intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỳ thi vào lớp 10 THPT môn Sinh chuyên (2012 -2013) - Sở GD&ĐT Quảng Bình - (Kèm Đ.án)

Chia sẻ: Hà Văn Văn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

181
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dưới đây là đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Sinh chuyên năm 2012 - 2013 của Sở giáo dục và đào tạo Quảng Bình kèm đáp án mời các phụ huynh hãy tham khảo để giúp con em mình củng cố kiến thức cũng như cách giải các bài tập nhanh nhất và chính xác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỳ thi vào lớp 10 THPT môn Sinh chuyên (2012 -2013) - Sở GD&ĐT Quảng Bình - (Kèm Đ.án)

  1. SỞ GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT QUẢNG BÌNH NĂM HỌC 2012-2013 KHÓA NGÀY: 04/7/2012 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN THI: SINH HỌC (CHUYÊN) Họ và tên: .......................... Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Số BD: ……………………… Đề thi gồm có 01 trang Câu 1 (1,5 điểm). a/ Hậu quả của từng dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (NST). b/ Nêu cách nhận biết từng dạng đột biến đó. Câu 2 (1,5 điểm). a/ Nêu đặc điểm hình thái, giải phẩu, màu sắc thân, lá của các cây cùng loài khi sống ở đồi trọc và trong rừng rậm. b/ Vai trò của dạng quan hệ cạnh tranh khác loài, quan hệ giữa vật ăn thịt và con mồi trong quần xã. Câu 3 (1,0 điểm). a/ Nêu những đặc trưng của quần thể người và quần thể sinh vật. Vì sao quần thể người lại có một số đặc trưng mà quần thể sinh vật khác không có? b/ Phân biệt tháp dân số trẻ với tháp dân số già. Câu 4 (1,75 điểm). Ở một loài thực vật, gen A qui định tính trạng thân cao là trội hoàn toàn so với gen a qui định tính trạng thân thấp, gen B qui định tính trạng quả đỏ là trội hoàn toàn so với gen b qui định tính trạng quả vàng. Cây không thuần chủng về hai cặp tính trạng trên có thể có những kiểu gen viết như thế nào? Làm thế nào để nhận biết được các kiểu gen đó (không cần lập sơ đồ lai)? Biết rằng cấu trúc NST của loài không thay đổi trong giảm phân. Câu 5 (1,0 điểm). a/ Vì sao ưu thế lai biểu hiện rõ nhất trong lai khác dòng? Vì sao ưu thế lai giảm dần qua các thế hệ? b/ Thế hệ xuất phát có kiểu gen Aa. Xác định tỉ lệ các kiểu gen của đời con sau 5 thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối gần. Câu 6 (2,25 điểm). Trên một phân tử mARN, tổng số X và U là 30% và số G nhiều hơn số U là 10% số nucleotit của mạch, trong đó U= 180 nucleotit. Một trong 2 mạch đơn của gen sinh ra phân tử mARN đó có T=20% và số G=30% số nucleotit của mạch. a/ Xác định số lượng từng loại đơn phân ở mỗi mạch đơn của gen và của phân tử mARN. b/ Nếu gen trên sao mã 5 lần liên tiếp thì cần bao nhiêu nucleotit mỗi loại của môi trường nội bào. c/ Khi gen trên tự nhân đôi 3 lần liên tiếp thì có bao nhiêu liên kết hiđro bị phá vỡ, bao nhiêu liên kết hóa trị giữa các nucleotit được hình thành và môi trường nội bào phải cung cấp bao nhiêu nucleotit mỗi loại cho các gen con hoàn toàn nhận nguyên liệu mới từ môi trường nội bào? Câu 7 (1,0 điểm). Ba hợp tử của cùng một loài có bộ NST 2n = 8. Hợp tử thứ nhất nguyên phân một số lần tạo ra số tế bào con bằng 1/4 số tế bào con do hợp tử thứ hai nguyên phân tạo ra. Tổng số tế bào con sinh ra từ hợp tử thứ ba có 512 NST đơn. Quá trình nguyên phân của cả ba hợp tử đã tạo ra số tế bào con có tổng số NST đơn là 832. Xác định số tế bào con do mỗi hợp tử tạo ra và số lần nguyên phân của mỗi hợp tử. - Hết -
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2012-2013 MÔN THI: SINH HỌC (CHUYÊN) (Đáp án gồm 04 trang) Câu Nội dung Điểm a/ Hậu quả của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (NST) - Đột biến mất đoạn, nếu xảy ra với một đoạn lớn, sẽ làm giảm sức sống hoặc gây chết, làm mất khả năng sinh sản. ĐB mất đoạn gây hậu quả lớn nhất vì làm mất bớt vật chất di truyền. 0,25 - Đột biến lặp đoạn có thể làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng. 0,25 - Đột biến đảo đoạn dị hợp tử cũng có thể bị giảm sức sống hoặc giảm khả năng sinh sản (bất thụ một phần). 0,25 b/ Cách nhận biết: - Mất đoạn: + Quan sát trên kiểu hình (KH) cơ thể, vì gen lặn biểu hiện ra kiểu 1 hình ở trạng thái bán hợp tử. (Cơ thể dị hợp tử mà NST mang gen trội bị (1,5) mất đoạn mang gen trội đó). + Hoặc có thể quan sát tiêu bản NST dưới kính hiển vi dựa trên sự 0,25 bắt cặp NST tương đồng, hoặc dựa trên sự thay đổi kích thước NST (NST bị ngắn đi). - LÆp ®o¹n: + Quan sát tiªu b¶n NST vµ quan s¸t nót tiÕp hîp (hay vòng NST) cña cÆp NST t­¬ng ®ång trong gi¶m ph©n. + Quan s¸t sù biÓu hiÖn trªn kiÓu h×nh c¸ thÓ (do t¨ng c­êng hay 0,25 gi¶m bít sù biÓu hiÖn cña tÝnh tr¹ng). - Đảo đoạn: +Theo dõi khả năng sinh sản (dựa trên mức độ bán bất thụ): khả năng sinh sản giảm. + Hoặc có thể quan sát tiêu bản NST: dựa trên sự bắt cặp NST tương đồng trong giảm phân ở cá thể dị hợp tử. Nếu đảo đoạn mang tâm động 0,25 có thể làm thay đổi vị trí tâm động trên NST (thay đổi hình dạng NST). a/ Đặc điểm hình thái, giải phẩu, màu sắc thân, lá: - Cây sống ở đồi trọc: Lá có phiến nhỏ, màu nhạt, dày, cứng, tầng cutin dày, mô dậu phát triển, Cây có vỏ dày, màu nhạt, thân thấp, tán rộng. 0,25 - Cây sống trong rừng rậm: Lá có phiến lớn, mỏng, mềm, màu thẩm, mô dậu phát triển yếu.Vỏ mỏng, màu thẩm, thân cao thẳng, cành chỉ tập trung ở phần ngọn. 0,25 b/ Vai trò của dạng quan hệ : * Quan hệ cạnh tranh: Sự cạnh tranh khác loài diễn ra khi các loài sống 2 cùng nhau hoặc gần nhau mà có nhu cầu sống giống nhau. Các loài có (1,5) nhu cầu càng gần nhau thì cạnh tranh càng khốc liệt. 0,25 - Sự cạnh tranh giữa 2 loài có vai trò trong sự điều chỉnh số lượng cá thể giữa 2 loài. Mối quan hệ này thể hiện rõ ở sự phân bố địa lí, nơi ở và cách sinh sống của mỗi loài nhằm tận dụng được nguồn sống, giảm mức
  3. cạnh tranh, đảm bảo số loài ổn định trong quần xã. Sư cạnh tranh đã làm 0,25 cho các loài biến đổi và tiến hóa. * Quan hệ giữa vật ăn thịt và con mồi: - Đây là mối quan hệ có lợi vì những con vật yếu mới bị tấn công  có tác dụng chọn lọc giữ lại những cá thể khỏe cho quần thể và trong những điều kiện cụ thể của môi trường nó có tác dụng làm cho quần thể vật ăn thịt và con mồi tồn tại, góp phần cho sự ổn định của quần xã. 0,25 - Quan hệ vật ăn thịt- con mồi còn ảnh hưởng đến sự trao đổi cá thể trong các sinh cảnh khác nhau  có sự trao đổi vật ăn thịt và con mồi trong nhiều quần xã. 0,25 a/ Đặc trưng của quần thể người và quần thể sinh vật: - Đặc trưng có cả ở quần thể người và quần thể sinh vật: tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, mật độ, sinh sản, tử vong. - Đặc trưng có ở quần thể người, không có ở quần thể sinh vật: đó là 0,25 những đặc trưng về kinh tế- xã hội như pháp luật, hôn nhân, giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, thể thao… - Sự khác nhau đó là do con người có tư duy, có trí thông minh nên có 3 khả năng tự điều chỉnh các đặc trưng sinh thái trong quần thể, đồng thời 0,25 (1,0) cải tạo thiên nhiên, cải tạo hoàn cảnh sống của mình. b/ Tháp dân số trẻ là tháp dân số có đáy rộng do số lượng trẻ em sinh ra hàng năm cao. Cạnh tháp xiên và đỉnh tháp nhọn biểu hiện người tử vong cao. Tuổi thọ trung bình thấp. 0,25 Tháp dân số già là tháp dân số có đáy hẹp, đỉnh không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng, biểu thị tỉ lệ tử vong và tỉ lệ sinh đều thấp. Tuổi thọ trung bình cao. 0,25 Nhận biết các kiểu gen: Cây không thuần chủng cả 2 tính trạng có kiểu hình thân cao, quả đỏ có thể có các KG sau: - Nếu mỗi cặp gen nằm trên một cặp NST thì KG là: AaBb - Nếu 2 cặp gen nằm trên 1 cặp NST thì KG là: AB , hoặc Ab . 0,25 ab aB Muốn nhận biết 3 kiểu gen trên ta dùng 1 trong 2 phương pháp sau: * Cho từng cây dị hợp tử 2 cặp gen trên tự thụ phấn. - Nếu F1 phân li theo tỉ lệ 9 thân cao, quả đỏ: 3 thân cao, quả vàng: 3 thân thấp, quả đỏ: 1 thân thấp quả vàng  KG là AaBb. 0,25 - Nếu F1 phân li theo tỉ lệ 3 thân cao, quả đỏ: 1 thân thấp, quả vàng  4 AB 0,25 KG là . ab (1,75) - Nếu F1 phân li theo tỉ lệ 1 thân cao, quả vàng: 2 thân cao, quả đỏ :1 Ab 0,25 thân thấp, quả vàng  KG là . aB * Dùng phép lai phân tích: cho cây dị hợp tử 2 cặp gen lai với cơ thể đồng hợp lặn: lai với cây thân thấp, quả vàng. - Nếu FB phân li theo tỉ lệ 1 thân cao, quả đỏ: 1 thân cao, quả vàng: 1 thân thấp, quả đỏ: 1 thân thấp, quả vàng  KG là AaBb. (Sơ đồ lai) 0,25 - Nếu FB phân li theo tỉ lệ 1 thân cao, quả đỏ:1 thân thấp, quả vàng  KG là AB . 0,25 ab - Nếu FB phân li theo tỉ lệ 1 thân cao, quả vàng: 1thân thấp, quả đỏ  0,25
  4. Ab KG là . aB a/ Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất trong lai khác dòng vì: - Đại bộ phận các gen của cơ thể lai đều ở trạng thái dị hợp, trong đó chỉ các gen trội (phần lớn quy định các tính trạng tốt) được biểu hiện. - Cơ thể lai khác dòng có độ đồng đều cao về năng suất và phẩm chất. 0,25 * Ưu thế lai giảm dần qua các thế hệ vì ở các thế hệ sau tỉ lệ thể dị hợp giảm dần, tỉ lệ thể đồng hợp tăng lên, trong đó các gen lặn có hại được biểu hiện. 0,25 b/ Tỉ lệ các kiểu gen của đời con sau 5 thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối gần: 5 1 1 (1,0) - Tỉ lệ kiểu gen Aa = ( )5 = hoặc 0,03125 0,25 2 32 1 31 - Tỉ lệ kiểu gen AA = aa = (1 - ): 2 = hoặc 0,484375 0,25 32 64 a/ Theo ĐK bài ra ta có: Xm + Um = 30% (1) G m - U m = 10% (2) Cộng (1) và (2) ta có: Gm + Xm = 40% 0,25 Gọi mạch gen có T= 20%, G= 30% là mạch 1 (kí hiệu T1, G1), ta có A2 = 20%, X2 =30%. Như vậy mạch 2 của gen là mạch làm khuôn mẫu để tổng hợp mARN (vì Xm + Um = 30%). Từ đó ta suy ra Gm = X2 = G 1 = 30%. → Xm = 40% - 30% = 10%; U m = 30% - 10% = 20%. → Am = 100% - 0,25 (Gm + Xm + U m) = 100% - (30%+10%+20%) = 40%. 180x100 - Tổng số nucleotit của mARN= = 900 nucleotit 20 40x900 30x900 - Am = = 360 nucleotit, Gm = = 270 nucleotit 100 100 6 10x900 0,25 - Xm = = 90 nucleotit, U m = 180 nucleotit (2,25) 100 * Số lượng từng loại nucleotit trên từng mạch đơn của gen: Mạch 1 Mạch 2 Số lượng mARN A1 = T2 = 360 = Am T1 = A2 = 180 = Um 0,25 G1 = X2 = 270 = Gm X1 = G2 = 90 = Xm b/ Khi gen sao mã 5 lần thì có 5 phân tử mARN được tổng hợp. - Nếu mạch 1 của gen làm khuôn mẫu thì số lượng từng loại nucleotit của môi trường cung cấp là: Am = 180 x 5 = 900 nucleotit U m = 360 x 5 = 1800 nucleotit 0,25 G m = 90 x 5 = 450 nucleotit X m = 270 x 5 = 1350 nucleotit - Nếu mạch 2 của gen làm khuôn mẫu thì số lượng từng loại nucleotit
  5. của môi trường cung cấp là: U m = 180 x 5 = 900 nucleotit Am = 360 x 5 = 1800 nucleotit 0,25 X m = 90 x 5 = 450 nucleotit G m = 270 x 5 = 1350 nucleotit c/ - Tổng số liên kết H bị phá vỡ: (23- 1).(2A + 3G) = Số nucleotit từng loại của gen: A = T = 360 +180 = 540 nucleotit G = X = 270 +90 = 360 nucleotit 0,25 - Tổng số liên kết H bị phá vỡ: (23- 1).(2 x 540 + 3 x 360) = 15120 0,25 - Tổng số liên kết hóa trị giữa các nucleotit được hình thành: (23- 1).(1800 - 2) = 5394 - Số nucleotit mỗi loại mà môi trường nội bào phải cung cấp: Adenin = Timin = (23- 2).540 = 3240 0,25 Guanin = Xitozin = (23- 2).360 = 2160 Lưu ý: Nếu thí sinh tính sai kết quả câu a thì các câu b, c không có điểm. - Số tế bào con do mỗi hợp tử tạo ra: Gọi x là số tế bào con do hợp tử thứ nhất tạo ra. Số tế bào con do hợp tử thứ hai tạo ra là 4x. Số tế bào con được tạo ra từ hợp tử thứ ba là: 512: 8 = 64 Theo điều kiện bài ra ta có: x + 4x + 64 = 104 5x = 104 - 64 = 40 x = 40 : 5 = 8 Vậy số tế bào con do mỗi hợp tử tạo ra là: 7 + Hợp tử thứ nhất : x = 8 (1,5) Hợp tử thứ hai : 4x = 32 Hợp tử thứ ba : 64 0,5 - Số lần nguyên phân của mổi hợp tử: + Hợp tử thứ nhất: 2 x = 8 = 23 . Hợp tử thứ nhất nguyên phân 3 lần + Hợp tử thứ hai: 2x = 32 = 25 . Hợp tử thứ hai nguyên phân 5 lần + Hợp tử thứ ba: 2x = 64 = 26 . Hợp tử thứ ba nguyên phân 6 lần. 0,5 Lưu ý: - Phần bài tập, thí sinh có thể có cách giải khác nhưng kết quả đúng vẫn cho điểm tối đa. - Hết-
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1