Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
KIẾN THỨC VỀ PHÒNG NGỪA HỘI CHỨNG CHUYỂN HOÁ<br />
Ở NGƯỜI CAO TUỔI THÀNH PHỐ CẦN THƠ<br />
Ngô Kim Phụng*, Nguyễn Trung Kiên*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Ngày nay chúng ta đối mặt với rất nhiều loại bệnh, đa số hội chứng lâm sàng xảy ra trên<br />
người cao tuổi (NCT). Vì thế nghiên cứu về những thay đổi hình thái, chức năng ở lứa tuổi này là hết sức<br />
cần thiết. Một trong những thay đổi quan trọng ở NCT là thay đổi về chuyển hoá được đề cập trong hội<br />
chứng chuyển hoá (HCCH).<br />
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ người cao tuổi có kiến thức đúng về phòng ngừa hội chứng chuyển hóa tại<br />
thành phố Cần Thơ.<br />
Đối tượng: 673 người cao tuổi tại thành phố Cần Thơ được chọn từ 4 phường và 4 xã tại thành phố<br />
Cần Thơ.<br />
Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang. Số liệu được xử lý bởi phần mềm SPSS 16.0.<br />
Kết quả: Không có NCT nào đã được nghe về HCCH nhưng có từ 60-85% các đối tượng biết về các<br />
thành tố của HCCH và có 22,1% biết rằng các bệnh này có liên quan với nhau, tỷ lệ hiểu biết về các thói<br />
quen có lợi cho sức khoẻ cao nhưng kiến thức tốt về phòng ngừa HCCH thấp chỉ chiếm 35,51%.<br />
Kết luận: đánh giá chung có 35,51% người cao tuổi có kiến thức tốt về phòng ngừa HCCH. Do đó<br />
trong công tác giáo dục sức khoẻ cần chú trọng đến những kiến thức NCT chưa nắm được để họ có cái<br />
nhìn tổng quát về nguy cơ bệnh tật của mình.<br />
Từ khoá: Kiến thức, hội chứng chuyển hoá, người cao tuổi.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
KNOWLEDGE FOR PREVENTION METABOLIC SYNDROME ON THE ELDERLY<br />
AT CANTHO CITY<br />
Ngo Kim Phung, Nguyen Trung Kien<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 98 - 104<br />
Background: The fact showed that today we are faced with many disease, the most clinical syndromes<br />
have on the elderly. Therefore the study of morphological changes, functions and pathologies related to age is<br />
very necessary. One of the important changes in the elderly is the changing metabolism that is mentioned in<br />
the metabolic syndrome.<br />
Objective: Identify right knowledge ratio about prevention metabolic syndrome of the elderly at<br />
Cantho city.<br />
Subjects: A total of 673 the elderly were selected from 4 wards and 4 communes at Cantho city.<br />
Method: A descriptive cross-sectional survey design was used. Data were analyzed using SPSS<br />
version 16.0<br />
Results: Nobody of the subjects ever heard about metabolic syndrome but having from 60-85% subjects<br />
know about elements of metabolic syndrome and 22.1% subjects know that these diseases are related<br />
*<br />
<br />
Đại học Y Dược Cần Thơ<br />
<br />
Địa chỉ liên hệ: ThS. Ngô Kim Phụng<br />
<br />
98<br />
<br />
ĐT: 0918492299<br />
<br />
Email: nkphung61@yahoo.com<br />
<br />
Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
together. Knowledge ratio for habits which has profitable for health is hight but good knowledge for<br />
prevention metabolic syndrome was low as evidenced by only a 35.51% correct answer rate.<br />
Conclusion: General evaluation 35.51% of the elderly have good knowledge on prevention metabolic<br />
syndrome. Thus in the work of health education should focus to knowledge that the elderly haven’t it to<br />
they have overview for risk by themselves.<br />
Keywords: Knowledge, metabolic syndrome, elderly.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Một diễn biến tất yếu của quá trình tích<br />
tuổi là sự thay đổi về chuyển hóa mà hậu quả<br />
của nó là sự xuất hiện các bệnh lý làm giảm<br />
chất lượng sống của NCT. Đây cũng chính là<br />
nguyên nhân khiến tỷ lệ NCT mắc HCCH<br />
ngày càng gia tăng. Hội chứng này có rất<br />
nhiều tiêu chí chẩn đoán khác nhau nhưng<br />
đều có những điểm giống nhau đó là béo phì<br />
(đặc biệt là béo phì vùng bụng), tăng huyết<br />
áp, rối loạn chuyển hóa lipid, rối loạn dung<br />
nạp glucose và đề kháng insulin. Đặc biệt<br />
cùng với sự phát triển của xã hội và các dịch<br />
vụ chăm sóc y tế, mức sống và tuổi thọ của<br />
người dân ngày càng được nâng cao, đồng<br />
hành với đó là sự gia tăng tỉ lệ thừa cân béo<br />
phì đã góp phần làm gia tăng tỷ lệ rối loạn<br />
chuyển hoá. Việc nâng cao chất lượng cuộc<br />
sống, hạnh phúc, sức khoẻ và tuổi thọ của con<br />
người luôn là mối quan tâm của một xã hội<br />
văn minh. Do đó với mong muốn nâng cao<br />
chất lượng cuộc sống và sức khoẻ cho NCT<br />
đồng thời hạn chế các bệnh lý ở lứa tuổi này<br />
chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mong<br />
muốn sẽ đáp ứng những yêu cầu cấp thiết<br />
trong việc xây dựng một chương trình giáo<br />
dục sức khỏe cho người cao tuổi.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Xác định tỷ lệ người cao tuổi có kiến thức<br />
đúng về phòng ngừa hội chứng chuyển hóa<br />
tại thành phố Cần Thơ từ tháng 3/2010 đến<br />
tháng 7/2010<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
- Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả<br />
cắt ngang<br />
<br />
Chuyên Đề Y tế Công cộng<br />
<br />
- Địa điểm nghiên cứu: các quận, huyện<br />
thành phố Cần thơ<br />
- Thời gian nghiên cứu: tháng 3/2010 đến<br />
tháng 7/2010<br />
- Dân số nghiên cứu: Người cao tuổi<br />
Thành phố Cần thơ<br />
- Cỡ mẫu: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu<br />
dùng để tính tỷ lệ trong một nghiên cứu cắt<br />
ngang như sau:<br />
<br />
n Z (21 / 2 )<br />
<br />
p (1 p)<br />
d2<br />
<br />
Trong đó:<br />
n: là cỡ mẫu ước lượng.<br />
Z: là trị số phân phối chuẩn.<br />
: chọn = 0,05 bởi vậy Z(1-/2) = 1,96.<br />
d: sai số cho phép, chọn d = 0,05.<br />
p: do chưa có nghiên cứu về kiến thức về<br />
phòng ngừa HCCH nên chọn p = 0,5 để đạt n<br />
lớn nhất.<br />
Tính được n = 384, sử dụng hiệu ứng thiết<br />
kế là 1,5 nên cỡ mẫu nghiên cứu là 576 người.<br />
Trong thực tế chúng tôi đã tiến hành phỏng<br />
vấn được 673 đối tượng đủ tiêu chuẩn<br />
nghiên cứu.<br />
- Kỹ thuật chọn mẫu: chọn mẫu cụm.<br />
- Phương pháp thu thập: phỏng vấn trực<br />
tiếp NCT qua bộ câu hỏi soạn sẵn.<br />
- Công cụ thu thập: bảng câu hỏi.<br />
- Kiểm soát thông tin sai lệch: phỏng vấn<br />
thử trước khi tiến hành phỏng vấn thật, bộ<br />
câu hỏi đơn giản, dễ hiểu.<br />
- Phân tích số liệu và xử lý số liệu: Dữ liệu<br />
được mã hoá và xử lý bằng phầm mềm<br />
SPSS 16.0.<br />
<br />
99<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Kiến thức của người cao tuổi về phòng<br />
ngừa HCCH<br />
Bảng 1: Kiến thức về các thành tố của HCCH<br />
Nội dung<br />
Có<br />
Không<br />
Bệnh<br />
tăng Hiểu biết về mức độCó<br />
huyết bệnh<br />
Không<br />
áp<br />
Hiểu biết về biến chứngCó<br />
của bệnh<br />
Không<br />
Có<br />
Có nghe/biết về bệnh<br />
Không<br />
Bệnh<br />
đái<br />
Hiểu biết về mức độCó<br />
tháo bệnh<br />
Không<br />
đường Hiểu biết về biến chứngCó<br />
của bệnh<br />
Không<br />
Có<br />
Bệnh Có nghe/biết về bệnh<br />
Không<br />
rối<br />
Hiểu biết về mức độCó<br />
loạn<br />
bệnh<br />
Không<br />
lipid<br />
máu Hiểu biết về biến chứngCó<br />
của bệnh<br />
Không<br />
Có<br />
Có nghe/biết về bệnh<br />
Không<br />
Bệnh<br />
Hiểu biết về mức độCó<br />
béo<br />
bệnh<br />
Không<br />
phì<br />
Hiểu biết về biến chứngCó<br />
của bệnh<br />
Không<br />
Có nghe/biết về bệnh<br />
<br />
Tần số<br />
(n)<br />
579<br />
94<br />
437<br />
236<br />
437<br />
236<br />
540<br />
132<br />
359<br />
314<br />
296<br />
377<br />
410<br />
263<br />
216<br />
457<br />
146<br />
527<br />
423<br />
250<br />
214<br />
459<br />
154<br />
519<br />
<br />
Ăn mặn/nhạt có lợi cho Đúng<br />
sức khoẻ<br />
Chưa đúng<br />
Ăn dầu/mỡ có lợi cho sức Đúng<br />
khoẻ<br />
Chưa đúng<br />
Ăn cá/thịt có lợi cho sức Đúng<br />
khoẻ<br />
Chưa đúng<br />
Ăn đồ ngọt/rau quả có lợi Đúng<br />
cho sức khoẻ<br />
Chưa đúng<br />
Sử dụng sữa hoặc sản Đúng<br />
phẩm từ sữa có lợi cho Chưa đúng<br />
sức khoẻ<br />
<br />
Có<br />
Không<br />
Những bệnh THA, ĐTĐ, Có<br />
RLMM và béo phì có liên Không<br />
quan với nhau<br />
Biết<br />
Cách phát hiện bệnh<br />
Không biết<br />
Điều kiện thuận lợi dẫn<br />
Đúng<br />
đến THA, ĐTĐ, RLMM,<br />
Chưa đúng<br />
béo phì<br />
Khi bị THA, ĐTĐ, RLMM, Đúng<br />
béo phì phải điều trị liên Chưa đúng<br />
tục<br />
Có nghe/biết về HCCH<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
(%)<br />
0,0<br />
100<br />
22,1<br />
77,9<br />
<br />
612<br />
61<br />
575<br />
98<br />
<br />
90,9<br />
9,1<br />
85,4<br />
14,6<br />
<br />
377<br />
296<br />
<br />
56,0<br />
44,0<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
(%)<br />
82,6<br />
17,4<br />
89,0<br />
11,0<br />
72,4<br />
27,6<br />
95,7<br />
4,3<br />
76,4<br />
23,6<br />
<br />
Bảng 1.4. Kiến thức của người dân về thói quen<br />
sinh hoạt và lối sống có lợi cho sức khỏe<br />
Nội dung<br />
Lối sống căng thẳng/thoải<br />
mái có lợi cho sức khoẻ<br />
Lối sống vận động/tĩnh tại<br />
có lợi cho sức khoẻ<br />
Tập dưỡng sinh/không<br />
cần tập có lợi cho sức<br />
khoẻ<br />
Thói quen hút thuốc<br />
lá/không hút có lợi cho<br />
sức khoẻ<br />
Thói<br />
quen<br />
uống<br />
rượu/không uống nhiều<br />
rượu có lợi cho sức khoẻ<br />
Thói<br />
quen uống cà<br />
phê/không uống nhiều cà<br />
phê có lợi cho sức khoẻ<br />
<br />
Đúng<br />
Sai<br />
Đúng<br />
Sai<br />
Đúng<br />
Sai<br />
<br />
Tần số<br />
(n)<br />
658<br />
15<br />
546<br />
127<br />
520<br />
153<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
(%)<br />
97,8<br />
2,2<br />
81,1<br />
18,9<br />
77,3<br />
22,7<br />
<br />
Đúng<br />
Sai<br />
<br />
665<br />
8<br />
<br />
98,8<br />
1,2<br />
<br />
Đúng<br />
Sai<br />
<br />
668<br />
5<br />
<br />
99,3<br />
0,7<br />
<br />
Đúng<br />
Sai<br />
<br />
627<br />
46<br />
<br />
93,2<br />
6,8<br />
<br />
Nhận xét: kết quả bảng 1.4 cho thấy đa số<br />
đối tượng nghiên cứu có hiểu biết đúng về các<br />
thói quen sinh hoạt và lối sống có lợi cho sức<br />
khỏe như nên sống thoải mái (97,8%), lối sống<br />
vận động (81,1%), tập dưỡng sinh (77,3%);<br />
không nên hút thuốc lá (98,8%), uống nhiều<br />
rượu (99,3%) và sử dụng cà phê (93,2%).<br />
<br />
Nhận xét: kết quả bảng 2 cho thấy không<br />
có người nào đã nghe về HCCH nhưng có<br />
<br />
100<br />
<br />
Tần số<br />
(n)<br />
556<br />
117<br />
599<br />
74<br />
487<br />
186<br />
644<br />
29<br />
514<br />
159<br />
<br />
Nhận xét: kết quả bảng 3 cho thấy đa số<br />
đối tượng nghiên cứu có hiểu biết đúng về các<br />
thói quen ăn uống có lợi cho sức khỏe như<br />
nên ăn nhạt (82,6%), sử dụng dầu (89%), ăn<br />
nhiều cá (72,4%), ăn nhiều rau quả (95,7%) và<br />
sử dụng sữa (76,4%).<br />
<br />
Bảng 2: Kiến thức chung về hội chứng chuyển hóa<br />
Tần số<br />
(n)<br />
0<br />
673<br />
149<br />
524<br />
<br />
Bảng 3: Kiến thức về thói quen ăn uống có lợi cho<br />
sức khỏe<br />
Nội dung<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
(%)<br />
86,0<br />
14,0<br />
64,9<br />
35,1<br />
64,9<br />
35,1<br />
80,2<br />
19,8<br />
53,3<br />
46,7<br />
44,0<br />
56,0<br />
60,9<br />
39,1<br />
32,1<br />
67,9<br />
21,7<br />
73,8<br />
62,9<br />
37,1<br />
31,8<br />
68,2<br />
22,9<br />
77,1<br />
<br />
Nhận xét: kết quả bảng 1 cho thấy đa số<br />
các đối tượng nghiên cứu biết về các bệnh<br />
tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid<br />
máu và béo phì. Tuy nhiên hiểu biết về mức<br />
độ bệnh và các biến chứng của bệnh còn hạn<br />
chế<br />
Nội dung<br />
<br />
22,1% biết các thành tố của HCCH có liên<br />
quan nhau.<br />
<br />
Từ các kết quả nghiên cứu về kiến thức<br />
cho thấy có 35,51% các đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
có kiến thức tốt về phòng ngừa HCCH (biểu<br />
đồ 1)<br />
<br />
Kiến thức<br />
chưa tốt,<br />
64,49%<br />
<br />
Kiến thức<br />
tốt,<br />
35,51%<br />
<br />
Biểu đồ 1: Phân bố điểm kiến thức của người<br />
cao tuổi<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho<br />
thấy tỷ lệ người dân có nghe nói về bệnh THA<br />
là 86%, hiểu được THA là một bệnh nặng và<br />
có nhiều biến chứng chiếm tỉ lệ 64,9%. Kết<br />
quả này cũng phù hợp với nghiên cứu về kiến<br />
thức, thái độ, hành vi về THA tại Seychells<br />
Islands (Indian Ocean). Nghiên cứu cho thấy<br />
rằng người dân có kiến thức cơ bản tốt về<br />
THA, thí dụ trên 96% biết rằng muối và béo<br />
phì có liên quan đến THA và THA có liên<br />
quan đến các bệnh tim mạch. Những người<br />
được phỏng vấn còn cho rằng vận động thể<br />
dục đối với THA là rất tốt mặc dù tỷ lệ chiếm<br />
thấp hơn (79% số dân tham gia nghiên cứu)<br />
và đa số cho rằng thuốc lá là một trong những<br />
nguyên nhân gây THA. Nhiều nghiên cứu<br />
cho thấy THA là bệnh hay gặp nhất ở NCT do<br />
đó tỉ lệ người cao tuổi trong nghiên cứu của<br />
chúng tôi có nghe về bệnh này khá cao, tuy<br />
vậy tỷ lệ người có hiểu biết về mức độ và biến<br />
chứng bệnh chưa tương xứng. Rõ ràng việc<br />
tuyên truyền giáo dục về bệnh THA vẫn hết<br />
sức cần thiết.<br />
Tỷ lệ người dân có nghe nói về bệnh đái<br />
tháo đường type 2 trong nghiên cứu của<br />
chúng tôi là 80,2%, hiểu biết về mức độ của<br />
bệnh là 53,3%, hiểu biết về biến chứng của<br />
bệnh là 44,0%. Hình thái về kiến thức này<br />
cũng tương tự với hiểu biết về bệnh tăng<br />
huyết áp, đa số người dân có nghe về bệnh<br />
<br />
Chuyên Đề Y tế Công cộng<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
đái tháo đường nhưng biết về mức độ và biến<br />
chứng bệnh còn hạn chế.<br />
Theo nghiên cứu của Trần Tiến Hùng, đa<br />
phần các bệnh nhân đái tháo đường đều có<br />
hội chứng chuyển hoá. Như vậy nâng cao<br />
nhận thức cho người dân về đái tháo đường<br />
sẽ góp phần không nhỏ vào việc hạn chế tình<br />
trạng mắc hội chứng chuyển hóa.<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, người<br />
dân có nghe nói về rối loạn mỡ máu chiếm tỷ<br />
lệ thấp hơn (60,9%) so với bệnh tăng huyết áp<br />
(86%) và đái tháo đường (80,2%), hiểu biết về<br />
mức độ của bệnh là 32,1%, hiểu biết về biến<br />
chứng của bệnh là 21,7%. Tương tự, chỉ có<br />
62,9% người dân có nghe nói về bệnh béo phì<br />
và hiểu biết về mức độ của bệnh là 31,8%,<br />
hiểu biết về biến chứng của bệnh là 22,9%.<br />
Ghi nhận này của chúng tôi cho thấy mối<br />
quan tâm của người cao tuổi về rối loạn mỡ<br />
máu và béo phì còn rất hạn chế so với bệnh<br />
tăng huyết áp và đái tháo đường. Rối loạn mỡ<br />
máu và béo phì đặc biệt là béo phì trung tâm<br />
thường gắn liền nhau và là lời cảnh báo cho<br />
nguy cơ tăng huyết áp, xơ vữa động mạch và<br />
đề kháng insulin. Bệnh nhân béo phì là những<br />
bệnh nhân có nguy cơ rất cao đối với hội<br />
chứng chuyển hoá như tác giả Alexander đã<br />
đề cập. Theo Trần Tiến Hùng, người béo phì<br />
có tỉ lệ bị HCCH là 89%. Vì thế nhu cầu tăng<br />
hiểu biết cho cộng đồng về béo phì và rối loạn<br />
lipid máu là hết sức cần thiết.<br />
Theo nghiên cứu của Đào Thu Giang, béo<br />
phì là vấn đề nổi cộm của các nước phát triển<br />
và có xu hướng tăng mạnh mẽ ở các nước<br />
đang phát triển. Đây là hệ quả của sự phát<br />
triển xã hội với đời sống dinh dưỡng ngày<br />
càng nâng cao. Các nước đang phát triển có tỷ<br />
lệ béo phì gia tăng nhanh chóng, ở nước ta<br />
cùng với sự tăng trưởng kinh tế, tốc độ đô thị<br />
hoá nhanh, sự thay đổi về lối sống, dinh<br />
dưỡng đang làm tăng tỷ lệ thừa cân, béo phì.<br />
Hiện tại béo phì được nhận định là vấn đề<br />
thường gặp ở người nghèo của nước giàu và<br />
gặp ở người giàu của nước nghèo. Béo phì và<br />
<br />
101<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
tăng huyết áp là những yếu tố nguy cơ tim<br />
mạch trong hội chứng chuyển hoá.<br />
Theo Nguyễn Kim Thủy và Đào Thu<br />
Giang, béo phì cùng với rối loạn lipid máu<br />
được nhiều tác giả trên thế giới và trong nước<br />
quan tâm. Đây là những yếu tố nguy cơ tim<br />
mạch trong hội chứng chuyển hoá góp phần<br />
làm tăng tỉ lệ bệnh và tỉ lệ tử vong trong bệnh<br />
lý này. Nghiên cứu cho thấy yếu tố nguy cơ<br />
rối loạn lipid máu tăng cao hơn ở nhóm bệnh<br />
nhân thừa cân và béo phì, chỉ số BMI và tỉ số<br />
vòng bụng/vòng mông cũng có liên quan đến<br />
các yếu tố này.<br />
Một điều quan trọng hơn nữa là khi nhắc<br />
đến hội chứng chuyển hoá, 100% người cao<br />
tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi hoàn<br />
toàn không biết và cũng chưa hề nghe nói về<br />
hội chứng này. Hội chứng chuyển hóa hiện<br />
nay mới đang là vấn đề thời sự của giới y học<br />
trong cả nước nên việc người dân biết về hội<br />
chứng này rất ít là điều dễ hiểu. Một số sách<br />
báo phổ thông đã bắt đầu đề cặp đến hội<br />
chứng này tuy nhiên để có thể tạo mối quan<br />
tâm thật sự cho người dân thì công tác truyền<br />
thông giáo dục sức khỏe vẫn còn rất nhiều<br />
việc phải làm. Điều đặc biệt cần lưu ý là chỉ<br />
có 22,1% người cao tuổi biết cho rằng các<br />
bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn<br />
mỡ máu và béo phì có liên quan mật thiết với<br />
nhau. Như vậy sẽ có rất nhiều người bị một<br />
trong các bệnh này không quan tâm đến việc<br />
kiểm tra các bệnh khác và hậu quả là các rối<br />
loạn chuyển hóa sẽ diến biến ngày càng phức<br />
tạp hơn cùng với gánh nặng tuổi tác.<br />
Ngược lại với những hiểu biết chung về<br />
hội chứng chuyển hóa, có đến 90,9% đối<br />
tượng nghiên cứu của chúng tôi biết được<br />
cách để phát hiện các bệnh là thành tố của hội<br />
chứng chuyển hóa như đi kiểm tra sức khỏe,<br />
theo dõi huyết áp, cân nặng. Bên cạnh đó<br />
cũng có đến 85,4% người cao tuổi biết điều<br />
kiện thuận lợi để dẫn đến các rối loạn chuyển<br />
hóa là do chế độ ăn uống, sinh hoạt và lối<br />
sống. Tuy nhiên, chỉ có 56% biết rằng cần điều<br />
<br />
102<br />
<br />
trị liên tục khi mắc các bệnh tăng huyết áp,<br />
đái tháo đường, rối loạn lipid máu và béo phì.<br />
Như vậy, nếu thật sự đối tượng bị mắc các<br />
bệnh này thì khả năng tái phát sẽ rất cao.<br />
Khảo sát kiến thức của người cao tuổi về<br />
các yếu tố nguy cơ của hội chứng chuyển hoá<br />
và các thành tố của hội chứng chuyển hoá<br />
trong ăn uống cho thấy rằng họ nhận thức<br />
được ăn nhiều đồ ngọt là yếu tố nguy cơ<br />
được biết nhiều nhất 95,7%, có lẽ người dân<br />
cho rằng ăn nhiều đồ ngọt sẽ dễ bị bệnh đái<br />
tháo đường. Ăn mỡ là yếu tố nguy cơ được<br />
biết đứng hàng thứ hai (89,0%), kế đến là thói<br />
quen ăn mặn (82,6%). Tỉ lệ này cao hơn so với<br />
nghiên cứu của tác giả Trần Thiện Thuần và<br />
cộng sự (69,5% và 75,5% đối tượng hiểu biết<br />
ăn mỡ và ăn mặn là yếu tố nguy cơ gây tăng<br />
huyết áp). Ăn mỡ và ăn mặn được người cao<br />
tuổi đánh giá là có hại cho sức khoẻ vì có thể<br />
họ cho rằng những yếu tố này khiến cho<br />
người ta dễ bị béo phì. Đa số người cao tuổi<br />
cho rằng ăn cá sẽ có lợi cho sức khoẻ hơn ăn<br />
thịt (72,4%) và cuối cùng có đến 76,4% tỷ lệ<br />
người cao tuổi cho rằng uống sữa có lợi cho<br />
sức khoẻ. Kết quả này rất đáng khich lệ vì<br />
người dân nhận ra rằng cá, sữa và các sản<br />
phẩm từ sữa là một phần quan trọng đối với<br />
chế độ dinh dưỡng cân bằng và khoẻ mạnh.<br />
Về thói quen sinh hoạt và lối sống, đại đa<br />
sô người cao tuổi cho rằng việc hút thuốc lá<br />
(99,3%), uống rượu (98,8%) và có đời sống<br />
căng thẳng (97,8%) cũng như uống nhiều cà<br />
phê (93,2%) là có hại cho sức khoẻ. Ngoài ra,<br />
có 81,1% người cao tuổi cho rằng nên có cuộc<br />
sống vận động hơn là tĩnh tại và 77,3% cho<br />
rằng nên tập thể dục dưỡng sinh. Trong điều<br />
kiện khi các tài liệu kinh điển đều cho rằng lối<br />
sống căng thẳng, tĩnh tại, lạm dụng các chất<br />
kích thích làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh<br />
có liên quan đến chuyển hóa thì đây là những<br />
con số rất đáng mừng cho công tác truyền<br />
thông giáo dục sức khỏe. Đặc biệt, khi người<br />
dân có nhận thức người cao tuổi vẫn phải tiếp<br />
tục làm việc, vận động theo tình trạng sức<br />
khỏe chứ không phải là nghỉ ngơi tuyệt đối<br />
<br />
Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng<br />
<br />