Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KỸ THUẬT SỬ DỤNG VẠT DA-CÂN-CƠ THÁI DƯƠNG<br />
TRONG THÌ NÂNG TÁCH VÀNH TAI TRONG TẠO HÌNH TAI NHỎ<br />
Lý Xuân Quang*, Trần Thị Bích Liên **<br />
Tóm tắt:<br />
Tình hình nghiên cứu và mục tiêu: Thì 2 trong tạo hình tai nhỏ là giai đoạn nâng tách vành tai. Giai đoạn<br />
này cần khoảng da lớn nhằm che phủ vành tai mới đồng thời sao cho khi nâng vành cũng che phủ cả khoảng da<br />
sau tai vùng xương chủm, nguy cơ hoại tử mảnh ghép sau mổ rất cao. Sử dụng toàn bộ cấu trúc da – cân – cơ<br />
thái dương làm mảng ghép nhằm để vừa che phủ vừa nâng đở vành tai nhằm tránh nguy cơ trầm trọng này.<br />
Phương pháp và phương tiện nghiên cứu: Là phương pháp nghiên cứu thực nghiệm tiến cứu, gồm có 11<br />
bệnh nhân đã tiến hành phẫu thuật tạo hình tai nhỏ thì 1. Được thực hiện thì 2 tách và nâng vành tại bằng mảnh<br />
ghép gồm da – cân – cơ thái dương bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM<br />
Kết quả: Nam 8 ca, nữ chiếm 3 ca, tuổi nhỏ nhất là 8 tuổi, có 3 ca người lớn trong đó lớn nhất là 30 tuổi,.<br />
Độ vểnh của tai mới so với tai lành ((bờ luân nhĩ cách mặt phẳng xương chủm 1,5 – 2cm ) đạt 100%; trục tai<br />
mới so với tai lành (trục nghiên sau 5 - 25º) đạt mức đồng trục 100%; cực trên vành tai mới ngang khóe mắt<br />
ngoài 90 %; cực dưới vành tai mới ngang cánh mũi đạt 100%; cần phẫu thuật nhỏ chỉnh sửa lại: 8 ca; hoại tử<br />
mảnh ghép : 0%; mức độ hài lòng của bệnh nhân: 100%<br />
Kết luận: Qua 11 trường hợp áp dụng kỹ thuật sử dụng vạt da – cân – cơ thái dương có cuống làm mảnh<br />
ghép trong thì 2 nâng tách vành tai đã tạo những kết quả hơn hẳn so với việc sử dụng mảnh ghép tự do. Trong<br />
đó những tai biến e ngại nhất của phẫu thuật này là hoại tử mảnh ghép, lộ sụn, nhiễm khuẩn đã không thấy<br />
trong lô nghiên cứu. Đồng thời với kỹ thuật này thời gian phẫu thuật được rút ngắn đáng kể cũng như hạn chế<br />
được những vết thương khác trên cơ thể bệnh nhân.<br />
Từ khóa : vạt da cân cơ thái dương<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE SKIN –FACIAL –MUSCLE TEMPORALIS PEDICULATED TECHNIQUE IN EVALUATION OF<br />
FRAME IN MICROTIA RECONSTRUCTIVE SURGERY<br />
Ly Xuan Quang, Tran Thi Bich Lien<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 279 - 283<br />
Background and Aims: Second stage in microtia reconstructive surgery is elevation of ear frame. This<br />
stage needs a big skin piece for covering total new ear and posterior mastoid area. So it is high risk by flap<br />
necrosis. Using the skin – fascial - muscle temporalis pediculated technique is a flap to avoid this severe<br />
complication.<br />
Materials & methods: Trial prospective study, 11 cases is operated first stage after 3 months. Being<br />
elevated of ear frame by the skin – fascial - muscle temporalis pediculated technique in UMC<br />
Results: 8 males, 3 females; youngest is 8 year old, oldest is 30 among having 3 adult cases. Comparing raise<br />
degree of new ear with normal ear is 100%; oblique axe 5 -25º is co-axe 100%. Superior helix equal exterior<br />
canthus is 90%; inferior helix equal alae is 100%; small repaired cases are 8; no case necrosis flap; patient<br />
satisfaction is 100%.<br />
* Bộ môn Tai Mũi Họng Đại Học Y Dược TPHCM<br />
ĐT: 0908084001<br />
Tác giả liên lạc: BS Lý Xuân Quang<br />
<br />
Tai Mũi Họng<br />
<br />
Email: xuanquangnt2001@yahoo.com<br />
<br />
279<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Conclusion: Through 11 cases applied the skin – fascial - muscle temporalis pediculated technique using as<br />
a flap in the ear frame elavation of microtia surgery is better than free flap. Necrosis flap, exposure catilages or<br />
infection are not have in our study. This technique is reduced operative time as well as significantly limite the<br />
other lesions on body of patient.<br />
Key word: skin – fascial - muscle temporalis flap<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Thì 2 trong tạo hình tai nhỏ là giai đoạn<br />
nâng tách vành tai. Giai đoạn này cần khoảng<br />
da lớn nhằm che phủ vành tai mới đồng thời<br />
sao cho khi nâng vành cũng che phủ cả khoảng<br />
da sau tai vùng xương chủm. Có nhiều kỹ thuật<br />
cũng như các trường phái khác nhau để thực<br />
hiện công đoạn này. Từ kỹ thuật ghép da tự do<br />
ở được lấy từ đùi, da bụng, da đầu vùng chẩm<br />
đến một phần trên vùng thái dương(5,3). Sử dụng<br />
da ghép tự do cần được bào mỏng, mảng ghép<br />
đủ lớn để che phủ toàn bộ vành tai mới và nhờ<br />
vào hệ thống mạch máu tại chỗ nuôi dưỡng<br />
trong quá trình ép sát hút áp lực âm. Do vậy<br />
nguy cơ hoại tử mảnh ghép sau mổ rất cao vì<br />
lúc này vành tai được nâng cao, hệ thống nâng<br />
đở dưới da là khung sụn mới, ít mô liên kết<br />
dưới da. Đồng thời do vành tai phải cách xa sau<br />
xương chũm làm cho hệ thống mạch máu vùng<br />
vành tai càng “xa”, càng kém nuôi dưỡng.<br />
Khuynh hướng các phẫu thuật viên ưa thích sử<br />
dụng da tại chỗ có cuống nhằm đảm bảo việc<br />
nuôi dưỡng mảnh ghép sống tốt và khoảng da<br />
đủ rộng để che phủ toàn bộ tai mới đồng thời<br />
cần đảm bảo cho việc tách và nâng vành tai.<br />
Mảng ghép có cuống tại chỗ thường được sử<br />
dụng là mảng da cân thái dương(4) nhờ vào hệ<br />
thống mạch máu thái dương nông nuôi dưỡng.<br />
Chúng tôi sử dụng toàn bộ cấu trúc da – cân –<br />
cơ thái dương làm mảng ghép nhằm để vừa che<br />
phủ vừa nâng đở vành tai.<br />
<br />
thì 1, đã được theo dõi chăm sóc từ 3- 6 tháng<br />
sau mổ. Cở mẫu là 11 được thực hiện thì 2<br />
tách và nâng vành tại bệnh viện Đại học Y<br />
Dược TP. HCM.<br />
<br />
Phương pháp thực hiện<br />
Bước 1<br />
Đánh giá lại khung sụn mới đã được vùi và<br />
các chi tiết của cấu trúc vành tai còn thiếu nếu<br />
có<br />
Đo độ vểnh của tai lành làm chuẩn cho tai<br />
bệnh. Trong trường hợp cả hai tai đều bị dị tật<br />
thì tạo độ vểnh là 15º so với mặt phẳng xương<br />
chủm.<br />
Đo khoảng da ước lượng cần bao phủ toàn<br />
bộ vành tai và sau xương chủm.<br />
Vùng da thái dương cùng bên được cạo tóc<br />
sát da<br />
<br />
Bước 2<br />
Vẽ khoảng da sẽ lấy và cuống mảng ghép<br />
nằm ở phía trước trên vành tai (hình 1)<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Đây là phương pháp nghiên cứu thực<br />
nghiệm tiền cứu. Mẫu nghiên cứu là các bệnh<br />
nhân đã tiến hành phẫu thuật tạo hình tai nhỏ<br />
<br />
280<br />
<br />
Hình 1: Chuẩn bị vạt da ghép da – cân – cơ thái<br />
dương<br />
<br />
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Hình 2: Vạt da được chia 2 phần<br />
phủ lên vành tai và sau tai<br />
<br />
Hình 3: Tạo hình hoàn chỉnh các<br />
chi tiết của vành tai mới<br />
<br />
Hình 5: Tai trái dị tật trước mổ<br />
Rạch và lấy khoảng mảnh ghép gồm da –<br />
cân – cơ thái dương. Chú ý cần bộc lộ rõ hệ<br />
thống động mạch thái dương nông nuông<br />
dương mảnh ghép<br />
Xoay và uớc lượng mảng ghép sao cho đủ<br />
để che phủ vành tai mới và sau xương chũm<br />
Cắt đôi mảnh ghép dọc theo 2/3 chiều dài<br />
đến giới hạn da. Trong đó phần mảng ghép che<br />
phủ lên vành tai được tách cạo tóc sát da nhằm<br />
làm tổn thương chân tóc. Phần vạt da che sau<br />
xương chũm còn đủ 3 thành phần da - cân – cơ<br />
(hình 4).<br />
<br />
Bước 3<br />
Bộc lộ khung vành tai.<br />
Lấy mảnh sụn “để dành” được chôn vùi<br />
trong thì 1 để làm sụn chêm sau tai.<br />
Xoay vạt da ghép: phần da mỏng che phủ<br />
vành tai, phần che phủ sau tai và xương chủm<br />
<br />
Tai Mũi Họng<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Hình 4: Phần sau tai vẫn có tóc<br />
<br />
Hình 6: Tai trái mới đã hoàn chỉnh<br />
được sử dụng vừa là vạt che phủ vừa là vật độn<br />
nhằm nâng cao thêm vành tai (hình 2).<br />
Xoay chuyển phần da thửa bẩm sinh để tạo<br />
trái tai (hình 3).<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Qua 11 ca tạo hình tai nhỏ thì hai, sau 3<br />
tháng theo dõi chúng tôi có những đánh giá sau:<br />
<br />
Tuổi<br />
Tuổi nhỏ nhất là 8 tuổi, có 3 ca người lớn<br />
trong đó lớn nhất là 30 tuổi<br />
Tuổi<br />
8<br />
9<br />
10<br />
12<br />
18<br />
30<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Số ca<br />
2<br />
3<br />
2<br />
2<br />
1<br />
1<br />
11<br />
<br />
%<br />
18,2<br />
27,4<br />
18,2<br />
18,2<br />
9,0<br />
9,0<br />
100,0<br />
<br />
281<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Giới<br />
Giới<br />
Nam<br />
Nữ<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Số ca<br />
8<br />
3<br />
11<br />
<br />
%<br />
72,72<br />
27,28<br />
100,0<br />
<br />
Tỉ lệ độ dị tật<br />
Tai Trái: 6 ca.<br />
Tai Phải: 5 ca.<br />
2 tai: 0 trường hợp.<br />
<br />
Kỹ thuật<br />
Độ vểnh của tai mới so với tai lành đạt mức<br />
đồng bộ (bờ luân nhĩ cách mặt phẳng xương<br />
chủm 1,5 – 2cm tương ứng với góc mở 15 - 20º<br />
so với mặt phẳng đứng dọc): 100%.<br />
Trục tai mới so với tai lành đạt mức đồng<br />
trục (trục nghiên sau 5 - 25º): 100%.<br />
Cực trên vành tai mới ngang khóe mắt<br />
ngoài: 90%.<br />
Cực dưới vành tai mới ngang cánh mũi:<br />
100%.<br />
Thêm phẫu thuật nhỏ chỉnh sửa lại: 8 ca.<br />
<br />
Biến chứng<br />
Tai biến hoại tử mảnh ghép : 0%.<br />
Mức độ hài lòng của bệnh nhân: 100%.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Vấn đề quan trọng chủ yếu của thì 2 trong<br />
phẫu thuật tạo hình tai nhỏ là mảng da ghép sao<br />
cho vừa đủ che phủ toàn bộ vành tai mới cũng<br />
như che phủ phần sau xương chũm sau khi<br />
nâng tách vành. Có nhiều tác giả sử mảnh ghép<br />
tự do được lấy từ các nơi khác trên thân thể như<br />
da đùi, da bụng hoặc sử dụng da đầu vùng<br />
xương chẩm(5,3). Tác giả Đặng Hoàng Sơn ghép<br />
da mỏng, rời ở phía sau vành tai bằng một phần<br />
da ở phía tai đối diện phủ lên phần rìa vành tai<br />
để có được lớp da mỏng cùng màu sắc với tai<br />
bên đối diện là phần được nhìn thấy; còn phần ở<br />
sâu trong gần rãnh tai lại lấy da vùng bẹn để<br />
ghép. Tác giả nhận định phương pháp này bất<br />
tiện ở chỗ lấy da ở hai chỗ khác nhau và phải<br />
may lại với nhau. Như vậy tốn nhiều thời gian,<br />
bệnh nhân lại bị vết thương hai nơi lại kết quả<br />
<br />
282<br />
<br />
lại không tốt gì hơn. Do vậy trong những<br />
trường hợp tác giả sử dụng duy nhất da mỏng ở<br />
vùng nếp bẹn một mảng và không bị vệt may<br />
nối trên vành tai. Tỉ lệ hoại tử da, hở sụn là<br />
25%(2).<br />
Brent(1) thực hiện công đoạn nâng tách vành<br />
tai trong thì 3. Tác giả sử dụng sụn hố thuyền<br />
của tai bên lành làm vật chêm độn để nâng vành<br />
và ghép da tự do sau tai. Các chi tiết như nắp tai<br />
được tác giả thực hiện vào thì 4. Qua đó cho<br />
thấy những yếu điểm như sụn hố thuyền tai<br />
lành bị lấy đi sẽ không đạt độ cứng nằm nâng<br />
đở vành tai nên độ vểnh của tai sẽ bị ảnh hưởng<br />
đồng thời mảnh ghép da sau tai cũng có nguy<br />
cơ hoại tử. Nagata(4) sử dụng vạt cân cơ thái<br />
dương có cuống để che mặt sau khung sụn và<br />
mặt xương chủm, sau đó ghép da tự do vùng<br />
sau tai. Ngoài ra tác giả sử dụng sụn sườn số 5<br />
để tạo hình thành sụn chêm nâng vành tai.<br />
Trong công trình nghiên cứu của chúng tôi đã<br />
cải tiến kỹ thuật của Nagata bằng cách lấy toàn<br />
bộ cấu trúc da – cân – cơ thái dương có cuống<br />
làm một mảnh ghép duy nhất để che phủ hoàn<br />
toàn vành tai, sau vành tai và mặt xương chủm.<br />
Kỹ thuật này có những ưu điểm nổi trội là:<br />
Đảm bảo mảng ghép được nuôi dưỡng nhờ<br />
hệ thống mạch máu thái dương nông<br />
Mảng ghép được cắt đôi khoảng 2/3 theo<br />
chiều dài tới phần da; trong đó phần che phủ<br />
lên vành tai và khoảng rảnh sau tai được làm<br />
mỏng, sát chân tóc nhằm làm tổ thương chân tóc<br />
để sau này tóc không thể mọc được mà vẫn đảm<br />
bảo được độ mỏng ép sát vành tai và được nuôi<br />
dưỡng không hoại tử.<br />
Phần da ghép còn lại đầy đủ cấu trúc da,<br />
cân, cơ nhằm che phủ sau tai, mặt xương chủm<br />
đồng thời tăng cường thên độ nâng đổ vành tai<br />
tạo được độ vểnh của tai mới.<br />
Sụn “để dành” đã chôn vùi trong thì 1 được<br />
lấy ra tạo hình thành sụn chêm rảnh sau tai<br />
cùng khối cân – cơ thái dương của mảng ghép<br />
tạo nên một khoảng đệm chắc chắn. Sau một<br />
thời gian dù khối cân cơ có teo nhỏ vẫn không<br />
làm xẹp vành tai.<br />
<br />
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
Sử dụng khoảng da thừa bẩm sinh chuyển<br />
vạt để tạo hình trái tai cũng như tạo hình nắp<br />
tai.<br />
Tuy nhiên, chúng tôi vẫn phải tiến hành<br />
thêm phẫu thuật nhỏ, gây tê tại chỗ nhằm<br />
chỉnh sửa lại ở góc trước trên ngay vị trí<br />
cuống mảng ghép sau 3 tháng để tạo độ<br />
phẳng vùng da thái dương.<br />
<br />
khuẩn. Đồng thời với kỹ thuật này thời gian<br />
phẫu thuật được rút ngắn đáng kể cũng như<br />
hạn chế được những vết thương khác trên cơ thể<br />
bệnh nhân.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Với kỹ thuật sử dụng vạt da – cân – cơ thái<br />
dương có cuống làm mảnh ghép trong thì 2<br />
nâng tách vành tai đã tạo những kết quả hơn<br />
hẳn so với việc sử dụng mảnh ghép tự do mà<br />
một trong những điều e ngại nhất của phẫu<br />
thuật này là hoại tử mảnh ghép, lộ sụn, nhiễm<br />
<br />
Tai Mũi Họng<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
3.<br />
4.<br />
5.<br />
<br />
Brent B (2002) Microtia repair with rib cartilage grafts: a review<br />
of personal experience with 1000 cases. Clin Plast Surg, 29:257–<br />
271<br />
Đăng Hoàng Sơn (2011) Tạo hình vành tai ở trẻ bị dị tật tai nhỏ,<br />
Nội san hội nghị khoa học kỹ thuật toàn quốc đại hội hội Tai<br />
Mũi Họng Việt Nam lần thứ XII, trang 265 – 268<br />
Hata Y, Umeda T (2000): Reconstruction of congenital microtia<br />
by using a tissue expander. JMed Dent Sci; 47:105–16.<br />
Nagata S (1993) A new method of total reconstruction of the<br />
auricle for microtia. Plast Reconstr Surg. Aug; 92(2):187-20<br />
Park C (2000): Subfascial expansion and expanded two-flap<br />
method for microtia reconstruction. Plast Reconstr Surg 2000;<br />
106: 1473.<br />
<br />
283<br />
<br />