PHẦN THỨ BA<br />
ĐÔ THỊ HÓA TRONG CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:<br />
BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP<br />
KINH NGHIỆM XÂY DỰNG ĐÔ THỊ THÔNG MINH CỦA<br />
SINGAPORE VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM<br />
<br />
<br />
TS. Nguyễn Thị Giang<br />
Học viện Ngân hàng<br />
Tóm tắt:<br />
Singapore là quốc gia nhỏ bé ở Đông Nam Á nhưng lại rất nổi tiếng bởi hạ<br />
tầng đô thị đồng bộ và hiện đại. Là một trong những quốc gia đi tiên phong xây<br />
dựng thành phố thông minh trên thế giới, hiện đất nước này sở hữu mạng lưới giao<br />
thông thông minh, dịch vụ công tiên tiến, mang lại những trải nghiệm vô cùng hiệu<br />
quả và tiện lợi cho người dân. Hiện nay, Việt Nam đang nỗ lực tiến hành quá trình<br />
đô thị hóa theo hướng hiện đại để bắt nhịp kịp thời với xu hướng mà cách mạng<br />
công nghiệp 4.0 đặt ra. Trong bối cảnh đó, việc học hỏi kinh nghiệm từ những quốc<br />
gia đi trước và thành công như Singapore là rất cần thiết.<br />
Từ khóa: Đô thị thông minh, đô thị hóa, Singapore, Việt Nam.<br />
<br />
Singapore là một quốc gia có lịch sử phát triển đặc biệt - một quốc gia ngẫu<br />
nhiên. Nhân vật phủ bóng trên từng bước phát triển của Singapore là cố thủ tướng<br />
Lý Quang Diệu, ông đã chia sẻ, bản thân ông và hầu hết người dân Singapore chưa<br />
bao giờ mong muốn hòn đảo này là một quốc gia độc lập, bởi vì, ông hiểu rõ những<br />
khó khăn mà nó phải đối mặt khi tài nguyên không có, vốn không có, và người dân<br />
lại là những người đến đây để kiếm sống chứ không phải đến với mục đích xây<br />
dựng và phát triển mảnh đất này.<br />
Cho đến nay, nền kinh tế Singapore ngày càng giàu mạnh, dù đã trải qua<br />
khủng hoảng tài chính châu Á trong hai năm 1997, 1998. Trong những năm cuối<br />
của thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, Singapore đã trở thành quốc gia có hải cảng nước<br />
sâu nhộn nhịp nhất thế giới và là trung tâm tài chính, ngân hàng, hậu cần và thương<br />
mại lớn nhất Đông Nam Á. Về mặt xã hội, hơn 90% dân số Singapore sở hữu nhà ở,<br />
không có người vô gia cư và nạn đói. Tuy đạt được những kết quả đáng kể nhưng<br />
các nhà lãnh đạo của quốc gia này luôn ý thức được những thách thức trên con<br />
đường phát triển phía trước. Trong đó, đặc biệt là thách thức đến từ xu hướng xuất<br />
hiện của nền kinh tế tri thức dựa trên nền tảng phát triển của thông tin, tri thức và<br />
làn sóng của Cách mạng công nghiệp 4.0 đang hình thành và lan tỏa. Muốn thích<br />
ứng với bối cảnh phát triển mới đòi hỏi nền tảng khoa học và công nghệ thông tin<br />
phải thực sự phát triển vững chắc, trong khi đó Singapore chưa hẳn đã có lợi thế nổi<br />
trội trong lĩnh vực này.<br />
<br />
241<br />
Trước những thách thức của bối cảnh phát triển mới, từ năm 2001, nhà nước<br />
Singapore đã thực hiện Cuộc “đại tu” kinh tế nhằm phấn đấu trở thành trung tâm<br />
đầu não của khu vực và thế giới nhờ hệ thống công nghệ thông tin phát triển. Ở cấp<br />
quốc gia, Singapore đặt mục tiêu xây dựng “Singapore One”, tức là tạo lập một<br />
mạng lưới thông tin số để sử dụng chung cho toàn bộ nền kinh tế. Ở quy mô hộ<br />
gia đình, mỗi gia đình sẽ được tiếp cận internet giống như các dịch vụ tối thiểu<br />
điện, nước... Thủ tướng Lý Hiển Long đã ví cuộc cải cách kinh tế giai đoạn đầu<br />
của thế kỷ XXI của Singapore giống như các cuộc cải cách đột phá của vua Nhật<br />
Bản Minh Trị và “người đàn bà thép” Thatcher của Anh trong gần những năm<br />
cuối của thế kỷ XX. Kết quả là, Singapore hiện sở hữu nền tảng đô thị thông minh,<br />
ấn tượng và hiệu quả.<br />
Ý tưởng thiết lập đô thị thông minh của Singapore bắt nguồn từ Chương<br />
trình Smart Nation - Tầm nhìn Quốc gia thông minh được thủ tướng Lý Hiển Long<br />
khởi động từ năm 2014 nhằm mục đích phát triển hệ thống công nghệ thông tin và<br />
truyền thông, mạng lưới và dữ liệu để tìm kiếm giải pháp cho các thách thức đặt ra<br />
trước tình trạng già hóa dân số, mật độ dân số thành thị và bảo toàn năng lượng của<br />
quốc gia này. Đến nay, Singapore đã lọt vào Top 20 đô thị thông minh trên toàn thế<br />
giới theo kết quả nghiên cứu của Công ty Juniper Research thực hiện dựa trên kết<br />
quả đánh giá các đô thị trong 4 lĩnh vực gồm: giao thông, chăm sóc sức khoẻ, an<br />
ninh công cộng và năng suất lao động của công dân. Trong bảng xếp hạng các quốc<br />
gia Triển vọng đô thị hóa thế giới, Singapore được mô tả là quốc gia đô thị, không<br />
có khu vực nông thôn và sự tiến triển chất đời sống của công dân đô thị luôn theo<br />
xu hướng tích cực, năm sau tốt hơn so với năm trước đó. Đặc biệt, theo đánh giá<br />
của Easy Park Group - một công ty tiên phong trong phát triển đô thị thông minh<br />
thực hiện quốc gia này còn được vị trí thứ 2 trong danh sách 100 đô thị thông minh<br />
trên thế giới dựa theo các tiêu chí như giao thông, phát triển bền vững, quản lý nhà<br />
nước, quá trình số hóa, tiêu chuẩn sống, kinh tế sáng tạo v.v…<br />
Bảng xếp hạng 5 quốc gia Triển vọng Đô thị hóa Thế giới<br />
(World Urbanization Prospects) năm 2017<br />
<br />
Thứ Số dân đô thị Tỷ lệ đô thị hoá<br />
Quốc gia/Vùng lãnh thổ<br />
hạng (%) (%)<br />
<br />
1 Monaco 100 0.79<br />
<br />
2 Singapore 100 0.08<br />
<br />
3 Nauru 100 0.00<br />
<br />
4 Thành Vatican 100 0.00<br />
<br />
242<br />
Thứ Số dân đô thị Tỷ lệ đô thị hoá<br />
Quốc gia/Vùng lãnh thổ<br />
hạng (%) (%)<br />
<br />
– Anguilla 100 1.19<br />
<br />
– Bermuda 100 0.19<br />
<br />
– Hồng Kông 100 0.10<br />
<br />
– Sint Maarten 100 0.00<br />
<br />
5 Qatar 100 0.03<br />
<br />
– Guadeloupe 99.8 0.01<br />
<br />
– Quần đảo Cayman 99.8 0.00<br />
<br />
– Réunion 99.7 0.01<br />
<br />
Nguồn: ourworldindata.org/urbanization<br />
Đô thị thông minh của Singapore được tạo nên bởi 4 yếu tố quan trọng:<br />
(1) Giao thông thông minh<br />
Singapore nổi tiếng thế giới là một đảo quốc xanh, sạch, đẹp và hạ tầng đô<br />
thị hiện đại với mạng lưới giao thông thông minh hiệu quả và tiện lợi cho người<br />
dân. Hệ thống giao thông tại Singapore tương đối hoàn chỉnh và khép kín với tổng<br />
chiều dài trên 3.000 km với các loại hình giao thông: Taxi, xe buýt, tàu điện ngầm<br />
(Mass Rapid Transit- MRT), Trishaw (một loại giống xích lô tại Việt Nam), tàu,<br />
thuyền. Trong đó có 2 loại phương tiện công cộng được sử dụng chính ở Singapore<br />
là MRT và xe buýt.<br />
Singapore đã triển khai Hệ thống Giao thông thông minh (the Intelligent<br />
Transport System - ITS) được ứng dụng rộng rãi hơn 10 năm. Hệ thống này bao<br />
gồm dịch vụ One Motoring là cổng thông tin điện tử cung cấp thông tin giao thông<br />
cho người lái xe và cho phép đóng phạt qua mạng. Đặc biệt là hệ thống quản lý<br />
thông minh dành cho phương tiện công cộng SBS Transit và SMRT được, chuyển<br />
tiếp thông tin thời gian thực để cung cấp ước tính chính xác hơn về thời gian chạy<br />
của xe buýt. Điều này cho phép các nhà khai thác tối ưu hóa các tuyến xe buýt và<br />
lịch trình theo lượng người đi lại<br />
Nhờ những định hướng đúng đắn này mà hệ thống giao thông công cộng của<br />
Singapore được đánh giá là tiện dụng, thoải mái và tin cậy. Các kết quả khảo sát<br />
<br />
243<br />
đều cho thấy người dân đất nước này và du khách đến đây đều hài lòng với hệ thống<br />
giao thông, đặc biệt là giao thông công cộng.<br />
Để đạt kết quả đó, không phải do ngẫu nhiên hay may mắn, mà là kết quả<br />
của những chính sách đúng đắn và hiệu quả mà nhà nước Singapore đã tiến hành:<br />
- Quy hoạch giao thông dài hạn, điều chỉnh linh hoạt phù hợp với tình hình<br />
thực tiễn: chính phủ quốc đảo này quy hoạch chiến lược mạng lưới các trục giao<br />
thông để hình thành bộ khung cứng cho hệ thống giao thông trong tương lai sau 40<br />
năm và được phân kỳ đầu tư từng giai đoạn 5 năm, 10 năm và 15 năm. Sau mỗi giai<br />
đoạn 10 năm quy hoạch, chiến lược này lại được xem xét điều chỉnh một lần. Tầm<br />
nhìn chiến lược của Singapore là xây dựng hệ thống giao thông công cộng chất<br />
lượng cao.<br />
Hiện nay, quy hoạch giao thông tầm nhìn đến năm 2030 của Singapore là<br />
tăng cường mạnh hệ thống giao thông công cộng lên 75%, xây dựng hệ thống giao<br />
thông cho người sử dụng Door to Door, giảm thời gian di chuyển và 80% hộ gia<br />
đình chỉ mất 10 phút đi bộ đến trạm xe công cộng.<br />
- Phạt nặng đối với các vi phạm giao thông: để đảm bảo cho hệ thống giao<br />
thông hoạt động an toàn và hiệu quả, nhà nước thực hiện xử phạt rất nặng cho các<br />
lỗi vi phạm giao thông. Từ vài trăm cho đến cả vài ngàn đô la Singapore (SGD) tùy<br />
mức độ nghiêm trọng của vi phạm.<br />
(2) Phát triển Kiến trúc đô thị xanh<br />
Ngay khi trở thành thủ tướng đầu tiên của Singapore năm 1959, ông Lý<br />
Quang Diệu đã phát động chiến dịch phủ xanh đảo quốc sư tử, chú trọng đến trồng<br />
và phổ biến cây xanh đô thị. Cho đến nay, Singapore luôn kiên trì xác định việc<br />
triển khai mô hình Công trình xanh (Green Building) hay Kiến trúc bền vững<br />
(Sustainable Architecture) trong xây dựng hạ tầng đô thị là một vấn đề quan trọng.<br />
Bởi họ xác định kiến trúc xanh là 1 trong 4 tiêu chí để định hình một đô thị thông<br />
minh đúng nghĩa, đạt chuẩn và đáng sống. Bởi vậy, chính phủ luôn ưu tiên cho<br />
những công trình kiến trúc gần gũi thiên nhiên, thân thiện môi trường, như theo lời<br />
của ông Larry Ng - Giám đốc Phát triển Kiến trúc và Thiết kế Đô thị, Cục Tái thiết<br />
Phát triển Đô thị, Bộ Phát triển Quốc gia Singapore: “Nhiều khu nhà của Singapore,<br />
nếu nhìn xa giống như một khu rừng nhiệt đới. Trên các mái, bề mặt ngoài của tòa<br />
nhà đều trồng cây như khu vườn. Điều quan trọng, các công trình của Singapore<br />
hiện tại bao giờ cũng được số hóa và lưu giữ dữ liệu. Dữ liệu này như nguồn tài<br />
nguyên để giúp cho các nhà xây dựng có thông tin để thiết kế nhanh và đồng bộ hóa<br />
thiết kế thông minh và thân thiện môi trường”. Điều này thể hiện một tư duy độc<br />
đáo về đô thị hiện đại. Theo đó, hiện đại không có nghĩa là máy móc hiện hữu khắp<br />
nơi, mà hiện đại là dùng công nghệ để kết nối.<br />
<br />
244<br />
Những biện pháp để tạo ra đô thị xanh của Singapore gồm có:<br />
- Các tòa nhà phải “xanh” mới được cấp phép xây dựng: Tốc độ đô thị<br />
hóa nhanh của Singapore khiến quỹ đất dành cho cây xanh, hoa làm đẹp đô thị ngày<br />
càng bị thu hẹp. Nhằm khắc phục vấn đề này, đã từ lâu, Singapore buộc các công<br />
trình cao ốc phải có không gian trồng cây xanh. Theo luật xây dựng của nước này,<br />
những tòa nhà chung cư, văn phòng lớn buộc phải có không gian cho cây xanh mới<br />
được cấp phép xây dựng. Điều này đã tạo ra mật độ xây xanh rất cao của đảo quốc<br />
Sư tử, đem lại sự hài hòa cho cảnh quan đô thị.<br />
- Mô hình rừng trong thành phố: Singapore tiên phong trong triển khai<br />
kiểu Công trình mới, được mô tả là rừng giữa thành phố, hiện được xem là tương lai<br />
cho những ngôi nhà thân thiện với môi trường mà thế giới sẽ phải sử dụng để phủ<br />
xanh các thành phố. Một phần nguyên nhân của việc thúc đẩy triển khai mô hình<br />
này là do giá công lao động cao, nên sẽ không hiệu quả nếu Singapore thực hiện<br />
trồng tràn lan các đường viền xanh, xén tỉa như ở Việt Nam hay Thái Lan. Bởi vậy,<br />
họ lựa chọn cách phủ xanh đô thị bằng cách tạo ra các thảm thực vật nhiều tầng, tùy<br />
theo đặc điểm của cây cối về quang hợp và nguồn nước. Kết quả là, nhiều khu vực<br />
của Singapore được quy hoạch thành những khu rừng bán tự nhiên, trở thành những<br />
lá phổi xanh cùng như điểm du lịch thu hút nhiều du khách ghé thăm.<br />
- Mọi khoảng trống trong đô thị đều được tận dụng để trồng hoa, cây<br />
xanh: Bằng việc thiết kế các tuyến phố cây xanh, chung cư xanh, hành lang xanh,<br />
thậm chí cả các chân cầu cũng được phủ những dây leo xanh mướt. Bên cạnh đó, họ<br />
còn triển khai mô hình vườn cây mái, thảm cỏ mái, vườn hoa mái - tức là trồng cây<br />
và hoa trên mái của các công trình xây dựng. Chính vì vậy mà Singapore đã trở<br />
thành quốc gia có độ che phủ cây xanh thuộc hàng cao so với thế giới.<br />
- Tổ chức ngày hội trồng cây toàn quốc và bảo vệ cây xanh bằng luật: Từ<br />
năm 1971, chính phủ Singapore quyết định chọn ngày 2/11 hàng năm là ngày cả<br />
nước trồng cây. Qua hoạt động này sẽ huy động sự tham gia của toàn dân trong việc<br />
tạo nên một Singapore xanh, đẹp và thân thiện. Hoạt động cũng hướng tới mục tiêu<br />
giáo dục ý thức, tinh thần, gắn kết mỗi người dân với trách nhiệm xã hội.<br />
(3) Công nghệ hỗ trợ xã hội<br />
Trong nội dung Sáng kiến Quốc gia thông minh- Smart Nation, được Thủ<br />
tướng Lý Hiển Long công bố vào ngày 24-11-2014 nêu rõ: “Thông minh không<br />
phải được đo bởi sự phát triển của công nghệ, mà nằm ở việc xã hội sử dụng công<br />
nghệ để xử lý các vấn đề cũng như thách thức đang gặp phải. Người dân phải là<br />
trung tâm của Quốc gia thông minh, chứ không phải công nghệ”. Theo đó ông nêu<br />
rõ: “Tầm nhìn của chúng ta là biến Singapore thành một quốc gia thông minh - một<br />
<br />
245<br />
quốc gia mà nhờ vào công nghệ, người dân được hưởng một cuộc sống ý nghĩa và<br />
đủ đầy, một quốc gia mà cơ hội rộng mở cho tất thảy người dân. Chúng ta sẽ cảm<br />
nhận được điều đó trong cuộc sống thường ngày khi các hệ thống cảm biến và thiết<br />
bị thông minh cho phép chúng ta sống thoải mái và bền vững. Chúng ta sẽ cảm<br />
nhận được điều đó trong chính cộng đồng của mình khi công nghệ cho phép mọi<br />
người kết nối với nhau dễ dàng và chặt chẽ. Chúng ta cũng sẽ cảm nhận được điều<br />
đó trong tương lai khi chính chúng ta tạo ra cho mình những khả năng mà mình<br />
không thể tưởng tượng được”.<br />
Nhà nước ưu tiên ứng dụng công nghệ để mang lại hạnh phúc cho mỗi người<br />
dân thông qua những cải tiến trong việc cung cấp dịch vụ công. Trong đó, chính<br />
phủ đã triển khai số lượng cảm biến và camera lớn trên khắp đất nước nhằm giám<br />
sát mọi mặt xã hội. Bằng cách đó, nhà nước sẽ giám sát được mức độ sạch sẽ, ngăn<br />
nắp của không gian công cộng, khi hệ thống cảnh báo có thể cung cấp thông tin về<br />
tình hình người dân hút thuốc trong khu vực cấm hút thuốc lá hoặc xả rác từ tầng<br />
cao. Hệ thống giao thông công cộng cũng được thiết lập đồng bộ từ đèn giao thông<br />
thông minh, đèn đường thông minh, camera và các bộ cảm biến để chuyển động<br />
chính xác của các phương tiện giao thông. Nhà nước cũng có thể dự báo được tình<br />
hình dịch bệnh có thể phát tán hoặc cảnh báo các đám đông khi xuất hiện những<br />
nguy cơ như cháy, nổ, khủng bố.<br />
Ngày 23/2/2018, tại Singapore, Công ty Đầu tư Fantasia đã chính thức ra mắt<br />
chung cư đầu tiên tích hợp giải pháp công nghệ LifeUp “3 trong 1” bao gồm: Nhà<br />
thông minh, cộng đồng thông minh và thanh toán thông minh đầu tiên ở khu vực<br />
Đông Nam Á.<br />
(4) Môi trường dữ liệu an toàn<br />
Việc xây dựng đô thị thông minh, một mặt khiến người dân được hưởng<br />
hàng hóa dịch vụ công tốt hơn, chất lượng sống được nâng lên; nhưng mặt khác<br />
cũng đặt họ vào những rủi ro đến từ những đặc trưng của Cách mạng công nghiệp<br />
4.0 - đó là sự an toàn thông tin. Nhà nước Singapore ý thức rất rõ về tầm quan trọng<br />
của an ninh mạng, như nhận định của Ông Stephan Neumeier, Giám đốc điều hành<br />
Kaspersky Lab khu vực Châu Á Thái Bình Dương: “Vì Singapore có mục tiêu trở<br />
thành quốc gia thông minh đầu tiên, an ninh mạng tạo nền tảng cho tất cả các công<br />
nghệ và đổi mới khác có thể được triển khai một cách an toàn. Khi tài sản quốc gia<br />
của Singapore tiến vào thế giới số, điều quan trọng là chính phủ, doanh nghiệp và<br />
công dân được bảo vệ khỏi mọi vi phạm về an ninh”.<br />
Do đó, từ năm 2015, họ đã thành lập cơ quan chuyên trách về vấn đề này.<br />
Năm 2016, chiến lược an ninh mạng quốc gia được công bố, tập trung vào bốn mục<br />
tiêu quan trọng:<br />
<br />
246<br />
- Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng quan trọng của đất nước và bảo vệ các<br />
cơ sở đó khỏi các cuộc tấn công không gian mạng;<br />
- Xây dựng một hệ sinh thái an ninh mạng rộng khắp từ các doanh nghiệp tới<br />
cá nhân;<br />
- Tạo việc làm thông qua việc trọng dụng các tài năng an ninh mạng;<br />
- Tăng cường hợp tác quốc tế để ứng phó tốt hơn đối các mối đe dọa không<br />
gian mạng.<br />
Để đạt được bốn mục tiêu trên, Singapore tạo điều kiện và bắt buộc tất cả<br />
công dân của mình nâng cao những kiến thức về bảo mật thông tin. Luôn khuyến<br />
khích và đề cao sáng kiến trong việc cải tiến về Nghiên cứu và Phát triển An ninh<br />
mạng Quốc gia. Bên cạnh đó, Singapore còn có rất nhiều chính sách khắt khe trong<br />
để đảm bảo an ninh mạng như phạt nặng những hành vi lừa đảo, tung tin giả, …<br />
trên mạng xã hội nhằm tạo ra cơ chế mỗi cá nhân phải chịu trách nhiệm về hành<br />
động của mình trong không gian mạng.<br />
Liên hợp quốc vừa công bố báo cáo toàn cầu về chỉ số an toàn mạng không<br />
gian toàn cầu (GCI), Singapore là quốc gia đứng đầu thế giới về khả năng bảo vệ hệ<br />
thống mạng trước các cuộc tấn công. Mỹ đứng thứ 2, Malaysia xếp ở vị trí thứ 3.<br />
Trong top 10 còn có các nước như Oman, Estonia, Mauritius, Australia, Georgia,<br />
Pháp, Canada.<br />
Từ những vấn đề chủ yếu trên cho thấy, để có được bộ mặt đô thị như hiện<br />
nay, được công nhận là quốc gia “thông minh” hàng đầu thế giới, Singapore đã triển<br />
khai những biện pháp đồng bộ và hiệu quả. Đó là những gợi ý có ý nghĩa tham khảo<br />
cao với Việt Nam chúng ta. Hiện, Bộ Xây dựng cũng đang đề xuất đề án “Phát triển<br />
đô thị thông minh Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030”. Đây là Đề án<br />
quan trọng của quốc gia, cần sự tham gia tích cực của tất cả các bộ, ngành, địa<br />
phương, đặc biệt là các doanh nghiệp. Nhưng chúng ta không thể copy 100% mô<br />
hình của các quốc gia khác trên thế giới, bao gồm cả Singapore. Theo đó, trong quá<br />
trình triển khai thực hiện, rất cần tầm nhìn vừa bao quát nhưng vừa sâu sắc, nắm<br />
vững đặc điểm của từng địa bàn cụ thể trong triển khai thực hiện.<br />
Một số bài học kinh nghiệm từ Singapore mà Việt Nam cần học hỏi để tiến<br />
trình xây dựng đô thị trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 được thực hiện<br />
hiệu quả là:<br />
- Cần có quy hoạch đô thị dài hạn: cần loại bỏ tư duy nhiệm kỳ trong quy<br />
hoạch đô thị. Khi quy hoạch được phê duyệt cần tránh tối đa việc sửa quy hoạch<br />
dẫn đến phá vỡ cấu trúc quy hoạch. Sự phát triển hạ tầng đô thị đòi hỏi thời gian<br />
dài, hàng chục thậm chí hàng trăm năm, do đó, nếu thực hiện quy hoạch với tầm<br />
<br />
247<br />
nhìn ngắn hạn sẽ làm cho các công trình xây dựng hạ tầng sớm bị lạc hậu, gây lãng<br />
phí và cản trở sự phát triển dài hạn của đô thị.<br />
- Cần vận dụng mô hình xanh trong phát triển đô thị: Đô thị hóa ở Việt Nam<br />
diễn ra đồng thời với khu vực nông thôn dần thu hẹp. Nhưng điều đó không có<br />
nghĩa là dùng bê tông hóa để xóa bỏ cảnh quan tự nhiên. Trong những năm gần đây,<br />
hiệu ứng nhà kính ngày càng trầm trọng ở các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ<br />
Chí Minh… gây ra sự ngột ngạt, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến chất lượng<br />
sống của cư dân đô thị. Do đó, cần thay đổi tư duy trong kiến trúc đô thị bằng việc<br />
triển khai kiến trúc xanh.<br />
- Ứng dụng công nghệ trong quản lý hạ tầng đô thị: Đặc điểm của hàng hóa<br />
công cộng là tính không loại trừ do đó trong thực tế, người dân Việt Nam vẫn chưa<br />
thực sự có ý thức trong sử dụng các hàng hóa dịch vụ công như hệ thống chiếu<br />
sáng, thùng rác công cộng…gây ra lãng phí ngân sách. Vì lẽ đó, để nâng cao hiệu<br />
quả sử dụng các hàng hóa này, nhà nước cần sớm triển khai ứng dụng các công<br />
nghệ như hệ thống cảm biến, hệ thống giám sát…<br />
Tài liệu tham khảo<br />
1. Lý Quang Diệu (2001), Bí quyết hoá rồng: Lịch sử Singapo 1965-2000, Nxb.<br />
Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.<br />
2. Lý Quang Diệu (2001), Singapo và sự bùng nổ kinh tế châu Á, Nxb. Trẻ, Tp.<br />
Hồ Chí Minh.<br />
3. Phạm Thị Hồng Điệp (2014), “Mô hình nhà nước phúc lợi kiểu Đông Á và<br />
những gợi ý cho Việt Nam”, Tạp chí Khoa học ĐHQG Hà Nội, Tập 30 (số<br />
4), 29-37.<br />
4. Thu Hà, Đặng Nguyên (2002), Quản lý công nghệ trong nền kinh tế tri thức,<br />
Nxb. Hà Nội, Hà Nội.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
248<br />