Kinh tế Việt Nam năm 2017: Những động lực và thách thức mới
lượt xem 2
download
Bài viết chỉ ra bức tranh tổng thể kinh tế Việt Nam năm 2016, đồng thời xác định những động lực và thách thức mới đối với nền kinh tế trong năm 2017. Năm 2016, kinh tế Việt Nam đã trải qua nhiều biến động, tốc độ tăng trưởng GDP thấp hơn năm 2015 và không đạt chỉ tiêu đề ra. Dù vậy, đây vẫn được coi là thành công trong bối cảnh kinh tế thế giới không thuận, giá cả và thương mại toàn cầu giảm, ngành nông - lâm - thuỷ sản gặp khó vì thiên tai, hạn hán, sản lượng ngành khai khoáng giảm sâu...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kinh tế Việt Nam năm 2017: Những động lực và thách thức mới
- KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2017: NHỮNG ĐỘNG LỰC VÀ THÁCH THỨC MỚI TS. Nguyễn Quang Hiệp Trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên Tóm tắt Bài viết chỉ ra bức tranh tổng thể kinh tế Việt Nam năm 2016, đồng thời xác định những động lực và thách thức mới đối với nền kinh tế trong năm 2017. Năm 2016, kinh tế Việt Nam đã trải qua nhiều biến động, tốc độ tăng trưởng GDP thấp hơn năm 2015 và không đạt chỉ tiêu đề ra. Dù vậy, đây vẫn được coi là thành công trong bối cảnh kinh tế thế giới không thuận, giá cả và thương mại toàn cầu giảm, ngành nông - lâm - thuỷ sản gặp khó vì thiên tai, hạn hán, sản lượng ngành khai khoáng giảm sâu... Những động lực chính cho tăng trưởng kinh tế 2017 được xác định gồm: Sự cải thiện môi trường đầu tư; Tăng áp dụng khoa học công nghệ và tiếp tục tham gia hội nhập quốc tế sâu rộng và đầy đủ hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp; Tốc độ tăng trưởng kinh tế các quý sau thường cao hơn quý trước; Lạm phát được kiểm soát dưới mức kế hoạch. Tuy nhiên, kế hoạch tăng trưởng năm 2017 cũng phải đối mặt với không ít thách thức khi các yếu tố tác động tăng trưởng đều được thắt chặt như tỷ lệ vốn đầu tư/GDP, xuất khẩu tăng chậm lại, thu hút FDI sẽ khó khăn hơn do xu hướng dòng vốn toàn cầu quay trở lại Mỹ và các nước phát triển,… Từ khóa: Động lực, thách thức đối với tăng trưởng kinh tế 1. Bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2016 Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (hình 1), tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2016 là 6,21% so với năm 2015, trong đó quý I tăng 5,48%; quý II tăng 5,78%; quý III tăng 6,56%; quý IV tăng 6,68%. Mức tăng trưởng năm nay thấp hơn mức tăng 6,68% của năm 2015 và không đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7% đề ra. Trong mức tăng 6,21% của toàn nền kinh tế, khu vực nông lâm thuỷ sản tăng 1,36%, thấp nhất kể từ năm 2011, đóng góp 0,22 điểm phần trăm vào mức tăng chung. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản trong năm 2016 gặp nhiều khó khăn do tác động của biến đổi khí hậu và thời tiết khắc nghiệt: Rét đậm, rét hại đầu năm tại các tỉnh phía Bắc; mưa, lũ ở miền Trung; tình trạng hạn hán, xâm 63
- nhập mặn nghiêm trọng tại Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và sự cố môi trường biển xảy ra tại 4 tỉnh miền Trung. Hình 1. Tăng trƣởng GDP năm 2016 của Việt Nam (%) Nguồn: GSO Tiếp theo khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,57%, thấp hơn mức tăng 9,64% của năm trước, đóng góp 2,59 điểm phần trăm. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo đạt mức tăng cao 11,9% đóng góp đáng kể vào mức tăng trưởng chung với 1,83 điểm phần trăm. Cùng với đó, ngành khai khoáng năm nay giảm tới 4% đã làm giảm 0,33 điểm phần trăm mức tăng trưởng chung, đây là mức giảm sâu nhất từ năm 2011 trở lại đây. Nguyên nhân chủ yếu là do giá dầu thế giới giảm khiến lượng dầu thô khai thác được giảm hơn 1,67 triệu tấn so với năm trước; sản lượng khai thác than cũng chỉ được 39,6 triệu tấn, giảm hơn 1,26 triệu tấn,... Khu vực dịch vụ tăng 6,98%, đóng góp 2,67 điểm phần trăm. Một số ngành như bán buôn, bán lẻ chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt mức tăng 8,28% so với năm 2015, đóng góp 0,77 điểm phần trăm. Trong bối cảnh kinh tế thế giới không thuận, giá cả và thương mại toàn cầu giảm, trong nước gặp nhiều khó khăn do thời tiết, môi trường biển diễn biến phức tạp thì đạt được mức tăng trưởng trên là một thành công trong quản lý điều hành của Chính phủ cũng như đối với sự nỗ lực của mọi thành viên trong nền kinh tế. 64
- Trong năm 2016, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 175,9 tỷ USD, tăng 8,6% so với năm trước (năm 2015 tăng 7,9%), trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 50,0 tỷ USD, tăng 4,8%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 125,9 tỷ USD, tăng 10,2% (Nếu không kể dầu thô, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 123,5 tỷ USD, tăng 11,8%). Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính đạt 173,3 tỷ USD, tăng 4,6% so với năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 71,1 tỷ USD, tăng 4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 102,2 tỷ USD, tăng 5,1%. Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2016 đạt 183 tỷ USD, tăng 10,5% so với năm 2015. Trên lĩnh vực giá cả, chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2016 tăng 0,23% so với tháng trước và tăng 4,74% so với tháng 12/2015. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2016 tăng 2,66% so với bình quân năm 2015. Mặc dù mức tăng của năm 2016 cao hơn so với năm 2015 nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức tăng CPI bình quân của một số năm gần đây, đồng thời vẫn nằm trong giới hạn mục tiêu 5% mà Quốc hội đề ra. Lạm phát cơ bản tháng 12/2016 tăng 0,11% so với tháng trước và tăng 1,87% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2016 tăng 1,83% so với bình quân năm 2015. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 12 ước tính tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước (tháng 11 tăng 8% so với cùng kỳ), trong đó ngành khai khoáng giảm 7,4%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 12,9%; sản xuất và phân phối điện tăng 10,8%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 9,4%. Tính chung cả năm 2016, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 7,5% so với năm 2015 (quý I tăng 7,4%; quý II tăng 7,1%; quý III tăng 7,1%; quý IV ước tính tăng 8,2%), thấp hơn nhiều mức tăng 9,8% của năm 2015 và 7,6% của năm 2014 do ngành khai khoáng giảm sút mạnh. 2. Động lực tăng trƣởng mới Tại kỳ họp thứ 2, khóa XIV, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, với mục tiêu GDP tăng khoảng 6,7%, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 6 - 7%, tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân khoảng 4%, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 31,5% GDP, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giảm 1 - 1,5%, riêng các huyện nghèo giảm 4%, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị dưới 4%,... 65
- Các chỉ tiêu kế hoạch năm 2017 là khá cao trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động tiêu cực làm giảm sút động lực tăng trưởng chung, tuy nhiên mục tiêu trên không phải là ảo tưởng, mà được dựa trên những tín hiệu tích cực như: sự cải thiện môi trường đầu tư; tăng áp dụng khoa học công nghệ và tiếp tục tham gia hội nhập quốc tế sâu rộng, đầy đủ hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp; tốc độ tăng trưởng kinh tế các quý sau thường cao hơn quý trước; các dòng vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng, cơ cấu phù hợp với mục tiêu thu hút của Việt Nam đặt ra; lạm phát được kiểm soát dưới mức kế hoạch; mặt bằng lãi suất, tỷ giá cơ bản ổn định; thu hút khách du lịch quốc tế đạt khá… Bên cạnh đó, tình hình xuất siêu tăng khá, sản phẩm công nghệ cao đang ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu của Việt Nam, đạt 25% năm 2015, so với chỉ 5% năm 2010. Xu hướng này sẽ còn tiếp tục tăng nhờ sự đầu tư của các đại gia trong lĩnh vực chế biến chế tạo và công nghệ điện tử. Hoạt động của doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam đang tăng lên, đặc biệt trong các ngành dệt may và sản xuất theo định hướng xuất khẩu. Hoạt động ST RTUP (khởi nghiệp) trong ngành truyền thông, giải trí và thanh toán… đang bùng nổ. Nông nghiệp từng bước phục hồi; niềm tin thị trường, xã hội của người dân và doanh nghiệp được duy trì; sự phát triển tích cực của ngành chế biến, chế tạo (có quy mô và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn ngành công nghiệp); sự thúc đẩy quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước; thị trường tài chính mở rộng hơn, lãi suất huy động tương đối ổn định. Lãi suất cho vay trung hạn và dài hạn giảm và cơ cấu tín dụng đang tiếp tục theo hướng tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm hỗ trợ có hiệu quả hơn cho tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, động lực tăng trưởng còn được tiếp sức từ duy trì tổng cầu tiêu dùng trong nước và sự thành công của điều hành tỷ giá linh hoạt hơn. Thu nhập và mức sống của người dân ngày càng cao hơn cũng là động lực cho tăng trưởng kinh tế. Khi thu nhập tăng cũng có nghĩa tiêu dùng sẽ tăng theo, góp phần thúc đẩy tổng cầu. Thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam năm 2016 đạt khoảng 48,6 triệu đồng/người, tăng gần gấp đôi so với năm 2010. Mặt khác, nền kinh tế sẽ được tiếp sức bởi sự chuyển động của cả bộ máy quản lý và hệ thống chính trị, tạo mọi điều kiện, tháo gỡ mọi rào cản cho sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp, thúc đẩy khởi nghiệp. 66
- 3. Những thách thức cơ bản Nhiều tổ chức và các chuyên gia đã có những dự báo về kinh tế Việt Nam trong năm 2017, với nhiều kịch bản khác nhau, nhưng xuyên suốt đều cho thấy một bức tranh kinh tế tươi sáng hơn. Tuy nhiên, kế hoạch tăng trưởng năm 2017 cũng phải đối mặt với không ít thách thức khi các yếu tố tác động tăng trưởng đều được thắt chặt như tỷ lệ vốn đầu tư/GDP, lạm phát, bội chi ngân sách ở mức thấp, xuất khẩu tăng chậm lại,… Vốn đầu tư là yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng, trong khi kế hoạch năm 2017 tăng trưởng cao hơn nhưng tỷ lệ vốn đầu tư/GDP xuống thấp. Điều đó đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả đầu tư, giảm suất đầu tư tăng trưởng (ICOR) từ 5,6 lần năm 2016 xuống còn 5,0 lần như kế hoạch năm 2017 đề ra (Hình 2). Yêu cầu này đòi hỏi phải làm tốt từ khâu quy hoạch tránh phân tán dàn trải, tránh cơ chế xin - cho, đẩy nhanh thi công, giảm thiểu lãng phí, thất thoát,... đẩy mạnh cổ phần hóa, đầu tư ngoài ngành, đẩy mạnh khởi nghiệp để tăng tỷ trọng vốn của khu vực ngoài Nhà nước do hiệu quả đầu tư cao với suất đầu tư tăng trưởng chỉ bằng một nửa của khu vực Nhà nước. Hình 2. Hệ số ICOR của Việt Nam (Số liệu năm 2017 được ước tính theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội) Nguồn: Tính toán của tác giả theo số liệu của GSO Chỉ số giá tiêu dùng, một trong những chỉ số quan trọng đánh giá mức độ lạm phát, năm 2016 có mức tăng 4,74%, thấp hơn mức Quốc hội đề ra (5%) được coi là hợp lý. Tuy nhiên, việc thực hiện mục tiêu lạm phát năm 2017 đề ra (4%) 67
- thấp hơn năm 2016 sẽ không dễ dàng, khi mục tiêu tăng trưởng cao hơn; lương tối thiểu tăng; dự báo nhập siêu trở lại khi giá USD có xu hướng tăng cao hơn trong khi hiệu quả đầu tư và năng suất lao động còn thấp... Một rủi ro khác là xuất khẩu Việt Nam tăng trung bình 12-14% giai đoạn 2000-2016. Tuy nhiên, năm 2016 con số này chỉ là khoảng 8,6%. Sức tăng trưởng thương mại quốc tế được kỳ vọng từ Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng khó có khả năng thành hiện thực, do Tổng thống đắc cử của Mỹ - Donald Trump vừa ký sắc lệnh rời khỏi hiệp định này. Mặc dù trong tháng 1/2017, lượng vốn FDI đăng ký cũng như thực hiện đều tích cực hơn so với cùng kỳ năm 2016 (theo Tổng cục Thống kê, vốn đăng ký và thực hiện trong tháng 1/2017 ước tính lần lượt đạt 1.244 triệu USD và 850 triệu USD, tăng 23% và 6,3% so với cùng kỳ năm 2016). Tuy nhiên, trong bối cảnh dòng vốn đầu tư toàn cầu đang có xu hướng quay trở lại Mỹ và các nước phát triển và TPP rơi vào bế tắc, Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút FDI. 4. Khuyến nghị Để kinh tế Việt Nam vượt qua những thách thức, hoàn thành mục tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2017, tạo đà cho việc thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2016-2020, bài viết đề xuất một số khuyến nghị sau: - Cải cách thể chế theo kinh tế thị trường đã được đặt ra 15 năm nay (từ Đại hội IX của Đảng năm 2001) và Việt Nam đã có bước tiến dài trong việc đổi mới thể chế, bằng chứng là những kết quả kinh tế đã đạt được. Tuy nhiên, những cải cách trước đây tạo ra đã không còn đủ lực để thúc đẩy phát triển kinh tế, vai trò, chức năng của Nhà nước đã phần nào không còn phù hợp với kinh tế thị trường, và thực tế là Việt Nam vẫn chưa có được nền kinh tế thị trường đầy đủ. Do đó, cần có quyết tâm rất lớn từ Nhà nước để thực hiện cải cách thể chế, xây dựng nền hành chính hiện đại, hoàn thiện cơ chế thị trường. Theo đó, cần nâng cao chất lượng cơ chế, chính sách của Nhà nước, tạo môi trường thuận lợi để các chủ thể cùng phát triển, tăng sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế. Nhà nước chuyển từ can thiệp trực tiếp bằng các công cụ hành chính sang phương thức can thiệp gián tiếp thông qua các công cụ thị trường. Vai trò của Nhà nước chỉ nên tập trung giải quyết những vấn đề mà thị trường “thất bại” và phối hợp hiệu quả với thị trường để đưa nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao. 68
- - Tiếp tục đẩy mạnh việc đổi mới, cơ cấu lại các doanh nghiệp Nhà nước. Cần xem xét đến quy mô và vị thế chiến lược của các doanh nghiệp Nhà nước trong cải cách kinh tế và điều này có thể hỗ trợ tăng năng suất nhân tố tổng hợp một cách bền vững. Cải cách trong nội bộ doanh nghiệp Nhà nước cũng có thể tập trung vào cải thiện mô hình quản trị và tăng tính minh bạch. Ðiều này có thể giúp làm tăng niềm tin của nhà đầu tư và cho phép Chính phủ xác định các vấn đề nợ sớm hơn. Cải cách doanh nghiệp Nhà nước cũng hàm ý thay đổi các quy tắc vận hành thị trường và mở hơn cho cạnh tranh dù là trong nước hay với nước ngoài. Tạo sân chơi bình đẳng sẽ tăng sự cạnh tranh cũng như năng suất, thúc đẩy tăng trưởng và không còn những khoản đầu tư kém bền vững. Ngoài ra, doanh nghiệp Nhà nước cũng có thể tham gia vào các lĩnh vực hỗ trợ cho các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chứ không đơn thuần là chỉ cạnh tranh với họ. - Quan tâm phát triển khu vực tư nhân, khu vực tư nhân phải được xác định là động lực tăng trưởng chủ đạo của nền kinh tế. Doanh nghiệp tư nhân nên trở thành nhà cung cấp tại chỗ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Việc trở thành các nhà cung ứng tại chỗ cho các doanh nghiệp nước ngoài sẽ giúp các doanh nghiệp tư nhân nối kết được vào mạng lưới cung ứng toàn cầu, đồng thời có cơ hội được làm việc với những tiêu chuẩn chất lượng và môi trường kinh doanh quốc tế. Sự lớn mạnh của các nhà cung ứng địa phương cũng là một nhân tố thúc đẩy thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Bên cạnh đó, khu vực tư nhân còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cải cách thể chế đối với phát triển hoạt động kinh doanh. Một chính quyền năng động luôn tìm kiếm lợi ích mà khu vực tư nhân có thể mang lại cho xã hội, đồng thời, khu vực tư nhân vận động được chính quyền điều hành mang lại kết quả tốt sẽ có thể tạo ra động lực thúc đẩy cải cách. - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy tăng năng suất, đưa năng suất nhân tố tổng hợp trở thành nguồn lực có vai trò lớn nhất cho tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Để thực hiện được điều này cần đầu tư vào phát triển khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo để cải thiện năng suất và phát triển vốn con người. Nghiên cứu và phát triển cũng như giáo dục và đào tạo không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân chủ thể, mà nó còn tạo ra những tác động tích cực đối với cả cộng đồng. Do vậy, ở cấp độ vĩ mô, nghiên cứu và phát triển, giáo dục và đào tạo sẽ giúp nâng cao năng suất nhân tố tổng hợp và tạo ra tốc độ tăng 69
- trưởng cao hơn cho toàn nền kinh tế. Tăng trưởng kinh tế trong dài hạn cần dựa trên nền tảng lao động chất lượng cao với khả năng sáng tạo và ứng dụng công nghệ mới. Đối với hệ thống giáo dục và đào tạo, thay vì mở rộng quy mô, Việt Nam cần chú trọng xây dựng và hỗ trợ phát triển các chương trình đào tạo trọng điểm chất lượng cao, tách biệt với các chương trình đào tạo vì mục tiêu tài chính hay vì mục tiêu phổ cập, thực hiện đầy đủ và hiệu quả quyền tự chủ của các trường đại học, thu hút được các giảng viên và sinh viên ưu tú, làm nòng cốt cho sự phát triển khoa học kĩ thuật và thúc đẩy tăng trưởng của kinh tế trong tương lai. Việt Nam cần đào tạo một số lượng lớn lao động có kiến thức và công nhân có kỹ năng để cung cấp cho những nhà đầu tư nước ngoài cũng như các doanh nghiệp trong nước, tận dụng được một cách trọn vẹn lợi ích của đầu tư nước ngoài. Nếu không, rất có khả năng Việt Nam sẽ phải chịu thua trong cuộc cạnh tranh với các quốc gia có lao động tay nghề cao hơn với chi phí thấp hơn. Hiện nay, tình trạng mặt bằng lương gia tăng nhanh chóng, cùng với sự thiếu hụt lao động và công nhân liên tục chạy từ nơi này sang nơi khác đã làm nhiều nhà đầu tư tiềm năng phải cân nhắc kỹ trước khi đầu tư vào Việt Nam. Đối với khoa học và công nghệ, cần xây dựng cơ chế phân bổ ngân sách Nhà nước cho phát triển khoa học và công nghệ theo hướng cạnh tranh và bình đẳng với tất cả các cơ sở nghiên cứu, và cần có những chính sách để liên kết hợp tác giữa các cơ sở nghiên cứu khoa học tại các trường đại học, các viện nghiên cứu trọng điểm với khu vực doanh nghiệp. - Vốn vẫn là nguồn lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam, vì vậy, cần khơi thông các nguồn vốn thông qua việc tái cấu trúc hệ thống tài chính, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, lành mạnh hóa thị trường tín dụng và nâng cao vai trò của thị trường chứng khoán trong huy động vốn dài hạn, thúc đẩy phát triển mạnh thị trường trái phiếu, nhất là trái phiếu công ty, huy động tối đa các nguồn tích lũy trong dân cư, tăng cường thu hút nguồn vốn FDI, điều chỉnh chính sách và cải cách thủ tục hành chính nhằm thu hút nhiều hơn kiều hối. - Bên cạnh quá trình khơi thông nguồn vốn, cần tiếp tục thực hiện các biện pháp nâng cao hiệu quả của đầu tư, nhất là đầu tư của Nhà nước. Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước tập trung chủ yếu cho việc xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, đồng thời phải kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí, 70
- khắc phục tình trạng vốn đầu tư bị thất thoát, công trình không bảo đảm tiến độ, chất lượng, và đầu tư quá phân tán,... Các doanh nghiệp Nhà nước được chủ động sử dụng nguồn vốn tự có và đi vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, nhất là đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ để nâng cao sức cạnh tranh, đồng thời phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về hiệu quả đầu tư, bảo đảm thu hồi vốn và hoàn trả nợ vay. Chấm dứt tình trạng trông chờ Nhà nước khoanh nợ, xóa nợ. Xóa bỏ sự phân biệt đối xử trên thực tế giữa doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác khi vay tín dụng từ ngân hàng thương mại quốc doanh. Đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, hoàn thiện khung khổ pháp lý cho thị trường mua bán nợ xấu, khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia mua bán nợ xấu. Tận dụng dòng kiều hối, hỗ trợ các doanh nghiệp dân doanh có sử dụng kiều hối nhằm tăng năng lực cạnh tranh và chất lượng tăng trưởng của doanh nghiệp. Hiệu quả trong phân bổ nguồn lực sẽ quyết định kết quả của nền kinh tế, và rộng hơn, quyết định sự phát triển của xã hội. Để đạt mục tiêu tăng trưởng, Việt Nam đã phải duy trì một tỷ lệ đầu tư rất cao. Tuy nhiên, tham nhũng và lãng phí trong nhiều dự án đầu tư của Nhà nước và của các doanh nghiệp Nhà nước làm dòng vốn thay vì phải chạy vào các dự án đầu tư thì lại chạy vào tiêu dùng hay tư túi cá nhân. Bên cạnh đó, nhiều dự án của Nhà nước do năng lực quản lý và chuyên môn yếu kém nên hiệu quả không cao, thậm chí thua lỗ. Nếu những khoản đầu tư này được tài trợ bởi tiền tiết kiệm trong nước thì nó sẽ làm mất cơ hội sinh lợi của các đồng tiết kiệm này ở các dự án khác. Còn nếu chúng được tài trợ thông qua các khoản vay nước ngoài thì nó sẽ tạo ra những nghĩa vụ trả nợ trong tương lai. Tài liệu tham khảo 1. Cơ sở dữ liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam: http://www.gso.gov.vn. 2. Chính phủ, Nghị quyết 01/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2017. 3. Kinh tế Việt Nam năm 2016 đối diện nhiều thách thức mới [Trực tuyến], địa chỉ: http://research.lienvietpostbank.com.vn/kinh-te-viet-nam-nam- 2016-doi-dien-nhieu-thach-thuc-moi [Truy cập ngày 06/02/2016]. 71
- 4. Nghị quyết số 142/2016/QH13 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020. 5. Nghị quyết số 23/2016/QH14 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017. 6. Nguyễn Đức Thành, Kinh tế Việt Nam trước những cơ hội và thách thức mới [Trực tuyến], địa chỉ: http://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/kinh- te-dau-tu/kinh-te-viet-nam-truoc-nhung-co-hoi-va-thach-thuc-moi- 102706.html [Truy cập ngày 19/02/2017]. 72
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ebook Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia Triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam và vai trò của nhà nước kiến tạo trong hoàn thiện thể chế và môi trường kinh doanh
536 p | 90 | 38
-
Bài giảng Kinh tế Việt Nam từ năm 2011 đến nay - ThS. Biện Chứng Học
39 p | 112 | 15
-
Tác động của đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam
5 p | 61 | 8
-
Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và thương mại quốc tế đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam
7 p | 88 | 7
-
Những vấn đề “nóng” trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2017 và một số khuyến nghị
8 p | 79 | 6
-
Kinh tế Việt Nam 2017 - 2018: Tăng trưởng trên nền tảng hiệu quả và vững chắc
7 p | 70 | 5
-
Kinh tế Việt Nam: Nhìn lại năm 2017 và triển vọng năm 2018
4 p | 80 | 4
-
Kinh tế Việt Nam 2017 và hàm ý chính sách trong trung hạn
5 p | 54 | 3
-
Cơ hội và thách thức đối với phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2017-2020
13 p | 52 | 3
-
Dự báo kinh tế Việt Nam năm 2017
3 p | 79 | 3
-
Kinh tế Việt Nam trước những cơ hội và thách thức mới
4 p | 64 | 2
-
Kinh tế Việt Nam năm 2016 và triển vọng phát triển năm 2017
26 p | 19 | 2
-
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong quan hệ thương mại với các quốc gia trong khối AEC
12 p | 27 | 2
-
Kinh tế Việt Nam: Nhìn lại năm 2016 và triển vọng năm 2017
5 p | 42 | 2
-
Năng suất các nhân tố tổng hợp qua tiếp cận Ghosh: Nghịch lý của nền kinh tế Việt Nam
5 p | 59 | 2
-
Cấu trúc và tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2005-2016 thông qua một số chỉ tiêu vĩ mô
11 p | 29 | 1
-
Những khoảng tối của bức tranh tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2017 và một số kiến nghị
15 p | 37 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn