intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh Tế Quản Lý - Chương trình MBA (7)

Chia sẻ: Nguyen Van Sang | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:30

487
lượt xem
370
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài 7: Lý thuyết trò chơi và chiến lược cạnh tranh

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh Tế Quản Lý - Chương trình MBA (7)

  1.  Rupert Murdoch, chủ tờ New York Post, quyết định tăng giá lên $0.50  một tờ, với hi vọng đối thủ Daily News cũng sẽ làm theo. Nhưng họ  đã không làm thế. Daily News vẫn giữ giá $0.40, và lợi nhuận thu  được tăng mạnh, trong khi lợi nhuận của Post giảm thê thảm.  Murdoch phải quyết định đương đầu với nó hoặc giảm giá xuống mức  giá cũ $0.40. Cuối cùng Murdoch quyết định giảm giá, nhưng không  phải xuống $0.40. Ông chọn Staten Island để thử nghiệm giảm giá  xuống $0.25 một tờ!  Daily News nhận thấy họ mất dần độc giả ở Staten Island. Nguy cơ  chiến tranh giá cả đang hiện hữu. Nếu Murdoch quyết định mở rộng  việc giảm giá ra toàn New York City, Daily News sẽ gặp rắc rối lớn  Daily News đã quyết định một nước đi duy nhất: phải thay đổi giá,  những giá không thể giảm được nữa, mà họ quyết định tăng giá lên  $0.50! Một thời gian ngắn sau, New York Post vui vẻ tăng giá trở lại  $0.50!
  2. Bài 7 LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI VÀ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH 2 of 35
  3. 1 Trò chơi và quyết định chiến lược 2 Chiến lược trội 3 Cân bằng Nash 4 Trò chơi lặp lại 5 Đe dọa, Cam kết và Sự tin cậy 6 Ngăn cản gia nhập
  4. 1 TRÒ CHƠI VÀ QUYẾT ĐỊNH CHIẾN LƯỢC ● trò chơi: Tình huống mà ở đó người chơi (người tham gia) đưa ra các quyết định chiến lược có tính đến hành vi và phản ứng của những người chơi khác. ● lợi ích: Giá trị tương ứng với một kết cục có thể xảy ra. ● chiến lược: Quy tắc hay kế hoạch hành động khi tham gia trò chơi. ● chiến lược tối ưu: Chiến lược tối đa hóa lợi ích dự kiến của người chơi. Nếu tôi tin rằng các đối thủ luôn suy nghĩ có lý và hành động để tối đa hóa lợi ích của họ thì tôi phải tính đến hành vi của họ như thế nào khi đưa ra quyết định của mình?
  5. 1 TRÒ CHƠI VÀ QUYẾT ĐỊNH CHIẾN LƯỢC  Trò chơi hợp tác và không hợp tác ● trò chơi hợp tác: Trò chơi mà những người chơi có thể thương thảo với nhau cho phép có được chiến lược chung. ● trò chơi không hợp tác: Trò chơi mà việc thương thảo và trói buộc vào những hợp đồng chung là không được phép. Cần thiết phải hiểu quan điểm của đối thủ của bạn để dự kiến được phản ứng của họ đối với hành vi của bạn.
  6. 2 CHIẾN LƯỢC TRỘI ● chiến lược trội: Chiến lược là tối ưu cho dù hành vi của đối thủ như thế nào. Ví dụ hãng A và hãng B bán cùng loại sản phẩm và đang quyết định xem có nên tiến hành chiến dịch quảng cáo hay không? Mỗi hãng bị tác động bởi quyết định của đối thủ.
  7. 2 CHIẾN LƯỢC TRỘI ● cân bằng khi có chiến lược trội: Kết cục của trò chơi khi mỗi hãng đều có chiến lược trội. Tuy nhiên, không phải mọi trò chơi đều có chiến lược trội cho mỗi hãng.
  8. 3 CÂN BẰNG NASH Chiến lược trội: Tôi làm điều tốt nhất có thể cho dù bạn làm gì. Bạn làm điều tốt nhất có thể cho dù tôi làm gì. Cân bằng Nash: Tôi làm điều tốt nhất có thể, đã cho những gì bạn đã làm Bạn làm điều tốt nhất có thể, đã cho những gì tôi đã làm Ví dụ: Hai hãng sản xuất ngũ cốc ăn sáng đối diện cùng một thị trường, và đang cân nhắc việc đưa ra hai loại sản phẩm mới.
  9. 3 CÂN BẰNG NASH Trò chơi vị trí bán hàng ở bãi biển Bạn (Y) và một đối thủ (C) có kế hoạch bán đồ uống ở một bãi biển. Nếu những người tắm nắng rải đều dọc bãi biển và sẽ đi bộ đến quán hàng gần nhất, thì bạn và đối thủ sẽ đặt quán hàng gần nhau ở giữa bãi biển. Đó là cân bằng Nash duy nhất. Nếu đối thủ của bạn bán ở vị trí A, bạn có thể muốn dịch chuyển quán hàng cho đến khi bạn ở ngay sát bên trái, nơi mà bạn có thể thu hút được đến 3/4 khách hàng. Nhưng đối thủ của bạn sau đó sẽ muốn dịch chuyển trở lại về trung tâm, và bạn cũng sẽ hành động tương tự.
  10. 3 CÂN BẰNG NASH  Chiến lược tối đa lợi ích kỳ vọng  Định nghĩa cân bắng Nash phụ thuộc rất nhiều vào suy nghĩ có lý của các cá nhân. Lựa chọn chiến lược không những chỉ phụ thuộc vào duy lý của người ra quyết định mà còn phụ thuộc vào duy lý của đối thủ. Đây là hạn chế của cân bằng Nash. Nếu hãng 1 không chắc chắn hãng 2 sẽ có hành động gì, nhưng có thể ước lượng được xác suất xảy ra cho mỗi hành động của hãng thứ 2, thì hãng 1 có thể sử dụng chiến lược tối đa hóa lợi ích kỳ vọng.
  11. 3 CÂN BẰNG NASH  Chiến lược hỗn hợp ● chiến lược thuần: Chiến lược mà ở đó người chơi chỉ chọn một lựa chọn nhất định mà thôi Trò chơi tung đồng xu Trong trò chơi này, mỗi người chơi sẽ chọn mặt sắp hay mặt ngửa và mỗi người chơi phải chọn cùng một thời điểm. Nếu thắng, người chơi sẽ nhận được 1 đôla từ người còn lại. ● chiến lược hỗn hợp: Chiến lược mà ở đó người chơi có thể có lựa chọn ngẫu nhiên trong số hai hay nhiều khả năng lựa chọn, dựa trên một tập hợp xác suất đã chọn.
  12. 4 TRÒ CHƠI LẶP LẠI ● trò chơi lặp lại: Trò chơi mà các hành vi và lợi ích đạt được lặp đi lặp lại. Liệu sự lặp đi lặp lại có thay đổi kết cục của trò chơi?
  13. 4 TRÒ CHƠI LẶP LẠI Chiến lược ăn miếng trả miếng (Tit-for-Tat) ● chiến lược tit-for-tat: Chiến lược của trò chơi lặp lại, trong đó người chơi phản ứng tương tự cách ứng xử của đối thủ ở trò chơi trước, hợp tác nếu đối thủ hợp tác, và trả đũa nếu đối thủ không hợp tác. Trò chơi lặp lại vô định Giả sử trò chơi được lặp đi lặp lại vô định. Ví dụ bạn và đối thủ của bạn đặt các mức giá tháng này sang tháng khác trong trò chơi về giá, và không biết bao giờ mới kết thúc. Vậy đâu sẽ là kết cục cuối cùng?
  14. 4 TRÒ CHƠI LẶP LẠI Trò chơi với số lần lặp lại xác định Bây giờ giả sử trò chơi được lặp lại với số lần nhất định, ví dụ N tháng. “Bởi vì hãng 1 chơi trò tit-for-tat, tôi (Hãng 2) không thể cắt giảm giá. Tôi sẽ chờ cho đến tháng cuối cùng, tôi sẽ cắt giảm giá vì khi đó tôi có thể thu được lợi nhuận rất lớn, và sau đó trò chơi kết thúc, vì thế hãng 1 sẽ không thể trả đũa được. Vì thế tôi sẽ đặt giá cao cho đến tháng ngay trước tháng cuối cùng, và giảm giá trong tháng cuối.” Tuy nhiên, vì tôi (Hãng 1) cũng suy tính như vậy, nên tôi dự định sẽ đặt giá thấp trong tháng cuối cùng. Hãng 2 dự kiến được điều đó và sẽ quyết định giảm giá vào tháng ngay sát tháng cuối cùng. Và bởi vì những chiến thuật này ứng dụng cho mỗi tháng trước, nên kết cục cuối cùng có lý cho cả hai người chơi là đặt giá thấp cho tất cả các tháng.
  15. 4 TRÒ CHƠI LẶP LẠI Tit-for-Tat trong thực tế Vì mỗi chúng ta đều không kỳ vọng sống lâu mãi được, nên chiến lược tit-for-tat có vẻ ít có giá trị trong thực tế, và khiến chúng ta tắc ở trò chơi “tình thế lưỡng nan của người tù”. Tuy nhiên, chiến lược tit-for-tat đôi khi được áp dụng trong thực tế và sự hợp tác sẽ là kết cục cuối cùng. Có hai lý do chính yếu sau: •Phần lớn những nhà quản lý không biết họ sẽ phải cạnh tranh với đối thủ đến khi nào, nên hành vi hợp tác có vẻ là chiến lược tốt. •Đối thủ của hãng có thể nghi ngờ về khả năng duy lý của hãng. Trong trò chơi lặp lại, “tình thế lưỡng nan của người tù” có thể có kết cục hợp tác.
  16. 4 TRÒ CHƠI LẶP LẠI Ví dụ 2: Hợp tác độc quyền nhóm trong ngành cong tơ đo nước. Phần lớn công tơ đo nước ở Mỹ được bán bởi 4 công ty lớn. Rockwell International chiếm khoảng 35% thị phần, 3 công ty còn lại chiếm tổng cộng 50-55% thị trường. Người tiêu dùng quan tâm chủ yếu đến chất lượng và độ tin cậy của công tơ đo nước, còn giá cả không phải vấn đề lớn, cầu rất ít co giãn. Vì những công ty mới sẽ thấy rất khó khăn để thu hút người tiêu dùng từ những hãng hiện có, nên điều này tạo nên một hàng rào gia nhập. Tính kinh tế nhờ qui mô cũng tạo nên một hàng rào gia nhập thứ hai. Vì thế các hãng đối mặt với tình thế lưỡng nan của người tù. Liệu có thể tồn tại sự hợp tác? Câu trả lời là có thể. Rất hiếm có khả năng cắt giảm giá, mỗi hãng đều hài lòng với thị phần của mình trên thị trường.
  17. 4 TRÒ CHƠI LẶP LẠI Ví dụ 3: Cạnh tranh và cấu kết trong ngành hàng không Tháng 3 năm 1983, American Airlines đề xuất khung giá vé máy bay thống nhất cho các hãng hàng không dựa trên khoảng cách bay. Giá vé trên mỗi dặm bay phụ thuộc vào độ dài hành trình, từ mức thấp nhất là 15 cents mỗi dặm bay cho hành trình hơn 2500 dặm đến mức cao nhất là 53 cents mỗi dặm, cho chặng bay ngắn dưới 250 dặm. Tại sao American Airlines lại đề xuất kế hoạch này và điều gì hấp dẫn đối với các hãng hàng không khác? Mục đích của kế hoạch này là giảm sự cạnh tranh về giá và đạt được giá cấu kết. Đặt mức giá cấu kết cố định bị pháp luật cấm. Các hãng thay vào đó đồng thuận dùng chung công thức tính giá. Tuy nhiên kế hoạch thất bại, và là một nạn nhân của tình thế lưỡng nan của người tù. Hãng Pan Am, không hài lòng với thị phần quá nhỏ bé của mình, đã tự giảm giá xuống. American, United, and TWA, lo sợ mất thị phần về tay Pan Am cũng nhanh chóng cắt giảm giá. Việc cắt giảm giá tiếp diễn, kế hoạch phá sản, và người tiêu dùng được lợi.
  18.  Ví dụ: Chiến tranh xà phòng  Procter & Gamble và Unilever tham gia vào một  cuộc chạy đua dài hạn có tên “chiến tranh xà  phòng”, mỗi công ty cố gắng chiếm được thị  phần xà phòng lớn nhất  P&G khởi động một chiến dịch marketing  khổng lồ để đưa ra sản phẩm viên giặt Ariel  và cố gắng thuyết phục công chúng rằng sản  phẩm của họ là ưu việt hơn so với viên giặt  Persil được đưa ra bởi Unilever một năm  trước đó. 18
  19. Thị trường bột giặt ở UK 1995­1998 60 50 40 1995 30 1998 20 10 0 Unilever P&G Percil Ariel 19
  20.  Hai công ty liên tục đưa ra những chiến lược  mới nhằm tăng thị phần và lợi nhuận  Một cách đạt được điều này là phát triển sản  phẩm  Viên giặt được đưa ra  Hãy xem xét cuộc chiến này dưới dạng một  trò chơi chiến lược  Trò chơi “trả đũa” lặp đi lặp lại 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2