TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU<br />
VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG<br />
-------------------------------------------<br />
<br />
<br />
<br />
KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH<br />
<br />
CỦA TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM<br />
<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
1. Quá trình thay đổi tư duy về kinh tế xanh của Trung Quốc............................................3<br />
1.1 Giai đoạn 1 (1970-1980): Kiểm soát ô nhiễm cuối đường ống: cái nôi của nền kinh<br />
tế xanh............................................................................................................................ 5<br />
1.2 Giai đoạn 2 (những năm 1990): Phát triển bền vững: giai đoạn khởi đầu cho nền<br />
kinh tế xanh....................................................................................................................5<br />
1.3 Giai đoạn 3 (2000–2006): Mối quan hệ hài hòa giữa con người và thiên nhiên: giai<br />
đoạn thăm dò kinh tế xanh..............................................................................................6<br />
1.4 Giai đoạn 4 (2003–2012): Triển vọng khoa học về phát triển: giai đoạn kinh tế<br />
xanh phát triển nhanh.....................................................................................................6<br />
1.5 Giai đoạn 5 (từ 2007 đến nay): Văn minh sinh thái & gói kích thích: giai đoạn tăng<br />
trưởng của nền kinh tế xanh...........................................................................................7<br />
2. Chính sách về phát triển kinh tế xanh và kết quả đạt được.............................................7<br />
2.1 Chính sách về phát triển kinh tế xanh.......................................................................7<br />
2.1.1 Kế hoạch 5 năm lần thứ 12................................................................................7<br />
2.1.2 Chính sách quy hoạch không gian quốc gia của Trung Quốc năm 2010............8<br />
2.1.3 Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi........................................................................8<br />
2.1.4 Tài chính xanh...................................................................................................9<br />
2.1.5 Sản xuất xanh....................................................................................................9<br />
<br />
<br />
TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU 2017 1<br />
2.1.6 Thành phố xanh.................................................................................................9<br />
2.1.7 Giảm phát thải cácbon và Tăng cường Năng lượng tái tạo..............................10<br />
2.1.8 Rừng bền vững................................................................................................10<br />
2.2 Những kết quả đạt được..........................................................................................11<br />
2.2.1 Đối với lĩnh vực năng lượng tái tạo..................................................................11<br />
2.2.2 Đối với lĩnh vực giao thông xanh.....................................................................14<br />
2.2.3 Đối với tiêu dùng xanh....................................................................................16<br />
2.2.4 Đưa chỉ tiêu “GDP xanh” vào các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô.................................17<br />
3. Một số bài học kinh nghiệm về phát triển kinh tế xanh của Trung Quốc......................18<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Những thập kỷ vừa qua đã chứng kiến sự tăng trưởng kinh t ế v ượt b ậc c ủa<br />
Trung Quốc, từ một nước nghèo tới nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau Hoa Kỳ. T ừ<br />
năm 1978, Trung Quốc đã đạt được tăng trưởng kinh tế hành năm ở mức khoảng<br />
<br />
<br />
TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU 2017 2<br />
10% (Ngân hàng Thế giới, 2013). Mặc dù đạt được sự tăng trưởng kinh tế nhanh,<br />
như một thần kỳ kinh tế, Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với mức tăng phát<br />
thải khí nhà kính, việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên thiếu bền vững và s ự suy<br />
giảm môi trường, dẫn tới những bất bình đăng trong xã hội.<br />
<br />
Thêm vào đó, nhiều nghiên cứu và chứng cơ cho thấy nền kinh t ế Trung Qu ốc<br />
sẽ khó có thể tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao như đã đạt được đồng thời còn<br />
xuất hiện những vấn đề chính trị và xã hội khác.<br />
<br />
Trong khi đó, trên thế giới rất nhiều các quốc gi phát triển đang quan tâm và<br />
chuyển hướng tới một mô hình kinh tế mới, đó chính là kinh tế xanh; đặc biệt đối<br />
với các nước đang phát triển, kinh tế xanh đang trở thành một lựa chọn tối ưu.<br />
<br />
Những nguyên nhân trên đã khiến Trung Quốc cân nhắc và xem xét mô hình<br />
kinh tế xanh như là một động lực mới cho tăng trưởng và đạt được các mục tiêu<br />
phát triển bền vững.<br />
<br />
Về mặt thuật ngữ thì Chính phủ Trung Quốc không dùng tên gọi “kinh tế<br />
xanh” mà sử dụng các thuật ngữ như “nền văn minh sinh thái”, “phát triển xanh”<br />
(Xiaoxue, 2015).<br />
<br />
<br />
1. Quá trình thay đổi tư duy về kinh tế xanh của Trung Quốc<br />
<br />
Tư duy kinh tế xanh của Trung Quốc gắn liền với quá trình tăng trưởng kinh<br />
tế và suy giảm môi trường. Kể từ khi Trung Quốc cải cách kinh tế trong thập kỷ<br />
1970 khiến nền kinh tế Trung Quốc bùng nổ đồng thời cũng gặp phải những thách<br />
thức về mất cân bằng trong bảo vệ môi trường và tăng trưởng kinh tế. Chúng ta có<br />
thể thấy sự thay đổi tư duy về kinh tế xanh ở Trung Quốc trong bảng dưới đây:<br />
<br />
<br />
<br />
Cuộc cách mạng về tư duy kinh tế xanh của Trung Quốc<br />
<br />
<br />
TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU 2017 3<br />
Bảo vệ Phát Hài hòa Chiến Văn<br />
<br />
môi triển giữa con lược phát minh<br />
<br />
trường bền vững người và tự triển khoa sinh thái<br />
nhiên học<br />
(Những<br />
năm 1990) (2000- (2003-<br />
(1970- (2007 đến<br />
2006) 2012)<br />
1980) nay)<br />
- Kiểm - Mục - Hài hòa - Tính - Đầu tư<br />
soát ô nhiễm tiêu giảm nhẹ giữa bền vững môi và gói kích<br />
cuối đường tác động tiêu con người trường như cầu cho lĩnh<br />
ống; cực của tăng và thiên nhiên; một phần vực năng<br />
<br />
- Nhận trưởng kinh tế; - Kinh tế<br />
trung tâm của lượng tái tạo;<br />
<br />
thứ mới mẻ về - Sản xuất tuần hoàn; tư duy phát - Việc<br />
bảo vệ môi sạch triển<br />
của làm xanh;<br />
- Hiệu Trung Quốc;<br />
trường; và kiểm quả tài nguyên - Nâng<br />
- Luật soát cuối và những mối - Cân cao chất lượng<br />
<br />
Bảo vệ môi đường ống; bằng và tăng trưởng<br />
quan tâm về<br />
trường lần đầu -Chương môi trường Phát triển kinh tế;<br />
được ban trình nghị sự xuất hiện kinh tế định - Nền văn<br />
hành. 21 được ban trong các hướng con minh sinh thái.<br />
<br />
hành như Kế tuyên bố chính người;<br />
hoạch phát thức về phát - Các<br />
triển bền vững triển. chính sách<br />
đầu tiên của xanh theo<br />
Trung Quốc. ngành.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU 2017 4<br />
Nguồn: Xiaoxue, 2015<br />
<br />
Như vậy, quá trình thay đổi tư duy về kinh tế xanh của Trung Quốc gồm 5<br />
giai đoạn, bắt đầu từ những năm 1970 cho đến nay.<br />
<br />
1.1 Giai đoạn 1 (1970-1980): Kiểm soát ô nhiễm cuối đường ống: cái nôi<br />
của nền kinh tế xanh<br />
<br />
Trung Quốc đã khởi động những nỗ lực bảo vệ môi trường bằng việc tham<br />
dự Hội nghị Liên Hợp Quốc về Môi trường Con người ở Stockholm vào năm 1972<br />
và sau đó Bắc Kinh đã tổ chức Hội nghị môi trường quốc gia l ần đ ầu tiên, năm<br />
1973 và bắt đầu xem xét các vấn đề môi trường cùng với phát triển kinh tế.<br />
<br />
Trong giai đoạn này, Luật Bảo vệ Môi trường lần đầu được ban hành, đ ặt c ơ<br />
sở pháp lý cho vấn đề bảo vệ môi trường ở Trung Quốc. từ đây, chính phủ Trung<br />
Quốc đã quan tâm nhiều hơn tới các vấn đề ô nhiễm môi trường, phá hủy hệ sinh<br />
thái do tăng trưởng kinh tế quá nhanh. Tuy nhiên, hầu hết sự quan tâm đ ều t ập<br />
trung vào việc kiểm soát ô nhiễm cuối đường ống, có nghĩa là công nghệ sạch được<br />
đưa vào một hệ thống sản xuất hoặc quản lý, hơn là thay đổi chính quy trình cơ bản<br />
đó hay là việc xanh hóa nền kinh tế.<br />
<br />
1.2 Giai đoạn 2 (những năm 1990): Phát triển bền vững: giai đoạn khởi<br />
đầu cho nền kinh tế xanh<br />
<br />
Sau Hội nghị của Liên Hợp Quốc về môi trường và phát tri ển năm 1992,<br />
Trung Quốc là quốc gia đầu tiên ban hành Chương trình Nghị sự 21 của quốc gia,<br />
thể hiện kế hoạch phát triển bền vững mang tầm chiến lược, được xem như một bản<br />
thiết cho phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường của Trung Quốc, nh ằm<br />
cân bằng mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã h ội và b ảo v ệ môi tr ường và các<br />
áp lực đang gia tăng lên vấn đề sử dụng tài nguyên.<br />
<br />
<br />
<br />
TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU 2017 5<br />
Trong giai đoạn này, Kế hoạch năm năm của Trung Quốc nhằm thực hiện<br />
chiến lược phát triển bền vững và chuyển đổi mô hình tăng tr ưởng kinh t ế. Giai<br />
đoạn này cũng đánh dấu sự hình thành tư duy kinh tế xanh ở Trung Quốc.<br />
<br />
1.3 Giai đoạn 3 (2000–2006): Mối quan hệ hài hòa giữa con người và<br />
thiên nhiên: giai đoạn thăm dò kinh tế xanh<br />
<br />
Bước vào thế kỷ 21, Trung Quốc phải đối mặt nghiêm trọng với những<br />
khủng hoảng môi trường. Những quan điểm trong quá khứ của Trung Quốc về<br />
<br />
sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên lại nổi lên và được lồng ghép vào<br />
khẩu hiệu xây dựng một "xã hội giàu có” (well-off society) nhằm hướng đến phát<br />
triển bền vững, cải thiện môi trường sinh thái, tăng cường hiệu qu ả ngu ồn l ực, thúc<br />
đẩy một mối quan hệ hài hòa giữa con người và thiên nhiên, đ ưa xã h ội h ướng đ ến<br />
một con đường phát triển năng suất, thịnh vượng và sinh thái.<br />
<br />
Năm 2005, Hồ Cẩm Đào thúc đẩy tiên phong ý tưởng một nền kinh tế tuần<br />
hoàn và xây dựng một xã hội tiết kiệm nguồn lực và thân thiện với môi tr ường (còn<br />
được biết đến là xã hội kiểu 2). Cuối năm đó, Hội đồng Nhà n ước đã ban hành “Đ ề<br />
xuất tăng cường xây dựng nền kinh tế tuần hoàn" để giảm tiêu thụ tài nguyên. Ý<br />
tưởng xã hội kiểu 2 sau đó được lồng ghép vào Kế hoạch 5 năm lần thứ 11. Đây<br />
được coi là giai đoạn thăm dò kinh tế xanh và thống nhất các nhu cầu về môi<br />
trường vào trong các chiến lược, kế hoạch phát triển cấp quốc gia.<br />
<br />
1.4 Giai đoạn 4 (2003–2012): Triển vọng khoa học về phát triển: giai đoạn<br />
kinh tế xanh phát triển nhanh<br />
<br />
Năm 2003, Hồ Cẩm Đào đã đưa ra khái niệm "Triển vọng khoa học về phát<br />
triển". Quá trình cải cách và phát triển tuân thủ một nguyên t ắc định h ướng con<br />
người thông qua xây dựng một mô hình phát triển toàn diện, cân bằng và bền vững.<br />
<br />
<br />
<br />
TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU 2017 6<br />
Trung Quốc cũng phải cân bằng giữa phát triển đô thị/nông thôn, phát tri ển liên<br />
vùng, phát triển kinh tế/xã hội cũng như con người/thiên nhiên.<br />
<br />
Trong thời kỳ này, chương trình nghị sự về kinh tế xanh đã gây dấu ấn, hoặc<br />
<br />
được lồng ghép vào chiến lược phát triển của đất nước và các chính sách xanh<br />
nở rộ trên nhiều lĩnh vực khác nhau.<br />
<br />
1.5 Giai đoạn 5 (từ 2007 đến nay): Văn minh sinh thái & gói kích thích:<br />
giai đoạn tăng trưởng của nền kinh tế xanh<br />
<br />
Trong giai đoạn này, thuật ngữ “nền văn minh sinh thái” lần đầu tiên xuất hiện<br />
trong Đại hội lần thứ 17 của Đảng Cộng sản, là một phần của quá trình xây dựng<br />
một xã hội giàu có và được đưa vào quá trình phát tri ển qu ốc gia bên c ạnh kinh t ế,<br />
chính trị, văn hoá và xây dựng xã hội.<br />
<br />
Năm 2014, Quốc hội đã thảo luận về cơ chế thể chế thực tế để thực hiện.<br />
Trung Quốc đã đạt được tiến bộ quan trọng, ví dụ điển hình là việc sử d ụng gói<br />
kích thích xấp xỉ 589 tỷ đô la Mỹ sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008. M ột ph ần<br />
đáng kể được dành cho đầu tư xanh, tạo ra sự tăng trưởng nhanh chóng cho ngành<br />
năng lượng tái tạo và việc làm xanh của Trung Quốc.<br />
<br />
<br />
2. Chính sách về phát triển kinh tế xanh và kết quả đạt được<br />
<br />
2.1 Chính sách về phát triển kinh tế xanh<br />
<br />
2.1.1 Kế hoạch 5 năm lần thứ 12<br />
<br />
Kế hoạch phát triển quốc gia của Trung Quốc bao gồm tổng thể các n ội dung<br />
về tăng trưởng kinh tế, chính sách xã hội và bảo vệ môi trường. Đây có thể coi là<br />
một phần khái quát về phát triển xanh và các vấn đề liên quan bao gồm năng l ượng<br />
tái tạo, biến đổi khí hậu, hiệu quả nguồn lực, nền kinh tế tuần hoàn, kiểm soát ô<br />
<br />
<br />
TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU 2017 7<br />
nhiễm, bảo tồn sinh thái và phòng chống thiên tai. Kế hoạch này đóng m ột vai trò<br />
quan trọng trong việc hướng đến việc chuyển đổi sang nền kinh t ế xanh c ủa Trung<br />
Quốc (Xiaoxue, 2015).<br />
<br />
2.1.2 Chính sách quy hoạch không gian quốc gia của Trung Quốc năm 2010<br />
<br />
Chính phân chia lãnh thổ của đất nước thành các khu chức năng, có vai trò<br />
quan trọng đối với việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh. Trong đó, chính sách<br />
"hoạch định chiến lược an ninh sinh thái" là một biện pháp quan trọng nhằm đảm<br />
bảo an ninh lương thực và sinh thái của Trung Quốc.<br />
<br />
Năm 2011, hai văn bản chính sách liên quan tới vấn đề bảo vệ môi trường là<br />
"Đề xuất của Hội đồng Nhà nước về Tăng cường Công tác Bảo v ệ Môi tr ường" và<br />
"Kế hoạch 5 năm về bảo vệ môi trường lần thứ 12" đã đưa ra đề xuất "các đường<br />
sinh thái đỏ" ở các vùng nhạy cảm về sinh thái và để xây d ựng các tiêu chu ẩn môi<br />
trường phù hợp và các chính sách môi trường cho các khu chức năng chính.<br />
<br />
Năm 2014, Bộ Môi trường đã ban hành "Các đường đỏ bảo vệ sinh thái quốc<br />
gia màu - Hướng dẫn kỹ thuật cho việc xác định đường c ơ sở sinh thái. Khái ni ệm<br />
này là có ý nghĩa quan trọng trong việc phác thảo sự phát triển kinh t ế xanh b ền<br />
vững của Trung Quốc.<br />
<br />
2.1.3 Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi<br />
<br />
Tháng 4/2014, Luật được sửa đổi và ban hành, cung cấp một cơ sở pháp lý<br />
nghiêm khắc và toàn diện cho việc bảo vệ môi tr ường, bao g ồm c ơ s ở pháp lý b ảo<br />
vệ môi trường bắt buộc mà không ảnh hưởng tới phát triển kinh tế; hệ thống giám<br />
sát và đánh giá cho cán bộ chính phủ; hệ thống xử phạt đối với các bên gây ô<br />
nhiễm; công bố thông tin và sự tham gia của công chúng; nền tảng cho hệ thống<br />
kiện tụng môi trường công cộng của Trung Quốc.<br />
<br />
<br />
<br />
TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU 2017 8<br />
Ngoài các chính sách chủ yếu này, một số chính sách sau đây liên quan trực<br />
tiếp đến việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh ở Trung Quốc:<br />
<br />
2.1.4 Tài chính xanh<br />
<br />
Chính sách tài chính xanh cung cấp một hệ thống tài chính hỗ tr ợ cho vi ệc<br />
hiện thực hóa kinh tế xanh của Trung Quốc bao gồm các chính sách tín d ụng xanh<br />
đối với các bảo hiểm trách nhiệm về ô nhiễm môi trường với sự tham gia c ủa Ngân<br />
hàng Nhân dân Trung Quốc (PBC) và Bộ Tài chính, Ủy ban Điều tiết Ngân hàng<br />
Trung Quốc (CBRC), Ủy ban Chứng khoán Trung Quốc và Uỷ ban Điều tiết Bảo<br />
hiểm Trung Quốc, cũng như thực hiện các ngân hàng và quỹ đầu tư.<br />
<br />
2.1.5 Sản xuất xanh<br />
<br />
Chính sách sản xuất xanh bao gồm các luật, quy định, các hướng dẫn kỹ thuật<br />
và việc phát triển năng lực. Trong đó, thuật ngữ “công nghiệp xanh” ch ỉ ra quy<br />
trình sản xuất công nghiệp sạch hơn thông qua việc hạn chế sử dụng nguyên liệu<br />
đầu vào, ít sinh ra các loại rác thải và khả năng tái sử dụng vật liệu.<br />
<br />
Năm 2002, nDrC và SEpA (nay là MEp) đã ban hành "Lu ật khuy ến khích s ản<br />
xuất sạch hơn" và "Các biện pháp tạm thời kiểm toán sản xu ất s ạch" và sau đó<br />
Chính phủ đã ban hành 9 ngành công nghiệp chủ chốt và 113 tiêu chuẩn sản xuất<br />
sạch cũng như "Luật khuyến khích sản xuất sạch hơn” mới. Các chính sách này<br />
bao gồm sự tham gia của nDrC, MEp, Bộ Thương mại, Bộ Nhà ở, Bộ Khoa h ọc và<br />
chính quyền các thành phố.<br />
<br />
2.1.6 Thành phố xanh<br />
<br />
Trung Quốc đã đặt ra mục tiêu đầy tham vọng về tỷ lệ đô thị hóa v ới 60% dân<br />
số sẽ sống ở các thành phố vào năm 2020. Trong 30 năm tới hơn 300 triệu người<br />
Trung Quốc sẽ di chuyển từ các vùng nông thôn ra thành thị. Xanh hóa các thành<br />
<br />
<br />
<br />
TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU 2017 9<br />
phố bao gồm quy hoạch thành phố sinh thái, chính sách phương tiện sạch và tiêu<br />
chuẩn xây dựng xanh đã đóng vai trò quan trọng cho sự thành công của nền kinh t ế<br />
xanh ở Trung Quốc. Chính sách bao gồm các cơ quan liên quan như nDrC, MEp,<br />
Bộ Nhà ở và Phát triển đô thị - nông thôn (MoHurD), Bộ Giao thông vận t ải, Bộ<br />
Tài chính, Bộ Xây dựng, chính quyền địa phương; các công ty kiến trúc qu ốc t ế và<br />
các chính phủ nước ngoài về hợp tác kỹ thuật.<br />
<br />
2.1.7 Giảm phát thải cácbon và Tăng cường Năng lượng tái tạo<br />
<br />
Năm 2014, chính phủ Trung Quốc đã cam kết cắt giảm lượng khí thải carbon<br />
tối đa vào năm 2030. Điều này đóng vai trò quan trọng đối với các n ỗ l ực gi ảm<br />
nhẹ khí thải toàn cầu (Xiaoxue, 2015). Một số chính sách quan trọng được phổ biến<br />
trên phạm vi quốc tế như: đầu tư năng lượng tái tạo và thí đi ểm th ị tr ường các-bon,<br />
thị trường các bon theo kế hoạch vào năm 2016 và đo l ường hi ệu qu ả c ủa vi ệc<br />
giảm phát thải cacbon. Các cơ quan liên quan bao gồm Ủy ban Cải cách và Phát<br />
triển quốc gia (nDrC), Bộ Tài chính, Bộ Môi trường (MEp), Bộ Khoa h ọc và Công<br />
nghệ, Bộ Gia cư và Phát triển đô thị - nông thôn (MoHurD), Cục Năng lượng Quốc<br />
gia (nEB ), và Cơ quan quản lý đại dương của Nhà nước (SoA).<br />
<br />
2.1.8 Rừng bền vững<br />
<br />
Chính sach này nhăm vào việc ngừng phá rừng và làm suy thoái đất do đó làm<br />
giảm lượng khí thải carbon và góp phần thúc đẩy nền kinh tế xanh. Sau nh ững tr ận<br />
lụt tàn phá dọc theo sông Dương Tử và Sông Hoá vào năm 1998, chính phủ đã cấm<br />
khai thác gỗ và đưa ra các chương trình trồng rừng đầy tham vọng. Kết quả cho<br />
thấy, Trung Quốc hiện đang có diện tích rừng trồng lớn nh ất th ế gi ới là 47 tri ệu ha<br />
và các chương trình trồng rừng lớn nhất thế giới. Theo ước tính, những nỗ l ực này<br />
đã làm cho khoảng 1,8 triệu người có việc làm toàn thời gian trong năm 2010. Từ<br />
năm 2011 đến năm 2020, các hoạt động trồng rừng được dự đoán s ẽ t ạo ra kho ảng<br />
<br />
<br />
<br />
TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU 2017 10<br />
1,1 triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp hàng năm (Xiaoxue, 2015). Chính sách này<br />
liên quan đến Quản lý rừng Nhà nước (SFA), Bộ Tài chính (MOF) và các chính<br />
quyền địa phương.<br />
<br />
<br />
<br />
2.2 Những kết quả đạt được<br />
<br />
Thông qua các chính sách cụ thể kể trên, Trung Quốc đã đạt được nhi ều thành<br />
tựu trong việc xanh hóa nền kinh tế, đặc biệt trong việc phát tri ển các lĩnh v ực ti ềm<br />
năng như năng lượng tái tạo, thành phố xanh và trồng rừng.<br />
<br />
2.2.1 Đối với lĩnh vực năng lượng tái tạo<br />
<br />
Trung Quốc đã đặt mục tiêu tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo lên t ới 15% vào năm<br />
2020 trong khi tổng nhu cầu tiêu thụ năng lượng sẽ tiếp tục tăng trong th ời gian t ới<br />
(Mun S. Ho và cộng sự, 2014). Năm 2009, Trung Quốc vượt qua Mỹ tr ở thành<br />
nước tiêu thụ nhiều năng lượng lớn nhất thế giới (Jiahua, 2011) và đồng thời cũng<br />
là quốc gia phát thải CO2 lớn nhất với 9,9 triệu tấn, tương dương 29% lượng phát<br />
thải toàn cầu năm 2012 (Mun S. Ho và cộng sự, 2014). Chính vì v ậy, Chính ph ủ<br />
Trung Quốc đã cân nhắc việc tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo bao gồm năng l ượng gió<br />
và năng lượng mặt trời nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ năng l ượng ngày càng tăng<br />
và giảm lượng phát thải khí CO 2. Kết quá là, năng lượng xanh bao gồm nước nóng<br />
mặt trời, năng lượng mặt trời quang điện và năng lượng gió đang phát triển nhanh<br />
chóng ở Trung Quốc. Trung Quốc đã có những thành tựu ấn t ượng trong phát tri ển<br />
nước nóng bằng năng lượng mặt trời. Các công ty của Trung Quốc sản xuất 31 triệu<br />
mét vuông máy nước nóng năng lượng mặt trời, chiếm 76% sản lượng toàn cầu.<br />
Năm 2009, sản lượng của Trung Quốc chiếm trên 80% của thế giới và Trung Quốc<br />
trở thành nhà sản xuất máy nước nóng mặt trời hàng đầu thế giới cũng như công<br />
nghệ dẫn đầu thế giới. Điều này cho thấy đến năm 2020 nước nóng bằng năng<br />
<br />
<br />
TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU 2017 11<br />
lượng mặt trời sẽ thay thế cho việc phải sử dụng 122 triệu tấn than, tương đương<br />
giảm 262 triệu tấn khí thải CO2 (Jiahua, 2011).<br />
<br />
Trong lĩnh vực sản xuất năng lượng mặt trời quang điện (Solar Photovoltaic -<br />
PV), Trung Quốc trở thành nhà sản xuất PV lớn nhất thế giới, vượt qua Nhật Bản<br />
và Châu Âu (Xiaoxue, Nagalakshmi Puttaswamy và cộng sự, 2015) với 98% sản<br />
phẩm xuất khẩu ra nước ngoài vào năm 2008. Chính phủ Trung Quốc xác đ ịnh s ản<br />
xuất năng lượng mặt trời là một ngành công nghiệp chiến lược và tăng cường thúc<br />
đẩy thông qua việc kết hợp các khoản lãi suất thấp và trợ giá, giải quyết các rào cản<br />
về tài chính và luật pháp. Bên cạnh đó, các chương trình quốc gia trợ giá cho sản<br />
xuất quang điện được thực hiện bởi Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ và<br />
Bộ Phát triển Đô thị và Nông thôn để thúc đẩy việc sử dụng hệ thống quang điện<br />
và hệ thống quang điện trên mái nhà với gói trợ cấp quốc gia lần thứ 2. Theo đó,<br />
một khung đấu thầu cạnh tranh đã được đề ra nhằm xác định giá trong các dự án<br />
PV thuộc chương trình.<br />
<br />
Để khuyến khích ngành công nghiệp sản xuất năng lượng mặt trời, chính phủ<br />
đã có những chương trình hỗ trợ thông qua MoST (Nagalakshmi Puttaswamy và<br />
cộng sự, 2015) như: Quỹ đổi mới công nghệ cho các công ty công ngh ệ nh ỏ, hoàn<br />
thuế hoặc miễn phí và thuế (thuế thu nhập doanh nghiệp, VAT và lãi suất cho vay),<br />
phí tiêu thụ điện, bảo lãnh vay vốn của chính phủ, các khoản cho vay và tín dụng<br />
do chính phủ hoặc ngân hàng nhà nước Trung Quốc cung cấp. Hơn n ữa, thông qua<br />
Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia, chương trình mục tiêu phát tri ển R & D đã<br />
được hưởng lợi từ hoàn thuế nhập khẩu và thuế VAT cho các thiết bị R & D.<br />
<br />
Theo tác giả Jiahua (2011) trong giai đoạn Kế hoạch 5 năm l ần th ứ 11 (2006-<br />
2010), lĩnh vực này đã tạo ra 2700 việc làm trực tiếp và 6500 vi ệc làm gián ti ếp<br />
hàng năm và dự đoán sẽ có trung bình 6680 việc làm gián tiếp và 16370 vi ệc làm<br />
gián tiếp được tạo ra hàng năm trong giai đoạn 2011 – 2020; chính vì v ậy vi ệc làm<br />
<br />
<br />
TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU 2017 12<br />
xanh hứa hẹn sẽ tăng lên cùng với sự phát triển nhanh của lĩnh vực công nghi ệp<br />
năng lượng mặt trời.<br />
<br />
Tuy Trung Quốc đã có thành tựu quan trọng trong sản xuất PV năng lượng mặt<br />
trời nhưng ngành sản xuất quang điện đang phải đối mặt với nhiều bất ổn, thị<br />
trường toàn cầu và nhu cầu trong nước phát triển chậm; do đó, r ất khó đ ể d ự đoán<br />
tương lai và triển vọng của lĩnh vực này.<br />
<br />
Về năng lượng gió, ngành điện gió phát triển mạnh ở Trung Quốc trong<br />
khoảng thời gian Kế hoạch năm năm lần thứ 11 (2006-2010). Trong năm 2010,<br />
Trung Quốc trở thành thị trường hàng đầu về năng lượng gió trên thế giới (Cơ quan<br />
Năng lượng Quốc tế, Viện Nghiên cứu Năng lượng, Jiahua, 2011). Để phát tri ển<br />
điện gió, cơ chế chia sẻ chi phí ổn định đã được thiết lập thông qua một loạt các<br />
quy định, bao gồm các chương trình đấu thầu cho các nhà đ ầu t ư trang tr ại gió, giá<br />
cụ thể và biểu giá điện hỗ trợ (feed-in-tariffs), và quản lý ràng bu ộc đ ược quy đ ịnh<br />
trong Luật Năng lượng tái tạo.<br />
<br />
Trong mối quan hệ giữa phát triển năng lượng tái tạo và tạo việc làm, ngành<br />
năng lượng tạo ra 17 tỷ USD và 1,5 triệu việc làm vào cu ối năm 2009 (Jiahua,<br />
2011). Có thể nói rằng Trung Quốc là một ví dụ điển hình v ề chính sách năng<br />
lượng hướng tới việc làm, thu nhập và nguồn lợi nhuận cho các ngành công nghi ệp<br />
carbon thấp.<br />
<br />
Cho dù, năng lượng gió phát triển nhanh, lĩnh vực này cũng đang g ặp ph ải<br />
những thách thức đáng kể, trong đó có việc ti ếp c ận và hòa nh ập vào l ưới đi ện, đ ộ<br />
tin cậy của tuabin và sự phát triển của các dự án gió ngoài khơi. Tr ước năm 2020,<br />
sự phát triển trang trại gió ở Trung Quốc sẽ tập trung chủ yếu ở các khu vực phía<br />
Bắc<br />
, nơi xa trung tâm tải và nhu cầu điện năng thấp (Cơ quan năng lượng quốc t ế,<br />
Viện nghiên cứu Năng lượng, IRENA, GWEC, 2011). Sự phát triển nhanh chóng<br />
của điện gió đã gây áp lực lớn cho cơ sở hạ tầng l ưới đi ện. H ơn n ữa, h ệ th ống l ưới<br />
<br />
TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU 2017 13<br />
điện vẫn được quản lý theo chiều dọc, cùng một công ty kiểm soát tất cả các hoạt<br />
động bao gồm truyền tải, phân phối và bán điện, điều này ngăn cản sự tham gia của<br />
các nhà cung cấp trên thị trường . Đây cũng là những đi ều đáng xem xét trong quá<br />
trình hoạch định chính sách liên quan đến phát triển năng lượng tái tạo.<br />
<br />
2.2.2 Đối với lĩnh vực giao thông xanh<br />
<br />
Giao thông xanh đã nhận được nhiều sự chú ý hơn với việc xây dựng thành<br />
phố sinh thái carbon thấp nhằm giải quyết các vấn đề môi trường và xã hội như ô<br />
nhiễm không khí ở các thành phố Trung Quốc (Jiahua, YE, 2011, 2014) giảm khí<br />
thải carbon và tiết kiệm năng lượng (YE, 2014). Trong những năm g ần đây, Chính<br />
phủ Trung Quốc đã ban hành một loạt các chính sách hỗ trợ để t ạo đi ều ki ện thu ận<br />
lợi cho việc thiết lập hệ thống giao thông xanh, bao gồm vận tải công cộng đô thị<br />
ưu tiên, điều chỉnh quy hoạch hệ thống giao thông toàn diện, khởi động các chiến<br />
dịch vận tải xanh cho sự nhất trí chung, và áp dụng các phương tiện năng lượng<br />
mới.<br />
<br />
- Ưu tiên phát triển giao thông công cộng đô thị<br />
<br />
Năm 2005, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã phê duyệt "Hướng dẫn về Ưu<br />
tiên phát triển giao thông công cộng đô thị", trong đó d ự ki ến phát triển giao thông<br />
công cộng đô thị như một ưu tiên quan trọng để nâng cao hiệu quả sử d ụng các<br />
nguồn lực giao thông, giảm ùn tắc giao thông, và thiết l ập m ột xã h ội ti ết ki ệm<br />
năng lượng. Tất cả các cơ quan chính phủ liên quan đều phải đặt ra mức đ ộ ưu tiên<br />
cao để phát triển giao thông công cộng đô thị.<br />
<br />
- Điều chỉnh quy hoạch hệ thống giao thông toàn diện<br />
<br />
Trong năm 2010, Bộ Xây dựng và Phát triển Đô thị - Nông thôn của Trung<br />
Quốc đã giới thiệu "Quy trình Lập kế hoạch Hệ thống Giao thông Toàn di ện Đô<br />
thị" và "Hướng dẫn Quy hoạch Hệ thống Giao thông Đô thị Toàn di ện", sau đó, k ế<br />
<br />
<br />
TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU 2017 14<br />
hoạch hệ thống giao thông đô thị toàn diện được coi như một công cụ chiến lược để<br />
phân bổ các nguồn lực vận chuyển và vận động hành lang xanh. Các nguyên t ắc c ơ<br />
bản cho kế hoạch vận chuyển bao gồm bảo vệ nguồn tài nguyên, thân thiện với môi<br />
trường, công bằng xã hội và sự phối hợp giữa thành thị và nông thôn.<br />
<br />
- Khởi động Chiến dịch Vận tải Xanh cho Đồng thuận Toàn cầu<br />
<br />
Năm 2003, Bộ Xây dựng trước đây (nay là MOHURD) và Bộ Công an cùng<br />
nhau phát động một hoạt động với tên gọi là "Lựa chọn Thành phố Mẫu Giao<br />
thông Xanh". Các hình thức giao thông xanh như đi bộ, đi xe đạp và vận chuyển<br />
công cộng được khuyến khích và đẩy mạnh.<br />
<br />
Từ năm 2007, Bộ Xây dựng cũ và các thành phố địa phương đã giới thi ệu m ột<br />
chiến dịch mới "Tuần lễ Giao thông Công cộng Đô thị Trung Quốc và S ự ki ện<br />
Ngày xe miễn phí". Từ ngày 16 đến 22 hàng năm, các công ngh ệ chuy ển tuy ến<br />
công cộng sẽ được trưng bày và nêu bật trong các thành phố tham gia. Hiện nay<br />
154 thành phố địa phương bao gồm Thượng Hải, Bắc Kinh, Quảng Châu, vv đã ký<br />
thỏa thuận tham gia sự kiện này (YE, 2014).<br />
<br />
- Chứng minh và áp dụng các phương tiện năng lượng mới (NEVs)<br />
<br />
Đầu năm 2009, bốn bộ của Trung Quốc bao gồm Bộ Khoa học và Công ngh ệ<br />
và Bộ Tài chính đã cùng nhau đề xuất một dự án gọi là "Mười Thành ph ố và Hàng<br />
ngàn Đơn vị" để đạt được 10% thị phần NEV trên thị trường ô tô vào năm 2012.<br />
Mười thành phố được được lựa chọn hàng năm từ năm 2009-2012 là các thành ph ố<br />
trình diễn. Mỗi thành phố đã chứng minh và áp dụng hơn 1000 xe đi ện ng ầm trong<br />
các khu vực dịch vụ công cộng như xe buýt, xe taxi ... Ho ạt đ ộng này s ẽ góp ph ần<br />
đáng kể vào việc tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải trong ngành giao thông.<br />
<br />
Tóm lại, giao thông xanh là một phần quan trọng đối với các thành phố sinh<br />
thái carbon thấp. Các biện pháp cơ bản để phát triển giao thông xanh bao g ồm xây<br />
<br />
<br />
TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU 2017 15<br />
dựng các hệ thống đô thị, đường xá, làn xe buýt, làn đ ường cho xe đ ạp, và các<br />
phương tiện dành cho người đi bộ. Tuy nhiên, việc phát tri ển giao thông xanh hi ện<br />
đã xuất hiện một số điểm yếu như không có mục tiêu cụ th ể v ề ti ết ki ệm năng<br />
lượng và giảm phát thải cacbon cũng như thiếu các phương tiện vận tải xanh và<br />
việc đánh giá các biện pháp giao thông xanh (YE, 2014).<br />
<br />
2.2.3 Đối với tiêu dùng xanh<br />
<br />
Tiêu dùng xanh trong một số ngành được thực hiện và thúc đẩy tốt như trong<br />
việc phổ biến đồ điện gia dụng xanh, ô tô năng lượng mới.<br />
<br />
- Đồ điện gia dụng xanh<br />
<br />
Đối với đồ điện gia dụng, trên sản phẩm có nhãn năng l ượng rõ ràng, có nhân<br />
viên giới thiệu rõ ràng và nhãn năng lượng, người tiêu dùng sản ph ẩm đ ược tr ợ c ấp<br />
tiết kiệm năng lượng. Điều này giúp tăng thị phần của sản phẩm ti ết ki ệm năng<br />
lượng, đồ điện gia dụng xanh; doanh nghiệp do đó đầu tư thêm nghiên cứu phát<br />
triển sản phẩm tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.<br />
<br />
Tháng 9/2014, hoạt động bình xét “Người đi đầu trong tiêu dùng ti ết ki ệm<br />
năng lượng gia dụng” được tổ chức lần đầu tiên tại Thượng Hải, trung tâm kinh t ế<br />
lớn, thu hút nhiều sản phẩm của các hãng gia dụng, từ đây th ị tr ường sản ph ẩm<br />
được mở rộng ra cả nước. Thượng Hải là đô thị quốc tế lớn đồng thời cũng đang<br />
phải đối mặt với những thách thức giảm phát thải các bon và ô nhi ễm môi tr ường.<br />
Do đó, hoạt động này rất có ý nghĩa trong việc thúc đẩy phát triển theo hướng xanh<br />
hóa, đặc biệt là tiêu dùng xanh.<br />
<br />
Sản phẩm được đánh giá qua lượng tiêu thụ năm, giá cả, hiệu suất, vòng dời sử<br />
dụng và giá thành dùng điện, từ đó chọn ra sản phẩm bán chạy nhất, ti ết ki ệm năng<br />
lượng nhất. Doanh nghiệp được chọn có tổng lượng tiết kiệm điện cả năm cao nhất.<br />
Sản phẩm được chọn sẽ được dán nhãn chứng nhận.<br />
<br />
<br />
TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU 2017 16<br />
Đến 2015, Trung Quốc đã phát triển việc dãn nhãn năng lượng được 10 năm,<br />
bao gồm hơn 30 loại sản phẩm của 5000 doanh nghiệp. Nhà nước cũng công bố<br />
biện pháp quản lý nhãn tiết kiệm năng lượng, các dự án về sản phẩm tiết kiệm năng<br />
lượng có ảnh hưởng tích cực trong thúc đẩy tiết kiệm năng lượng, nâng cao nhận<br />
thức cho người dân.<br />
<br />
- Ô tô năng lượng mới, ô tô điện<br />
<br />
Tháng 8/2014, sản lượng ô tô năng lượng mới đã tăng khoảng 11 lần so với<br />
cùng kỳ năm trước nhờ chính sách miễn thuế mua. Trung Qu ốc cũng r ất chú tr ọng<br />
đến các tiêu chuẩn nghiêm ngặt đối với ô tô điện so v ới nhi ều n ước, ví d ụ tiêu<br />
chuẩn về pin, tiêu chuẩn an toàn của xe và pin sau va đập, chống nước v.v.<br />
<br />
2.2.4 Đưa chỉ tiêu “GDP xanh” vào các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô<br />
<br />
Ngày 10/3/2014, khái niệm GDP xanh được đưa ra bởi Chủ tịch Hồ Cẩm Đào.<br />
GDP xanh phản ánh toàn diện kết quả hoạt động kinh tế và chí phí ph ải tr ả cho các<br />
vấn đề môi trường liên quan, bao gồm có những thay đổi về môi trường sống.<br />
<br />
Cũng trong thời gian này, Tổng cục bảo vệ môi trường quốc gia phối h ợp v ới<br />
Cục thống kê nhà nước đưa ra dự án “Nghiên cứu tính toán tổng hợp về môi tr ường<br />
và kinh tế (tính toán GDP xanh)”, chính thức khởi động việc tính toán GDP xanh.<br />
Dự kiến tứng khu vực sẽ lựa chọn 1 tỉnh làm thí điểm.<br />
<br />
Năm 2006, báo cáo nghiên cứu điều chỉnh các tính GDP có tính đến ô nhiễm<br />
môi trường lần thứ nhất do 2 cơ quan trên công bố, “Báo cáo nghiên c ứu tính toán<br />
kinh tế quốc dân xanh Trung Quốc năm 2004” cho thấy: năm 2004 tổn thất do ô<br />
nhiễm môi trường ở Trung Quốc là 511,8 tỷ nhân dân tệ, tương đương 3,05% GDP.<br />
Những chất ô nhiễm, xả thải vào môi trường, căn cứ theo trình độ và công nghệ xử<br />
lý thời điểm đó cần chi phí lên đến 1,8% GDP. Sau khi báo cáo đ ược công b ố,<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU 2017 17<br />
nhiều tỉnh đã xin rút lui không thí điểm GDP xanh, kể từ đó báo cáo không còn<br />
được công bố.<br />
<br />
Bên cạnh GDP xanh, việc phát triển bền vững đã trở thành một phần trong các<br />
tiêu chí để đánh giá hiệu quả các hoạt động của lãnh đạo địa ph ương. Vi ệc phân b ổ<br />
mục tiêu xanh đã được đưa thêm vào kế hoạch kinh tế của tỉnh và các quan chức<br />
địa phương chịu trách nhiệm về thiết kế lộ trình xanh[ CITATION ĐỗT161 \l<br />
1033 ].<br />
<br />
<br />
3. Một số bài học kinh nghiệm về phát triển kinh tế xanh của Trung Quốc<br />
<br />
Những điểm nổi bật của phát triển kinh tế xanh của Trung Quốc là sự phát<br />
triển của tư duy xanh và việc thực hiện hóa các tư duy trong chính sách và thực tiễn<br />
dựa trên một hệ thống tài chính quốc gia vững mạnh.<br />
<br />
Từ những kết quả đạt được của Trung Quốc trong việc thực hiện chính sách<br />
kinh tế xanh có thể rút ra một số bài học cho Việt Nam như sau:<br />
<br />
Trước hết, cần nâng cao tuyên truyền và nhận thức về kinh t ế xanh trong c ộng<br />
đồng bằng các chương trình và chiến lược cụ thể, ví dụ Trung Quốc đã thực hiện<br />
một số biện pháp nhằm thúc đẩy phát triển giao thông xanh tại các đô thị. Thông<br />
qua đó, sẽ đem lại những tác động cụ thể tới cộng đồng một cách nhanh chóng và<br />
hiệu quả.<br />
<br />
Hai là, có sự chuyển biến mạnh mẽ về tư duy liên quan t ới b ảo v ệ môi tr ường<br />
và kinh tế xanh. Sự thay đổi và phát triển tư duy gắn liền với các chính sách ưu tiên<br />
và chiến lược cụ thể đối với các ngành có tiềm năng và trong từng giai đo ạn c ụ th ể.<br />
Một trong các điểm mạnh về chính sách kinh tế xanh của Trung Quốc là việc xác<br />
định các ngành, lĩnh vực có tiềm năng phát triển kinh tế xanh và tập trung đầu t ư<br />
phát triển các ngành và lĩnh vực đó.<br />
<br />
<br />
<br />
TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU 2017 18<br />
Ba là, cân nhắc và lựa chọn các lĩnh vực và địa phương đ ể th ực hi ện thí đi ểm<br />
chính sách kinh tế xanh, từ đó sẽ rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình cho các<br />
địa phương khác. Việc thực hiện nên căn cứ vào các điều kiện tự nhiên, kinh t ế - xã<br />
hội của từng địa phương để có sự điều chỉnh cho phù hợp, nhằm phát huy ti ềm<br />
năng, thế mạnh của địa phương đó trong thực hiện kinh tế xanh. Các t ỉnh ở vi ệt<br />
Nam có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế vùng có th ể xem xét nh ư H ải<br />
Phòng, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Quảng Nam v.v.<br />
<br />
Bốn là, cần sớm hoàn thiện hệ thống và cơ chế, chính sách hỗ tr ợ tài chính<br />
xanh nhằm thúc đẩy phát triển tín dụng xanh, từ thị trường vốn cho doanh nghi ệp,<br />
các dự án xanh thông qua niêm yết, phát hành cổ phiếu xanh, trái phi ếu xanh, gi ấy<br />
chứng nhận đầu tư ... cho các dự án, chương trình và ngành xanh. Kinh nghi ệm c ủa<br />
Trung Quốc cho thấy sự hình thành một hệ thống tài chính quốc gia v ững ch ắc, v ới<br />
sự tham gia của các bên liên quan chủ chốt như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài<br />
chính, Ủy ban Chứng khoán và Bảo hiểm đã đáp ứng nhu cầu về tài chính xanh bền<br />
vững cho quá trình xanh hóa nền kinh tế. Bên cạnh đó, Trung Qu ốc còn có nh ững<br />
chương trình hỗ trợ cụ thể nhằm khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ nhỏ.<br />
<br />
Năm là, cần hoàn thiện các cơ chế và chính sách nhằm khuy ến khích s ự tham<br />
gia của ku vực tư nhân cũng như các bên liên quan trong vi ệc đ ầu t ư, ti ếp c ận công<br />
nghệ sạch hiện đại của Thế giới và sử dụng năng lượng hiệu quả nhằm thúc đẩy sản<br />
xuất xanh hướng tới phát triển bền vững, tiêu dùng bền vững và xây d ựng l ối s ống<br />
xanh.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tài liệu tham khảo<br />
<br />
<br />
TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU 2017 19<br />
1. Building green economy in Vietnam. (2014, August 23). Retrieved<br />
September 15, 2016, from moitruong.com.vn:<br />
http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:9PcjTq-<br />
pklAJ:moitruong.com.vn/phat-trien-ben-vung/xay-dung-nen-kinh-te-xanh-o-viet-<br />
nam-11959.htm+&cd=5&hl=vi&ct=clnk&gl=vn<br />
2. CIEM, GIZ. (2017). The green economy policy in developed countries<br />
and policy implications for Vietnam. CIEM-GIZ.<br />
3. Conservation for Sustainable Development. Retrieved November 7th,<br />
2017, from Environmentl & Society portal:<br />
http://www.environmentandsociety.org/mml/iucn-ed-world-conservation-strategy-<br />
living-resource-conservation-sustainable-development<br />
4. Environmental & Society portal. (n.d.). IUCN, ed., World<br />
Conservation Strategy: Living Resource Anh, V. T. (2015). Transforming<br />
Vietnam’s Economy towards Green Growth. Vietnam Social Sciences, No. 4(168) ,<br />
13-24.<br />
5. Erica, D. (2016). Sustainable Development in Vietnam: The<br />
Interconnectedness of Climate Change, Socio-Economic Development, Land Use,<br />
and Food Security. Pursuit - The Journal of Undergraduate Research at the<br />
University of Tennessee: Vol. 7: Iss. 1 Article 11, 87-95.<br />
6. Giang Thanh Long, Bui The Cuong. (nd.). The Structure of goden<br />
population in Vietnam: Opportunities and Challenges and Policy<br />
recommendations. Retrieved September 2017, from General Office for Population<br />
Family Planning: www.gopfp.gov.vn/documents/18/24354/CocauDSV.pdf<br />
7. Hai, N. M. (2015). Financial policy for green economy development<br />
in Vietnam: Situation and solutions. Hanoi: Ministry of Planning and Investment.<br />
8. Ho Ngoc Thuy, Nguyen Tu Anh. (2016). Green Economy<br />
Development in Vietnam and the Involvement of Enterprises. Low Carbon<br />
<br />
TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU 2017 20<br />
Economy, 7, 36-46 . Retrieved 9 2017, from Scientific research publishing:<br />
http://dx.doi.org/10.4236/lce.2016.71004<br />
9. Jiahua, P. e. (2011). Green Economy and Green Jobs in China.<br />
Current Status and Potentials for 2020. Worldwatch Institute.<br />
10. Kha, X. L. (2016, May 28). Many countries choose green economy as<br />
the new development model . Retrieved September 10, 2016, from Dantri.com.vn:<br />
http://dantri.com.vn/xa-hoi/nhieu-quoc-gia-lua-chon-kinh-te-xanh-la-mo-hinh-<br />
phat-trien-moi-2016052820004416.htm<br />
11. Kim Ngoc, Nguyen Thi Kim Thu. (2015, June 10). The trend of green<br />
economy development in the World. Retrieved June 10, 2016, from vssr.vass.gov.v:<br />
http://vssr.vass.gov.vn/UserControls/Tapchi/TapChi/LoadContent.aspx?<br />
UrlListProcess=/noidung/TapChi/Lists/Baiviet&ItemID=251&page=0&allitem=1<br />
12. Lam, N. T. (2015). Potential of low-carbon development in Vietnam,<br />
from practices to legal framework. In S. Nishioka, Enabling Asia to stabilise the<br />
climate. Springer.<br />
13. MPI. (2014, November 10). Vietnam needs 30 million USD to<br />
implement the National strategy of green growth. Retrieved May 2017, from MPI:<br />
http://www.mpi.gov.vn/PageS/tinbai.aspx?idTin=25343&idcm=49<br />
14. Mun S. Ho et la. (2014). Green growth for China. Resources for the<br />
future.<br />
15. Nagalakshmi Puttaswamy, Mohd. Sahil Ali. (2015). How Did China<br />
become the largest solar PV manufacturing country? Center for study of<br />
science,technology & policy.<br />
16. Ninh, N. H. (2014). Policies for Environmentally Sustainable<br />
Development: Perspectives from Vietnam. In J. Huang, Environment policies in<br />
Asia. Perspectives from Seven Asian Countries (p. 256). World Scientific.<br />
<br />
<br />
<br />
TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU 2017 21<br />
17. Ngoan, T. N. (2016). Fostering green growth. International<br />
experience and practice of Vietnam. Hanoi: National political publishing house.<br />
18. Pham Hoang Mai, Nguyen Thi Dieu Trinh. (2016). Green growth<br />
strategy: Roadmap for implementing the Paris Climate Change Agreement.<br />
Journal of science, 228-235.<br />
19. Phuong, K. (2012, April 26). Green Growth. Retrieved November 19,<br />
2016, from baoxaydung.com.vn: http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/quy-<br />
hoach-kien-truc/tang-truong-kinh-te-xanh.html<br />
20. Tan, Z. (2011). Sustainable development and green economy in<br />
China. European Economic and Social Committee.<br />
21. Tran, T. V. (2014, December 17). The trend to develop green economy<br />
in some countries in the post-crisis period. Retrieved May 10, 2016, from<br />
FinancePlus.vn: http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-quoc-te/nhan-dinh-du-bao/xu-<br />
huong-phat-trien-kinh-te-xanh-cua-mot-so-nuoc-thoi-ky-hau-khung-hoang-<br />
56617.html<br />
22. WB, D. R. (2013). Seizing the Opportunity of Green Development in<br />
China. WB.<br />
23. Xiaoxue, W. e. (2015). China’s path to a green economy. Decoding<br />
China’s green economy. London, UK.: International Institute for Environment and<br />
Development.<br />
24. YE, J. (2014). Green Transportation Policy and Practice in China:<br />
Progress and Perspective. 14th COTA International Conference of Transportation<br />
(p. 12). ASCE 2014.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU 2017 22<br />