Kinh nghiệm Đông Á - Nâng cấp ngành với vấn đề tham gia mạng sản xuất quốc tế
lượt xem 7
download
Với kết cấu nội dung gồm 5 chương, Tài liệu Nâng cấp ngành với vấn đề tham gia mạng sản xuất quốc tế: Kinh nghiệm Đông Á giới thiệu đến các bạn những nội dung về quan niệm và quan điểm khoa học về nâng cấp ngành và tham gia mạng sản xuất quốc tế, kinh nghiệm chung về nâng cấp ngành bằng cách tham gia mạng sản xuất của một số nước Đông Á,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kinh nghiệm Đông Á - Nâng cấp ngành với vấn đề tham gia mạng sản xuất quốc tế
- TẬP THỂ TÁC GIẢ 1. Nguyễn Bình Giang, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới - Chủ biên 2. Nguyễn Hồng Bắc, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới 3. Lê Việt Dũng, Học viện Khoa học Xã hội 4. Phạm Minh Hạnh, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới 5. Phạm Thị Thanh Hồng, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 6. Nguyễn Đình Hoàn, Học viện Tài chính 7. Lê Thị Ái Lâm, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới 8. Nghiêm Thị Thủy, Học viện Tài chính 9. Trần Thị Thu Thủy, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới 10. Phan Anh Tuấn, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới
- LỜI NÓI ĐẦU Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, Đảng Cộng sản Việt Nam kêu gọi "đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng". Với nhận thức rằng "việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu đối với các nền kinh tế", Đảng đề ra định hướng: "ưu tiên phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, sản phẩm có khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu thuộc các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp cơ khí, công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông, công nghiệp dược...". Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa – hay nâng cấp ngành – gắn với việc tham gia các mạng sản xuất là một mô hình tăng trưởng đã đã được các nền kinh tế Đông Á theo đuổi để nắm bắt những thời cơ mà phân công lao động quốc tế theo chiều dọc đem tới cho các nền kinh tế đang phát triển. Hưởng ứng chủ trương của Đảng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, các tác giả của cuốn sách nhỏ này giới thiệu kinh nghiệm của một số nền kinh tế Đông Á trong nâng cấp ngành bằng cách tham gia mạng sản xuất quốc tế. Trong quá trình nghiên cứu để đưa ra cuốn sách này, các tác giả đã nhận được sự hướng dẫn, góp ý quý báu của các nhà khoa học: GS. TS. Nguyễn Xuân Thắng, GS. TS. Nguyễn Quang Thuấn, PGS. TS. Chu Đức Dũng, PGS. TS. Bùi Quang Tuấn, TS. Nguyễn Thắng, TS. Vũ Hùng Cường, PGS. TS. Nguyễn Thị Hoài Lê, TS. Nguyễn Chiến Thắng, PGS. TS. Phạm Thái Quốc, TS. Nguyễn Duy Lợi, PGS. TS. Nguyễn Thanh Đức, TS. Nguyễn Văn Tâm (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), PGS. TS. Hoàng Xuân Long (Bộ Khoa học và Công nghệ), PGS. TS. Lê Xuân Bá (Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Chúng tôi trân trọng cảm ơn các nhà khoa học nói trên. Thay mặt tập thể tác giả Nguyễn Bình Giang
- LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế thế giới đã ở trong tiến trình toàn cầu hóa được hơn ba thập niên. Cùng với tiến trình này, phân công lao động quốc tế đã chuyển từ kiểu theo chiều ngang (mỗi nước một ngành) sang kiểu theo chiều dọc (mỗi nước một công đoạn trong chu trình sản xuất ra một sản phẩm). Gắn với phân công lao động quốc tế kiểu mới theo chiều dọc, buôn bán sản phẩm trung gian nội ngành càng ngày càng chiếm tỷ trọng lớn thêm trong thương mại quốc tế, thấy rõ nhất ở khu vực Đông Á. Các nước đang phát triển muốn công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh như vậy, phải tìm cách tham gia vào phân công lao động quốc tế theo chiều dọc. Muốn vậy, họ phải có "tấm hộ chiếu" là mạng sản xuất quốc tế. Thời gian gần đây, Đảng và Chính phủ Việt Nam cũng nhận thức được sự cần thiết phải thay đổi cơ cấu ngành và tham gia mạng sản xuất quốc tế. Đảng yêu cầu "đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, coi chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu, chú trọng phát triển theo chiều sâu, phát triển kinh tế tri thức"; nhận định rằng "việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu đối với các nền kinh tế"; và đề ra định hướng: "ưu tiên phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, sản phẩm có khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu...".1 Mục đích của cuốn sách nhỏ này là hưởng ứng một số nhiệm vụ cụ thể mà Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước giai đoạn 2011-2020 đề ra, giới thiệu khung chính sách tham gia mạng sản xuất quốc tế nhằm mục đích thay đổi cơ cấu ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (hay ngắn gọn là nâng cấp ngành). Hai cơ sở để làm sáng tỏ khung chính sách này là: các lý luận liên quan đến nâng cấp ngành cũng như cơ chế hoạt động của mạng sản xuất quốc tế và các kinh nghiệm thực tiễn của một số nước Đông Á đã thành công. Chương I trong cuốn sách này làm rõ, về lý luận, khung chính sách thay đổi cơ cấu ngành bằng cách tham gia mạng sản xuất quốc tế; đồng thời, xây dựng 1 Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 của Đảng Cộng sản Việt Nam. 1
- khung nghiên cứu về thay đổi cơ cấu ngành của một quốc gia nhờ tham gia mạng sản xuất quốc tế và trả lời ba câu hỏi: Một là, mạng sản xuất quốc tế là gì? Câu hỏi này cần được xem xét từ góc độ mạng sản xuất quốc tế có đặc điểm, cơ chế hoạt động ra sao để các nước đang phát triển có thể tham gia vào mạng và thay đổi cơ cấu ngành. Hai là, thế nào là sự tham gia của một quốc gia vào mạng sản xuất quốc tế? Câu hỏi này cần được xem xét từ góc độ nước muốn tham gia vào mạng sản xuất quốc tế cần có những chiến lược, chính sách, biện pháp như thế nào. Ba là, thế nào là thay đổi cơ cấu ngành bằng cách tham gia mạng sản xuất quốc tế? Câu hỏi này cần được xem xét từ góc độ nước muốn thay đổi cơ cấu ngành bằng cách tham gia vào mạng sản xuất quốc tế cần có những chiến lược, chính sách, biện pháp như thế nào. Các tác giả đã bắt đầu từ việc làm rõ nâng cấp ngành là gì và những nội hàm mới của nó. Những nội hàm mới của khái niệm nâng cấp ngành mà chúng tôi muốn nhấn mạnh là: ngoài việc chuyển từ ngành truyền thống sang ngành hiện đại, chuyển từ công đoạn truyền thống sang công đoạn hiện đại (cao cấp) trong cùng một ngành cũng là thay đổi cơ cấu ngành. Tiếp theo, chúng tôi sẽ làm rõ mạng sản xuất quốc tế là gì. Song, nghiên cứu này khác với các nghiên cứu hiện có ở Việt Nam ở chỗ quan tâm nhiều hơn đến cơ chế hoạt động của mạng sản xuất quốc tế. Điều này xuất phát từ ý đồ tìm hiểu để tham gia được vào các mạng. Tham gia được vào các mạng sản xuất quốc tế đã là bước đầu tiên trong tiến trình nâng cấp ngành. Nếu càng tham gia sâu, càng tiến sang vị trí cung ứng cao hơn hoặc chuyển sang chuỗi cung ứng linh kiện, nguyên phụ liệu cao cấp hơn – nói cách khác là càng được phân công thực hiện các phân đoạn sản xuất tiên tiến hơn của mạng sản xuất – thì nước đang phát triển tham gia mạng sản xuất càng có cơ hội nâng cấp ngành. Trong Chương I, nghiên cứu này sẽ chỉ ra một loạt các chính sách có thể giúp nước đang phát triển, bao gồm nhóm chính sách để thu hút các phân đoạn sản xuất (lần lượt từ phân đoạn dễ dàng đến phân đoạn phức tạp) của mạng sản xuất quốc tế về nước mình, và nhóm chính sách để tăng cường năng lực quốc gia và năng lực của 2
- doanh nghiệp tại các nước đang phát triển để làm chủ các phân đoạn đó. Với các chính sách được chỉ ra trong Chương I, nghiên cứu này sẽ tìm hiểu xem các nước Đông Á có thực hiện những chính sách như vậy không; hoặc, các nước đang phát triển Đông Á đã tham gia mạng sản xuất quốc tế như thế nào mà nâng cấp ngành thành công? Câu hỏi này cần được xem xét từ góc độ các nước Đông Á đã có những chiến lược, chính sách, biện pháp như thế nào để thay đổi cơ cấu ngành bằng cách tham gia vào mạng sản xuất quốc tế. Chúng tôi sẽ phân tích các đặc điểm của những mạng sản xuất quốc tế ở khu vực Đông Á, tập trung vào các góc độ như cơ chế tham gia, cơ chế hoạt động, các nút và các liên kết trong mạng. Nghiên cứu này không có điều kiện nghiên cứu rộng rãi, nên tự giới hạn trong phạm vi 3-5, tức là 3 ngành ở 5 nền kinh tế. Đó là các ngành điện tử, chế tạo ô tô, dệt-may và các nền kinh tế Đài Loan, Singapore, Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc. Cũng vì điều kiện không cho phép nghiên cứu lâu và rộng, nên nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu đề cập đến các kinh nghiệm thành công, tạm gác việc nghiên cứu kinh nghiệm thất bại đến những nghiên cứu sau này khi điều kiện cho phép. Kinh nghiệm của các nước Đông Á đã làm sáng tỏ thêm lý luận, xác nhận khung chính sách mà lý luận chỉ ra. Đồng thời, kinh nghiệm Đông Á cũng cho biết thêm một số vấn đề mà lý luận không đề cập. Đối với những vấn đề thực tiễn Đông Á ngoài lý luận, nghiên cứu của chúng tôi tự giới hạn mình ở việc chỉ nêu tên vấn đề, chứ không đi vào luận giải nhiều, để đảm bảo luôn bám sát nhiệm vụ dùng thực tiễn khẳng định lý luận. Kinh nghiệm khái quát của các nước Đông Á và những chính sách có tác dụng chung cho các ngành được trình bày ở Chương II. Chương III dành cho trình bày kinh nghiệm trong ngành điện tử. Chương IV về ngành chế tạo ô tô. Chương V về ngành dệt-may. 3
- QUAN NIỆM VÀ QUAN ĐIỂM KHOA HỌC VỀ NÂNG CẤP Chương I NGÀNH VÀ VỀ THAM GIA MẠNG SẢN XUẤT QUỐC TẾ 1.1. Nâng cấp ngành là gì? Thay đổi cơ cấu ngành (hoặc chuyển dịch cơ cấu ngành), hiểu theo cách chiết tự, là sự thay đổi cơ cấu cũ theo ngành2 của nền kinh tế quốc dân sang cơ cấu mới. Tuy nhiên, nếu chỉ hiểu như vậy thì thay đổi cơ cấu ngành không bao hàm ý tiến bộ, phát triển. Để nhấn mạnh mục đích về tiến bộ và phát triển của thay đổi cơ cấu ngành, Việt Nam thường thêm hậu tố "theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa" hoặc "theo hướng tiến bộ" hoặc "theo hướng phát triển bền vững". Còn trong các tài liệu khoa học và văn kiện chính sách của thế giới, sự chuyển dịch như vậy được gọi phổ biến là "nâng cấp ngành". Michael Porter đã xây dựng mô hình "viên kim cương quốc gia" để phân tích năng lực cạnh tranh của quốc gia trên thị trường quốc tế. Một trong các nguyên tắc của mô hình này là quốc gia muốn duy trì được lợi thế cạnh tranh của mình ở một ngành nhất định cần theo đuổi lợi thế cạnh tranh động – nghĩa là mở rộng cơ sở lợi thế của mình bằng cách nâng cấp ngành. Dừng lại, tức là không chịu nâng cấp, là tự đánh mất lợi thế cạnh tranh. Các điều kiện động ảnh hưởng tới việc nâng cấp còn quan trọng hơn cả các nguồn lực ban đầu trong việc quyết định cách thức và mức độ cạnh tranh của quốc gia trong ngành đó trên thị trường thế giới.3 Nâng cấp ngành được Dieter Ernst định nghĩa là "sự dịch chuyển tới những sản phẩm, dịch vụ và phân đoạn sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn thông qua đẩy mạnh chuyên môn hóa và qua các liên kết hiệu quả trong nước và quốc tế"4. Ernst cho rằng nâng cấp ngành cần nhìn từ hai phương diện: nâng cấp doanh nghiệp và nâng cấp quốc gia; trong đó, nâng cấp doanh nghiệp là then chốt, còn nâng cấp quốc gia có vai trò hỗ trợ. Gary Gereffi cho rằng nâng cấp ngành "liên quan đến việc học tập một cách có tổ chức để nâng cao vị thế của doanh nghiệp và của quốc gia trong 2 Phân biệt với cơ cấu theo lãnh thổ, cơ cấu theo thành phần kinh tế (sở hữu). 3 Porter (1998). 4 Ernst (2002), trang 2. 4
- các mạng thương mại toàn cầu".5 Hubert Schmitz và Peter Knorringa định nghĩa nâng cấp ngành là tăng cường vị thế cạnh tranh tương đối cho doanh nghiệp.6 Trong khi đó, Carlo Pietrobelli và Roberta Rabellotti cho rằng nâng cấp ngành là khả năng của nhà sản xuất "làm ra những sản phẩm tốt hơn, làm ra những sản phẩm hiệu quả hơn, hoặc chuyển sang những hoạt động có kỹ năng hơn".7 Tóm lại, nâng cấp ngành là chuyển đổi tới một cơ cấu ngành hiện đại hơn và tạo ra nhiều giá trị gia tăng hơn, đáp ứng được định hướng phát triển theo chiều sâu và phát triển bền vững. Các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo hiện đại được ưu tiên phát triển, trong khi các ngành chế biến, chế tạo truyền thống thì chuyển mình sang các công đoạn tạo ra nhiều giá trị gia tăng hơn, thâm dụng tri thức hơn, giàu tính sáng tạo và đổi mới hơn. Cần chú ý là, nâng cấp ngành bao gồm cả việc chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ một ngành. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào khái niệm quá cô đọng như vậy về nâng cấp ngành thì sẽ gặp khó khăn trong việc vạch ra hướng và khung nghiên cứu. Để hiểu rõ nâng cấp ngành là gì, ngoài dựa vào khái niệm, cần phải hiểu sự phát triển về nội hàm của khái niệm này. Từ giữa thập niên 1980, trong giới kinh tế thế giới bắt đầu ngày càng sử dụng nhiều thuật ngữ "nâng cấp ngành" như một phương thức phát triển mới ở cả những nền kinh tế đã phát triển hay đang phát triển. Cách hiểu chung về hàm ý của cụm từ này là chiến lược tăng trưởng kinh tế dựa vào tăng năng suất lao động, và muốn tăng năng suất lao động thì phải dựa vào sự kết hợp đổi mới, chuyên môn hóa và hội nhập. Nguồn gốc xa xôi của khái niệm "nâng cấp ngành" là lý luận của Adam Smith về phân công lao động và lý luận của Alfred Marshall về tác động kinh tế bên trong và bên ngoài. Smith cho rằng tăng trưởng (kinh tế) có được là nhờ phân công lao động, và phân công lao động bị giới hạn bởi quy mô thị trường. Theo đó, nếu nâng cao tay nghề của lao động và chuyên môn hóa phương tiện sản xuất kết hợp 5 Gereffi (1999), trang 3. 6 Schmitz & Knorringa (2000). 7 Pietrobelli & Rabellotti (2006), trang 1. 5
- với mở rộng thị trường (do giảm chi phí giao thông vận tải) thì có thể thúc đẩy được kinh tế tăng trưởng. 8 Còn Marshall cho rằng cách mạng công nghiệp dựa vào chuyên biệt hóa và liên kết. Chuyên biệt hóa có nghĩa là "phân công lao động, là sự phát triển của kỹ năng, tri thức và máy móc chuyên môn hóa". Liên kết có nghĩa là "gia tăng sự thân thiết và sự vững chắc của các kết nối giữa các phần riêng rẽ của cơ thể công nghiệp".9 Giải thích đặc trưng lần lượt "cất cánh" về công nghiệp của các nước thành viên khu vực Đông Á, học giả Nhật Bản Akamatsu Kaname10 đã đề ra mô hình đàn nhạn bay. Mô hình đàn nhạn bay giải thích sự lần lượt cất cánh của công nghiệp các nước trong khu vực bằng việc phân công lao động gắn với liên kết quốc tế. Mô hình nguyên thủy là mô hình một quốc gia - một sản phẩm. Ban đầu quốc gia phải nhập khẩu sản phẩm. Rồi nó tự phát triển năng lực của mình dựa vào thị trường nội địa và tự sản xuất sản phẩm đó thay thế nhập khẩu. Trong quá trình sản xuất thay thế nhập khẩu, năng lực của quốc gia được nâng cao hơn nữa, tới mức nó có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế và trở thành người xuất khẩu sản phẩm đó. Mô hình đàn nhạn bay nguyên thủy này cho thấy một quốc gia có thể nâng cấp quá trình sản xuất của mình để nâng cao vị thế của mình trên thị trường quốc tế. Mô hình đàn nhạn bay mở rộng là mô hình một quốc gia - nhiều sản phẩm giải thích quốc gia dần dần chuyển từ phát huy lợi thế cạnh tranh ở sản phẩm đơn giản sang sản phẩm phức tạp hơn, ví dụ từ may sang dệt. Mô hình này cho thấy một quốc gia có thể nâng cao vị thế của mình trên thị trường quốc tế bằng cách chuyển sang phát huy lợi thế so sánh của mình ở sản phẩm ngày càng phức tạp hơn. Mô hình đàn nhạn bay đầy đủ là mô hình nhiều quốc gia - nhiều sản phẩm. Quốc gia cất cánh trước chuyển sang sản xuất sản phẩm phức tạp hơn, nhường cho quốc gia cất cánh sau sản xuất sản phẩm đơn giản; cứ thế, lần lượt từ công đoạn này sang công đoạn khác của cùng loại sản phẩm, từ sản phẩm này sang sản phẩm khác, và từ quốc gia này sang quốc gia khác. Mô hình này khá giống đường lối nâng cấp 8 Smith (1776), quyển I, các chương 1, 2 và 3. 9 Marshall (1990), quyển IV, chương 8. 10 Akamatsu (1961). 6
- ngành bằng cách nâng cấp chức năng và nâng cấp liên ngành mà chúng tôi sẽ đề cập sau. Akamatsu giải thích cơ chế dẫn tới sự thay đổi phân công lao động quốc tế trong mô hình đàn nhạn bay là do sự thay đổi "cơ cấu chi phí so sánh" mà đến lượt sự thay đổi cơ cấu chi phí lại do thay đổi về kỹ năng, tri thức và năng lực đổi mới tạo ra. Quá trình thay đổi này gắn với sự phát triển của nhu cầu trong nước và các mối liên kết giữa nước cất cánh trước với nước cất cánh sau. Akamatsu cổ vũ một chính sách công nghiệp để thúc đẩy phát triển một số ngành non trẻ. Quan điểm này của ông có phần giống lý thuyết tăng trưởng không cân bằng của Hirschman. Năm 1958, Albert Otto Hirschman đề xuất thúc đẩy tăng trưởng bằng cách phát triển các liên kết ngược có giá trị cao tại những cực tăng trưởng hoặc những ngành then chốt. Lý luận của Hirschman nhấn mạnh sự cần thiết của tăng trưởng không cân đối, dùng sự tăng trưởng của vùng, ngành này kéo sự tăng trưởng của vùng, ngành kia thông qua hiệu ứng tràn.11 Trong khi Akamatsu phát triển mô hình đàn nhạn bay, thì học giả người Mỹ Raymond Vernon phát triển lý luận về vòng đời sản phẩm. Theo Vernon, việc sản xuất một sản phẩm sẽ thay đổi liên tục về mặt địa điểm sản xuất giữa các nước theo lợi thế so sánh. Để kéo dài thời gian sản xuất một sản phẩm, các công ty xuyên quốc gia sẽ, thông qua FDI và outsourcing quốc tế, chuyển giai đoạn sản xuất đơn giản hơn và dùng nhiều lao động hơn sang các nước có tiền công rẻ hơn. Sản xuất một sản phẩm có nhiều giai đoạn trong cả vòng đời sản phẩm; và cứ thế, cứ từng giai đoạn chuyển từ nước phát triển trước sang nước phát triển sau.12 Mặc dù lý luận của Vernon thiên về việc giải thích vì sao FDI của Mỹ lan rộng khắp thế giới, nhưng chúng ta có thể thấy được việc liên kết với các công ty xuyên quốc gia để tham gia vào các giai đoạn sản xuất của một sản phẩm có thể giúp quốc gia nâng cấp ngành, từ giai đoạn sản xuất thấp lên giai đoạn sản xuất cao của sản phẩm đó - tức nâng cấp 11 Hirschman (1958). 12 Vernon (1966). 7
- ngành bằng nâng cấp chức năng như cách nhìn của Humphrey và Schmitz (sẽ đề cập sau). Kế thừa và phát triển lý luận của các học giả đi trước từ thời Smith và Marshall, các nhà kinh tế học ngày nay cho rằng, nâng cấp ngành bao gồm ba ý. Một là, nâng cấp liên ngành, theo đó nền kinh tế chuyển dịch từ ngành truyền thống sang ngành hiện đại. Ngành truyền thống có đặc trưng là có giá trị gia tăng ít, mức độ sử dụng công nghệ ít hay công nghệ đơn giản, thâm dụng lao động phổ thông lương thấp. Còn ngành hiện đại là ngành có giá trị gia tăng cao, thâm dụng công nghệ, công nghệ phức tạp, thâm dụng lao động tay nghề cao lương cao. Ví dụ về ngành truyền thống là dệt-may, da-giày, chế biến đồ gỗ. Ví dụ về ngành hiện đại là chế tạo ô tô, chế tạo máy, công nghệ thông tin, điện tử. Nâng cấp ngành có thể là chuyển trọng tâm của nền kinh tế từ các ngành dệt-may, da-giày, chế biến đồ gỗ như nền kinh tế Việt Nam hiện nay sang các ngành ô tô, chế tạo máy, công nghệ thông tin và công nghiệp điện tử như Đài Loan, Thái Lan hiện nay. Hai là, nâng cấp nội bộ ngành, theo đó một ngành nhất định của nền kinh tế chuyển từ các hoạt động truyền thống sang các hoạt động hiện đại. Tương tự, hoạt động truyền thống là hoạt động ít giá trị gia tăng, thâm dụng lao động phổ thông lương thấp, công nghệ đơn giản; còn, hoạt động hiện đại là hoạt động có nhiều giá trị gia tăng, thâm dụng lao động tay nghề cao lương cao, thâm dụng công nghệ phức tạp. Ngành dệt-may có rất nhiều hoạt động khác nhau. Những hoạt động truyền thống là cắt và may, còn những hoạt động hiện đại hơn là sản xuất nguyên liệu dệt và phụ liệu may, hiện đại hơn thế là thiết kế mẫu mã, marketing. Ngay trong một ngành hiện đại như ngành điện tử-công nghệ thông tin cũng có những hoạt động rất đơn giản như lắp ráp – đây là hoạt động sử dụng nhiều lao động mà phần lớn là lao động phổ thông – giống như chúng ta đang thấy ở các nhà máy lắp ráp thiết bị di động của Foxconn, Nokia, Samsung, và ở các nhà máy doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực điện tử, công nghệ thông tin ở Việt Nam. Trong một ngành, cũng có những sản phẩm đơn giản và sản phẩm cao cấp. Chẳng hạn sản phẩm của ngành may có loại (mà tiếng Anh gọi là commodity) 8
- hướng tới thị trường đại chúng và loại hướng tới thị trường cao cấp (các high-end product hoặc high-end brand). Sản phẩm của ngành thiết bị di động cũng có loại sản phẩm phổ thông (như điện thoại Nokia 105) và loại cao cấp (như iPhone). Nâng cấp nội bộ ngành có thể bằng cách chuyển từ phục vụ thị trường đại chúng sang thị trường cao cấp. Ba là, nâng cấp trong hệ thống các liên kết ngược và xuôi (backward and forward linkages). Tuy nhiên, lưu ý là hệ thống liên kết ngược-xuôi này nếu phân đoạn một cách cụ thể thì gồm có thượng nguồn, trung nguồn và hạ nguồn. Trung nguồn là nơi có các hoạt động đơn giản, ít thâm dụng công nghệ, dùng nhiều lao động phổ thông. Thượng nguồn là nơi có các chức năng như R&D, thiết kế, phát triển ngành hàng, v.v... thâm dụng vốn, thâm dụng công nghệ, thâm dụng lao động có tay nghề cao, tạo ra nhiều giá trị gia tăng. Hạ nguồn là nơi có các hoạt động như phát triển thương hiệu, marketing, cấp phép, bán hàng, dịch vụ hậu mãi, v.v... dù không đòi hỏi thâm dụng công nghệ, nhưng lại đòi hỏi thâm dụng tri thức, sự sáng tạo và tạo nhiều giá trị gia tăng. Ngay bản thân ở trung nguồn, các chức năng thầu phụ và logistics cũng cao cấp hơn chức năng lắp ráp, gia công. Vì thế, nâng cấp ngành hiểu theo nghĩa thứ ba này tức là chuyển dịch từ các ngành, các chức năng ở trung nguồn lên các ngành, các chức năng ở thượng nguồn và hạ nguồn. Theo hướng như thế, Humphrey and Schmitz (2002) cho rằng có bốn loại nâng cấp ngành, đó là: (i) Nâng cấp quá trình sản xuất: áp dụng công nghệ hoặc hệ thống sản xuất tiên tiến hơn để sản xuất ra sản phẩm với hiệu suất cao hơn; (ii) Nâng cấp sản phẩm: chuyển sang sản xuất các sản phẩm phức tạp hơn, nhiều giá trị gia tăng hơn; (iii) Nâng cấp chức năng: chuyển sang các chức năng hay phân đoạn sản xuất thâm dụng kỹ năng hơn, lương cao hơn, giá trị gia tăng cao hơn; 9
- (iv) Nâng cấp liên ngành: chuyển từ ngành truyền thống sang ngành hiện đại hơn. 1.2. Mạng sản xuất quốc tế là gì? Một mạng sản xuất là một hệ thống phân công lao động giữa nhiều nhà sản xuất nhưng có một nhà sản xuất dẫn dắt trong quá trình cùng tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh. Tiền đề của mạng sản xuất là việc công nghệ sản xuất, ví dụ như công nghệ mô-đun hóa, cho phép quá trình sản xuất có thể được phân chia thành các phân đoạn và phân tán các phân đoạn đó ở những địa điểm khác nhau. Các nhà sản xuất khác nhau phân công nhau trong việc đảm đương mỗi phân đoạn. Tập hợp các nhà sản xuất ấy tạo thành mạng sản xuất. Mỗi sản phẩm, nhất là sản phẩm của ngành chế biến, chế tạo có thể có quá trình sản xuất và đòi hỏi công nghệ sản xuất khác nhau. Vì thế, mạng sản xuất rất đa dạng về cấu tạo, hình thức, quy mô, phạm vi. Một mạng sản xuất có thể gồm một hoặc cả hai loại quan hệ, đó là quan hệ nội bộ công ty (các chi nhánh, công ty con là thành viên của mạng) hoặc quan hệ liên công ty (các công ty độc lập là thành viên của mạng). Một mạng sản xuất có thể gồm môt hoặc nhiều chuỗi cung ứng. Trong International Encyclopedia of Humantary Geography của Nhà xuất bản Elsevier, mạng sản xuất được Hassler định nghĩa là mối liên hệ về chức năng và nghiệp vụ được kết nối với nhau thông qua đó hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra và được phân phối. Cách định nghĩa mạng sản xuất thế này của Hassler rõ ràng là kế thừa từ quan niệm nêu trong Henderson et al (2002)13 và do vậy có cùng chung nhược điểm, đó là khó hình dung được cụ thể mạng sản xuất là gì. Ngân hàng Thế giới trong World Development Report 2009: Reshaping Economic Geography khi nói về các mạng sản xuất ở khu vực Đông Á đã nhấn mạnh ý sau: "Mạng sản xuất buôn bán tới, lui các sản phẩm trung gian"14. Tuy nhiên, ý như thế mới chỉ chỉ ra được quan hệ buôn bán giữa các nhà sản xuất trong 13 Henderson et al (2002), trang 445. 14 The World Bank (2009), trang 45. 10
- mạng và đối tượng buôn bán là các sản phẩm trung gian. Việc này cũng không giúp gì trong việc phân biệt mạng sản xuất với chuỗi cung ứng. Mạng sản xuất quốc tế là mạng sản xuất trải rộng ở ít nhất hai nước. Trong nhiều tài liệu khác nhau, chúng ta có thể gặp các cách gọi khác nhau như: mạng sản xuất quốc tế, mạng sản xuất toàn cầu, mạng sản xuất khu vực, mạng sản xuất xuyên quốc gia, mạng sản xuất xuyên biên giới, chuỗi sản xuất thế giới. Có sự phân biệt giữa mạng sản xuất toàn cầu và mạng sản xuất khu vực. Mạng sản xuất khu vực thì các thành viên cùng ở một khu vực địa lý hoặc khu vực kinh tế. Còn mạng sản xuất toàn cầu thì các thành viên đến từ khắp nơi trên thế giới, nhưng những mạng mà thành viên đến từ khắp nơi trên thế giới này không nhiều. 1.3. Cơ chế của mạng sản xuất quốc tế 1.3.1. Cơ sở vi mô của cơ chế Cơ chế hoạt động của mạng sản xuất quốc tế dựa trên hai cơ sở vi mô sau: (1) Lý luận phân tán sản xuất quốc tế, và (2) Lý luận về phân công lao động quốc tế theo chiều dọc. Như đã nhắc đến ở khái niệm về mạng sản xuất quốc tế, tiền đề của mạng là hoạt động phân tán sản xuất quốc tế. Một doanh nghiệp có thể giảm chi phí sản xuất tổng thể bằng cách chia nhỏ quá trình sản xuất thành các phân đoạn và giao nhiệm vụ quản trị từng phân đoạn ấy, phân tán các phân đoạn ấy đến những địa điểm khác nhau. Điều kiện để phân tán sản xuất thành công là mức tiết kiệm được chi phí sản xuất phải lớn hơn chi phí phát sinh để kết nối các phân đoạn ở xa nhau như minh họa trong Hình 1.1. 11
- Hình 1.1: Sơ đồ so sánh chi phí sản xuất giữa hai trường hợp có và không có phân tán sản xuất Nguồn: Kimura & Ando (2005), hình 2, trang 320. Khai thác sự chênh lệch về tiền công giữa các nơi khác nhau, khai thác tác động tích cực của công nghệ thông tin đến chi phí kết nối các phân đoạn sản xuất khác nhau, các công ty xuyên quốc gia đã đưa các phân tán các phân đoạn sản xuất của mình ra nhiều nơi. Kimura Fukunari và Ando Mitsuyo đề ra mô hình hai chiều để mô tả sự phân tán này như Hình 1.2. 12
- Hình 1.2: Sơ đồ phân tán sản xuất hai chiều Nguồn: Kimura & Ando (2005), hình 1. Richard Baldwin cho rằng khi công nghệ thông tin ra đời, nền kinh tế thế giới đã xuất hiện một kiểu phân công lao động quốc tế mới, đó là phân công lao động theo chức năng, theo nhiệm vụ trong việc sản xuất ra một sản phẩm. Kiểu phân công lao động quốc tế truyền thống là phân công lao động theo sản phẩm – các nước sản xuất sản phẩm khác nhau tùy theo lợi thế so sánh và trao đổi với nhau. Kiểu phân công lao động quốc tế truyền thống là phân công lao động theo chiều ngang. Còn phân công lao động quốc tế kiểu mới thì theo chiều dọc.15 Ronald W. Jones và Henryk Kierzkowski là hai học giả tiên phong trong lý luận về phân tán sản xuất quốc tế viết rằng: “Chia quá trình sản xuất hợp nhất thành nhiều phân đoạn sản xuất riêng rẽ mở ra những khả năng mới để khai thác lợi ích của chuyên môn hóa. Dù rằng phân đoạn sản xuất như thế chắc chắn xảy ra trước tiên trong nước, song việc giảm đáng kể chi phí phối hợp quốc tế thường cho 15 Baldwin (2013). 13
- phép người sản xuất tận dụng lợi thế của sự khác biệt về công nghệ và giá nhân tố sản xuất giữa các nước để xây dựng mạng sản xuất có tính toàn cầu hơn.”16 1.3.2. Chuỗi cung ứng Mạng sản xuất quốc tế vận hành thông qua các kết nối giữa các nhà sản xuất khác nhau ở trong nước và quốc tế. Các kết nối ấy tồn tại dưới hình thức cung ứng cho nhau. Một mạng sản xuất quốc tế có thể gồm một hoặc nhiều chuỗi cung ứng. Chuỗi cung ứng (supply chain) là một quá trình mua-bán (khớp nối cung- cầu) nhiều giai đoạn. Các hoạt động trong chuỗi cung ứng bao gồm mua-bán các tài nguyên thiên nhiên để làm thành nguyên liệu thô, rồi mua bán nguyên liệu thô để làm thành bộ phận phụ trợ, và cuối cùng là mua-bán các bộ phận phụ trợ để làm thành sản phẩm hoàn chỉnh để giao đến người tiêu dùng cuối cùng. Chuỗi thương phẩm (commodity chain) chỉ là một cách gọi khác của chuỗi cung ứng. Cách gọi này hay dùng trong những ngành sản xuất các sản phẩm đại trà và đơn giản cho thị trường đại chúng (commodity products), như sản phẩm dệt-may, giày-da; đồng thời, công nghệ trong những ngành đó là công nghệ chuẩn hóa, ứng dụng rộng rãi bởi nhiều nhà sản xuất-cung ứng. Cách tiếp cận mạng sản xuất quốc tế bằng chuỗi cung ứng dẫn tới việc sử dụng thịnh hành thuật ngữ "chuỗi cung ứng toàn cầu". Cơ chế hoạt động kiểu chuỗi cung ứng của mạng sản xuất quốc tế dẫn tới việc các thành viên của mạng chia thành cấp các cấp khác nhau. Từ góc độ của nhà sản xuất dẫn dắt mạng, những nhà sản xuất cung ứng trực tiếp cho họ được gọi chung là nhà cung ứng cấp 1. Những nhà sản xuất cung ứng trực tiếp cho nhà cung ứng cấp 1 sẽ là nhà cung ứng cấp 2. Cứ như thế, sẽ có nhiều cấp. 1.3.3. Chuỗi giá trị Có thể tiếp cận mạng sản xuất quốc tế theo một cách nữa, đó là thông qua chuỗi giá trị. Cách tiếp cận chuỗi giá trị hay được sử dụng để xác định hoạt động 16 Jones & Kierzkowski (2001a). 14
- nào, xét về mặt tài chính, tốt nhất nên do chính tự doanh nghiệp đảm nhiệm, và hoạt động nào nên thuê doanh nghiệp khác cung ứng. Việc các nhà sản xuất khác nhau cùng tham gia vào một chuỗi giá trị của một sản phẩm khiến cho một số tài liệu sử dụng cách gọi "mạng giá trị (value network)" đối với chuỗi giá trị. Mạng sản xuất quốc tế khi không nhìn từ góc độ phân công lao động và quản trị sản xuất, mà nhìn từ góc độ khả năng của mỗi thành viên (địa phương, quốc gia) trong việc tạo thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm và thu thêm lợi ích gắn với lượng giá trị gia tăng ấy, vẫn được gọi là chuỗi giá trị toàn cầu. 1.3.4. Các thành viên của mạng sản xuất Nói đến mạng sản xuất là nói đến một nhà sản xuất dẫn dắt và các nhà sản xuất khác phụ thuộc vào hoặc có quan hệ với nhà sản xuất dẫn dắt kia. Một mạng sản xuất điển hình bao gồm một hãng dẫn dắt mạng, các chi nhánh, công ty con, và các liên doanh với hãng dẫn dắt đó, các nhà cung ứng và nhà thầu phụ, các kênh phân phối và bán lẻ, các liên minh trong lĩnh vực R&D và một loạt các thỏa thuận hợp tác.17 CM (viết tắt của Contract manufacturer) là những nhà sản xuất chuyên làm gia công cho nhà sản xuất khác mà các sản phẩm đầu vào và thiết kế cũng như đầu ra do người đặt hàng đảm nhiệm. Trong ngành điện tử, các nhà sản xuất gia công này được gọi là ECM (viết tắt của Electronic contract manufacturer). Trong ngành may mặc, các CM này là những nhà sản xuất theo phương thức gia công ủy thác CMT (cut - make - trim hay cắt - may - hoàn thiện). OEM (viết tắt của Original equipment manufacturer, trực dịch là nhà sản xuất thiết bị gốc) có nghĩa nguyên thủy là những nhà sản xuất ra các cụm bộ phận phụ trợ, hoặc là nhà sản xuất ra sản phẩm cuối cùng nhưng gắn mác của doanh nghiệp khác. Thuật ngũ OEM ra đời ở Hoa Kỳ hồi thập niên 1950 khi các công ty điện tử của Mỹ thuê các nhà sản xuất Đông Á cung cấp các cụm linh kiện cho mình. Trong các hợp đồng cung ứng, OEM được các OBM yêu cầu cung cấp sản phẩm 17 Ernst (1999), trang 16. 15
- cho bên đặt hàng chính xác theo các yêu cầu. Đến lượt OEM lại thuê ODM thiết kế và sản xuất nguyên mẫu cho mình, rồi thuê các ESM, ECM, CM sản xuất cho mình các linh kiện, phụ liệu, cụm bộ phận hỗ trợ theo nguyên mẫu. Ví dụ, các thiết bị di động mác "Nexus" của Google thực ra do HTC (đối với Nexus One), Samsung (đối với Nexus S, Galaxy Nexus và Nexus 10), LG (đối với Nexus 4 và Nexus 5), Asus (đối với Nexus 7) sản xuất ra sản phẩm cuối cùng. Vì thế, trong trường hợp mạng sản xuất ra Nexus, thì HTC, Samsung, LG, Asus là các OEM. Ví dụ khác, các thiết bị di động iPhone và iPad của Apple Inc. có màn hình do Samsung (đối với iPad mini), LG (đối với iPhone 5 và iPad 3), Foxconn (đối với iPhone 5S) sản xuất, chíp do Samsung sản xuất (dòng chíp A). Các linh kiện này được Apple Inc. đặt hàng và được giao cho các OEM để lắp ráp ra sản phẩm cuối cùng. Vì thế, trong trường hợp mạng sản xuất ra iPhone và iPad, Samsung, LG, Foxconn là các OEM. ODM (viết tắt của Original design manufacturer, trực dịch là nhà thiết kế gốc) là những nhà thiết kế theo đơn đặt hàng. Họ là nhà thiết kế ra nguyên mẫu một sản phẩm với những yêu cầu cụ thể của hãng khác. ODM tự thiết kế và thường đăng ký bằng sáng chế và quyền sở hữu trí tuệ cho thiết kế của mình. Họ cũng có thể thuê các nhà thiết kế khác thiết kế các chi tiết nhỏ nằm trong thiết kế chung của họ. EMS (viết tắt của Electronic manufacturing services, trực dịch là dịch vụ chế tạo điện tử) là tên gọi chung cho những OEM và ODM ngành điện tử. Những EMS hàng đầu là Foxconn, Flextronics, Jabil Circuit, v.v... OBM (viết tắt của Original brand manufacturer) là những nhà sản xuất mà không sản xuất thực sự, họ chỉ sở hữu và phát triển các thương hiệu và nhãn hiệu riêng. Ngay cả nguyên liệu và thiết kế cho sản xuất thực, họ cũng không đảm nhiệm, mà chỉ đảm nhiệm các khâu phát triển thương hiệu, marketting, bán hàng. Họ đặt nhà sản xuất khác sản xuất và cung cấp hàng cho họ. Họ đôi khi được gọi là các global buyer. Các mạng sản xuất được thành lập bởi các OBM này gọi là mạng sản xuất do người mua dẫn dắt, mà gọi đúng hơn là các chuỗi thương phẩm do 16
- người mua dẫn dắt. Những người mua này thực chất là những nhà bán lẻ lớn. Họ mua sản phẩm từ nhà sản xuất, đặt nhãn hiệu của mình, rồi bán lẻ cho người tiêu dùng. Có một cách gọi khác cho những mạng sản xuất kiểu này, đó là mạng sản xuất không chân (footloose manufacturing network). Kiểu mạng sản xuất này hay thấy trong ngành dệt-may, da-giày, đồ chơi, đồ gỗ nội thất, thực phẩm. Ví dụ về những hãng như vậy là Wal-Mart, Tesco, Marks and Spencer (trong ngành may, thực phẩm). IKEA là global buyer dẫn dắt một mạng sản xuất gồm 1300 thành viên ở 53 nước và lãnh thổ trong ngành sản xuất đồ gỗ nội thất lắp ghép, rèm cửa, đèn nội thất và một số đồ dùng gia đình thường ngày khác. Bảng 1.1: Hai kiểu mạng sản xuất quốc tế Nhà sản xuất lãnh đạo Người mua lãnh đạo Kiểu tư bản lãnh đạo Tư bản công nghiệp Tư bản thương nghiệp Năng lực cốt lõi R&D, thiết kế, sản xuất Thiết kế, marketing, xây dựng và phát triển thương hiệu Trở ngại gia nhập mạng Tính kinh tế theo quy mô Tính kinh tế theo phạm vi Tính chất hàng hóa Hàng tiêu dùng lâu bền, Hàng tiêu dùng không lâu hàng hóa trung gian, hàng bền hóa tư bản Loại ngành Thâm dụng vốn, thâm Thâm dụng lao động dụng công nghệ Các doanh nghiệp giữ vai Các công ty xuyên quốc Doanh nghiệp địa phương trò chính gia Quan hệ trong mạng Quan hệ đầu tư Quan hệ mua bán Cấu trúc trội Dọc Ngang Nguồn: kế thừa một phần từ Gereffi (1999). 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phát triển kinh tế ở Đông và Đông nam Á
10 p | 232 | 62
-
Trắc nghiệm môn kinh tế chính trị
13 p | 296 | 62
-
Hình thức chống tham nhũng ở Đông Á
330 p | 146 | 37
-
DIỄN ĐÀN HỢP TÁC Á – ÂU: ASEM (Asia-Europe Meeting)
25 p | 223 | 33
-
Sáng kiến kinh nghiệm môn triết học – chương 2 điều kiện lịch sử ra đời và phát triển
7 p | 199 | 28
-
Sáng kiến kinh nghiệm môn triết học cổ đại – chương 3 điều kiện lịch sử ra đời
6 p | 143 | 21
-
Tác động của Đầu tư Nước ngoài lên Nước chủ nhà part 3
8 p | 81 | 16
-
HỢP TÁC KINH TẾ CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG - LƯƠNG VĂN TỰ - 1
15 p | 129 | 15
-
Phát triển công nghiệp văn hóa ở các nước Đông Á và bài học kinh nghiệm để phát triển sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam
16 p | 20 | 9
-
Xung đột sắc tộc, tôn giáo ở Đông Nam Á từ năm 1945 đến năm 2015: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình phát triển đất nước
6 p | 40 | 7
-
Tìm hiểu sự phát triển văn hóa và con người ở một số nước và vùng lãnh thổ Đông Á - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: Phàn 1
247 p | 14 | 6
-
Đề xuất một số kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tỉnh thanh hóa trong quá trình công nghiệp hóa đô thị hóa
7 p | 67 | 6
-
Tìm hiểu sự phát triển văn hóa và con người ở một số nước và vùng lãnh thổ Đông Á - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: Phàn 2
132 p | 10 | 6
-
SUY NGẪM LẠI SỰ THẦN KỲ ĐÔNG Á - HOÀNG THANH DƯƠNG – 6
21 p | 74 | 5
-
Châu Á từ khủng hoảng nhìn về thế kỷ 21: Phần 2
125 p | 47 | 4
-
SUY NGẪM LẠI SỰ THẦN KỲ ĐÔNG Á - HOÀNG THANH DƯƠNG – 1
21 p | 76 | 4
-
Giáo dục Việt Nam và chiến lược hội nhập khu vực – Từ kinh nghiệm của một số quốc gia Đông Nam Á
10 p | 19 | 2
-
Quyền xã hội ở Việt Nam và Đông Á phân tích so sánh thể chế
13 p | 69 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn