intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kiến tạo “văn hóa nhà trường” để xây dựng nền giáo dục thực chất

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

26
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Kiến tạo “văn hóa nhà trường” để xây dựng nền giáo dục thực chất" đề xuất biện pháp thực hiện “Học thật/ Thi thật/ Tài năng thật” theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính. Để thực hiện được điều đó nhà trường phải kiến tạo được “văn hóa sống thật”, ở đó: “thầy dạy thật, trò học thật, người quản lý thầy-trò (Hiệu trưởng/Thục trưởng) có sự lãnh đạo/quản lý/quản trị thật” đối với cơ sở do mình điều hành. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kiến tạo “văn hóa nhà trường” để xây dựng nền giáo dục thực chất

  1. KIẾN TẠO “VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG” ĐỂ XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT Đặng Minh Trí*, Bùi Chính** 1 2 Tóm tắt: Ngành giáo dục đang sôi nổi bàn luận và đề xuất biện pháp thực hiện “Học thật/ Thi thật/ Tài năng thật” theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính. Để thực hiện được điều đó nhà trường phải kiến tạo được “văn hóa sống thật”, ở đó: “thầy dạy thật, trò học thật, người quản lý thầy-trò (Hiệu trưởng/Thục trưởng) có sự lãnh đạo/quản lý/quản trị thật” đối với cơ sở do mình điều hành. Từ khóa: Văn hóa, văn hóa nhà trường, giáo dục thực chất. 1. QUAN NIỆM VỀ PHẠM TRÙ VĂN HÓA a. Ở phương Đông, phạm trù này bắt nguồn từ cụm từ “văn trị giáo hóa”. - “Văn trị” là quản lý bằng cái đẹp (tầng sâu của nó là cái thiện, cái chân thực, cái trong sáng). Đó là quá trình hướng con người vào cái đẹp, có lí tưởng làm theo cái đẹp. - “Giáo hóa” là công cụ để đạt được “văn trị”. Đó là quá trình cảm hóa con người đi tới cái đẹp không bằng sự ép buộc, cưỡng bức mà bằng con đường giáo dục. b. Ở phương Tây, phạm trù này biểu đạt bằng từ “Cultus” (tiếng Latinh). Cultus là sự nuôi trồng “cây/ con” trong đời sống vật chất và nghĩa rộng là sự ươm trồng tâm hồn con người, thực hiện sự dưỡng sinh. Tiếng Pháp, tiếng Anh biểu đạt Cultus thành Culture. c. Các nhà Duy tân Nhật Bản ở thế kỷ XVIII trong giao lưu Đông Tây đã dịch: Culture = Văn hóa. d. Phạm trù văn hóa khi vận động vào đời sống, kết hợp với một phạm trù khác tạo nên phạm trù phức hợp. Thường có các phạm trù phức hợp quan trọng sau: văn hóa gia đình, văn hóa nhà trường, văn hóa quản lý. Nếu biểu thị văn hóa là “a”, cái nó kết hợp biểu thị là “b” thì phức hợp “ab” được hiểu là: Nội dung quy định cho “b” trở thành đẹp trong cuộc sống; phương pháp làm cho “b” tiến tới cái đẹp. * Viện Trí Việt, Hội Liên hiệp Khoa học Kỹ thuật Việt Nam. ** Trường Đại học Thủ đô Hà Nội.
  2. 270 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP “Văn hóa gia đình” là cái đẹp trong tổ chức cuộc sống gia đình đạt tới các giá trị: gia phong trong sáng, gia pháp nghiêm minh, gia giáo nền nếp, gia cảnh thuận hòa, gia sản phát đạt, gia cư trong lành. “Văn hóa nhà trường” là cái đẹp trong tổ chức hoạt động của nhà trường để đào tạo nên được “nhân cách – nhân lực” có chất lượng cao cho cộng đồng, đất nước. “Văn hóa quản lý” là cái đẹp của công tác quản lý làm cho hệ thống được ổn định và phát triển một cách lành mạnh, sự quản lý tuân theo lí tưởng lo trước dân, hưởng sau dân (Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc). 2. THIẾT CHẾ NHÀ TRƯỜNG TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI a. Nhà trường là thiết chế ra đời và gắn liền với các bước tiến hóa của xã hội. Đó là môi trường rèn luyện cho Thế hệ trẻ đi từ thế giới tình cảm (gia đình) đến thế giới công việc (xã hội) tránh được các hụt hẫng không đáng có. Nhà trường với bộ ba “Tri - Trò - Thầy” thoát khỏi ảnh hưởng của thần quyền, giáo hội, tăng lữ, quý tộc bắt đầu từ nhà trường của Khổng Tử (phương Đông), của Platon (phương Tây). Trước tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện nay, có quan điểm cực đoan cho rằng: Nhà trường truyền thống sẽ dần dần tiêu vong đi. Người ta có thể học qua mạng, qua thư viện, qua giáo dục từ xa. Lại có quan điểm xã hội cho rằng: “Nhà trường không nên có vách ngăn”, hòa tan vào xã hội, chỉ dạy cái xã hội cần, ai cũng có thể đứng lên bục giảng, ai cũng có thể làm thầy giáo. Einstein đã bác bỏ những quan điểm sai trái này. Ông cho rằng: “Dạy cho con người kiến thức một chuyên ngành nào đó thì chưa đủ bởi bằng cách đó anh ta (chị ta) tuy có thể trở thành một cái máy khả dụng nhưng không thể trở thành một con người với đầy đủ phẩm giá. Điều quan trọng là anh ta (chị ta) phải được dạy dỗ để có một cảm thức sống động về cái gì là đáng để phấn đấu trong cuộc đời. Anh ta (chị ta) phải được dạy để có một ý thức sống động về cái gì là đẹp, cái gì là thiện. Nếu không, với kiến thức chuyên môn hóa của mình, anh ta (chị ta) giống như một con chó được huấn luyện, chứ không phải con người được phát triển hài hòa. Những điều trân quý đó được truyền đạt cho thế hệ trẻ nhờ thiết chế “nhà trường”, nhờ quan hệ trực tiếp với thầy, chứ không thể chỉ qua sách vở”. Einstein nhấn mạnh thêm rằng môi trường nhà trường còn rèn luyện cho thế hệ trẻ tư duy phê phán, một điều rất quan trọng của nhân cách. Ông cho rằng một nhà trường đích thực là nơi làm cho “học sinh cảm thấy những điều họ học được là một quà tặng quý giá, chứ không phải là một nhiệm vụ ngán ngẩm”.
  3. Phần I: QUAN ĐIỂM VỀ “NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI” 271 Cuộc sống trong thời đại 4.0 lại nhấn mạnh đến điều Einstein đã khuyến nghị. Con người ngày nay phải có năng lực 4C: ● C1: Critical thinking – Tư duy phản biện ● C2: Collaboration – Năng lực hợp tác ● C3: Communication – Năng lực giao tiếp ● C4: Creativity – Năng lực sáng tạo b. Ở nền văn minh nông nghiệp (đặc trưng qua con trâu) thì chỉ cần có nội dung học vấn, có thầy, có trò là thành nhà trường. Lịch sử thường nói tới “Hạnh Đàn” – ngôi trường của Khổng Tử “… Khổng Tử đến rừng Truy Duy, ngồi dưới bóng cây bàng già, đệ tử thì đọc sách. Khổng Tử vừa đàn vừa hát, trò lĩnh hội lời dạy của Khổng Tử, đàn hát theo thầy…”. Nhân loại khi bước sang thời kì kinh tế công nghiệp (đặc trưng qua máy hơi nước) và ngày nay tiến tới kinh tế tri thức (đặc trưng qua dàn máy vi tính) thì nhà trường không thể vận hành như thời Khổng Tử. Cùng với tam giác “MNP” (M: Mục tiêu đào tạo; N: Nội dung đào tạo; P: Phương pháp đào tạo), thầy và trò còn cần có trường sở và thiết bị dạy học. Cấu trúc của MNP tạo nên kết cấu tinh thần của nhà trường còn trường sở, thiết bị tạo nên kết cấu vật chất của nhà trường (trong kết cấu vật chất cũng có kết cấu vật chất truyền thống là trường sở, thiết bị máy móc dạy học và kết cấu vật chất phi truyền thống là các phần mềm dạy học). c. Quản lý nhà trường là sự điều khiển hoạt động của thầy - trò, tác động vào hai kết cấu này tạo nên được sản phẩm tổng hợp “nhân cách - nhân lực” cho cộng đồng. Tùy loại hình nhà trường mà mục tiêu “nhân cách” > mục tiêu “nhân lực” hoặc mục tiêu “nhân cách” = mục tiêu “nhân lực” hoặc mục tiêu “nhân lực” > mục tiêu “nhân cách”. 3. Điều kiện để có văn hóa nhà trường a. Có 4 trạng thái sau về nhà trường. Kết cấu tinh thần MNP Kết cấu vật chất: (+) (-) Trường sở, thiết bị dạy học A: B: (+) KCTT(+) KCTT(-) KCVC(+) KCKV(+) C: D: (-) KCTT(+) KCTT(-) KCVC(-) KCVC(-)
  4. 272 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP Trạng thái A: Kết cấu tinh thần (+), Kết cấu vật chất (+) Trạng thái B: Kết cấu tinh thần (-), Kết cấu vật chất (+) Trạng thái C: Kết cấu tinh thần (+), Kết cấu vật chất (-) Trạng thái D: Kết cấu tinh thần (-), Kết cấu vật chất (-) Một nhà trường được gọi là có dấu hiệu văn hóa nhà trường tốt phải là nhà trường đạt tới trạng thái A. Nếu rơi vào trạng thái B hay C đều chưa có văn hóa nhà trường. Còn rơi vào trạng thái D là nhà trường suy thoái. Dù ở đó có giờ học, có hoạt động của thầy - trò song thiết chế nhà trường đích thực đã bị băng hoại. Kết cấu tinh thần và kết cấu vật chất đều có giá trị (+) và vận động hài hòa với nhau là điều kiện cần để có văn hóa nhà trường bền vững. b. Điều kiện để có văn hóa nhà trường Điều kiện để có văn hóa nhà trường bền vững là người học có phong cách học tốt, người dạy có phong cách dạy tốt, quan hệ thầy - trò (Vấn đề trung tâm của nhà trường) là quan hệ của tình bạn dân chủ (Thầy quý trò, Trò kính thầy). ● Phong cách học - Nhà Giáo dục vĩ đại của nhân loại – Khổng Tử, người được hậu thế tôn vinh là “Vạn thế sư biểu” (biểu tượng của người thầy muôn đời) đã nêu năm yêu cầu cho người học: Bác học (học rộng), Thâm vấn (hỏi sâu), Thận tư (suy nghĩ cho cẩn thận), Minh biện (phân biệt cho rõ ràng), Đốc hành (làm cho hết sức). Ông nhấn mạnh: “Là trò thì phải học cho rộng, hỏi cho kĩ, nghĩ cho cẩn thận, phân biệt cho rõ ràng, làm cho hết sức. Cũng có điều chưa học, nhưng đã học điều gì mà không được thì không thôi. Cũng có điều chưa hỏi, nhưng đã hỏi điều gì mà chưa rõ thì chưa thôi. Cũng có điều chưa nghĩ tới, nhưng đã nghĩ điều gì thì không được nghĩ bậy bạ. Cũng có điều chưa phân biệt được, nhưng đã phân biệt điều gì thì phân biệt cho minh bạch, không được ngụy biện, càng không được quỷ biện. Cũng có điều chưa làm, nhưng đã làm điều gì thì làm cho chu đáo, không được buông xuôi…”. - Trong bối cảnh bước vào nền kinh tế tri thức, các nước xây dựng nhà trường thông tuệ (Smart School), yêu cầu người học học theo tinh thần POWER (sức mạnh) với hàm ý: + P (Planning): Biết kế hoạch hóa mục tiêu học tập. + O (Organizing): Biết tổ chức thực hiện kế hoạch đề ra. + W (Working): Biết làm việc một cách khoa học theo các nhiệm vụ của kế hoạch đã xác định.
  5. Phần I: QUAN ĐIỂM VỀ “NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI” 273 + E (Evaluating): Biết tự đánh giá kết quả học tập đã thu lượm được. + R (Recognizing): Biết xây dựng cho mình những nhận thức mới. Kế hoạch (P) Nhận Tổ chức thức (R) (O) POWER Làm Đánh việc giá (W) (E) GS. Nguyễn Cảnh Toàn có nêu ra tinh thần “sáu mọi” cho phong cách học: (1) Học mọi nơi, (2) Học mọi lúc, (3) Học mọi vấn đề, (4) Học mọi người, (5) Học bằng mọi cách, (6) Học trong mọi hoàn cảnh. ● Phong cách dạy - Người thầy vô luận dạy ở cấp bậc học nào cũng có ba sứ mệnh: (1) Người truyền đạo cho trò (được hiểu là mang các giá trị tinh hoa của thời đại truyền vào tâm thức trò để trò có hệ giá trị sống cho bản thân phù hợp). (2) Người giải hoặc cho trò (giúp trò có tri thức, giải tỏa điều học trò nghi hoặc trước sự phát triển của Khoa học, kỹ thuật, văn hóa). (3) Người thụ nghiệp cho trò (đặt cơ sở ban đầu để trò có nghề nghiệp tương lai, hữu dụng cho đời). Để hoàn thành được ba sứ mệnh trên, người thầy phải là người biết huấn luyện trò (huấn: dạy, luyện: rèn). Muốn huấn luyện được trò, thầy phải biết “quản lý” trò, “lãnh đạo” trò, thực hiện khéo léo được 5 công việc sau: Dụ, Trợ, Đạo, Khải, Phát Dụ (Dẫn dụ học trò phấn khởi đi vào sự học); Trợ (Hỗ trợ học trò vượt qua khó khăn); Đạo (Chỉ đạo học trò thực hiện kế hoạch học tập); Khải (Thức tỉnh trò làm được điều cao quý có ích); Phát (phát triển nhân cách toàn vẹn của trò). Bậc Sư biểu của giáo giới Việt Chu Văn An (1292-1370) từng có lời huấn đức cho các người thầy với tám từ “Cùng lý - Chính tâm - Trừ tà - Cự bế”. Huấn Đức này còn giữ nguyên tính thời sự cho nhà giáo của cuộc sống hôm nay với 4 yêu cầu sau:
  6. 274 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP • Rèn luyện chỉ số IQ – Intelligent Quotient (để đạt sự Cùng lý) • Tu dưỡng chỉ số EQ – Emotion Quotient (để tích lũy Chính tâm) • Thúc đẩy chỉ số AQ – Adversity Quotient (để có lòng dũng cảm đấu tranh trừ bỏ các sự nhảm nhí/ để Trừ tà) • Phát triển chỉ số CQ – Creative Quotient (để có nghị lực vượt qua thách thức/ Cự bế) Lĩnh hội huấn đức của Chu Văn An lại liên tưởng tới lời dạy của Hồ Chí Minh trong thư gửi Tướng Nguyễn Sơn (1948): Trừ tà/AQ (Đảm dục đại) Cự bế/CQ Chính tâm/EQ Nhân cách (Tâm dục tế) (Hành dục phương) Cùng lý/IQ (Trí dục viên) ● Bốn kiểu dạy học và quan hệ thầy - trò trong nhà trường - Việc dạy học ở bất kì thời đại nào cũng quy vào 3 nhân tố chủ yếu “Tri-Thầy-Trò” và hình thành 4 kiểu sau: Sắc thái Tri - Thầy - Trò Tri thức Người dạy Người học Kiểu dạy học Truyền thống Lặp đi lặp lại Người chỉ huy Người chấp hành Gợi mở Tái hiện Người thiết kế Người thi công Tích cực Tái tạo Người dẫn dắt Người lĩnh hội Hợp tác Sáng tạo Người cố vấn Người khám phá - Quan hệ thầy - trò vô luận trong trường hợp nào như Aristoteles - nhà triết học vĩ đại người Hy Lạp (384-322 TCN) đã chỉ ra: “Quan hệ thầy trò là quan hệ của tình bạn đạo đức”. Người thầy dù thực hiện kiểu dạy học truyền thống, dạy học gợi mở, dạy học tích cực hay dạy học hợp tác phải nhất quán từ bỏ sư phạm quyền uy ban ơn, tiến đến sư phạm của tình bạn dân chủ. Bác Hồ có lời huấn đức: Trong nhà trường, Thầy phải quý trò, trò phải kính thầy, có việc gì bàn bạc dân chủ với nhau, nhưng không được cá đối bằng đầu. - Người thầy phải có nghệ thuật sư phạm, thực hiện tốt và khéo việc dạy học phân hóa, tùy theo sức chứa, sức hút, sức thấm, sức chế biến của học sinh mà có cách dạy thích hợp.
  7. Phần I: QUAN ĐIỂM VỀ “NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI” 275 + Nếu học sinh kém thông minh, lại lười và cẩu thả, người thầy phải thể hiện là người chỉ huy sát sao, vừa biết ép buộc và biết khích lệ trò hoàn thành nhiệm vụ. + Nếu học sinh kém thông minh nhưng chăm chỉ, hoặc lười mà sáng dạ người thầy phải thể hiện là người thiết kế tỉ mỉ, quan tâm chỉ dẫn cho trò tái hiện, tái tạo được điều tiếp thu. + Nếu học sinh thông minh lại chăm chỉ, người thầy có vai trò như cố vấn giúp cho học sinh có năng lực học tốt, sáng tạo trong học tập, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. 4. “Quản lý”: Nhân tố quan trọng để kiến tạo văn hóa nhà trường a. Hiệu trưởng với tư cách Người quản lý có vai trò quan trọng xây dựng, phát triển văn hóa nhà trường. Hiệu trưởng hoàn thành tốt cả hai sứ mệnh: người thủ trưởng (Boss) của nhà trường và người thủ lĩnh (Master-mind) của tập thể sư phạm; bao quát một cách toàn diện các yếu tố: kết cấu tinh thần, kết cấu vật chất, phong cách học, phong cách dạy và quan hệ thầy trò, làm cho các yếu tố này phát triển tốt đẹp và hài hòa. b. Có bốn lĩnh vực mà Hiệu trưởng phải chú ý đồng bộ: - Quản lý công việc. - Quản lý quan hệ. - Quản lý môi trường. - Quản lý bản thân. + Quản lý công việc nhằm tới ba giá trị: (1) Chọn việc đúng để làm (Right doing); (2) Làm khéo và đúng việc đã chọn (Doing Right); (3) Tạo ra hiệu quả công việc. + Quản lý quan hệ sư phạm nội bộ nhằm tới ba giá trị: (1) Kỉ cương, mọi người làm theo luật và quy chế; (2) Tình thương, mọi người sống thân ái với nhau; (3) Trách nhiệm, mọi người gắn kết với nhau như một đội công tác (Team Work). + Quản lý môi trường nhằm tới ba giá trị: (1) Biết phòng vệ chu đáo; (2) Biết phát triển bền vững (tấn công); (3) Biết thi đua hợp tác với các nhà trường khác. + Quản lý bản thân nhằm tới ba giá trị: (1) Điềm đạm, sáng suốt (cái đầu lạnh); (2) Khoan dung, bao dung (trái tim hồng); (3) Biết bồi dưỡng tinh hoa, để có người kế nhiệm xứng đáng. Tổng hợp, có mười hai giá trị mà người quản lý phải nắm chắc để có văn hóa nhà trường:
  8. 276 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP Chọn Bồi việc dưỡng đúng để tinh hoa Trái tim làm Làm khéo hồng và đúng việc đã chọn Cái đầu Tạo ra lạnh hiệu quả Văn hóa Quản đích thực lý Nhà trường của Người Hiệu trưởng Thi đua Kỉ hợp tác cương Phát triển bền Tình vững thương Phòng Trách vệ chu nhiệm đáo 5. Mười thông điệp về văn hóa nhà trường từ một trường phổ thông Xin giới thiệu “Bản thông điệp mười điểm” của một trường phổ thông đang phấn đấu kiến tạo được văn hóa nhà trường: 1) Chúng ta (tập thể sư phạm nhà trường) hạnh phúc khi người học hạnh phúc. 2) Người học là nhân vật quan trọng của nhà trường, là dòng máu của nhà trường, là yếu tố quyết định sự sống còn của nhà trường. 3) Người học và người dạy liên kết chặt chẽ với nhau. Trong nhà trường không có sư phạm quyền uy ban ơn mà chỉ có sư phạm của tinh thần kỉ cương – tình thương – Bao dung – trách nhiệm – sáng tạo. Tập thể người dạy - người học của nhà trường sống theo phương châm: “Giúp ai việc lớn cũng quên, Ơn ai việc nhỏ để bên dạ này” (Thi ân mạc niệm/ Thụ ân mạc vong) 4) Người học khi vào trường là ân nhân của nhà trường. Trong quá trình đào tạo họ, nhà trường không nên nghĩ mình ban phát ân huệ cho họ mà phải nghĩ họ đem ân huệ đến cho nhà trường, vì có họ đạo học mới được truyền tải, sứ mệnh của nhà trường mới được hiện thực. 5) Công việc của nhà trường chỉ thành công khi người học không đứng ngoài mục đích đào tạo, giáo dục.
  9. Phần I: QUAN ĐIỂM VỀ “NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI” 277 6) Người học không phải là nhân vật để nhà trường cao đạo khi huấn luyện họ. 7) Người học không phải là con số thống kê lạnh lùng. Họ là người khao khát kiến thức và kĩ năng mà nhà trường có nhiệm vụ dẫn dắt họ chiếm lĩnh. 8) Người học đặt ra cho nhà trường những nguyện vọng về phát triển Nhân cách. Nhiệm vụ của nhà trường là giúp đỡ họ hiện thực các nguyện vọng này. 9) Người học phải được nhà trường đối xử ân cần, lịch sự nhất theo các phương tiện mà nhà trường đang có. Nhà trường phấn đấu phát triển các phương tiện này ngày càng hiện đại. 10) Nhà trường có sứ mệnh là vầng trán dẫn dắt trí tuệ nhân dân cộng đồng, là Trái tim hòa hợp nhân tâm cộng đồng, là đôi tay dìu dắt nhân dân cộng đồng thực hiện lẽ sống Chân – Thiện – Mỹ – Huệ. 6. Bảy mươi lời khuyên của Richard Sloma và sự vận dụng của Hiệu trưởng vào điều hành nhà trường để kiến tạo văn hóa nhà trường Richard Sloma là nhà quản lý thực tiễn nổi tiếng của Mỹ. Ông có tác phẩm Để là nhà quản lý thành công (đã được dịch ra tiếng Việt. NXB Thông tin, H., 1999) với 70 lời bàn bổ ích cho hoạt động thực tiễn của người quản lý. Hiệu trưởng vô luận phụ trách nhà trường nào, trong bối cảnh hiện nay cần lĩnh hội các lời khuyên này để kiến tạo được văn hóa nhà trường. Chúng tôi xin ghi lại 70 lời khuyên của Richard Sloma có kết hợp với sự bổ sung từ góc nhìn của một hiệu trưởng từng có nhiều năng động và đạt được những thành công trong kiến tạo văn hóa nhà trường. Xin bạn đọc 70 lời khuyên của Richard Sloma. Nếu phải rút ra 5 lời khuyên cần thiết với bản thân để xây dựng văn hóa nhà trường thì bạn chọn 5 lời khuyên nào? 1) Bạn đang là người quản lý một đơn vị (hay người kế nhiệm của chức vụ này). Bạn hãy luôn luôn suy nghĩ: “Cái khó không phải đạt được phần thưởng cho nỗ lực của mình, mà là đạt được hiệu quả công việc theo sứ mệnh của mình”. 2) Bạn hãy coi đơn vị mình như một “xí nghiệp liên hợp”. Bạn hãy làm việc theo phong cách của “Tổng giám đốc”. 3) Đừng bao giờ bạn chấp nhận sự xoàng xĩnh, luộm thuộm trong phòng làm việc của bạn. Đành rằng, hiện nay còn nhiều “cái khó”, song đừng vì “cái khó mà bó cái khôn”. Hãy làm cho “cái khó ló cái khôn”. Hãy sắp xếp sao cho nơi làm việc của bạn ngăn nắp, gọn gàng và có chút thẩm mỹ. Bạn hãy cố gắng có một bình nước lạnh, đẹp. Bình luôn luôn đầy nước với một
  10. 278 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP chùm cốc uống nước xinh xinh. Ai đó đến phòng bạn, hãy mời người đối thoại một cốc, và rót cho bạn một cốc. Cốc nước lạnh sẽ làm dịu đi những chuyện căng thẳng bực mình mà “đối tác” vô tình hay hữu ý đem đến cho bạn. 4) Những quyết định có thể thay đổi được thì làm cho nhanh. Những quyết định khó thay đổi được thì phải từ tốn. Nên nhớ “Dục tốc bất đạt”. 5) Đừng cố giải quyết tất cả các vấn đề trong một lúc. Phải sắp nó ra từng vấn đề một. 6) Đừng bao giờ phí thời gian vào những vấn đề ít ảnh hưởng đến cái lớn của sự phát triển đơn vị. 7) Đừng nghe cấp dưới trình bày một chương trình quan trọng nào mà trong đó không kèm theo một thời gian đầu tư soạn thảo nhất định. 8) Trước tiên là đạt hiệu quả rồi mới tìm cách tăng hiệu năng. 9) Phát hiện được những cá nhân giỏi, thực sự dấn thân. Rồi động viên họ gắn bó với đơn vị. 10) Chậm trễ trong vấn đề đánh giá nhân sự là rất thiệt hại cho đơn vị. 11) Thà là giám sát hơi quá gắt gao một chút, hơn là buông lỏng sự giám sát ngay từ đầu năm kế hoạch. 12) Nới lỏng giám sát thì dễ hơn là thắt chặt giám sát. 13) Chu kỳ kiểm tra càng ngắn thì kết quả càng hiệu nghiệm. 14) Không ai luôn luôn làm hết 100% khả năng đâu. Phải tìm cách động viên họ. Con đường tốt nhất là quản lý khêu gợi nhân tâm (Soul management – SM). 15) Liên tục rà soát lại trách nhiệm đã giao phó cho người dưới quyền thì mới bảo đảm kết quả được tốt thêm lên. 16) Kế hoạch và sự kiểm tra chỉ có hiệu quả khi nào thực hiện xuống tới cấp cuối cùng trong guồng máy tổ chức đơn vị. 17) Đừng bao giờ chấp nhận các báo cáo chỉ có số liệu. Mà phải đòi hỏi báo cáo có phán đoán tốt, xấu, chẩn đoán tình hình, bình luận sự việc. 18) Phải quản lý danh mục công việc và danh mục tài sản đến từng chi tiết, “tư duy quản trị” phải thấm vào chương trình hành động. 19) Thời gian và dự tính của bạn nên sắp xếp thế nào để quyện được với lợi ích của tổ chức đơn vị. 20) Quản lý tổ chức đơn vị phải đúng đắn và mang tính tự nhiên: - Không thương hại hay mánh khóe.
  11. Phần I: QUAN ĐIỂM VỀ “NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI” 279 - Tránh khoảng trống trong công việc. 21) Trách nhiệm của người quản lý đơn vị là tạo cơ hội cho mọi thành viên được bộc lộ được tài năng. - Nâng đỡ những người bám chắc công việc. - Thay ngay những người không bám chắc công việc dù với bất cứ lý do gì. 22) Có những lúc phân công công việc phải mắc theo mạch song song với nhau chứ không phải chỉ mắc theo mạch nối tiếp. 23) Đối thủ lớn nhất của bạn là “thời gian”. Chứ chẳng phải là các quy chế, luật lệ hay chỉ tiêu. 24) Thà tăng thời gian trong việc lập kế hoạch hành động đào tạo bồi dưỡng nhân viên hơn là vội vàng “nước đến chân mới nhảy”. 25) Trong quản lý, việc lập kế hoạch là không phức tạp, nhưng rất chán. Cần giải quyết: To do right thing và To do thing right. Phấn đấu sao cho Kế (+) và Hoạch cũng (+) chớ để Kế (-), Hoạch (+) hoặc Kế (+), Hoạch (-), càng phải tránh xa Kế (-), Hoạch (-). 26) Phải tập trung vào việc duy trì và tăng cường mọi chức năng của tổ chức để cho tổ chức rời rạc thì tổ chức sẽ đi đến chỗ hỗn độn. 27) Kết quả đạt được phụ thuộc vào môi trường hoạt động của tổ chức mà môi trường thì luôn thay đổi. Phải có tư duy quản lý sự thay đổi. Tuy nhiên lại phải nhớ “Dĩ bất biến - ứng vạn biến”. “Bất biến” trong đơn vị là nhân cách con người. “Vạn biến” là phương pháp giáo dục, phương pháp đào tạo, phương pháp giải quyết sự việc. 28) Kéo thời gian về phía bạn. Móc chắc mình vào trục thời gian. “Biết thanh lý cái đã qua – Quá khứ Biết thích ứng với cái hiện tại và biết tiên liệu được tương lai. Nên nhớ: Một người lo bằng kho người làm. 29) Dấu ấn cá nhân và trí tuệ tập thể phải có sự hài hòa trong khâu kế hoạch. Hầu hết các thất bại trong đơn vị là do quản lý kiểu độc đoán mà không phát huy được túi khôn tập thể trong quá trình lập và triển khai kế hoạch. 30) Quản lý mà chỉ để đối phó với những phát triển của tổ chức là chưa đạt. Phải dự báo những phát triển ấy và cố kiểm soát được xu thế phát triển.
  12. 280 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP Nên nhớ câu: Người có tài là người: ●Việc sai mà sửa được. ● Việc xấu mà ngăn được. ● Việc hỏng mà vớt được. Người có tầm là người: ● Chưa có việc mà biết việc sắp đến. ● Có việc rồi đoán việc diễn biến ra sao. ● Việc đang diễn biến có thể lượng định được kết quả cuối cùng. Bạn hãy phấn đấu là người vừa có tài, vừa có tầm. 31) Việc “kiểm soát” trong quản lý cũng tựa như “sinh tố”: Muốn khỏe mạnh bạn phải dùng một liều lượng nào đó mỗi ngày. Tuy nhiên uống quá nhiều sinh tố lại có hại. 32) Phải học cách đương đầu với sự công kích. 33) Bạn phải tính toán nhịp độ hành động, cốt yếu là tính toán về lâu về dài làm cho cái mạnh phải át cái yếu. 34) Đừng bao giờ thỏa mãn với kết quả. Thường khi một tổ chức đạt mức thắng lợi rực rỡ thì cũng là lúc phải lo lắng cho sự suy thoái dễ dàng xảy ra. 35) Nếu phương hướng chiến lược là đúng và thích hợp, thì một tổ chức có thể chấp nhận một số sai sót trong giải pháp hành động. Tuy nhiên, phương hướng chiến lược vạch ra đã sai thì giải pháp đúng đến đâu cũng thất bại. 36) Những người thông minh mà lại bàng quan thờ ơ với công việc của đơn vị là những người đáng ngại nhất. Bạn cũng nên thận trọng với những người hay khen bạn: có những người chân thành với bạn, lại có những người nịnh bợ bạn. 37) Hiệu quả tài chính của đơn vị chỉ tăng lên đúng nghĩa khi tổ chức đơn vị lớn mạnh và đạt hiệu quả chất lượng công việc đích thực. 38) Đừng gánh thêm trách nhiệm của bất cứ ai khác. Chỉ trách nhiệm của bạn cũng đủ cho bạn phải làm việc hết sức rồi (chớ bao biện). 39) Giải quyết một vấn đề, một công việc thì luôn luôn nảy sinh ra các vấn đề khác, các mâu thuẫn khác (đừng bao giờ tránh né xoa dịu mâu thuẫn). 40) Giải quyết tốt phần cơ bản trước khi tiến tới phần kế tiếp. 41) Mục tiêu xã hội hàng đầu của đơn vị là góp phần củng cố sự đồng thuận và tăng cường nguồn nhân lực kỹ thuật cho xã hội. Đơn vị phải là vầng trán của cộng
  13. Phần I: QUAN ĐIỂM VỀ “NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI” 281 đồng và huy động nguồn lực của cộng đồng cho phát triển đơn vị (cộng đồng là trái tim của đơn vị). 42) Muốn nới rộng phạm vi quyền hạn, bạn phải tăng cường được uy tín đạo đức (quyền lực tinh thần), làm cho người dưới quyền khẩu phục và tâm phục. 43) Không cấp trên nào có thể ban cho bạn uy quyền. Uy quyền của bạn được tạo bằng sự trung thực, liêm khiết và dấn thân. 44) Quản lý là sự chơi cờ. Quyết định của bạn là một “nước cờ” theo một “thế cờ” trên “Ván cờ” đang đánh. Bạn hãy sử dụng tốt ba phạm trù: “tùy”, “liệu”, “lựa” trong hành động quản lý (Nhập gia tùy tục, liệu cơm gắp mắm, lựa gió phất cờ…). 45) Đừng mất thời giờ vào những lỗi lầm nhỏ nhặt của cấp dưới. 46) Cái gì đáng làm thì dù điều kiện chưa đầy đủ cũng nên làm ngay (Hãy thực hiện: “Vừa chạy vừa xếp hàng”. Quá cầu toàn có khi hỏng việc, đương nhiên làm việc gì phải cân nhắc). 47) Có tham vọng chứ đừng tham bạo. 48) Một người cương quyết thì bao giờ cũng thắng. Muốn cương quyết đúng đắn thì trước hết phải biết cầu thị, hào hiệp, rộng lượng với đồng nghiệp. 49) Nhà quản lý có hiệu năng là người biết “tung bóng” lão luyện. Bạn cần là người “nâng bóng” để các thành viên “đập bóng” trong tập thể làm việc của đơn vị. 50) Đừng lập những kế hoạch chiến lược với véctơ một chiều. 51) Những đơn vị muốn phát triển bền vững thì các kế hoạch phải biết kết hợp theo hai hướng: - Đào tạo theo nhu cầu của xã hội. - Biết quảng bá mục tiêu của đơn vị để xã hội chấp nhận sản phẩm do đơn vị tạo ra. 52) Nếu số liệu, tư liệu đang có mâu thuẫn với nhận định chung, thì phải hết sức cân nhắc: hoặc phải tìm kiếm tư liệu mới, hoặc phải điều chỉnh nhận định đã có. 53) Quyết định càng quan trọng thì càng cần sự đầu tư nhân tố chủ quan trong quá trình hình thành. (Đừng dễ dãi khi ban hành một quyết định. Phải biết phân tích “SWOT” một cách chu đáo khi ra quyết định/SWOT bao gồm 4 vấn đề: Nhận thức mặt mạnh, mặt yếu, thuận lợi, khó khăn). 54) Phân tích số liệu là nhằm bổ sung cho một quyết định đúng đắn. 55) Quản lý là một cuộc đọ sức của ý chí. Kiên trì thì luôn luôn thắng. 56) Không chỉ dự một cuộc họp. Mà phải “thắng lợi” trong cuộc họp đó.
  14. 282 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP 57) Đừng nhiễm chứng “xoi mói” với đồng nghiệp. 58) Số liệu để phân tích, tài liệu để tham khảo là cần nhưng phải thận trọng. Nên nhớ “Đa thư loạn mục”. 59) “Tam sao thất bản” trong mạng lưới thông tin của một tổ chức tỷ lệ với tầm cỡ của tổ chức ấy. 60) Đừng đưa ra những quyết định nôn nóng. Bạn cần có “Cái đầu lạnh và trái tim hồng”. 61) Hoạt động của các “nhóm nhỏ” trong đơn vị có tác dụng nhất định. Bạn đừng e ngại hoạt động của các nhóm này mà phải âm thầm điểu khiển được chúng hoạt động góp phần tạo ra dư luận lành mạnh. 62) Nên dùng công thức: Quản lý (nhân sự) = Pháp lý + Đạo lý + Công lý (Phối hợp cả quy chế, lời khuyên và dư luận tốt để người dưới quyền chấp hành quyết định). 63) Chỉ cần một số liệu chính xác có thể đánh tan được một ý kiến công kích bạn không thiện chí trong buổi họp. 64) Một nhà quản lý mới tiếp thu nhiệm vụ chỉ có một thời gian “trăng mật”. Phải lợi dụng thời gian này và gây được kết quả ấn tượng trong tập thể. 65) Đừng bao giờ dính líu vào quan hệ cá nhân với các nhân viên dưới quyền. 66) Việc lập kế hoạch cho một chương trình nào đó để phát triển đơn vị là một tiến trình có 2 giai đoạn: - Định mục tiêu và phân công nhiệm vụ. - Sắp đặt thứ tự ưu tiên thực hiện các mục tiêu và các nhiệm vụ. 67) Giải pháp đúng nhưng đưa ra không đúng lúc là hỏng. 68) Chỉ có hai loại vấn đề trong quản lý: Những vấn đề phát triển và những vấn đề cần thanh lý. Nên nhớ Quản lý = Quản + Lý = Nắm + Buông (Hãy nắm cái cần nắm, biết buông cái cần buông, trong nắm có buông, trong buông có nắm). 69) Liên tục kiểm tra lại các ưu tiên của các chương trình hoạt động. 70) Cảm hứng quản lý (?). Mỗi sáng mở đầu ngày làm việc, bạn hãy có cảm hứng quản lý theo những điều sau đây: ● Tia lửa để bừng lên ước vọng. ● Công việc có trách nhiệm. ● Viễn cảnh để đổi mới.
  15. Phần I: QUAN ĐIỂM VỀ “NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI” 283 ● Sự kiên trì kỷ luật để thực hiện kế hoạch vạch ra. ● Khả năng khéo léo để làm việc. ● Ý chí và sự can đảm để thành công TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Hồ Chí Minh Toàn Tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, Tập 15 2 Phan Ngọc (2002), Bản sắc Văn hóa Việt Nam, NXB Văn học, Hà Nội. 3 Phan Ngọc (2002), Một cách tiếp cận văn hóa, NXB Thanh niên, Hà Nội.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0