Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
TỶ LỆ PHẾT TẾ BÀO CỔ TỬ CUNG BẤT THƯỜNG <br />
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở PHỤ NỮ 18‐60 TUỔI <br />
TẠI HUYỆN KHÁNH VĨNH – TỈNH KHÁNH HÒA <br />
Trần Thị Liên Hương*, Lê Hồng Cẩm** <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mở đầu: Phết tế bào cổ tử cunglà một xét nghiệm thường quy, được sử dụng để phát hiện sớm những biến <br />
đổi bất thường ở cổ tử cung trước khi những tế bào này chuyển thành tế bào ung thư. Mặc dù tầm soát ung thư <br />
cổ tử cung bằng phết tế bào cổ tử cung đã được đưa vào chương trình khám phụ khoa định kỳ tại địa phương <br />
nhưng số phụ nữ tham gia tầm soát ung thư cổ tử cung còn rất thấp. <br />
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ phết tế bào cổ tử cung bất thường ở phụ nữ huyện Khánh Vĩnh – tỉnh Khánh Hòa <br />
trong độ tuổi từ 18 đến 60 và khảo sát mối liên quan giữa tuổi, tuổi quan hệ tình dục lần đầu, tình trạng kinh tế <br />
xã hội và tiền căn sản phụ khoa với phết tế bào cổ tử cung bất thường. <br />
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành ở những phụ nữ có gia đình từ tháng 3 <br />
đến tháng 5/2011 tại huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa. Có 1.176 phụ nữ được khám phụ khoa và làm phết tế <br />
bào cổ tử cung với que Spatula d’Ayre. Tiêu bản phết tế bào cổ tử cung được gửi về khoa Giải phẫu bệnh, bệnh <br />
viện Hùng Vương, nhuộm theo phương pháp Papanicolaou, đọc và phân loại kết quả theo hệ thống Bethesda. <br />
Kết quả: Tỷ lệ phết tế bào cổ tử cung bất thường là 0,2% với 1 trường hợp ASC‐H và 1 trường hợp LSIL. <br />
Kết luận: Tỷ lệ phết tế bào cổ tử cung bất thường thấp, không xác định được mối liên quan giữa tuổi, tuổi <br />
quan hệ tình dục lần đầu, tình trạng kinh tế xã hội và tiền căn sản phụ khoa với tỷ lệ phết tế bào cổ tử cung bất <br />
thường vì số lượng mẫu phết bất thường thu được chỉ có 2 trường hợp. Cần nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn. <br />
Từ khóa: phết tế bào cổ tử cung bất thường <br />
<br />
ABSTRACT <br />
THE PREVALENCE OF ABNORMAL PAP SMEARS AND ASSOCIATED FACTORS <br />
AMONG WOMEN AGED 18‐60 IN KHANH VINH – KHANH HOA PROVINCE <br />
Tran Thi Lien Huong, Le Hong Cam <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 1 ‐ 7 <br />
Background: Pap smear is a cytologic screening test used to detect early precancerous changes of the cervix <br />
so that these conditions can be managed or treated to prevent disease progression due to invasive cancer. <br />
Although cervical cancer screening with cytology smear is implemented in gynecological routine examinations, <br />
the number of women attending this procedure is still low. <br />
Objectives: To determine the prevalence of abnormal pap smears among women aged 18 ‐ 60 in Khanh <br />
Vinh, Khanh Hoa and the relationship between age, age of first sex, socioeconomic status, history of obstetrics and <br />
gynecology and abnormal pap smears. <br />
Methods: Across‐sectional study was conducted among married women from March to May, 2011 in <br />
Khanh Vinh, Khanh Hoa Province. There were1176 participating women who were vaginal examined and taken <br />
papsmear with dʹAyre Spatula. Papsmear templates were sent to the Pathology Department of Hung Vuong <br />
Hospital, stained with Papanicolaou method, read and sorted according to Bethesda system. <br />
<br />
* Bệnh viện Từ Dũ <br />
** Bộ môn Phụ Sản Đại học Y Dược TP HCM <br />
Tác giả liên lạc. PGS Lê Hồng Cẩm <br />
ĐT: 0913 645517 Email: lehongcam61@yahoo.com <br />
<br />
Sản Phụ Khoa<br />
<br />
1<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
Results: The prevalence of abnormal cervical cytology smears is 0.2%, including 1 case of ASC‐H and 1 <br />
case of LSIL. <br />
Conclusions: The prevalence of abnormal Pap test in women aged 18‐60 in Khanh Vinh, Khanh Hoa is low. <br />
No relationship between age, age of first sex, socioeconomic status, history of obstetrics and gynecology and <br />
abnormal cervical cytology smears was found due to small number of abnormal cases. <br />
Key words: abnormal cervical cytology smear <br />
<br />
MỞ ĐẦU <br />
Trên thế giới, ung thư cổ tử cung đứng hàng <br />
thứ 2 trong các loại ung thư ở phụ nữ và là <br />
nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các <br />
bệnh lý phụ khoa ác tính. Tuy nhiên, ung thư cổ <br />
tử cung có thể phòng ngừa được vì có thời gian <br />
tiền ung thư kéo dài, chương trình tầm soát sẵn <br />
có và các biện pháp điều trị tổn thương tiền ung <br />
thư khá hiệu quả. Có nhiều phương pháp tầm <br />
soát ung thư cổ tử cung, trong số đó có xét <br />
nghiệm phết tế bào cổ tử cung (PTBCTC)(2). <br />
PTBCTC là một xét nghiệm thường quy, <br />
được sử dụng để phát hiện sớm những biến đổi <br />
bất thường ở cổ tử cung trước khi những tế bào <br />
này chuyển thành tế bào ung thư(7). Đây là <br />
phương pháp được lựa chọn trong bước đầu <br />
tầm soát với ưu thế đơn giản, dễ thực hiện, rẻ <br />
tiền, hiệu quả, phù hợp với kinh tế các nước <br />
đang phát triển. <br />
Huyện Khánh Vĩnh thuộc tỉnh Khánh Hòa <br />
là một huyện vùng sâu vùng xa với đa số đồng <br />
bào là người dân tộc thiểu số (74,6%). Chương <br />
trình tầm soát ung thư cổ tử cung bằng <br />
PTBCTC đã được triển khai tại địa phương <br />
cách nay 4 năm, nhưng chỉ tập trung tại một số <br />
xã. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác <br />
định tỷ lệ PTBCTC bất thường ở phụ nữ tại địa <br />
phương này. <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện từ <br />
tháng 3 đến tháng 5 năm 2011 tại huyện Khánh <br />
Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa. <br />
Có 1176 phụ nữ được chọn vào nghiên cứu <br />
theo phương pháp chọn mẫu cụm xác suất tỉ lệ <br />
theo cỡ (PPS). Đã loại khỏi nghiên cứu những <br />
phụ nữ đang mang thai, có quan hệ tình dục, <br />
<br />
2<br />
<br />
thụt rửa âm đạo, đặt thuốc âm đạo trong vòng <br />
24 giờ trước đó, đang ra huyết âm đạo, viêm <br />
nhiễm đường sinh dục cấp, có bệnh lý cấp cứu <br />
sản phụ khoa hoặc đã mổ cắt tử cung hoàn toàn, <br />
không đồng ý tham gia nghiên cứu. Sau khi ký <br />
vào bảng đồng thuận tham gia nghiên cứu, đối <br />
tượng nghiên cứu được phỏng vấn và khám <br />
phụ khoa, lấy mẫu PTBCTC theo phương pháp <br />
cổ điển. Bệnh phẩm được cố định ngay và gửi <br />
về khoa Giải phẫu bệnh, bệnh viện Hùng Vương <br />
để được nhuộm theo phương pháp <br />
Papanicolaou, đọc và phân loại kết quả theo hệ <br />
thống Bethesda. Những trường hợp kết quả <br />
phết tế bào tử cung bất thường sẽ được báo lại <br />
cho địa phương và mời đối tượng đến bệnh viện <br />
tỉnh để khám và điều trị tiếp. <br />
Phân phối tần suất của các biến số định danh và <br />
biến số thứ tự, các biến số định lượng sẽ được <br />
trình bày bằng trung bình và độ lệch chuẩn <br />
trong kết quả mô tả đặc điểm dân số nghiên cứu <br />
và kết quả PTBCTC bất thường. Sử dụng <br />
phương pháp phân tích đơn biến để phát hiện <br />
mối liên quan giữa các biến độc lập với PTBCTC <br />
bất thường. Kiểm định bằng phép kiểm Chi bình <br />
phương (2) và Fisher nếu n 2<br />
468<br />
39,8<br />
1<br />
1078<br />
91,7<br />
Số bạn tình của đối<br />
tượng nghiên cứu<br />
>1<br />
98<br />
8,3<br />
(n=1176)<br />
1<br />
444<br />
37,7<br />
Số bạn tình của<br />
>1<br />
208<br />
17,7<br />
chồng đối tượng<br />
nghiên cứu<br />
Không biết<br />
495<br />
42,1<br />
(n=1176)<br />
Không có ý kiến<br />
29<br />
2,5<br />
Có<br />
940<br />
79,9<br />
6 – 12 tháng/lần<br />
434<br />
36,9<br />
Từng khám phụ<br />
≥<br />
2<br />
năm/lần<br />
hoặc<br />
khoa (n=1176)<br />
506<br />
43,0<br />
có vấn đề<br />
Không<br />
236<br />
20,1<br />
Trạm y tế xã<br />
767<br />
81,6<br />
Bệnh viện huyện<br />
48<br />
5,1<br />
Địa điểm khám phụ<br />
Bệnh viện tuyến<br />
khoa (n=940)<br />
89<br />
9,5<br />
trên<br />
Phòng khám tư<br />
36<br />
3,8<br />
Có<br />
390<br />
33,1<br />
PTBCTC gần nhất<br />
125<br />
10,6<br />
≤ 1 năm<br />
Từng được làm<br />
PTBCTC (n=1176) PTBCTC gần nhất<br />
265<br />
22,5<br />
> 1 năm<br />
Không<br />
786<br />
66,9<br />
Bình thường<br />
390<br />
100<br />
Kết quả PTBCTC<br />
từng làm (n=390)<br />
Bất thường<br />
0<br />
0<br />
<br />
Đặc điểm<br />
Tần số Tỷ lệ (%)<br />
18 – 25<br />
285<br />
24,2<br />
26 – 35<br />
446<br />
37,9<br />
Nhóm tuổi (n = 1176)<br />
36 – 45<br />
270<br />
23,0<br />
46 – 60<br />
175<br />
14,9<br />
Kinh<br />
395<br />
33,6<br />
Thiểu số<br />
781<br />
66,4<br />
Raglay<br />
526<br />
44,7<br />
Ê đê<br />
99<br />
8,4<br />
Dân tộc (n = 1176)<br />
T’rin<br />
51<br />
4,3<br />
Nùng<br />
49<br />
4,2<br />
Tày<br />
48<br />
4,1<br />
Khác<br />
8<br />
0,7<br />
Trí thức<br />
111<br />
9,4<br />
Công nhân<br />
37<br />
3,2<br />
Nghề nghiệp<br />
Buôn bán<br />
45<br />
3,8<br />
(n = 1176)<br />
Nội trợ<br />
102<br />
8,7<br />
Làm ruộng<br />
881<br />
74,9<br />
Mù chữ<br />
275<br />
23,4<br />
Cấp 1<br />
331<br />
28,1<br />
Cấp 2<br />
349<br />
29,7<br />
Học vấn (n = 1176)<br />
Cấp 3<br />
143<br />
12,2<br />
Cao đẳng, đại<br />
78<br />
6,6<br />
học, sau đại học<br />
Hút thuốc (n = 1176)<br />
Có<br />
164<br />
13,9<br />
Không<br />
1012<br />
86,1<br />
Có<br />
11<br />
0,9<br />
Tiền căn gia đình mắc<br />
ung thư cổ tử cung<br />
Không<br />
1165<br />
99,1<br />
(n=1176)<br />
<br />
Tuổi quan hệ tình dục lần đầu trong mẫu <br />
nghiên cứu thấp nhất là 14 và cao nhất là 39, giá <br />
trị trung bình là 20,2 ± 3,8. <br />
87 phụ nữ có tiền căn ra huyết âm đạo sau <br />
giao hợp, chiếm tỷ lệ 7,4%. <br />
Số lần sanh trung bình: 2,6 ± 1,7. Người sanh <br />
nhiều nhất là 12 lần. 468 phụ nữ sanh trên 2 lần, <br />
chiếm tỷ lệ 39,8%. <br />
Số bạn tình của đối tượng nghiên cứu nhiều <br />
nhất là 5 người. 8,3% phụ nữ trong mẫu nghiên <br />
cứu có từ 2 bạn tình trở lên. <br />
79,9% số phụ nữ trong mẫu nghiên cứu đã <br />
từng khám phụ khoa. 434 phụ nữ khám phụ <br />
khoa định kỳ 6‐12 tháng/lần, chiếm tỷ lệ <br />
<br />
Sản Phụ Khoa<br />
<br />
Có 390 phụ nữ từng được làm PTBCTC, <br />
chiếm tỷ lệ 33,1% và tất cả đều có kết quả bình <br />
thường. Trong số này, đa số phụ nữ có lần làm <br />
PTBCTC cuối cùng cách đây hơn 1 năm (22,5%). <br />
66,9% chưa từng được làm PTBCTC. <br />
<br />
3<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Bảng 3. Đặc điểm lâm sàng cổ tử cung <br />
Đặc điểm lâm sàng cổ tử cung<br />
<br />
Tần số<br />
(n=1176)<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
Bình thường (trơn láng)<br />
<br />
758<br />
<br />
64,5<br />
<br />
Có tổn thương<br />
<br />
418<br />
<br />
35,5<br />
<br />
Lộ tuyến CTC<br />
<br />
401<br />
<br />
34,1<br />
<br />
Polype CTC<br />
<br />
6<br />
<br />
0,5<br />
<br />
Khác (CTC sùi, loét, chảy máu)<br />
<br />
11<br />
<br />
0,9<br />
<br />
Tỷ lệ phụ nữ có cổ tử cung trơn láng trong <br />
nghiên cứu (64,5%) cao hơn tỷ lệ phụ nữ có cổ tử <br />
cung có tổn thương (35,5%). <br />
Bảng 4. Kết quả PTBCTC <br />
Tần số<br />
(n=1176)<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
Âm tính đối với tổn thương tân sinh<br />
trong biểu mô CTC và tổn thương<br />
ác tính<br />
<br />
1174<br />
<br />
99,8<br />
<br />
Bình thường<br />
<br />
189<br />
<br />
16,1<br />
<br />
Biến đổi tế bào do viêm<br />
<br />
954<br />
<br />
81,1<br />
<br />
Teo đét<br />
<br />
11<br />
<br />
2,6<br />
<br />
Bất thường tế bào biểu mô CTC<br />
<br />
2<br />
<br />
0,2<br />
<br />
ASC-H<br />
<br />
1<br />
<br />
0,1<br />
<br />
LSIL<br />
<br />
1<br />
<br />
0,1<br />
<br />
Kết quả PTBCTC<br />
<br />
Tỷ lệ PTBCTC bất thường là 0,2%. Có 1 <br />
trường hợp ASC‐H và 1 trường hợp LSIL, mỗi <br />
trường hợp chiếm tỷ lệ 0,1%. <br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
Nghiên cứu được thực hiện trên 1176 phụ <br />
nữ. Kết quả có 2 trường hợp PTBCTC bất <br />
thường, chiếm tỷ lệ 0,2%, trong đó có 1 trường <br />
hợp ASC‐H và 1 trường hợp LSIL. Số lượng quá <br />
nhỏ nên không thể thực hiện thống kê phân tích <br />
và đưa ra kết luận về mối liên quan giữa một số <br />
yếu tố và tỷ lệ PTBCTC bất thường. <br />
<br />
Về đặc điểm của đối tượng nghiên cứu <br />
Trong mẫu nghiên cứu, phụ nữ có độ tuổi <br />
thấp nhất là 18, cao nhất là 60. Tuổi trung bình là <br />
33,8 ± 9,9, nhỏ hơn so với tuổi trung bình trong <br />
nghiên cứu của Lê Thị Kim Tuyến tại huyện <br />
Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh là 38,7 (p > <br />
0,05)(6). Nhóm tuổi 26‐35 chiếm tỷ lệ 37,9%, phù <br />
hợp với nghiên cứu của Phạm Thị Ngọc Xuân <br />
(35,8%)(11). Tuy nhiên, trong nghiên cứu của tác <br />
<br />
4<br />
<br />
giả này, nhóm tuổi 35 – 45 chiếm tỷ lệ cao nhất <br />
(40,2%) trong khi nhóm tuổi này trong nghiên <br />
cứu của chúng tôi chỉ chiếm 23,0%. Lê Thị Kim <br />
Tuyến cũng ghi nhận phụ nữ trong nhóm tuổi <br />
36‐45 tham gia nghiên cứu đông nhất (32,2%). <br />
Tỷ lệ phụ nữ trên 45 tuổi được chúng tôi ghi <br />
nhận (14,9%) phù hợp với Phạm Thị Ngọc Xuân <br />
(14,6%) nhưng thấp hơn so với Lê Thị Kim <br />
Tuyến (27,7%). Có lẽ vì thế kết quả phết tế bào <br />
bất thường của chúng tôi thấp hơn các tác giả <br />
trên do ung thư cổ tử cung thường gặp ở phụ nữ <br />
lớn tuổi. <br />
Về thành phần dân tộc, trong nghiên cứu <br />
này, phụ nữ dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 66,4%, <br />
cao hơn dân tộc Kinh (33,6%). Trong đó, phụ nữ <br />
dân tộc Raglay chiếm đa số (44,7%). Các thành <br />
phần dân tộc thiểu số khác chỉ chiếm tỷ lệ dưới <br />
10%. Phân bố thành phần dân tộc trong mẫu <br />
nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với <br />
phân bố dân tộc chung của huyện Khánh Vĩnh <br />
với 74,6% là đồng bào dân tộc thiểu số. <br />
Về nghề nghiệp, tỷ lệ phụ nữ làm ruộng là <br />
cao nhất trong mẫu nghiên cứu (74,9%), phù <br />
hợp với phân bố thành phần nghề nghiệp tại <br />
huyện Khánh Vĩnh với đa số là làm ruộng, tỷ lệ <br />
phụ nữ nội trợ thấp (8,7%), tỷ lệ trí thức là 9,4%. <br />
Nghiên cứu của chúng tôi cũng có điểm tương <br />
đồng về thành phần nghề nghiệp với nghiên <br />
cứu của Phạm Thị Ngọc Xuân tại các xã vùng <br />
sâu huyện Thủ Thừa, Long An, có lẽ do 2 địa <br />
điểm nghiên cứu có cùng đặc điểm địa lý, đều là <br />
vùng sâu vùng xa, nơi điều kiện kinh tế còn thấp <br />
và nông lâm nghiệp vẫn là nền tảng. Trong <br />
nghiên cứu này, tỷ lệ phụ nữ làm ruộng là <br />
88,5%, nội trợ chiếm 10,4% và chỉ có 1,1% là <br />
công nhân viên(11). So với nghiên cứu của Lê Thị <br />
Kim Tuyến(6) tại huyện Bình Chánh thành phố <br />
Hồ Chí Minh với tỷ lệ nông dân là 14,5% trong <br />
khi phụ nữ nội trợ chiếm tỷ lệ khá cao (45,2%), <br />
thành phần phụ nữ làm ruộng trong nghiên cứu <br />
của chúng tôi thấp hơn. Có lẽ do Bình Chánh <br />
tuy trước đây là vùng đất nông nghiệp nhưng <br />
trong thời gian trở lại đây, quá trình đô thị hóa <br />
đã tiến nhanh làm diện tích đất nông nghiệp <br />
<br />
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
giảm dần và phụ nữ tại đây không còn gắn bó <br />
nhiều với công việc đồng áng. Trong khi đó <br />
Khánh Vĩnh vẫn là một huyện miền núi thuần <br />
nông, biểu hiện đô thị hóa tại đây vẫn còn ít và <br />
hạn hẹp nên số lượng phụ nữ làm nông nghiệp <br />
tại đây chiếm đa số cũng là điều dễ hiểu. <br />
Nhóm phụ nữ có trình độ học vấn cấp 1, 2 <br />
trong nghiên cứu chiếm tỷ lệ 67,8%. Nhóm phụ <br />
nữ có trình độ cao đẳng, đại học, sau đại học chỉ <br />
chiếm 6,6%. Đặc biệt, tỷ lệ phụ nữ mù chữ trong <br />
nghiên cứu khá cao (23,4%). So với nghiên cứu <br />
của tác giả Huỳnh Văn Nhàn(4) tại Bù Đăng, Bình <br />
Phước với 14,6% phụ nữ mù chữ thì tỷ lệ của <br />
chúng tôi cao hơn nhưng không có ý nghĩa <br />
thống kê (p > 0,05). Với nghiên cứu của Phạm <br />
Thị Ngọc Xuân(11) (15% phụ nữ mù chữ) thì sự <br />
khác biệt so với nghiên cứu của chúng tôi cũng <br />
không có ý nghĩa (p > 0,05). Tỷ lệ mù chữ và cấp <br />
1 được chúng tôi ghi nhận là 51,5%, tương đồng <br />
với kết quả của Lê Thị Kim Tuyến (45,7%)(6). Học <br />
vấn thấp, nghề nghiệp sẽ ảnh hưởng đến thu <br />
nhập kinh tế, từ đó người phụ nữ sẽ ít có hội <br />
được chăm sóc y tế. <br />
<br />
Về kết quả PTBCTC bất thường <br />
Hai trường hợp PTBCTC bất thường là ở 2 <br />
phụ nữ 37 và 38 tuổi, dân tộc Raglay và Tày, <br />
trình độ học vấn cấp 1 và 2, đều làm ruộng, từng <br />
khám phụ khoa nhưng chưa được làm PTBCTC. <br />
Như vậy nếu chỉ khám phụ khoa đơn thuần <br />
không được làm PTBCTC sẽ bỏ sót những <br />
trường hợp tiền ung thư vì trong giai đoạn này <br />
bệnh chưa có triệu chứng lâm sàng. Vì vậy thực <br />
hiện PTBCTC trong khám phụ khoa là hết sức <br />
cần thiết. <br />
So sánh kết quả PTBCTC trong nghiên cứu <br />
của chúng tôi và các nghiên cứu khác trong <br />
nước cho thấy tỷ lệ PTBCTC bất thường chúng <br />
tôi ghi nhận tại huyện Khánh Vĩnh đều thấp <br />
hơn so với các tác giả khác. Cụ thể, tỷ lệ <br />
PTBCTC bất thường trong nghiên cứu này <br />
thấp hơn có ý nghĩa thống kê (p