Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
KỸ THUẬT “LỖ KHUY ÁO” – PHƯƠNG PHÁP ĐƯỢC CHỌN LỰA<br />
TRONG ĐIỀU TRỊ DỊ TẬT CHUYỂN VỊ DƯƠNG VẬT BÌU<br />
Nguyễn Bình An*, Lê Tấn Sơn*, Lê Thanh Hùng*, Nguyễn Thị Trúc Linh*, Huỳnh Công Chấn*,<br />
Trần Đại Phú*, Nguyễn Thị Anh Đào*<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Dị tật chuyển vị dương vật bìu là một dị tật bẩm sinh không thường gặp của cơ quan sinh dục<br />
ngoài. Đa số các phương pháp phẫu thuật đã được đề xuất trước đây là sử dụng các vạt da xoay mở rộng để đưa<br />
bìu về vị trí đúng. Chúng tôi báo cáo một kỹ thuật hoàn toàn khác để sửa tật chuyển vị dương vật bìu bằng cách<br />
di chuyển dương vật chứ không phải bìu đó là kỹ thuật “Lỗ khuy áo” và đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị dị<br />
tật chuyển vị dương vật bìu ở trẻ em bằng kỹ thuật “Lỗ khuy áo”.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả loạt trường hợp. Kỹ thuật “Lỗ khuy áo” được<br />
thực hiện trên 26 bệnh nhi tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 01/2013 đến tháng 07/2018.<br />
Kết quả: Có 72,7% trường hợp có kết quả tốt hoàn toàn với thẩm mỹ đẹp. Không có biến chứng cần phẫu<br />
thuật lại.<br />
Kết luận: Kỹ thuật này nên được áp dụng được cho tất cả các trường hợp chuyển vị dương vật bìu không<br />
hoàn toàn.<br />
Từ khóa: chuyển vị dương vật bìu, kỹ thuật lỗ khuy áo<br />
ABSTRACT<br />
"BUTTON-HOLE" TECHNIQUE - METHOD TO BE SELECTED IN THE TREATMENT OF<br />
PENOSCROTAL TRANSPOSITION<br />
Nguyen Binh An, Le Tan Son, Le Thanh Hung, Nguyen Thi Truc Linh, Huynh Cong Chan,<br />
Tran Dai Phu, Nguyen Thi Anh Dao<br />
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 4 - 2019: 35 – 39<br />
Objective: Penoscrotal transposition is a rare anomaly of the external genitalia. Time-honored surgical<br />
methods which have been proposed rely on the creation of rotational flaps to mobilize the scrotum to its normal<br />
anatomical location. We describe a different approach to this anomaly by transposing the penis and not the<br />
scrotum called “Button hole” technique and to evaluate surgical outcomes of correcting penoscrotal transposition<br />
in pediatric patients operated by “Button hole” technique.<br />
Materials and methods: This technique has been used in 26 children diagnosed with imcomplete<br />
penoscrotal transpositionin the Children Hospital 1 between 01/2013 and 07/2018.<br />
Results: There were 72.7% of the cases had excellent cosmetic result and completely successful outcome.<br />
There have been no cases of redo operation.<br />
Conclusion: According to the results, this approach technique is an efficient option and should be used in all<br />
cases of incomplete penoscrotal transposition.<br />
Key words: penoscrotal transposition, button hole technique<br />
<br />
<br />
*Bệnh viện Nhi Đồng 1<br />
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Nguyễn Bình An ĐT: 0356160348 Email: nguyenbinhan2610@gmail.com<br />
<br />
<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Nhi Khoa BV. Nhi Đồng 1 35<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019<br />
<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ khâu chạy ngang vùng bìu. Từ đó mang lại kết<br />
quả thẩm mỹ tốt hơn các kỹ thuật đã được báo<br />
Chuyển vị dương vật bìu (CVDVB) là dị tật<br />
cáo trước đây(8).<br />
bẩm sinh không thường gặp của cơ quan sinh<br />
dục ngoài được báo cáo lần đầu tiên bởi Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, kỹ thuật “Lỗ<br />
Appleby vào năm 1923. Hiện vẫn chưa có con khuy áo” sửa tật CVDVB đã được thực hiện từ<br />
số chính xác về tần suất mắc bệnh trong dân năm 1999. Đây là kỹ thuật tương đối đơn giản,<br />
số(39). Dị tật này đặc trưng bởi sự bất thường mang lại kết quả thẩm mỹ cao nhưng hiện nay<br />
trong tương quan vị trí giữa dương vật (DV) vẫn chưa được áp dụng rộng rãi. Chúng tôi<br />
và bìu thường liên quan đến lỗ tiểu thấp (LTT) thực hiện nghiên cứu này nhằm mô tả đặc<br />
thể nặng(5,39,39). điểm lâm sàng của các bệnh nhi bị dị tật<br />
CVDVB và quan trọng là đánh giá kết quả<br />
Có nhiều phương pháp khác nhau đã được<br />
phẫu thuật của kỹ thuật “Lỗ khuy áo”được áp<br />
đề xuất để điều trị dị tật CVDVB, đặc biệt là đối<br />
dụng ở các bệnh nhi này.<br />
với dạng chuyển vị không hoàn toàn. Hầu hết<br />
các phương pháp đã được báo cáo bởi các tác giả ĐỐITƯỢNG- PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU:<br />
như Glenn và Anderson(6), Dresner(3), Ehrlich và Đối tượng nghiên cứu<br />
Scardino(4), Levy(10) đều sử dụng các vạt da xoay Các bệnh nhi được chẩn đoán CVDVB có<br />
mở rộng, điều chỉnh bìu đến đúng vị trí. hoặc không kèm dị tật LTT, được phẫu thuật<br />
Năm 2000, Kolligian và Reda đã báo cáo tại điều trị dị tật CVDVB lần đầu bằng kỹ thuật “Lỗ<br />
hội nghị niệu khoa Hoa Kỳ một kỹ thuật hoàn khuy áo” và theo dõi tại khoa Ngoại tổng hợp<br />
toàn khác trong điều trị dị tật CVDVB đó là Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 01/2013 đến<br />
chuyển DV sau khi đã làm thẳng qua một lỗ như tháng 07/2018.<br />
lỗ khuy áo (Button hole) được tạo sẵn ở vùng Thiết kế nghiên cứu<br />
mu. Phương pháp này không di động bìu, Nghiên cứu mô tả loạt trường hợp.<br />
không sử dụng vạt da xoay, không có các đường<br />
Phương pháp thực hiện<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1 2 3<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4 5 6<br />
Hình 1. Các bước tiến hành phẫu thuật. 1: Đo chiều dài dương vật trước mổ, 2: Xác định vị trí rạch da,<br />
3: Rạch da, bóc tách gốc dương vật, 4: Di chuyển dương vật, 5: Đo chiều dài dương vật sau mổ, 6: Khâu da<br />
<br />
<br />
36 Hội Nghị Khoa Học Nhi Khoa BV. Nhi Đồng 1<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Kỹ thuật “Lỗ khuy áo” áp dụng tại Bệnh nhận trường hợp nào có chiều dài DV bị giảm<br />
viện Nhi Đồng 1 được thực hiện cuối cùng sau sau mổ.<br />
khi đã chỉnh tật cong và tạo hình niệu đạo Thời gian nằm viện trung bình là 4,7 ngày.<br />
(Hình 1). Có 7 trường hợp (26,9%) có biến chứng sớm<br />
Tiêu chuẩn đánh giá kết quả là tốt hoàn toàn trong thời gian nằm viện bao gồm: chảy máu (2<br />
khi tương quan vị trí DV-bìu bình thường, chiều trường hợp, 7,7%), phù nề thường gặp nhất (3<br />
dài DV không ngắn đi so với trước mổ, không trường hợp, 11,5%), nhiễm trùng vết mổ và bí<br />
biến chứng và thẩm mỹ đẹp. Kết quả chưa tốt tiểu sau rút thông tiểu gặp ở cùng 1 trường hợp<br />
hoàn toàn khi tương quan vị trí DV - bìu bình (3,8%), bung chỉ (1 trường hợp, 3,8%).<br />
thường và không có biến chứng phải phẫu thuật Trong số 26 trường hợp được đưa vào<br />
lại nhưng có sẹo xấu hoặc người nhà bệnh nhi nghiên cứu, chúng tôi chỉ liên lạc và tái khám<br />
chưa hài lòng. Kết quả không tốt khi còn được 22 trường hợp, ghi nhận tất cả đều có<br />
CVDVB các mức độ khác nhau và có biến chứng tương quan vị trí DV bìu bình thường, không có<br />
cần phẫu thuật lại. trường hợp nào có biến chứng cần phẫu thuật<br />
Y đức lại. Tuy nhiên có 6 trường hợp (27,3%) vết mổ<br />
Nghiên cứu này được Hội đồng Bệnh viện lành nhưng để lại sẹo xấu. Có 14 trường hợp<br />
Nhi Đồng 1 số 912/BB-BVNĐ1 thông qua. (63,6%) ba mẹ rất hài lòng, có 7 trường hợp<br />
(31,8%) ba mẹ chỉ đạt mức hài lòng, 1 trường<br />
KẾT QUẢ<br />
hợp duy nhất (4,5%) ba mẹ cảm thấy không hài<br />
Trong 26 trường hợp CVDVB được chỉnh lòng. Dựa vào kết quả tái khám và sự hài lòng<br />
sửa bằng kỹ thuật “Lỗ khuy áo”, chúng tôi ghi của ba mẹ bệnh nhi ghi nhận 16 trường hợp đạt<br />
nhận cả 26 trường hợp đều là chuyển vị không kết quả tốt hoàn toàn chiếm 72,7%.<br />
hoàn toàn. Tuổi lúc phẫu thuật nhỏ nhất là 2,7<br />
tuổi, lớn nhất là 13,6 tuổi, trung bình là 7,8 tuổi.<br />
Có 22 trường hợp (84,6%) có dị tật LTT đi kèm,<br />
đa số là LTT thể sau với 21 trường hợp (80,8%), 1<br />
trường hợp (3,8%) LTT thể giữa, không có LTT<br />
thể trước. Ngoài dị tật LTT, có 8 trường hợp<br />
(30,8%) có một hoặc nhiều bất thường ở các cơ<br />
quan khác đi kèm.<br />
Bảng 1. Dị tật đi kèm ngoài LTT<br />
Tên dị tật Số trường hợp (%)<br />
Hình 2. Sẹo lồi vùng mu sau mổ 2 năm<br />
Cong dương vật không kèm LTT 3 (11,5%)<br />
Tinh hoàn ẩn 2 (7,7%)<br />
Thoát vị bẹn 4 (15,4%)<br />
Bất sản hậu môn trực tràng 1 (3,8%)<br />
Teo thực quản 1 (3,8%)<br />
Dị tật tim 2 (7,7%)<br />
Nang tiền liệt tuyến 1 (3,8%)<br />
Thời gian phẫu thuật trung bình là 57,3 phút.<br />
Trong 10 trường hợp ghi nhận được chiều dài<br />
DV trước mổ và sau mổ, có 2 trường hợp chiều<br />
dài DV không thay đổi. Các trường hợp còn lại<br />
đều có chiều dài DV tăng sau mổ. Không ghi Hình 3. Kết quả phẫu thuật tốt sau mổ 1 năm<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Nhi Khoa BV. Nhi Đồng 1 37<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019<br />
<br />
BÀN LUẬN Nghiên cứu của các tác giả Parida(14), Pinke(15),<br />
Tất cả các trường hợp CVDVB trong nghiên Fahmy(7) và chúng tôi cho thấy tỉ lệ các bất<br />
cứu của chúng tôi đều là chuyển vị không hoàn thường đi kèm với dị tật CVDVB rất thay đổi. Sự<br />
toàn tương tự như báo cáo của nhiều tác giả khác biệt này có thể do dị tật CVDVB là một dị<br />
khác như Mori và Ikoma (1986)(13), Kolligian tật không thường gặp, tiêu chuẩn chọn mẫu và<br />
(2000)(8), Pinke và cs (2001)(15), Mokhless (2011)(12). số lượng bệnh nhân không giống nhau giữa các<br />
Chuyển vị dương vật bìu bản thân đã là một dị nghiên cứu. Chúng tôi không thường xuyên<br />
tật không thường gặp. Các trường hợp chuyển sàng lọc dị tật đi kèm ở bệnh nhi trừ khi các bất<br />
vị hoàn toàn còn hiếm gặp hơn. Hầu hết các thường của hệ cơ quan có biểu hiện lâm sàng rõ<br />
trường hợp này đều được báo cáo rời rạc. ràng. Tuy nhiên các dị tật được đề cập tới gợi ý<br />
đến hội chứng VACTERL. Mặc dù hội chứng<br />
Hiện tại chưa có tài liệu nào khẳng định thời<br />
này chỉ nhắc tới bất thường ở thận mà ít đề cập<br />
điểm tốt nhất để phẫu thuật sửa tật CVDVB ở trẻ<br />
đến dị tật cơ quan sinh dục ngoài nhưng chúng<br />
em. Thời điểm phẫu thuật tương ứng với thời<br />
tôi cho rằng cần chú ý thăm khám cẩn thận và<br />
gian phẫu thuật các bất thường khác của bộ<br />
đầy đủ để tránh bỏ sót các dị tật khác kết hợp<br />
phận sinh dục (trước 18 tháng tuổi)(2). Theo<br />
với dị tật CVDVB.<br />
Méndez - Gallart R (2010) việc phẫu thuật chỉnh<br />
chuyển vị nên được thực hiện lúc 12 – 18 tháng Kỹ thuật “Lỗ khuy áo” được áp dụng cho<br />
tuổi(11). Những tài liệu hướng dẫn được đưa ra các trường hợp CVDVB không hoàn toàn không<br />
đều dựa vào ý kiến của những chuyên gia trong làm ngắn chiều dài DV sau mổ. Điều này có thể<br />
lĩnh vực mổ LTT. Các trường hợp trong nghiên giải thích nhờ thao tác bóc tách cắt bỏ mô xơ<br />
cứu của chúng tôi có tuổi lúc phẫu thuật còn khá bám dính phần gốc DV trước khi di chuyển DV<br />
cao. Sự chậm trễ thời điểm phẫu thuật do nhiều về vị trí mới không chỉ giúp bảo toàn chiều dài<br />
nguyên nhân bao gồm thời điểm người nhà đưa DV và còn giúp tăng chiều dài DV ở đa số<br />
bé đến khám trễ, trễ lịch hẹn phẫu thuật và biến trường hợp. Hơn nữa với kỹ thuật mổ đơn giản,<br />
chứng sau tạo hình niệu đạo phải mổ lại nhiều không cần lưu thông tiểu lâu để bảo vệ niệu đạo<br />
lần. Việc hoàn thành phẫu thuật trước lứa tuổi như trong trường hợp mổ LTT nên đa số các<br />
đến trường là cần thiết để cải thiện kết quả phẫu bệnh nhi được xuất viện sớm.<br />
thuật cũng như tâm lý của trẻ. Trong 26 trường hợp được phẫu thuật sửa<br />
Các tác giả Kolligian (2000)(8), Saleh (2010)(16), tật CVDVB của nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận 7<br />
Mokhless (2011)(12) ghi nhận 100% các trường trường hợp (26,9%) có biến chứng trong thời<br />
hợp CVDVB được đưa vào nghiên cứu đều đi gian nằm viện. Các biến chứng này chủ yếu của<br />
kèm dị tật LTT thể sau. Tỉ lệ LTT đi kèm trong vết mổ, không ghi nhận biến chứng nào liên<br />
báo cáo của Pinke (2001)(15) là 79% với 21 trường quan đến niệu đạo. Các tác giả sử dụng cùng<br />
hợp (80,8%) LTT thể sau và 1 trường hợp LTT một kỹ thuật tương tự để tạo hình niệu đạo và<br />
thể giữa (3,8%) tương đương tác giả Mori và chỉnh chuyển vị trong 1 thì mổ như Arena và<br />
Ikoma (1986)(13) với 16/20 trường hợp LTT thể cs(1), Koyanagi và cs(9) có tỉ lệ biến chứng chung<br />
sau chiếm 80% và 3/20 trường hợp LTT thể giữa lần lượt là 38% và 48%. Theo nghiên cứu của<br />
chiếm 15%. Mặc dù tỉ lệ CVDVB đi kèm dị tật Pinke và cs (2001)(15), có 13/50 (26%) bệnh nhân<br />
LTT rất cao từ 80-100% nhưng CVDVB vẫn có có biến chứng thứ phát sau sửa chuyển vị bao<br />
thể là dị tật riêng biệt không đi kèm LTT. Trong gồm dính DV, cong DV tái phát và tinh hoàn ẩn<br />
đó chủ yếu là dị tật LTT thể sau, ít gặp LTT thể thứ phát. Kỹ thuật Glenn-Anderson có tỷ lệ biến<br />
giữa và không gặp LTT thể trước. chứng thấp hơn đáng kể, với 5/37 (14%), so với<br />
tạo hình kiểu V-Y là 2/6 (33%) và vạt xoay<br />
Các bất thường liên quan đến dị tật CVDVB<br />
Singapore là 6/7 (86%). Biến chứng liên quan<br />
rất đa dạng, thuộc nhiều hệ cơ quan khác nhau.<br />
<br />
<br />
38 Hội Nghị Khoa Học Nhi Khoa BV. Nhi Đồng 1<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
niệu đạo sau phẫu thuật bao gồm hẹp niệu đạo, hypospadias and bifid scrotum: our experience of two-stage<br />
repair". J Pediatr Urol, 1(4):289-294.<br />
túi thừa niệu đạo và rò niệu đạo không có sự 2. Chiang G, Cendron M (2010). "Disorders of The Penis And<br />
khác biệt đáng kể nhưng tỷ lệ hẹp miệng niệu Scrotum", in: Gearhart J, Rink J, Mouriqand P. Pediatric<br />
Urology, pp.553-554. Saunders, Philadelphia.<br />
đạo ở những bệnh nhân sử dụng kỹ thuật<br />
3. Dresner ML (1982). "Surgical revision of scrotal engulfment".<br />
Glenn-Anderson thấp hơn có ý nghĩa. Như vậy Urol Clin North Am, 9(2):305-310.<br />
chúng tôi nhận thấy tỉ lệ biến chứng sau mổ 4. Ehrlich RM, Scardino PT (1982). "Surgical correction of scrotal<br />
transposition and perineal hypospadias". J Pediatr Surg,<br />
CVDVB có kèm LTT và cong DV thay đổi tùy 17(2):175-177.<br />
vào việc chọn lựa số thì mổ, chọn thứ tự thì mổ 5. Fahmy B (2015). "Male Genital Anomalies". Rare Congenital<br />
và chọn kỹ thuật mổ. Việc phẫu thuật sửa chữa Genitourinary Anomalies-An Illustrated Reference Guide,<br />
pp.20-22. Springer, Switzerland.<br />
nhiều thì cho tỉ lệ biến chứng thấp hơn sửa chữa 6. Fahmy B (2017). "Penoscrotal Positional Anomalies", in: Fahmy<br />
một thì và kỹ thuật “Lỗ khuy áo” cũng cho tỉ lệ B, Mohamed A. Congenital Anomalies of the Penis, pp.95-102.<br />
Springer, Switzerland.<br />
biến chứng thấp hơn các kỹ thuật khác.<br />
7. Fahmy B, El Shennawy AA, Edress AM (2014). "Spectrum of<br />
Mức độ hài lòng của người nhà bệnh nhi penoscrotal positional anomalies in children". Int J Surg,<br />
được đánh giá dựa trên nhiều yếu tố bao gồm số 12(9):983-988.<br />
8. Kolligian ME, Franco I, Reda EF (2000). "Correction of<br />
lần phẫu thuật, kết quả sau mổ cả về chức năng penoscrotal transposition: a novel approach". J Urol,<br />
và thẩm mỹ, biến chứng sau mổ, thái độ tiếp 164(3Pt2):994-996.<br />
9. Koyanagi T, Nonomura K, Yamashita T, et al (1994). "One-stage<br />
xúc, chăm sóc của nhân viên y tế trong thời gian<br />
repair of hypospadias: is there no simple method universally<br />
bệnh nhi nằm viện và quay lại tái khám. Trong applicable to all types of hypospadias?". J Urol, 152(4):1232-1237.<br />
đó yếu tố về kết quả của phẫu thuật nhằm đảm 10. Levy JB, Darson MF, Bite U, et al (1997). "Modified pudendal-<br />
thigh flap for correction of penoscrotal transposition". Urol,<br />
bảo chức năng đi tiểu và vẻ ngoài cơ quan sinh 50(4):597-600.<br />
dục giúp trẻ giống như các trẻ bình thường khác 11. Mendez-Gallart R, Tellado MG, Somoza I (2010). "Extreme<br />
penoscrotal transposition". World J Pediatr, 6(1):89.<br />
đóng vai trò chủ yếu.<br />
12. Mokhless I, Youssif M, Eltayeb M, et al (2011). "Z-plasty for<br />
Dựa vào kết quả tái khám bao gồm tương sculpturing of the bifid scrotum in severe hypospadias<br />
quan vị trí DV và bìu, chiều dài DV không ngắn associated with penoscrotal transposition". J Pediatr Urol,<br />
7(3):305-309.<br />
đi so với trước mổ, không có biến chứng của mổ 13. Mori Y, Ikoma F (1986). "Surgical correction of incomplete<br />
chuyển vị, thẩm mỹ đẹp kết hợp với đánh giá penoscrotal transposition associated with hypospadias". J<br />
Pediatr Surg, 21(1):46-48.<br />
mức độ hài lòng của ba mẹ bệnh nhi, nghiên cứu<br />
14. Parida SK, Hall BD, Barton L, et al (1995). "Penoscrotal<br />
chúng tôi ghi nhận 72,7% trường hợp có kết quả transposition and associated anomalies: report of five new cases<br />
tốt hoàn toàn sau mổ. and review of the literature". Am J Med Genet, 59(1):68-75.<br />
15. Pinke LA, Rathbun SR, Husmann DA, et al (2001). "Penoscrotal<br />
KẾT LUẬN transposition: review of 53 patients". J Urol, 166(5):1865-1868.<br />
16. Saleh A (2010). "Correction of incomplete penoscrotal<br />
Như vậy kỹ thuật “Lỗ khuy áo” thực sự là transposition by a modified Glenn-Anderson technique". African<br />
một kỹ thuật tốt giúp chỉnh sửa dị tật CVDVB J Pediatr Surg, 7(3):181.<br />
không hoàn toàn, không có trường hợp nào còn 17. Yachia D (2007). "Penoscrotal transposition", in: Yachia D. Text<br />
Atlas of Penile Surgery, pp. 73-74. CRC Press, Israel.<br />
chuyển vị sau mổ, không gây biến chứng nào<br />
cần phẫu thuật lại và đem lại kết quả thẩm mỹ Ngày nhận bài báo: 20/07/2019<br />
rất tốt. Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/07/2019<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO Ngày bài báo được đăng: 05/09/2019<br />
1. Arena F, Romeo C, Manganaro A, et al (2005). "Surgical<br />
correction of penoscrotal transposition associated with<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Nhi Khoa BV. Nhi Đồng 1 39<br />