Kỹ thuật điện tử & Khoa học máy tính<br />
<br />
KỸ THUẬT LỰA CHỌN THÍCH ỨNG CHO GIẢI THUẬT TIẾN<br />
HÓA ĐA MỤC TIÊU SỬ DỤNG ĐIỂM KNEE<br />
NGUYỄN XUÂN HÙNG*, NGUYỄN LONG*, NGUYỄN ĐỨC ĐỊNH**, LÊ QUỐC VIỆT***<br />
Tóm tắt: Trong thực tế các lĩnh vực của đời sống xã hội, bài toán tối ưu là một bài<br />
toán phổ biến được các nhà khoa học quan tâm giải quyết. Các bài toán tối ưu thực tế<br />
thường có nhiều hơn một mục tiêu và chúng xung đột với nhau. Lớp bài toán này được<br />
định nghĩa là lớp bài toán tối ưu đa mục tiêu. Có nhiều phương pháp để giải bài toán<br />
này, trong đó giải thuật tiến hóa được các nhà nghiên cứu áp dụng rộng rãi và hiệu<br />
quả. Giải thuật tiến hóa đa mục tiêu luôn hướng tới hai tính chất quan trọng đó là tính<br />
chất hội tụ và đa dạng của tập kết quả. Gần đây, các kỹ thuật chỉ dẫn được áp dụng để<br />
điều khiển quá trình tiến hóa đạt được sự cân bằng giữa khả năng thăm dò và khai<br />
thác, từ đó nâng cao chất lượng hội tụ và đa dạng cho tập giải pháp đạt được. Kỹ thuật<br />
điểm knee gần đây được giới thiệu mang lại hiệu quả cải thiện giải thuật tiến hóa đa<br />
mục tiêu. Tuy nhiên, việc chọn giải pháp điểm knee có khoảng cách tới siêu phẳng cực<br />
biên nhỏ hơn thay vì điểm không là knee với khoảng cách siêu phẳng cực biên lớn hơn<br />
lại cho kết quả kém hơn. Bài báo đề xuất kỹ thuật lựa chọn thích ứng cho giải thuật tối<br />
ưu đa mục tiêu sử dụng điểm knee nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả của giải thuật.<br />
Từ khóa: Tối ưu đa mục tiêu, Độ đo đa mục tiêu, MOEA, GD, IGD, HV, KnEA, Lựa chọn thích ứng.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trong lĩnh vực tối ưu đa mục tiêu, vấn đề sử dụng các kỹ thuật để chỉ dẫn giải thuật<br />
tiến hóa đa mục tiêu để cải thiện chất lượng thuật toán được nhiều nhà khoa học quan tâm<br />
nghiên cứu giải quyết. Trong [1] các tác giả đề xuất phương pháp mà các cá thể trong quần<br />
thể được xếp hạng sau đó chia thành các lớp, sử dụng giá trị khoảng cách mật độ (crowding<br />
distance) để chỉ dẫn giải thuật ưu tiên lựa chọn các giải pháp trong quá trình tiến hóa nhằm<br />
tăng tính chất đa dạng kết hợp tính chất hội tụ của giải pháp thông qua giá trị xếp hạng theo<br />
tính chất trội. Trong [2] quần thể được xếp hạng và sau đó được chia thành các lớp, sử<br />
dụng ưu tiên lựa chọn các thể ở các lớp không trội, tiếp theo là sử dụng tập các điểm tham<br />
chiếu định nghĩa trước để đảm bảo độ đa dạng của các giải pháp kết quả. Các tác giả trong<br />
[3] sử dụng hướng cải thiện (theo hướng hội tụ và hướng đa dạng) kết hợp phương pháp<br />
niching dựa vào hệ thống tia trong không gian mục tiêu để tăng cường chất lượng hội tụ và<br />
đa dạng. Kỹ thuật chính được sử dụng thông qua mật độ tia (ray based density) được định<br />
nghĩa trong không gian mục tiêu. Do các mục tiêu thường xung đột nhau nên thay vì một<br />
phương án tối ưu đơn, thay vào đó là tập các phương án. Các giải thuật đã đề cập ở trên có<br />
thể tìm được một tập các phương án tối ưu trong một lần chạy đơn. Tuy nhiên, các giải<br />
thuật đã được đề cập ở trên làm việc tốt với các bài toán tối ưu 2 hoặc 3 mục tiêu. Hiệu<br />
quả của các thuật toán trên giảm đi nghiêm trọng khi số mục tiêu tăng lên.<br />
Gần đây, giải thuật tiến hóa sử dụng điểm knee (KnEA) được các tác giả trong [4] giới<br />
thiệu; giải thuật KnEA này khắc phục được các hạn chế của các lớp giải thuật tương tự như<br />
trong [1],[3]. Giải thuật KnEA đã sử dụng ưu tiên đầu tiên là quan hệ trội, nghĩa là các giải<br />
pháp không trội có hạng tốt hơn sẽ được chọn; tiếp sau đó nếu cùng hạng thì sẽ ưu tiên chọn<br />
các giải pháp là điểm knee; nếu cả hai tiêu chuẩn (thứ nhất và thứ hai) không so sánh được<br />
thì sử dụng tiêu chuẩn thứ ba là tổng khoảng cách theo trọng số. Theo đánh giá của bài báo<br />
trong [4]: nhìn một cách tổng thể thì KnEA tương đương và tốt hơn so với các giải thuật tiến<br />
hóa nhiều mục tiêu tại thời điểm hiện tại như HypE, MOEA/D, GrEA, NSGA-III.<br />
Việc ưu tiên chọn giải pháp là điểm knee với mục tiêu để có giá trị HV [8] lớn, tuy<br />
nhiên, trong một số trường hợp thì lại chọn giải pháp có giá trị HV nhỏ. Nhìn vào hình 1<br />
<br />
<br />
<br />
88 N.X.Hùng, N.Long, N.Đ.Định, L.Q.Việt,“Kỹ thuật lựa chọn... sử dụng điểm Knee.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
sẽ thấy rằng: nếu cần chọn 4 giải pháp cho thế hệ tiếp theo thì rõ ràng chọn giải pháp điểm<br />
Knee F sẽ cho kết quả kém hơn so với chọn giải pháp điểm không Knee B.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1.Mô tả cách chọn điểm Knee.<br />
Trong bài báo này, tác giả tập trung phân tích, đánh giá hiệu quả giải thuật tiến hóa đa<br />
mục tiêu sử dụng điểm knee, đưa ra giả thiết nguyên nhân mất cân bằng giữa khả năng<br />
thăm dò và khai thác của quá trình tiến hóa. Từ giả thiết đó, bài báo đề xuất phương pháp<br />
lựa chọn thích ứng mới áp dụng cho giải thuật thuật toán tiến hóa đa mục tiêu sử dụng<br />
điểm Knee nhằm duy trì tính cân bằng giữa khả năng thăm dò và khai thác của giải thuật,<br />
từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả của giải thuật.<br />
Nội dung bài báo sẽ được trình bày như sau: Mục 2 sẽ là những kiến thức tổng quan,<br />
trong đó tóm tắt về bài toán tối ưu đa mục tiêu, quan hệ trội, tối ưu Pareto, độ đo; giải<br />
thuật sử dụng kỹ thuật điểm knee gốc cũng được trình bày tóm tắt trong mục này; tiếp đến<br />
là Mục 3 đưa ra kỹ thuật lựa chọn thích ứng dùng cho giải thuật tiến hóa đa mục tiêu sử<br />
dụng điểm Knee cùng với các kết quả thử nghiệm và cuối cùng là kết luận.<br />
2. TỔNG QUAN<br />
2.1. Bài toán tối ưu đa mục tiêu<br />
Bài toán được định nghĩa như sau [5]:<br />
min{f1(x), f2(x),...,fk(x)} với xS,<br />
trong đó, k(2) là số mục tiêu, fi : Rn R là các hàm mục tiêu.<br />
Véc tơ các hàm mục tiêu được kí hiệu là f(x)=( f1(x), f2(x),...,fk(x))T. Véc tơ (biến) quyết<br />
định x=(x1,x2,...xn)T thuộc miền chấp nhận được, véc tơ này là không gian con của không<br />
gian biến Rn. Thuật ngữ min nghĩa là tất cả các biến được cực tiểu hóa đồng thời. Nếu không<br />
có sự xung đột giữa các hàm mục tiêu, thì một giải pháp có thể tìm được nơi mà mọi hàm<br />
mục tiêu là tối ưu. Trong trường hợp này, không cần đến một phương pháp đặc biệt. Để<br />
tránh trường hợp tầm thường này, giả sử rằng không tồn tại một giải pháp tối ưu với tất cả<br />
các mục tiêu. Điều này có nghĩa là các hàm mục tiêu ít nhất xung đột nhau một phần.<br />
Miền khả thi được kí hiệu là Z (=f(S)) còn được gọi là miền mục tiêu chấp nhận được là tập<br />
con của không gian mục tiêu Rk. Các phần tử thuộc Z được gọi là véc tơ (hàm) mục tiêu được<br />
kí hiệu là f(x) hay z=(z1, z2, ..., zk)T trong đó zi=fi(x) với i=1, 2, .., k là các giá trị hàm mục tiêu.<br />
Để đơn giản, giả sử tất cả các hàm mục tiêu là min. Nếu một hàm mục tiêu fi là max, nó<br />
tương đương với min của fi .<br />
2.2. Quan hệ trội<br />
Trong thực tế, các phương pháp xấp xỉ thường sử dụng định nghĩa trội để so sánh các<br />
giải pháp trong nhiều mục tiêu [8]:<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 36, 04- 2015 89<br />
Kỹ thuật điện tử & Khoa học máy tính<br />
<br />
Định nghĩa : Một giải pháp x1 được gọi là trội hơn x2 nếu x1 không xấu hơn x2 ở tất cả k<br />
mục tiêu và tốt hơn x2 ở ít nhất một mục tiêu.<br />
Nếu x1 không trội hơn x2 và x2 không trội hơn x1 thì x1 và x2 không trội hơn nhau.<br />
2.3. Tối ưu Pareto<br />
Một nghiệm x* của bài toán được gọi là nghiệm lý tưởng nếu:<br />
fi(x*) fi(x) xX : i= {1, …k}<br />
Nói một cách khác một nghiệm lý tưởng là một nghiệm mà nó phải thỏa mãn tất cả các<br />
hàm mục tiêu cần tối ưu ứng với miền chấp nhận được là X. Thực tế thì những nghiệm như<br />
vậy rất ít khi tồn tại nên người ta đưa ra một số khái niệm khác về tối ưu có vẻ “mềm dẻo”<br />
hơn đó là nghiệm tối ưu Pareto.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Minh họa điểm tối ưu Pareto.<br />
Một điểm nghiệm x∗ được gọi là một nghiệm tối ưu Pareto nếu không tồn tại một<br />
nghiệm x ≠ x*X sao cho x trội hơn x*. Nghĩa là: f(x)