Kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trung học phổ thông
lượt xem 1
download
Bài viết Kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trung học phổ thông trình bày đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh (HS) trung học phổ thông; Giải pháp để kiểm tra đánh giá phát huy tính tích cực của HS THPT; Bước đầu thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS THPT.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trung học phổ thông
- Hội thảo “Kiểm tra đánh giá để phát huy tính tích cực của học sinh ở bậc trung học” KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TS. Nguyễn Phú Tuấn Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục 1. Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh (HS) trung học phổ thông (THPT) Đánh giá là một khâu quan trọng trong quá trình giáo dục. Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập và xử lý thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của HS, về tác động và nguyên nhân của tình hình đó nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên (GV) và nhà trường, cho bản thân HS để họ học tập ngày một tiến bộ hơn. Phương tiện và hình thức của đánh giá kết quả học tập của HS là kiểm tra. Trong kiểm tra người ta xác định trước các tiêu chí và không thay đổi chúng trong quá trình kiểm tra. Như vậy kiểm tra là một khâu của quá trình đánh giá. Trong quá trình đổi mới giáo dục nói chung, đổi mới giáo dục THPT nói riêng, mục tiêu, nội dung giáo dục đã được đổi mới đáp ứng nhu cầu mới của nền kinh tế - xã hội đang phát triển. Việc đổi mới phương pháp dạy học được chú trọng và xem như một đột phá quan trọng của quá trình đổi mới giáo dục nhằm đáp ứng những yêu cầu mới của mục tiêu giáo dục. Chỉ có đổi mới phương pháp dạy học mới có thể tạo được sự đổi mới thực sự trong giáo dục, mới có thể đào tạo lớp người năng động, sáng tạo. Để đáp ứng những yêu cầu mới của mục tiêu giáo dục, việc kiểm tra đánh giá cũng phải đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực của HS nhằm phát triển trí thông minh sáng tạo của HS, khuyến khích vận dụng linh hoạt kiến thức, kỹ năng đã học vào những tình huống thực tế, làm bộc lộ những cảm xúc, thái độ của HS trước những vấn đề đặt ra của đời sống cá nhân, gia đình và cộng đồng. 2. Giải pháp để kiểm tra đánh giá phát huy tính tích cực của HS THPT Kiểm tra đánh giá nhằm mục đích làm rõ mức độ hoàn thành mục tiêu dạy học, phát hiện nguyên nhân, để điều chỉnh quá trình dạy học. Giúp GV nắm được trình độ học lực của HS từ đó có biện pháp giúp đỡ HS yếu, bồi dưỡng HS khá, giúp GV có cơ sở thực tế để đổi mới phương pháp dạy học tự điều chỉnh hoàn thiện hoạt động dạy học. Giúp HS biết được khả năng học tập so với mục tiêu của chương trình, tìm được nguyên nhân những sai sót để điều chỉnh hoạt động học 30 (138)
- Hội thảo “Kiểm tra đánh giá để phát huy tính tích cực của học sinh ở bậc trung học” tập. Kiểm tra đánh giá còn giúp cho công tác quản lý giáo dục, giúp cho cha mẹ và cộng đồng thấy được kết quả dạy học. Để đạt được những mục tiêu và với những ý nghĩa của kiểm tra đánh giá như vậy trong dạy học thường có những hình thức để kiểm tra đánh giá như: kiểm tra bằng bài tập, bằng câu hỏi, bằng đánh giá quan sát, bằng đánh giá của thầy, đánh giá của trò; bằng các hình thức trắc nghiệm tự luận (TNTL), trắc nghiệm khách quan (TNKQ). Trong dạy học ở trường THPT của nước ta hiện nay thường mới tập trung đánh giá từ phía thày giáo với hình thức chủ yếu là các bài kiểm tra và các câu hỏi tự luận nhằm kiểm tra đánh giá những tri thức về môn học của HS. Với cách kiểm tra đánh giá như vậy thì các yêu cầu của kiểm tra đánh giá như: Khách quan, chính xác; toàn diện, hệ thống ... chưa được bảo đảm; chưa tạo điều kiện phát triển của năng lực tư duy, năng động, sáng tạo, năng lực hành động, khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống xảy ra trong thực tế cuộc sống ; chưa tạo cho HS tham gia tích cực vào quá trình tự kiểm tra đánh giá. Để việc kiểm tra đánh giá thực sự phát huy tính tích cực của HS THPT trong giai đoạn hiện nay cần. 2.1. Tổ chức thực hiện có hiệu quả phương pháp dạy học tích cực trong trường THPT Đặc trưng là: dạy học thông qua các hoạt động học tập của HS; chú trọng rèn luyện phương pháp tự học, tự làm việc; tăng cường hoạt động học tập cá nhân tự lực của HS phối hợp với học tập hợp tác; kết hợp hài hòa việc đánh giá kiểm tra của thầy với tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau của HS, nhóm HS. Trong tổ chức dạy học ở nhà trường, lớp học là một đơn vị tập thể cơ sở, là môi trường giao tiếp thầy - trò, trò - trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập. Thông qua các hoạt động tập thể, qua thảo luận, tranh luận trong tập thể ý kiến của mỗi cá nhân được bộc lộ, được khẳng định hay bị bác bỏ, qua đó người học vận dụng được vốn hiểu biết của thầy, của bạn, qua đó mà trưởng thành dần lên. Trong đổi mới giáo dục, phương pháp dạy học tích cực yêu cầu GV trong hoạt động kiểm tra đánh giá phải hướng dẫn HS phát triển kỹ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học. Tạo điều kiện để HS được tham gia đánh giá lẫn nhau. Tự đánh giá đúng và kịp thời điều chỉnh hoạt động cho phù hợp là năng lực rất cần cho cuộc sống của con người có năng lực tự lập cao và sống hòa nhập trong cộng đồng. 31 (138)
- Hội thảo “Kiểm tra đánh giá để phát huy tính tích cực của học sinh ở bậc trung học” Theo hướng phát huy tính tích cực của HS, thì việc kiểm tra đánh giá không thể chỉ dừng lại ở yêu cầu tái hiện kiến thức, lặp lại kỹ năng đã học mà phải khuyến khích trí thông minh, óc sáng tạo, khả năng vận dụng những kiến thức trong nhà trường để giải quyết những tình huống trong thực tế cuộc sống. 2.2. Đa dạng hóa hình thức và nội dung kiểm tra đánh giá Có thể nói khiếm khuyết lớn nhất của hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS trong nhà trường của ta thời gian qua là khá đơn điệu về hình thức (chỉ kiểm tra trong giờ học bằng các câu hỏi hoặc bài tập tự luận), chưa toàn diện về nội dung (chỉ chú trọng kiểm tra tái hiện kiến thức, ít kiểm tra vận dụng, sáng tạo, thực hành ...). Để thúc đẩy tính tích cực trong dạy học, hoạt động kiểm tra đánh giá có vai trò là một động lực quan trọng. Cần có sự đổi mới mạnh mẽ từ cách quản lý, chỉ đạo đến các hoạt động kiểm tra đánh giá thường nhật của thầy trò trên cả hai phương diện nội dung và hình thức. TNKQ còn ít được sử dụng trong kiểm tra đánh giá ở nhà trường, cần được triển khai sử dụng rộng rãi. Hãy so sánh sơ lược về ưu nhược điểm của hai hình thức trắc TNKQ và TNTL. Trắc nghiệm khách quan Trắc nghiệm tự luận (1) (2) (3) Ưu điểm: Nhược điểm: Bài kiểm tra (KT) có rất nhiều câu hỏi nên có thể Bài KT chỉ có một số câu hỏi nên chỉ có thể 1 KT được một cách hệ thống và toàn diện kiến kiểm tra được một phần kiến thức và kỹ năng thức, kỹ năng của học sinh (HS), tránh được dạy của HS, dễ gây hiện tượng dạy tủ, học tủ. tủ, học tủ. 2 Có thể kiểm tra đánh giá trên diện rộng trong Mất nhiều thời gian để tiến hành kiểm tra trên một không gian ngắn. diện rộng. 3 Chấm bài nhanh, chính xác, khách quan. Chấm bài mất nhiều thời gian khó chính xác và khách quan 4 Tạo điều kiện để HS tự đánh giá kết quả học tập HS khó có thể tự đánh giá chính xác kết quả học của mình một cách chính xác. tập của mình. 5 Sự phân phối điểm trên diện rộng, nên có thể Sự phân phối điểm trên diện hẹp, nên khó có thể phân biệt rõ ràng trình độ HS. phân biệt được rõ ràng trình độ HS. 6 Có thể sử dụng các phương tiện hiện đại trong Không sử dụng được phương tiện hiện đại trong chấm bài và phân tích kết quả kiểm tra của HS. chấm bài và phân tích kết quả học tập của HS. Nhược điểm: Ưu điểm: 1 Không hoặc rất khó đánh giá khả năng diễn đạt, Có thể đánh giá được khả năng diễn đạt, sử sử dụng ngôn ngữ của HS. dụng ngôn ngữ của HS. 2 Không góp phần cho việc rèn luyện khả năng Góp phần rèn luyện cho HS khả năng trình bày, trình bày, diễn đạt ý kiến của HS. diễn đạt ý kiến của mình. 3 Chỉ giới hạn sự suy nghĩ của HS trong một phạm Có điều kiện để HS bộc lộ khả năng sáng tạo, do vi xác định, do đó hạn chế việc đánh giá khả đó có điều kiện để đánh giá khả năng sáng tạo năng sáng tạo của HS. của HS. 4 Biên soạn khó, tốn nhiều thời gian. Biên soạn không khó, tốn ít thời gian. 32 (138)
- Hội thảo “Kiểm tra đánh giá để phát huy tính tích cực của học sinh ở bậc trung học” Có thể thấy, ưu điểm của TNKQ lại là nhược điểm của TNTL. Vì vậy không nên chỉ dùng một loại nào, mà phải kết hợp hợp lý giữa hai hình thức TNKQ và TNTL trong dạy học. 3. Bước đầu thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS THPT Trong việc chỉ đạo thực hiện đổi mới giáo dục ở THPT, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã rất chú trọng đến chỉ đạo đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS. Từ các khâu xây dựng kế hoạch giáo dục, xây dựng chương trình của môn học, biên soạn sách giáo khoa, việc đổi mới kiểm tra đánh giá đã được quán triệt và có những yêu cầu thực hiện cụ thể. Bộ đã chỉ đạo trong việc bồi dưỡng giáo viên THPT về tiếp thu chương trình và sách giáo khoa mới những nội dung về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá là những nội dung bắt buộc. Bộ cũng đã mở lớp bồi dưỡng chuyên đề về đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS THPT. Về thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng cũng đang có những đổi mới. Nhưng trong thực tế, việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động người học mới là những bước đầu tiên, còn mới dừng ở thí điểm, ở những tiết dạy minh họa, thao diễn. Hình thức TNKQ mới bước đầu được triển khai trong các trường THPT thực hiện thí điểm phân ban, khi thực hiện các trường và giáo viên gặp không ít khó khăn. Việc ra đề kiểm tra có sử dụng TNKQ còn rất khó khăn đối với GV, về kỹ năng ra câu hỏi TNKQ, về thời gian, về kinh phí (giấy, photo cho HS) ... song GV rất hào hứng và khắc phục nhiều khó khăn để thực hiện. Trong việc thực hiện đại trà phân ban THPT, để hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập thực sự phát huy tính tích cực của học sinh, cần có những hoạt động đồng bộ trong đổi mới quản lý giáo dục, trong bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên và cán bộ quản lý trường học; cải thiện về cơ sở vật chất trường học; nghiên cứu thay đổi định mức GV và định mức lao động của GV cho phù hợp. Tài liệu tham khảo 1. PGS.TS Trần Kiền: Về đổi mới giáo dục THPT 2. Bob Elliott: Xây dựng khung đánh giá kết quả học tập của HS THPT (tài liệu hội thảo) 33 (138)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Kiểm tra đánh giá kết quả học tập ở tiểu học: Phần 2 - Vũ Thị Phương Anh, Hoàng Thị Tuyết
102 p | 1012 | 156
-
Giáo trình Kiểm tra đánh giá kết quả học tập ở tiểu học: Phần 1 - Vũ Thị Phương Anh, Hoàng Thị Tuyết
9 p | 644 | 104
-
Module Trung học phổ thông 23: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh - Phạm Văn Hoan
46 p | 879 | 94
-
Bài giảng Lý luận dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục ở tiểu học - ĐH Phạm Văn Đồng
80 p | 332 | 44
-
Module bồi dưỡng thường xuyên Tiểu học - Module 25: Các kĩ thuật bổ trợ trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ở tiểu học
34 p | 742 | 43
-
Module Giáo dục thường xuyên 22: Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên trong giáo dục thường xuyên
62 p | 367 | 40
-
Module bồi dưỡng thường xuyên TH - Module 25: Các kĩ thuật bổ trợ trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ở tiểu học
34 p | 179 | 30
-
Biện pháp quản lý đổi mới kiểm tra - Đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường THPT huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình Nguyễn Văn Nhẫn
6 p | 123 | 9
-
Thực trạng quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở một số trường trung học cơ sở quận 5, thành phố Hồ Chí Minh
8 p | 141 | 7
-
Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên tại Học viện Cảnh sát Nhân dân trong giai đoạn hiện nay
4 p | 61 | 6
-
Quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trung học cơ sở huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định
5 p | 52 | 4
-
Vai trò của xây dựng bộ công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học các học phần Tâm lý Giáo dục chuyên ngành Giáo dục mầm non trình độ cao đẳng theo tiếp cận năng lực
3 p | 12 | 3
-
Thực trạng quản lí kiểm tra đánh giá kết quả dạy học môn Tiếng Anh ở các trường trung học cơ sở theo hướng phát triển năng lực học sinh
5 p | 5 | 3
-
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ở trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng
9 p | 11 | 3
-
Biện pháp đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học
3 p | 93 | 3
-
Đổi mới quản lý công tác kiểm tra - đánh giá kết quả học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên trường Đại học Phú Yên
7 p | 31 | 2
-
Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường tiểu học tại quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ
9 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn