Kinh tế học vi mô bài giảng 5
lượt xem 111
download
Tham khảo tài liệu 'kinh tế học vi mô bài giảng 5', kinh tế - quản lý, kinh tế học phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kinh tế học vi mô bài giảng 5
- KINH TẾ HỌC VI MÔ BÀI GIẢNG 5 NHỮNG ỨNG DỤNG CỦA PHÂN TÍCH ĐỘ THỎA DỤNG Trợ cấp so với Trợ giá Tác Giả: Dennis McCornac, Ðặng Văn Thanh, Trần Hoàng Thị, Nguyễn Quý Tâm, Trần Thị Hiếu Hạnh, FETP, Fulbright Economics Teaching Program Ta thường thấy cuộc tranh luận về chính sách công khi chính phủ muốn khuyến khích việc tiêu dùng một món hàng là nên cho hẳn người ta khoản trợ cấp (bằng đô la hoặc bằng những cơ chế như tem phiếu lương thực) hay là nên trợ giá món hàng đó. Ví dụ, chính phủ có thể hạ giá món hàng cho người tiêu dùng bằng cách bồi hoàn cho họ (trực tiếp hoặc gián tiếp) một phần giá mua. Như vậy món hàng $2, người tiêu dùng có thể chỉ tốn $1, nếu như chính phủ quyết định trợ giá món hàng 50%. Vậy nếu một người xài 50 đơn vị, chính phủ chi ra $50. Một khả năng khác là đơn giản đưa cho người đó $50. Trong trường hợp nào thì chi phí đối với chính phủ cũng như nhau. Điều ta muốn xác định là tác động đối với người tiêu dùng; hành vi của họ sẽ thay đổi như thế nào theo từng loại chương trình. Điều đầu tiên ta phải mô tả là chi phí của một chương trình trợ giá. Hãy xem xét ví dụ đơn giản sau đây.
- Giả sử một người có thu nhập I = $3 và PX = $1. Như vậy người này phải ở đâu đó trên đường giới hạn ngân sách ban đầu (không thể hiện đường đẳng dụng). Giả sử chính phủ áp dụng một chương trình trợ giá đơn vị ở mức $0,50/đơn vị – đối với người tiêu dùng giá sẽ giảm từ một đô la xuống 50 xu (và như vậy đường giới hạn ngân sách của người này sẽ xoay như biểu diễn ở trên). Như mô tả trên đồ thị, sau khi chương trình trợ giá được áp dụng, người này xài 2 đơn vị X. Giờ đây người tiêu dùng tiêu bao nhiêu vào món hàng này? Với giá 50 xu một đơn vị, người này đã tiêu $1 (như vậy cô ta còn $2 để tiêu vào tất cả mọi thứ khác). Nếu không có chương trình trợ giá thì để mua hai đơn vị cô ta sẽ phải tốn $2, và chỉ còn $1 để tiêu vào AOGs (tất cả mọi thứ khác). Chính phủ chi bao nhiêu? Với 50 xu một đơn vị, chính phủ tốn $1. Đường mang tên “chi phí trợ giá nếu người này tiêu dùng hai đơn vị” trên đồ thị mô tả điều này – đó là khoảng cách theo chiều đứng giữa đường giới hạn ngân sách ban đầu và đường giới hạn ngân sách “sautrợ giá”. Đây là cách ta đọc chi phí chương trình – đó là khoảng cách thẳng đứng giữa hai đường giới hạn ngân sách. Và bởi vì trục Y bây giờ được đo lường bằng đô la, ta có thể đọc chi phí bằng đô la của chương trình. So sánh các Chương trình Bây giờ giả sử chính phủ quyết định sẽ đơn giản chuyển tiền cho các cá nhân – đúng số tiền mà mỗi người nhận được với chương trình trợ giá đơn vị. Điều gì sẽ xảy ra? Trên đồ thị ta có thể dễ dàng biểu diễn điều này bởi vì đó chỉ là sự dịch chuyển đường giới hạn ngân sách ban đầu ra ngoài $1 – người này sẽ trả giá một đô la nhưng giờ đây có $4 thu nhập. Điều này có thể mô tả như sau:
- Lượng hàng hoá X Như bạn có thể thấy trên đồ thị chi phí của hai chương trình là như nhau –trợ giá của chương trình đơn vị là $1 (như hình vẽ) và chi phí của chương trình chuyển giao là $1. Chương trình sau dịch chuyển đường giới hạn ngân sách ban đầu (3,3) ra ngoài, tới đường giới hạn ngân sách mới (4,4). Như ta dự kiến, người này tiêu dùng ít X hơn bởi vì cô ta phải trả giá cao hơn (một đô la thay vì 50 xu) nhưng lưu ý rằng cô ta ở trên đường đẳng dụng cao hơn. Như vậy có sự đánh đổi. Nếu muốn làm cho người ta càng sung sướng càng tốt thì chỉ việc chuyển tiền thẳng cho họ. Nếu ta quan tâm hơn đến việc họ tiêu dùng hàng X thì thực hiện chương trình trợ giá đơn vị. Tất nhiên, điều này có ý nghĩa về mặt chính sách công. Người tiêu dùng thường quan tâm nhiều hơn đến việc chuyển tiền thẳng (an sinh xã hội hay giảm thuế); nhưng người sản xuất lại quan tâm nhiều hơn đến trợ giá đơn vị.
- Tóm tắt Để tóm tắt cách dùng công cụ đường đẳng dụng này, hãy xem xét đồ thị sau đây: AB là đường giới hạn ngân sách ban đầu AE là đường giới hạn ngân sách với chương trình trợ giá đơn vị CD là đường giới hạn ngân sách với chương trình chuyển tiền Với chương trình trợ giá đơn vị, người này đạt đường đẳng dụng U2. Mũi tên biểu diễn chi phí bằng đô la của chương trình. Với chương trình trợ cấp tiền mặt, người này có thể đạt đường đẳng dụng U3. Cô ta tiêu dùng ít X hơn (ít hơn trong chương trình trợ giá đơn vị) nhưng lại sung sướng hơn bởi vì U3>U2. Đường Cung Lao động Thông thường, những đường cung ta dùng để phân tích thường bẹt hoặc dốc lên. Đường cung lao động cũng thường như vậy. Tuy nhiên, có thể có đường cung lao
- động cong ngược. Điều đó nghĩa là gì? Nghĩa là số lượng cung lao động trên thực tế lại giảm đi khi tiền lương tăng lên. Theo trực giác, dễ nhận biết là điều này đúng. Nếu ai đó tăng tiền lương của tôi lên $500 một giờ, tôi có thể sẽ làm nhiều giờ hơn trong mỗi tuần. Tuy nhiên, nếu ai đó tăng tiền lương của tôi lên một triệu đô la một giờ, tôi sẽ chỉ làm một hoặc hai giờ một năm (hoặc có thể là mãi mãi). Như vậy, có thể vẽ đồ thị có hình dáng như sau: Khi tiền lương đi từ W1 tới W2, người này tăng số lượng cung lao động từ L1 tới L2. Tuy nhiên, cuối cùng người này giảm số lượng lao động muốn làm, ngay cả ở mức lương W3 cao hơn nhiều, cô này cũng chỉ làm như ở mức L2. Ta có thể giải thích hành vi này như thế nào? Ta có thể giải thích bằng cách xem xét đồ thị lao động/ nghỉ ngơi? Đồ thị Lao động – Nghỉ ngơi Ta có thể dùng phân tích đường đẳng dụng để xem xét quyết định cung lao động. Ta bắt đầu bằng cách thừa nhận chúng ta có thể làm hai điều với thời giờ của
- mình: làm việc hoặc nghỉ ngơi. Ta có thể đặt những điều này trong bất cứ khoảng thời gian nào chúng ta muốn, giả sử một tuần. Về lý thuyết ta có thể xài 168 giờ nghỉ ngơi trong một tuần (24 giờ một ngày trong 7 ngày). Hay ta có thể làm việc cùng số thời gian đó – giả sử ta có thể được trả $10 một giờ. Thu nhập tối đa ta có thể kiếm được trong một tuần là bao nhiêu? $1.680. Độ dốc đường ngân sách của ta là bao nhiêu? Đó là mức tiền lương – điều này hoàn toàn hợp lý bởi vì chi phí của nghỉ ngơi là tiền lương mất đi của tôi. Nếu tôi nằm trên giường trong một giờ, tôi bỏ mất $10 – đó là chi phí cho sự nghỉ ngơi của tôi. Thứ nhất, ta hãy xem xét tác động của tăng lương. Hai điều xảy ra khi lương tăng. Một là chi phí nghỉ ngơi giờ đây cao hơn. Nhớ rằng chi phí để có nghỉ ngơi chỉ đơn giản là cái mà tôi từ bỏ – trong mô hình này là tiền lương. Như vậy, nếu chi phí nghỉ ngơi cao hơn tôi sẽ xài nó ít hơn (ứng dụng đơn giản của định luật cầu); xài ít nghỉ ngơi hơn nghĩa là tôi làm việc nhiều hơn.
- Thứ hai, nếu tiền lương tăng lên, thu nhập của tôi cũng tăng lên đối với mọi số lượng giờ lao động. Trong mô hình này ta công nhận nghỉ ngơi là một hàng hóa. Và chắc hẳn đó là hàng hóa thông thường. Vậy điều gì xảy ra với hàng hóa thông thường khi thu nhập của ta tăng lên? Ta tiêu dùng nhiều món hàng đó hơn. Nếu ta xài nhiều nghỉ ngơi hơn nghĩa là ta làm việc ít hơn. Như vậy giá tăng có hai tác động với hàm ý trái ngược nhau. Lương cao hơn làm cho chi phí của nghỉ ngơi cao hơn, do vậy tôi sẽ xài ít đi, nhưng thu nhập của tôi cao hơn, tôi lại muốn xài nhiều nghỉ ngơi hơn. Liệu tôi làm việc nhiều hơn, ít hơn hay như trước, tất cả tùy thuộc vào tác động nào là lớn nhất. Ta có thể mô tả một phần điều này trên đồ thị sau. Tác động thứ nhất là điều chúng ta gọi là tác động thay thế – chi phí nghỉ ngơi cao hơn nghĩa là tôi thay thế nghỉ ngơi bằng lao động. Tác động thứ hai được gọi là tác động thu nhập – khi thu nhập của tôi tăng lên, tôi muốn tiêu dùng nhiều hơn một món hàng thông thường.
- Trong đồ thị bên trên, khi ta đi từ W1 sang W2, tác động thay thế lớn hơn tác động thu nhập. Làm sao chúng ta biết được? Bởi vì giờ đây tôi làm việc nhiều hơn – trên đồ thị, ta đọc số lượng lao động từ phải sang trái, như vậy khi đi từ L1 sang L2 nghĩa là tôi làm việc nhiều hơn (và như vậy xài ít nghỉ ngơi hơn). Trong khoảng W2 đến W3, hai tác động này bằng nhau, nghĩa là chúng cân bằng lẫn nhau bởi vì với lương cao hơn, W3, tôi chỉ làm việc như khi lương là W2. Như vậy để tóm tắt: Khi lương tăng, thì: Nếu SE > IE (tác động thay thế > tác động thu nhập), ta làm việc nhiều hơn. Nếu SE = IE (tác động thay thế = tác động thu nhập), ta làm việc như cũ Nếu SE < IE (tác động thay thế < tác động thu nhập), ta làm việc ít hơn. Mô hình tiêu dùng theo thời gian Khi ta so sánh tiêu dùng của một cá nhân với thu nhập của người đó thì một trong những vấn đề khó khăn là người ta không chỉ xét thu nhập hiện tại của mình khi quyết định tiêu dùng. Thực ra, ta thường quan sát thấy là các cá nhân có khuynh hướng dàn đều tiêu dùng của họ. Người ta dàn đều tiêu dùng của họ bằng cách nào? Bằng cách vay và cho vay. Khi thu nhập tương đối cao, người ta tiết kiệm, và khi thu nhập thấp, người ta có khuynh hướng vay mượn (hay rút bớt tiết kiệm). Sự tồn tại của thị trường vốn cho phép các cá nhân tách biệt quyết định sản xuất khỏi quyết định tiêu dùng. Ta có thể mở rộng mô hình đường đẳng dụng để giải thích hiện tượng này.
- Để bắt đầu phân tích ta hãy làm một số giả định đơn giản hóa mà sau này có thể bỏ bớt. Thứ nhất, giả sử một người chỉ xem xét thu nhập năm nay và năm tới của mình. Giả định này có thể dễ dàng mở rộng về sau. Thứ hai, giả sử tôi có thể vay và cho vay với cùng một lãi suất. Thứ ba, giả sử tôi có được thu nhập của mình vào đầu năm. Một khi ta biết thu nhập của cá nhân trong năm một và năm hai, ta có thể xây dựng đuờng giới hạn ngân sách. Ta sẽ đặt gì trên trục X và trục Y; ta đang vẽ đồ thị tiêu dùng trong năm một (trên trục X) và tiêu dùng trong năm hai (trên trục Y). Giả sử I1= $10.000 và I2ø = 20.000. Điều này cho ta đường giới hạn ngân sách sau: Các giá trị gốc từ đâu mà ra? Đầu tiên, hãy xem tiêu dùng trong năm hai. Tung độ gốc nghĩa là số tiền tôi có thể tiêu trong năm hai nếu không tiêu trong năm một. Trong trường hợp đó, tôi sẽ để dành toàn bộ thu nhập của mình và đầu tư nó với lãi suất 10%. Nếu làm như vậy, tôi sẽ có thu nhập năm hai $20.000 cộng với thu nhập năm một $10.000 cộng với lãi kiếm được trong năm một $1.000 – bằng $31.000. Giá trị gốc của tiêu dùng trong năm một từ đâu mà ra? Cách diễn giải kinh tế của tung độ gốc là số tiền tôi có thể tiêu trong năm một nếu không tiêu gì cả trong
- trong năm hai. Điều này nghĩa là bây giờ tôi sẽ vay tối đa và hoàn trả trong năm hai – khi tôi nhận thu nhập $20.000. Bây giờ tôi có thể vay bao nhiêu nếu thu nhập tương lai là $20.000? Đó sẽ là $18.181,82 ; lãi của khoản vay đó là $1.818,18 . Như vậy $18.181,82 + $1.818,18 = $20.000 . Hẳn anh chị sẽ nhận ra rằng $18.181,82 chỉ là hiện giá của $20.000 sau một năm với lãi suất 10%: Số tiền tôi có thể vay cộng với thu nhập hiện tại của tôi là giá trị gốc $28.181,82 . Độ dốc đường ngân sách được quyết định bởi lãi suất. Với mỗi đồng đô la tôi tiêu trong năm một, tôi bỏ đi bao nhiêu trong năm hai? Câu trả lời là $1,1 – đó đơn giản là 1 + lãi. Ý nghĩa của điều này là đối với tôi, một đô la trong tương lai (một năm sau) hiện chỉ đáng giá 91 xu. Hay cũng diễn tả hệt điều này theo cách khác thì một đô la hôm nay đáng giá $1,1 sau một năm. Về trực giác, những gì ta đang trình bày là, khi tôi vay tiền để tiêu bây giờ, nghĩa là tôi đang tiêu một phần trong thu nhập tương lai của tôi – đây chính là điều người ta làm khi đang đi học (thu nhập hiện tại thấp, thu nhập tương lai cao). Nếu bây giờ tôi cho vay tiền (tiết kiệm bằng cách để tiền trong ngân hàng), nghĩa là tôi đang chuyển cái có thể đã là tiêu dùng hiện tại thành tiêu dùng tương lai. Khi tôi có thể vay hay cho vay, nghĩa là một thị trường vốn đang hiện hữu, thị trường này tách biệt thu nhập và những quyết định tiêu dùng của tôi theo thời gian.
- Người này đang vay hay cho vay? Cô ta đang vay $5.000 năm nay. Việc này cho phép cô ta tăng tiêu dùng trong năm một – lưu ý, mặc dù thu nhập của cô chỉ là $10.000, cô ta đang tiêu $15.000. Nhưng hẳn nhiên điều này ảnh hưởng tới số tiền cô có thể tiêu trong năm hai – giờ đây cô ta có thể tiêu tối đa bao nhiêu trong năm hai? Sau khi hoàn trả khoản vay $5.000 cộng lãi $500, cô ta sẽ có $14.500 để tiêu. Sau đây là ví dụ về một người tiết kiệm:
- Người này tiết kiệm $2.000 trong năm một. Với lãi suất là 10%, cô ta sẽ kiếm được $200 lãi để tiêu dùng năm sau. Do vậy, tiêu dùng trong năm hai của cô sẽ là $22.200 – số tiền có được từ $20.000 thu nhập, $2.000 tiết kiệm trong năm một, và $200 lãi. Điểm quan trọng phải nhấn mạnh lại là sự hiện diện của những thị trường vốn (nơi ta có thể vay hay cho vay) làm tách biệt sản xuất (thu nhập) của chúng ta khỏi tiêu dùng. Một khi tôi biết thu nhập của tôi trong một giai đoạn hai năm (hay hai giai đoạn), tôi có thể lựa chọn mô hình tiêu dùng ở bất cứ đâu trên đường giới hạn ngân sách ban đầu. Những thay đổi về lãi suất Một điều khác với phân tích đường đẳng dụng bình thường là cách thức đuờng giới hạn ngân sách thay đổi ứng với giá của tiêu dùng (tức lãi suất). Giả sử lãi suất bỗng tăng lên đến 20%. Điều gì xảy ra trên đồ thị của ta? Nhớ rằng ta luôn có thể tiêu xài đúng cái ta sản xuất (thu nhập); do vậy, bất cứ đường giới hạn ngân sách nào cũng phải đi qua những điểm này – thực vậy, bất cứ đường giới hạn ngân sách nào cũng sẽ xoay quanh điểm đó.
- Điều này được mô tả như sau đối với lãi suất tăng lên 20%: Ta tính giá trị tung độ gốc đúng như cách đã dùng ở trên ngoại trừ bây giờ ta dùng lãi suất 20% (hay 0,20). Như vậy nếu ta tiết kiệm $10.000 trong năm một, ta sẽ có $32.000 để tiêu trong năm hai, tức $20.000 thu nhập, $10.000 tiết kiệm, và $2.000 lãi. Tương tự, ta có thể vay nhiều nhất trong năm một là $16.667 (tức $20.000/1,2), như vậy ta có thể tiêu nhiều nhất trong năm một là $26.667. Tác động của tăng lãi suất đối với người vay Câu trả lời cho điều này được thể hiện rõ ràng trên đồ thị:
- Như anh chị có thể lập tức thấy rằng cô ta không thể vay $5.000 được nữa. Vì vậy, cô ta sẽ vay ít hơn – điều đó là rõ, còn ít hơn bao nhiêu thì tùy vào ý muốn của cô ta. Trong trường hợp này, cả tác động thu nhập (thu nhập thấp hơn) và tác động thay thế (giá cao hơn, tức lãi suất) đều tác động cùng chiều. Điều này sẽ không đúng đối với người vay nếu lãi suất giảm xuống – anh chị có thể thấy tại sao không? Cũng lưu ý rằng người này rõ ràng bị thiệt hại bởi vì lãi suất tăng lên. Tác động của tăng lãi suất đối với người tiết kiệm Xét tác động của việc lãi suất tăng lên 20% đối với người tiết kiệm (ở trên); như anh chị thấy, ý nghĩa khá mơ hồ.
- Trong đồ thị trên, ta thấy rằng người tiêu dùng tiết kiệm hơn (cô ta hạ thấp tiêu dùng của mình trong năm một). Tuy nhiên, rất có thể là điểm cân bằng của cô ta, tức điểm mà cô tối đa hóa độ thỏa dụng, nằm trên đường giới hạn ngân sách có độ dốc lớn hơn khiến cô tiết kiệm ít hơn. Điều này có thể bằng cách nào? Hãy xét hai tác động mà ta có. Tác động thay thế, lãi suất tăng sẽ cho cô ta động cơ để tiết kiệm hơn (nghĩa là chi phí của việc tiêu dùng hôm nay cao hơn). Tuy nhiên, tác động thu nhập (lưu ý trên đồ thị ta thấy cô ta rõ ràng là sung sướng hơn) cho cô ta động cơ để tiêu dùng nhiều hơn cho hôm nay (tức tiết kiệm ít hơn). Vì vậy, hai tác động có hướng ngược chiều. Chỉ số giá tiêu dùng
- Chỉ số giá tiêu dùng được coi là thước đo giá sinh hoạt. Những chỉ số này được dùng rộng rãi để phân tích kinh tế trong cả khu vực tư và công. Ví dụ, mức giá mà tại đó các công ty trao đổi hàng hóa với nhau thường được điều chỉnh để phản ánh những thay đổi trong chỉ số CPI. Công đoàn thường đòi hỏi những điều chỉnh về mức lương để phản ánh những thay đổi trong chỉ số CPI. Cuối cùng, chính phủ dùng CPI để điều chỉnh nhiều khoản thanh toán (ví dụ, cho người về hưu) theo lạm phát. Khi tính chỉ số CPI, ta cần làm gì? Ví dụ: Giả định: U(X, Y) = XY (và chúng ta chỉ có một người tiêu dùng) Năm 1: Cho trước I1 = $480. Px1 = $3. Py1 = $8. Giải ta có: X1 = 80 Y1 = 30 U = 2400. Năm 2: Px2 = $6. Py2 = $9. Với U = 2400, gói hàng hóa tốithiểu hóachitiêu là X2 = 60 Y2 = 40. Kết quả này làm cho tổng chi tiêu là $720. Nhớ lại: XY = 2400 = u* PX/PY = MUX/MUY = Y/X = 6/9
- Chỉ số CPI lý tưởng đo lường số tăng thực tế trong tổng chi tiêu cần có để làm cho người tiêu dùng được sung sướng trong năm hai cũng như trong năm một. Do vậy, CPII = $720/$480 = 1,5 “Chi tiêu phải tăng 50% để làm cho người tiêu dùng được sung sướng trong năm hai cũng như trong năm một”. Ta gọi CPIL là chỉ số giá Laspeyres và CPIP là chỉ số giá Paasche. CPIL = (Px2X1+Py2Y1)/(Px1X1+Py1Y1) = [6(80)+9(30)]/[3(80)+8(30)] = 750/480=1,5625 “Tổng chi tiêu phải tăng 56,25% để mua rổ hàng hóa ban đầu với mức giá mới”. CPIP = (Px2X2+Py2Y2)/(Px1X2+Py1Y2) = [6(60)+9(40)]/[3(60)+8(40)]= 720/500 = 1,44 “Tổng chi tiêu phải tăng 44% để mua rổ hàng hóa cuối với mức giá mới”. Chỉ số Laspeyres luôn luôn thổi phồng chỉ số giá sinh hoạt lý tưởng. Chỉ số Paasche luôn luôn hạ thấp chỉ số giá sinh hoạt lý tưởng. Ngoại tác mạng lưới Định nghĩa: Nếu cầu đối với một món hàng của một người tiêu dùng thay đổi cùng với số lượng những người tiêu dùng khác cũng mua món hàng đó, ta có ngoại tác mạng lưới. Nếu cầu của một cá nhân tăng cùng với số lượng những người tiêu dùng khác, ta có ngoại tác thuận. Nếu cầu của một cá nhân giảm cùng với số lượng những người tiêu dùng khác, ta có ngoại tác nghịch. Một số ví dụ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô - Chương 5: Thị trường cạnh tranh hoàn toàn
17 p | 536 | 70
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô 2: Chương 5 - TS. Phan Thế Công
14 p | 180 | 23
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô 1: Chương 5.2 - TS. Phan Thế Công
6 p | 318 | 23
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô 1: Chương 5.3 - TS. Phan Thế Công
11 p | 275 | 22
-
Bài giảng 5: Nền tảng tư duy cho phân tích chính sách trong kinh tế học vĩ mô - James Riedel
11 p | 134 | 9
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô: Chương 5 - Th.S. Hoàng Văn Kình
16 p | 122 | 8
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô 1: Chương 5.1 - TS. Phan Thế Công
8 p | 192 | 7
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô I: Chương 5 - TS. Giang Thanh Long
10 p | 115 | 5
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô nâng cao: Chương 5 - GVC.TS. Đào Quyết Thắng
18 p | 8 | 5
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô 1 - Chương 5: Mô hình IS - LM và sự phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ
14 p | 34 | 4
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô 1: Chương 5.1 - TS. Hoàng Khắc Lịch
15 p | 111 | 4
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô 1: Chương 5.2 - TS. Hoàng Khắc Lịch
12 p | 138 | 3
-
Bài giảng Nguyên lý Kinh tế học vĩ mô: Chương 5 - Nguyễn Thị Thùy Vinh
5 p | 79 | 2
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô 2 - Bài 5: Mô hình độc quyền bán
8 p | 90 | 2
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô: Chương 5 - TS. Nguyễn Văn Tuyên
17 p | 5 | 2
-
Bài giảng Nguyên lý kinh tế học vĩ mô: Chương 5 - ThS. Phan Thế Công
14 p | 40 | 1
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô 1: Chương 5 - ThS. Đỗ Thị Thanh Huyền
11 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn