intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

kiến trúc Đình - chùa nam bộ: phần 2

Chia sẻ: Bautroibinhyen8 Bautroibinhyen8 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:123

170
lượt xem
58
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách giới thiệu tới người đọc các đặc điểm văn hóa - lịch sử và phản ánh văn hóa truyền thống qua kiến trúc Đình, chùa nam bộ; vấn đề định hướng bảo tồn và phát huy đặc điểm văn hóa - lịch sử của kiến trúc Đình, chùa nam bộ trong phát triển. mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: kiến trúc Đình - chùa nam bộ: phần 2

Chương 3<br /> <br /> ĐẶC ĐIỂM VÀN HÓA - LỊCH s ử VÀ PHẢN ÁNH VÃN HÓA<br /> TRUYỀN THỐNG QUA KIÊN TRÚC ĐÌNH, CHÙA NAM BỘ<br /> <br /> 3.1. ĐẶC ĐIỂM VÀN HÓA - LỊCH s ử BlỂU HIỆN QUA HÌNH THỨC KIẾN<br /> TRÚC ĐÌNH, CHÙA NAM BỘ<br /> 3.1.1. Đạc điểm văn hóa biểu hiện qua quy hoạch dinh, chùa Nam Bộ<br /> 3.1.1.1. Đặc điểm văn hóa biểu hiện qua vị trí đình, chùa trong tổng th ể làng x ã<br /> N am Bộ<br /> Đối với kiến trúc đình, chùa cổ, xuất phát từ cội nguồn văn hóa Việt Nam - Văn hóa<br /> nhận thức, vị trí đình chùa được chọn lựa dựa trên nhận thức về “âm dương, ngũ hành”<br /> (Đã trình bày trong 2.1.1.3, chương 2), tuy bị xem là nhận thức cổ xưa và mang màu sắc<br /> huyền bí, nhưng chính nó đã qui định được một số mối tương quan cẩn có trong tổng thể<br /> làng xã. Sự hài hòa giữa kiến trúc và môi trường địa lý xung quanh trong mối tương<br /> quan “âm dương ngũ hành”, vô hình chung là một sự sắp xếp tương đối hợp lý và hài<br /> hòa giữa kiến trúc công trình với tổng thể môi trường xung quanh công trình kiến trúc<br /> ấy. Như vậy, trong giới hạn tất yếu của lịch sử, bằng lối tư duy tổng hợp - chủ quan tương đối của “văn hóa trọng tình” truyền thống Việt Nam (Đã trình bày trong 2.1.1.3,<br /> chương 2), với quan niệm “thiên địa vạn vật đổng nhất thể” (^ iẾ íS i^ p T 1—Hễ), người<br /> xưa đã có một tẩm nhìn bao quát trong mối tương quan giữa kiến trúc, con người và bao<br /> cảnh, tạo sự phù hợp tương đối đối với nhu cầu sử đụng của con người, tạo sự hài hòa<br /> cần có trong kiến trúc xây dựng, nhất là các công trình quan trọng của thôn làng trước<br /> đây như đình, chùa. Đây Ịà đặc tính chung của đình, chùa Việt Nam. Theo truyền ihống<br /> trên, qua thực tế tồn tại của kiến trúc dinh, chùa tại Nam Bộ, cho thấy:<br /> -<br /> <br /> Đình vóri chức năng thuần tín ngưỡng hay kết hợp pháp quyền và thần quyền, đều<br /> <br /> ảnh hường trực tiếp đến cư dân, do đó, vị trí ngôi đình Nam Bộ thường được chọn lựa tại<br /> các vị trí thuận tiện nhất cho việc đi lại của dân chúng trong làng (Xem hình 3.1). Trước<br /> đây (từ 1945 trờ về trước), nhất là giai đoạn Pháp thuộc, tại Nam Bộ, có thể xem đình<br /> làng là trung tâm hành chính và văn hóa của một “tổ chức ờ”, đó là làng xã. Nhưng do<br /> điều kiện lự nhiên, kinh tế và xã hội... kiến trúc đình, chùa Nam Bộ có khác so với vùng<br /> đất Tổ. Lưu dãn Việt đã dựng nên các ngôi dinh kém bề thế hơn, trong phạm vi đất<br /> 81<br /> <br /> tương đối hẹp và thường gắn với “bến đò” hay “bến đình” để dân chúng đễ tiếp cận bằng<br /> phương tiện giao thông thủy khá phổ biến như ghe tam bàn, đò dọc, đò ngang v.v... Đình<br /> Bình Đông (TP.HCM) là một minh chứng rõ nhất.<br /> <br /> Khu dán oí(Thđn, idm ).<br /> <br /> V bỉ Đ H<br /> Ị ỈN .<br /> VỊ txl C H U A .<br /> <br /> Sơ đ ồ<br /> <br /> tương quan vị trí đình chùa tro n g khu dân CIÍ.<br /> <br /> (C H d l n th e o i d đ ồ c d a A. T H O M A 3 . L a c o n q u íle d e r iD d o d u n e , P b iíi,1 9 3 4 , tr .3 5 )<br /> <br /> Hình 3.1. Sơ dồ tương quan vị tri đình, chùa trong khu dán cư<br /> <br /> Hình 3.2. Kiến trúc Đình<br /> trong làng khu phố. [Nguồn: TGJ<br /> 82<br /> <br /> Hinh 3.3. Bến đò đình Bình Đông.<br /> [Nguón: 04]<br /> <br /> Khác với đình, chùa là nơi tĩnh tu, tao nhã, do đó vị trí chùa rất ít ở trung tâm khu<br /> dân cư. Đa số vị trí chùa trước kia (từ 1945 trờ về trưỏc) được chọn ờ ngoại vi so với nơi<br /> tụ cư (Xem hình 3.4). Phối hợp cùng “non thanh, thủy tú” và thuật phong thủy (Xem phụ<br /> lục 4), lưu dàn Việt đã tạo nên các “danh lam thắng cảnh” (45 ỂỄÍSIiS;) từng vùng. Tuy<br /> nhiên, chùa còn mang tính cộng đồng, có nhũng mối liên hệ cộng đồng, nén cũng không<br /> quá xa nơi cộng đổng cư trú. Trong sách “Tam tổ thực lục”, phẩn “Thiển đạo yếu học”,<br /> sư Pháp Loa đã viết: "Khi đ ã liễu ngộ chính tông rồi thì chọn cảnh chùa mà trụ trì,... Lại<br /> cũng nên biết cảnh không gần nhân gian mù cũng không xa nhăn gian, vì gần thì ỒI1 ảo,<br /> mà xa thì không ai giúp đỡ cho... ấy là cứu cánh” [51]. Nhưng do Nam Bộ rất ít địa hình<br /> “non thanh thủy tú” với cảnh trí hữu tình ở “làn cận nhân gian”, vì vậy kiến trúc đinh,<br /> chùa Nam Bộ thường được xây dựng tại các “gò nồng”, nơi tương đối cao lân cận khu<br /> vực dân cư (Xem hình 3.2). Kiến trúc chùa Giác Lâm trên gò cẩm Sơn, chùa Phụng Sơn<br /> trên gò Cao-Miên... tại TP.HCM (xưa kia) là những ví dụ.<br /> <br /> Hình 3.4 Kiến trúc Chùa<br /> trong "rừng” cây xanh. [Nguồn: không rõ]<br /> <br /> Hình 3.6. Thiên tình chùa Giác Lâm<br /> fNguồn: TG]<br /> <br /> Hình 3.5. Cây xanh “khiêm tấn”<br /> tại mộ tháp HT Thích Trí Thù. [Nguồn: 67]<br /> <br /> Hình 3.7. Cây xanh chùa hiện đụi.<br /> [Nguồn: Võ Văn Tường]<br /> 83<br /> <br /> Đặc tính này càng về sau (nhất là từ 1945 cho tới nay), đã đần bị đảo ngược. Xuất<br /> phát từ đặc điểm vùng văn hoá Nam Bộ, càng về sau tính chất động, dương tính, duy lý<br /> trong tư duy người dân nơi dây càng rõ nét, đặc biệt tính cộng đổng và tính tự trị vốn có<br /> của vùng nông thôn Việt Nam trước đây ngày càng lỏng lẻo hơn. Trên danh nghĩa, đình<br /> và chùa là những kiến trúc cộng đồng, mọi người trong cộng đồng dàn cư đều có quyền<br /> “bình đẳng” lui tới chiêm bái hay vãng cảnh, nhưng thực tế chúng không là tài sản<br /> chung của cộng đổng dân cư thôn làng mà chịu sự chi phối hoàn toàn bởi cá nhân hay<br /> nhóm nhỏ những “đại thí chủ” đã hiến cúng để trùng tu haỵ kiến tạo (theo quan niệm<br /> “mạnh vì gạo, bạo vì tiền”). Do vậy, càng về sau (từ 1945 đến nay) vị trí đình chùa<br /> thường dược chọn rất chủ quan theo ý muốn cá nhân hơn là lợi ích cộng đổng cư dân. Hệ<br /> quả là, dinh Thần không được xây mới (Xem chương I), vị trí đình Thần vẫn tồn tại tại vị<br /> trí cũ với chức năng thuần tín ngưỡng mang dấu ấn văn hóa một thời. Điều đó đổng<br /> nghĩa với việc “lùi xa” so với trung iâm điểm dân cư mới trong quá trình phát triển đô<br /> thị. Hạn hữu, trong điểu kiện khá tế nhị (kinh tế eo hẹp, quy hoạch mới...), sự hoán đổi<br /> vị trí ngôi đình xa khu trung tâm hơn cũng là một thực tế (Ví dụ: Đình Vĩnh Bình - Tiền<br /> Giang, đình Long Thạnh - Thủ Đức...). Trái lại, vị trí chùa Phât ngày càng xây mới<br /> nhiều hơn (nhất là giai đoạn 1954-1975) và di cùng quá trình phát triển đô thị. Điều đó<br /> đồng nghĩa với việc “tiến gần” đến trung tâm điểm dân cư mới, nhất là tại các đô thị lớn.<br /> Chùa giờ đây không chỉ giữ chức năng tu học thuẩn túy mà đôi chỗ còn kết hợp thêm cả<br /> chức năng kinh tế, văn hóa, xã hội khác v.v..., nhất là trờ thành trung tâm tổ chức, lãnh<br /> dạo Phật giáo theo nhu cẩu đương đại.<br /> 3.1.1.2.<br /> Đặc điểm văn hóa biểu hiện qua quy hoạch tổng m ặ t bằng kiến trúc đình<br /> và chùa N am Bộ<br /> Cũng xuất phát từ cội nguồn văn hoá Việt Nam - văn hoá ứng xử với môi trường tự<br /> nhiên, chính khí hậu nhiệt đới và môi trưòng sông nước đã chi phối văn hoá vật chất của<br /> người Việt Nam, trong đó có kiến trúc. Trong tổng mặt bằng kiến trúc đình, chùa, từ<br /> nhiểu đời nay, luôn gắn liển mật thiết vói hai yếu tô' mặt nước và cây xanh tạo thành<br /> những “danh lam thắng cảnh” hay “bến nước sân đình” (Xem hình 3.3). Đặc điểm mang<br /> tính lịch sử này vẫn còn tồn tại cho đến giữa thế kỷ XX.<br /> Riêng tại Nam Bộ, từ giữa thế kỷ XX trờ về trước, tổng mặt bằng kiến trúc đình, chùa<br /> thưcmg là sự mở rộng của ngôi nhà vườn dân gian Nam Bộ (Xem hình 3.8), sau đó bố trí<br /> thêm một số kiến trúc phụ khác theo nhu cầu sinh hoạt đặc thù của từng loại hình đình<br /> hay chùa (Xem hình 3.9), cụ thể như sau:<br /> Đối với chùa, khối công trình chính thường theo hướng Nam (hướng gió tốt mà<br /> người bình dân đương thời hay sử dụng) hoặc hướng ra mặt sông tiếp cận, vườn cây ãn<br /> trái được bố trí ờ hướng Tây hoặc hướng Bắc so với khối công trình chính (hướng có<br /> nắng nóng và gió lạnh), sân cảnh ở hướng Đông thường k ít hợp với ao sen và lối vào.<br /> Cách bố trí này hoàn toàn theo quan niệm xây nhà truyền thống dân gian Nam Bộ. c ổ n g<br /> 84<br /> <br /> vào thường bố trí một bcn so với khối chính, lệch về phía Đông hoặc đôi khi quay hẳn về<br /> hướng Đông (Hướng “sinh” theo quan niệm dân gian). Ngoài ra, các cỏng trình phụ<br /> khác... được bố trí lân cận khối công trình chính, linh hoạt theo hình dạng khu đất. Chùa<br /> còn có “tháp lâm i n t t ” (“vuờn” mộ tháp), thường được bô' trí tại vị trí Đông Bắc so với<br /> khối nhà chính (cuối hướng gió), đây cũng là một chọn lụa khá tinh tế trong tổng thể<br /> kiến trúc chùa. Qua bố cục tổng mặt bằng cơ bản trên đây cho thấy người dân Nam Bộ<br /> rất khéo léo trong việc chọn vị trí bố trí các bộ phận kiến trúc chùa nhằm phù hợp với<br /> đặc điểm truyền thống và điều kiện dịa lý địa phương.<br /> <br /> ị 2.5<br /> <br /> 2.5<br /> <br /> 2.5 ị 1.2 Ị 2.2 I 2.2 Ị<br /> <br /> Hình 3.8. Nhà ba gian, chữ“Đinh".<br /> INguồn: không rõ]<br /> <br /> Hình 3.9. Mặt báng đình Trường Thọ 5 gian. ¡Nguồn: Nguyễn Hữu Thế]<br /> <br /> Đối với đình, tổng mặt bằng cơ bản gần giống chùa, tuy nhiên vườn đình và sân<br /> cảnh thường hẹp và ít phong phú hơn sân vườn chùa.<br /> Càng về sau (giữa thế kỷ XX đến nay) khi mà kiến trúc đình, chùa bắt đầu bị “bao<br /> vây” giữa lòng đô thị hoặc chủ động “tiến vào” đỏ thị nơi đất hẹp người đổng. Trong<br /> hoàn cảnh đất đai “eo hẹp” ấy, tổng mặt bằng kiến trúc đình, chùa nêu trên đã bị phá vỡ.<br /> Tuy nhiên, sự kế thừa lịch sử đòi hỏi phải có một giải pháp chiết trung, tránh sự thiếu<br /> vắng “thắng cảnh” trong “danh lam” hoặc thiếu cả “bến nước” lẫn “sân đình” trong kiến<br /> trúc đình, chùa đương đại. Đây là yếu tố tất yếu cùa một kiến trúc đình, chùa trong vùng<br /> đô thị nhiệt đới Nam Bộ.<br /> Thực tế một số đình, chùa tại TP.HỒ Chí Minh, trong không gian khá hẹp cùa khu đất<br /> xây dựng, các kiến trúc sư đã khéo léo bố trí một không gian cây xanh “khiêm tốn” tạo<br /> 85<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2