intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh tế môi trường - Chương III: Phân tích chi phí – Lợi ích

Chia sẻ: Nguyen Lan Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:38

532
lượt xem
45
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Lịch sử sử dụng CBA  Năm 1667, William Petty thiết lập các chương trình chống dịch bệnh ở London, sử dụng CBA  Ở Mỹ, chính phủ Mỹ chính thức chấp nhận sử dụng CBA cho công tác của chính quyền từ 1902 ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh tế môi trường - Chương III: Phân tích chi phí – Lợi ích

  1. 1 CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH CHI PHÍ – LỢI ÍCH (COST BENEFIT ANALYSIS – CBA) Giảng viên: Phạm Hương Giang Khoa Kinh tế Quốc tế - Đại học Ngoại Thương
  2. PHÂN TÍCH CHI PHÍ – LỢI ÍCH 2 I. Khái niệm phân tích chi phí – lợi ích II. Các bước tiến hành trong phân tích Chi phí – lợi ích III. Các vấn đề trong phân tích Chi phí – lợi ích IV. Ý nghĩa của công cụ CBA
  3. I. Khái niệm phân tích chi phí – lợi ích 3 1. Lịch sử sử dụng CBA  Năm 1667, William Petty thiết lập các chương trình chống dịch bệnh ở London, sử dụng CBA  Ở Mỹ, chính phủ Mỹ chính thức chấp nhận sử dụng CBA cho công tác của chính quyền từ 1902 và bắt buộc sử dụng cùng với Đạo luật kiểm soát lũ (Flood control act) năm 1936.  Ở Canada, CBA chưa được thừa nhận về mặt pháp lý để có thể sử dụng cho các cơ quan Nhà nước ở cấp liên bang và tỉnh.  Từ những năm 1990s đến nay, CBA đã được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới và vẫn còn tiếp tục phát triển
  4. 2. Khái niệm CBA 4  Frances Perkins: “Phân tích kinh tế, còn gọi là CBA, là phân tích mở rộng của phân tích tài chính, … được sử dụng chủ yếu bởi các Chính phủ và các cơ quan Quốc tế để xem xét một dự án hay chính sách có làm tăng phúc lợi cộng đồng hay không” (Frances Perkins, 1994).  Boardman: “CBA là một phương pháp đánh giá chính sách mà phương pháp này lượng hóa bằng tiền giá trị của tất cả các kết quả của chính sách đối với tất cả mọi thành viên trong xã hội nói chung. Lợi ích xã hội ròng (NSB = B-C) là thước đo giá trị của chính sách” (Boardman, Greenbreg, D., Vining, A. , Weimer (1996). Phân tích chi phí – lợi ích: Lý thuyết và thực hành, xuất bản lần 2. Prentice Hall. New York. Chương 1)
  5. 2. Khái niệm CBA 5  Khái niệm CBA: Phân tích chi phí – lợi ích là công cụ xác định và so sánh chi phí và lợi ích của một chương trình, chính sách, dự án để đánh giá chương trình, chính sách, dự án làm tăng hay giảm phúc lợi kinh tế của xã hội. Ví dụ: Lựa chọn dự án nào? Tên dự án Chi phí Lợi ích Lợi ích xã hội ròng Trồng rừng 5 tỷ 15 tỷ 10 tỷ Nuôi tôm ven biển 8 tỷ 20 tỷ 12 tỷ Cải thiện chất lượng nước sinh hoạt 5 tỷ 10 tỷ 5 tỷ Mở rộng đường 15 tỷ 30 tỷ 15 tỷ Xây dựng công viên ở khu vực chùa Láng 7 tỷ 5 tỷ - 2 tỷ
  6. 2. Khái niệm CBA 6 Tóm lại:  (1) CBA là một công cụ đánh giá các chương trình, dự án;  (2) CBA xem xét đến tất cả các lợi ích và chi phí (có giá thị trường và cũng có thể không có giá thị trường);  (3) CBA quan tâm chủ yếu đến hiệu quả kinh tế (chương trình hay dự án có đem lại phúc lợi cho xã hội không?)  (4) CBA xem xét vấn đề trên quan điểm xã hội nói chung.
  7. 3. Vai trò của CBA 7  CBA có vai trò cung cấp thông tin giúp người ra quyết định trong việc lựa chọn dự án. => Tại sao phải lựa chọn dự án mà không thực hiện tất cả các dự án ?
  8. 4. Các loại CBA 8 A C D E B A1 B1 (1) CBA được thực hiện tại thời điểm A1 - thời điểm trước khi thực hiện dự án: Ex ante CBA. (2) CBA được thực hiện tại thời điểm B1 - thời điểm khi dự án kết thúc: Ex post CBA. (3) CBA được tiến hành tại các thời điểm C, D,… là khoảng giữa khi dự án đang thực hiện: Middle CBA. (4) Nếu thực hiện kết hợp cả Ex ante CBA và Ex Post CBA là Comparative CBA: Với cách này, cần thực hiện CBA hai lần, 1 lần trước khi bắt đầu thực hiện dự án, 1 lần sau khi dự án kết thúc sau đó so sánh kết quả của Ex post CBA với Ex ante CBA.
  9. 5. Phân biệt CBA và Phân tích tài chính (Financial Analysis – FA) 9 Tiêu chí so sánh Phân tích Chi phí – lợi ích (CBA) Phân tích tài chính (FA) Toàn xã hội (cộng đồng) Cá nhân, doanh nghiệp, Quan điểm phân tích ngân hàng, cổ đông. Đánh giá NSB Đánh giá lợi nhuận Mục tiêu Giá ẩn/giá kinh tế, giá mờ Giá thị trường Giá ẩn/giá kinh tế: là giá của hàng hóa dịch vụ sau khi đã điều chỉnh Giá sử dụng để đo các biến dạng thị trường. lường lợi ích và chi Giá mờ: là giá được quy định cho phí hàng hóa dịch vụ mà giá đó không thể ấn định một cách chính xác do không có căn cứ chính xác để xác định giá đó. Lợi ích và chi phí Đưa vào tính (rất quan trọng) Không quan tâm ngoại tác Tính hiệu quả, khả thi Dự án đã tiến hành CBA Hiệu quả, khả thi hơn dự án chỉ tiến của thực hiện dự án hành FA (đứng trên góc độ người quản lý, xã hội)
  10. II. Các bước tiến hành trong phân tích Chi phí – lợi ích 10 1. Nhận dạng vấn đề và xác định các phương án giải quyết Nhận dạng vấn đề: đó là việc nhận định tình hình hiện tại và xác định mục tiêu mong muốn đạt được. Sau khi nhận dạng vấn đề cần phải xác định các phương án để có thể làm thu hẹp khoảng cách giữa tình trạng hiện tại và tình trạng mong muốn. Ví dụ: Phân tích chi phí - lợi ích dự án thủy điện Sơn La.
  11. II. Các bước tiến hành trong phân tích Chi phí – lợi ích 11 2. Nhận dạng các lợi ích và chi phí của mỗi phương án Trên phạm vi toàn xã hội, nguyên tắc chung là tính tất cả các lợi ích và chi phí bất kể ai là người nhận lợi ích hoặc trả chi phí. Ví dụ: Phân tích chi phí - lợi ích dự án thủy điện Sơn La.
  12. II. Các bước tiến hành trong phân tích Chi phí – lợi ích 12 3. Tính toán các lợi ích và chi phí của mỗi phương án Ở bước thứ ba này, cần cố gắng tìm ra giá trị kinh tế cho lợi ích và chi phí xã hội của mỗi phương án. Một số lợi ích và chi phí xã hội có thể đã có các giá trị tài chính (giá thị trường), một số có thể có giá trị kinh tế thực (giá thị trường đã điều chỉnh các biến dạng thị trường) và một số khác có thể không có giá trị bằng tiền nào cả. Các phương pháp riêng để đánh giá, tính toán các lợi ích và chi phí (chương 4)
  13. 4. Thể hiện các dòng lợi ích và chi phí theo thời gian trên bảng lợi ích chi phí 13 Năm 0 Năm 1 Năm t Năm n Lợi ích/ Chi phí (Thời điểm bỏ vốn) (Năm đầu khi dự (Thời điểm bất kỳ) (Dự án tiến hành án vận hành) trong n năm) I. Lợi ích (B) B0 B1 Bt Bn 1. Lợi ích TC 2. Lợi ích MT&XH II. Chi phí (C) C0 C1 Ct Cn 1. Chi phí TC 2. Chi phí MT&XH III. Lợi ích ròng (B - C) B0 – C0 B1 – C1 Bt – Ct Bn – C n Ví dụ: Một dự án đầu tư số vốn ban đầu là 5000 $, dự tính vận hành trong 5 năm, lợi nhuận thu được mỗi năm là 5000$; chi phí vận hành mỗi năm là 1000$. Kết thúc dự án sẽ thanh lý, giá trị thanh lý là 3000$. Lập bảng thể hiện dòng lợi ích và chi phí của dự án?
  14. 4. Thể hiện các dòng lợi ích và chi phí theo thời gian trên bảng lợi ích chi phí Lợi ích/chi phí Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Lợi ích 0 5000 5000 5000 5000 5000 + 3000 Chi phí 5000 1000 1000 1000 1000 1000 Lợi ích ròng -5000 4000 4000 4000 4000 7000
  15. 5. Tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của từng phương án đối với cả vòng đời dự án 15  Tỷ lệ chiết khấu là Tỷ lệ phần trăm của lãi suất lũy tích dùng để điều chỉnh để đưa các lợi ích và chi phí trong tương lai về giá trị hiện tại tương đương.  Sau khi xác định được tỷ lệ chiết khấu người ta sẽ tính toán một số chỉ tiêu để phục vụ cho việc đánh giá dự án: NPV; BCR; IRR.
  16. 5. Tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của từng phương án đối với cả vòng đời dự án 16  (1) Giá trị tương lai (FV – Future Value) Công thức tổng quát: FVn = PV*(1+r)n Trong đó: (1+r)n là Giá trị tương lai của 1 đồng với thời gian n giai đoạn; r là tỷ lệ chiết khấu mỗi giai đoạn.  Ví dụ 1: Tính giá trị tương lai của một số tiền Một dự án cần khoản đầu tư ban đầu là 500 triệu đồng. Lợi nhuận kì vọng của dự án vào cuối năm thứ 5 là 200 triệu đồng. Có nên đầu tư vào dự án này không? Biết lãi suất ngân hàng là 8%/ năm.
  17. 5. Tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của từng phương án đối với cả vòng đời dự án 17 2) Giá trị hiện tại (PV – Present Value) Là giá trị của 1 khoản tiền trong tương lai được chiết khấu về thời điểm hiện tại với một tỷ lệ chiết khấu r. Công thức quy đổi: PV = FVn n 1 + r trong đó: r: tỷ lệ chiết khấu (r = 0,1)/ 1 : hệ số chiết khấu n 1+ r n Bt Giá trị hiện tại của dòng lợi ích: PV(B) =  n C t=0 (1+ r)t Giá trị hiện tại của dòng chi phí: PV(C) =  t t=0 (1+ r)t
  18. 5. Tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của từng phương án đối với cả vòng đời dự án 18 Ví dụ: Một dự án đầu tư số vốn ban đầu là 5000 $, dự tính vận hành trong 5 năm, lợi nhuận thu được mỗi năm là 5000$; chi phí vận hành mỗi năm là 1000$. Kết thúc dự án sẽ thanh lý, giá trị thanh lý là 3000$. Lợi ích/chi phí Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Lợi ích 0 5000 5000 5000 5000 5000 + 3000 Chi phí 5000 1000 1000 1000 1000 1000 Lợi ích ròng -5000 4000 4000 4000 4000 7000 Biết tỷ lệ chiết khấu r = 10%. Tính giá trị hiện tại của dòng lợi ích ròng thu được trong 5 năm.
  19. 5. Tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của từng phương án đối với cả vòng đời dự án 19 Để đánh giá hiệu quả của một dự án sẽ xem xét đến các giá trị sau: (3) Giá trị hiện tại ròng (NPV – Net Present Value) NPV = Tổng giá trị hiện tại của các khoản lợi ích ròng của dự án. Hai công thức được sử dụng: Bt: Lợi ích của dự án tại năm t n n Ct: Chi phí phát sinh ở n Bt  Ct Hoặc NPV =  Bt Ct  năm t NPV =  t t=0 (1+ r)t t=0 1+ r t r: tỷ lệ chiết khấu t=0 (1+ r) n: số năm thực hiện dự án
  20. Giá trị hiện tại ròng (NPV – Net Present Value) 20 Ý nghĩa: NPV là chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá dự án theo nguyên tắc:  NPV0: đầu tư hiệu quả. Giá trị NPV càng lớn thì dự án càng có hiệu quả.  Ví dụ: Một dự án đầu tư số vốn ban đầu là 5000 $, dự tính vận hành trong 5 năm, lợi nhuận thu được mỗi năm là 5000$; chi phí vận hành mỗi năm là 1000$. Kết thúc dự án sẽ thanh lý, giá trị thanh lý là 3000$. Biết tỷ lệ chiết khấu r = 10%. Có nên thực hiện dự án không?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2