 bệnh nhân. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm bệnh nhân Bảng 3.1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu Số bệnh nhân; Chỉ số Tỷ lệ % 01-12 tháng 41; 27,7% 12,1-60 tháng 72; 48,6% Tuổi 6 tuổi - 10 tuổi 30; 20,3% 11 tuổi -15 tuổi 05; 3,4% Nam 112; 75,7% Giới tính Nữ 36; 24,3% Dị vật đường hô hấp 16; 10,9% Chẩn đoán Viêm phổi 98; 66,2% Can thiệp khác 34; 22,9% Nhận xét: Tuổi 12,1-60 tháng gặp 72 bệnh nhân chiếm 10,9%; Viêm phổi chiếm đa số có 98 bệnh nhân chiếm 48,6%; Dị vật đường hô hấp có 16 bệnh nhân chiếm 66,2%. 261
  4. T.X. Hai et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 11, 259-266 3.2. Thay đổi các chỉ số trong gây mê nội soi can thiệp Bảng 3.2. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu Số bệnh nhân; Chỉ số Tỷ lệ % Tự thở Oxy 6-10L/phút ngay trước đặt ống soi 148; 100% Thông khí áp lực dương qua chỗ nối rắc-co ống soi 148; 100% Nhịp tim tăng trên 20% so với mức nền 133; 90% Loạn nhịp tim chậm 18; 12,2% SpO2 tụt 60%-90% 127; 86% Huyết áp tăng 10-20% so mức nền 148; 100% Đặt nội khí quản thở máy dưới 60 phút sau khi soi 122; 82,4% Đặt nội khí quản thở máy trên 60 phút sau khi soi 26; 17,6% Nhận xét: Bệnh nhân được thông khí áp lực dương qua 100% bệnh nhân. Đặt nội khí quản thở máy trên 60 phút đường dẫn oxy dụng cụ soi. Nhịp tim tăng trên 133 bệnh sau khi soi có 26 bệnh nhân chiếm 17,6%. nhân chiếm 90%; Huyết áp tăng 10-20% so mức nền có 3.3. Các biến chứng khi soi thanh khí phế quản Bảng 3.3. Đặc điểm các biến chứng khi soi Số bệnh nhân; Chỉ số Tỷ lệ % Tăng xuất tiết 140; 95% Co thắt khí phế quản 7; 6% Tràn khí màng phổi, trung thất 0 Nhịp tim chậm 18; 12,2% Ngừng tim 0 Nhận xét: Tăng xuất tiết 140 bệnh nhân chiếm 95%; chiếm 10,9%. Tất cả bệnh nhi dị vật đường hô hấp đề Bệnh nhân loạn nhịp tim chậm 18 bệnh nhân chiếm được lấy dị vật an toàn, điều này cần sự phối hợp tốt gây 12,2%. Co thắt khí phế quản 7 bệnh nhân chiếm 6%. mê và kíp soi can thiệp; Viêm phổi chiếm đa số có 98 bệnh nhân chiếm 66,2%; đây là những bệnh nhân viêm phổi kéo dài hoặc bệnh lý hô hấp khó chẩn đoán vi khu- 4. BÀN LUẬN ẩn học nên cần thiết lấy bệnh phẩm nuôi cấy vi khuẩn và làm kháng sinh đồ phục vụ cho quá trình điều trị bệnh. 4.1. Đặc điểm bệnh nhân và kỹ thuật thực hiện soi thanh quản 4.1.2. Kỹ thuật thực hiện soi thanh quản 4.1.1. Đặc điểm bệnh nhân Thực hiện bởi bác sĩ gây mê và kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm gây mê nhi. Nhóm nội soi phế quản nên bao Bệnh nhân độ tuổi 12,1-60 tháng gặp 72 bệnh nhân gồm một bác sĩ và một điều dưỡng nội soi phế quản chiếm 48,6%; đây cũng là lứa tuổi bệnh nhi hiếu động thành thạo kỹ thuật. nên hay gặp tai nạn dị vật đường hô hấp có 16 bệnh nhân 262
  5. T.X. Hai et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 11, 259-266 Hình 4.1. Hình ảnh ống soi mềm và cứng, dụng cụ gắp dị vật Hình 4.2. Hệ thống Olympus và máy gây mê hỗ trợ nội soi hô hấp 4.1.3. Phương pháp vô cảm mê quá liều. Đối với gây mê toàn thân nếu nghi ngờ có bệnh lý về đường thở (ví dụ, đối với thở khò khè, hoặc Nội soi đường hô hấp ở trẻ em nên được thực hiện dưới nghi ngờ mắc bệnh thanh quản hoặc khí quản), thì nhịp gây mê toàn thân hoặc trong trường hợp nội soi phế thở tự nhiên nên được duy trì. quản ống mềm thì dưới an thần sâu nếu thích hợp [3]. Các trường hợp khác gồm nội soi phế quản qua ống mở Kinh nghiệm trong nội soi đường thở bằng ống cứng khí quản. Kiểm tra đường thở bằng nội soi ống mềm điều đặc biệt quan trọng là trẻ không được ho, gắng sức ngắn trên thanh môn ở trạng thái tỉnh táo với gây tê tại hoặc chống trả (gồng) để tránh tổn thương phế quản. chỗ và chẩn đoán nuốt. Do đó, gây mê sâu, tốt nhất là có thêm giãn cơ. Tính cấp cứu của nội soi khí quản nên được thống nhất giữa Quá trình chuyển từ an thần sâu (bệnh nhân không còn các chuyên khoa. Tai biến trong gây mê ở trẻ em không có thể được đánh thức hoàn toàn, phản xạ bảo vệ bị mất được nhịn ăn đủ thời gian hoặc chuyên môn không tối một phần) sang gây mê toàn thân diễn ra dần dần và tùy ưu phải được cân nhắc với những rủi ro khi nội soi bị tình trạng bệnh nhân. Mục tiêu gây mê, giảm đau phù trì hoãn. hợp với can thiệp, làm giảm hiệu quả các phản xạ hô hấp không mong muốn (chủ yếu là co thắt thanh quản Theo dõi liên tục SpO2, điện tâm đồ, huyết áp và EtCO2. và phế quản) và cung cấp oxy an toàn. Hơn nữa theo dõi lâm sàng chặt chẽ trong quá trình nội soi phế quản đảm bảo an toàn khi can thiệp [4]. Trong nội soi phế quản ống mềm nên duy trì nhịp thở tự nhiên khi cần thiết để đảm bảo thông khí. Tuy nhiên, khi 4.1.4. Thuốc gây mê, giảm đau, giãn cơ gây mê quá nông các biến chứng hô hấp trong quá trình nội soi phế quản có nhiều khả năng xảy ra hơn là gây Propofol là thuốc ngủ ưa dùng, tương đối an toàn cho 263
  6. T.X. Hai et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 11, 259-266 nhóm bệnh nhân nguy cơ cao, có đặc tính mê nhanh tỉnh Hình 4.3. Hình ảnh canuyn mũi nhanh, tiết kiệm về kinh tế, đã giúp gây mê tĩnh mạch được kiểm soát tốt. Do đó gây mê cho nội soi phế quản dễ dàng hơn và an toàn hơn về tổng thể [5,6]. Gây mê cân bằng với sevoflurane (hoặc các thuốc gây mê dễ bay hơi khác) cộng với opioid để nội soi khí quản cũng phù hợp. Nhược điểm là ô nhiễm môi trường trong quá trình nội soi, có thể không đáng tin cậy độ sâu của gây mê. Ketamin thích hợp khi kết hợp với propofol, để giảm đau bằng cách duy trì hơi thở tự nhiên được duy trì, có thể kết hợp với gây tê tại chỗ. Lưu ý sự tăng xuất tiết đường hô hấp và tăng cường các phản xạ để bảo vệ thanh quản [7,8]. Về nguyên tắc thì tất cả các opioids thường được sử dụng trong gây mê đều có thể được sử dụng, đó là fentanyl, sufentanil. Ngoài độ sâu gây mê, có thể bổ sung giãn cơ cho soi - Thông khí qua mask mặt: Cũng có thể đưa ống soi phế đường hô hấp với ống soi cứng, đặc biệt là để lấy dị vật, quản qua mặt nạ thông khí thông thường bằng cách sử nhằm ngăn chặn khả năng ho, sặc hoặc bảo vệ phế quản dụng qua cổng của mặt nạ nội soi phế quản chuyên dụng khi dụng cụ cứng đưa vào. [8]. Điều này có thể được sử dụng đặc biệt ở trẻ em
  7. T.X. Hai et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 11, 259-266 4.2. Thay đổi các chỉ số trong gây mê nội soi can ra và tất cả các dị vật còn sót lại đã được lấy bỏ. thiệp Khi cố gắng lấy các dị vật nhỏ hơn và thường ở xa, có - Các thủ thuật can thiệp gồm lấy dị vật nên áp dụng kỹ thể xem xét sử dụng ống soi phế quản mềm hoặc kỹ thuật soi phế quản ống cứng. Để lấy dị vật, kẹp và tất thuật kết hợp cả hai, bao gồm một ống soi phế quản cả các dụng cụ khác đưa qua ống nội soi phế quản nên nhỏ, mềm dẻo, được dẫn hướng qua một ống soi phế được kiểm soát trực tiếp. Nên bọc các dị vật mềm và dễ quản cứng. Thách thức đối với bác sĩ gây mê trong tình vỡ, ví dụ như các loại hạt, để tránh vỡ và sót lại. Khi kết huống tắc nghẽn một phần thông khí (trong trường hợp thúc thủ thuật thăm dò hoặc can thiệp nội soi phế quản nội soi mềm qua ống nội soi cứng) hoặc mất dị vật trong nào, nên thực hiện kiểm tra lần cuối tất cả các nhánh phế quá trình lấy dị vật. quản để chứng minh rằng không có tổn thương nào xảy Hình 4.5. Một số hình ảnh dị vật dưới nội soi hô hấp tại khoa GMHS - Rửa phế quản phế nang chẩn đoán và điều trị: Thực 4.3. Các biến chứng khi soi thanh khí phế quản: hiện bằng cách rửa lòng phế quản bằng dung dịch NaCl 0,9% đã làm ấm. Thể tích cho mỗi lần rửa nên vào Các nguy cơ rủi ro do thủ thuật soi và gây mê nên phải khoảng 1 ml/kg trọng lượng và không được vượt quá được giải thích cẩn thận cho tất cả các bên liên quan. 50 ml. Mỗi lần bơm vào thể tích bao nhiêu thì được hút Các nguy cơ trong gây mê có thể gặp phải [2] gồm co ra tối đa có thể. Thực hiện với mục đích duy nhất là chẩn thắt thanh quản, co thắt phế quản, ức chế hô hấp có thể đoán mầm bệnh, thì một lần rửa có thể là đủ. Phần dịch đặt nội khí quản và thông khí nhân tạo, nhịn ăn, nguy đầu tiên thường được sử dụng cho chẩn đoán vi sinh và cơ hít phải dịch dạ dày và nước bọt với nguy cơ suy hô tình trạng nhiễm trùng. hấp và tổn thương phổi, đặc biệt là không tuân thủ thời gian nhịn ăn cần thiết. - Các can thiệp khác: Sử dụng để cắt bỏ hoặc rạch u nang trên thanh môn và dưới thanh môn, nong phế quản Nguy cơ của thủ thuật soi phế quản: Nuốt khó và khàn bằng cách sử dụng ống thông mạch hoặc bóng, đặt stent giọng, tổn thương răng, cổ họng, hàm và thanh quản, cho chứng mềm và hẹp khí quản, phế quản được thực dây thanh âm và tổn thương khí quản, khó thở sau soi. hiện thông qua nội soi phế quản ống cứng, đóng lỗ rò Các biến chứng có thể xảy ra của nội soi phế quản: Tổn bằng chất kết dính bằng nội soi phế quản. thương phù nề niêm mạc của đường hô hấp trên và dưới Trước khi soi, tất cả bệnh nhi được cho tự thở oxy 6-10L/ bao gồm tắc nghẽn, chảy máu, nhiễm trùng và thủng phút ngay trước đặt ống soi, bệnh nhân được thông khí (tràn khí màng phổi, viêm trung thất), sốt. áp lực dương qua chỗ nối rắc-co ống soi. Trong khi soi, Trong quá trình gắp dị vật: Tắc nghẽn đường hô hấp do có 133 bệnh nhân chiếm 90% tăng nhịp tim tăng trên dị vật thay đổi vị trí hoặc do máu, dị vật còn sót lại, có 20% so với mức nền. Tất cả bệnh nhân tăng huyết áp thể phải nội soi lại nhiều lần. lên trên 20% so với mức nền, điều này cho thấy bệnh nhân đang ở mức độ mê vừa phải, cần cho ngủ sâu hơn Các tác dụng không mong muốn gồm tăng xuất tiết, để đảm bảo an toàn. co thắt khí phế quản có 7 chiếm 6%. Bệnh nhân loạn nhịp tim chậm 18 bệnh nhân chiếm 12,2%; nhịp chậm Sau khi soi, có 122 bệnh nhân chiếm 82,4% cần đặt nội thường gặp ở bệnh nhân tụt SpO2 xuống thấp, sau khi khí quản thở máy dưới 60 phút sau khi soi và 26 bệnh xử trí thông khí oxy 100% áp lực cao qua đường dẫn nhân chiếm 17,6% phải đặt nội khí quản và chuyển đơn khí ở dụng cụ soi, SpO2 lên về bình thường thì nhịp tim vị hồi sức thở máy trên 60 phút sau khi soi. 265
  8. T.X. Hai et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 11, 259-266 phục hồi về bình thường. Không có bệnh nhân ngừng [3] Schramm D, Freitag N, Nicolai T et al., Pediat- tim. ric Airway Endoscopy: Recommendations of the Society for Pediatric Pneumology. Respiration, 2021;100(11):1128-1145. 5. KẾT LUẬN [4] Zhang J, Wang Y, Li B et al., Remifentail in- fusion for paediatric bronchoscopic foreign Qua nghiên cứu 148 bệnh nhân trẻ em có chỉ định soi body removal: Comparison of sevoflurane with khí phế quản trẻ em tại bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, propofol for anaesthesia supplementation for chúng tôi kết luận: bronchoscope insertion. Anaesth Intensive Care, - 100% trẻ được gây mê đủ sâu, kiểm soát tốt đường 2010;38(5):905-910. thở, thủ thuật soi thăm dò, chẩn đoán và can thiệp diễn [5] Hasan RA, Reddy R, Sedation with propofol for ra thuận lợi. Nội soi đường hô hấp ở trẻ em cần gây flexible bronchoscopy in children. Pediatr Pulm- mê toàn thân đủ sâu, gây tê bề mặt miệng, họng bằng onol, 2009;44(4):373-378. lidocain; [6] Lerman J, Jöhr M, Inhalational anesthesia vs to- tal intravenous anesthesia (TIVA) for pediatric - Quá trình thực hiện thủ thuật có nguy cơ tụt SpO2 anesthesia. Paediatr Anaesth, 2009;19(5):521- (86% bệnh nhân); nguy cơ cao co thắt khí phế quản; 534. thừa CO2 hay có thể gây thủng phế quản gây tràn khí [7] Oberer C, von Ungern-Sternberg BS, Frei FJ et trung thất. Cần có kíp gây mê thành thạo và các phương al., Respiratory reflex responses of the larynx dif- tiện cấp cứu khác đầy đủ nhất. fer between sevoflurane and propofol in pediat- ric patients. Anesthesiology, 2005;103(6):1142- 1148. [8] Niggemann B, Haack M, Machotta A, How to TÀI LIỆU THAM KHẢO: enter the pediatric airway for bronchoscopy. Pe- [1] Field-Ridley A, Sethi V, Murthi S et al., Utility diatrics International, 2004; 46(2):117-121. of flexible fiberoptic bronchoscopy for critically ill pediatric patients: A systematic review. World J Crit Care Med, 2015;4(1):77-88. [2] de Blic J, Marchac V, Scheinmann P, Complica- tions of flexible bronchoscopy in children: Pro- spective study of 1,328 procedures. Eur Respir J, 2002;20(5):1271-1276. 266
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2