intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật trồng lúa cấy

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:22

164
lượt xem
43
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thời vụ và nhóm giống lúa theo vùng sinh thái Có thể sử dụng các giống lúa khác nhau để gieo thẳng. Trong thực tế, thường gieo thẳng các giống lúa ngắn ngày, thấp cây, khả năng chống đổ tốt. a) Vùng đồng bằng sông Hồng

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật trồng lúa cấy

  1. Kỹ thuật trồng lúa cấy Thời vụ và nhóm giống lúa theo vùng sinh thái Có thể sử dụng các giống lúa khác nhau để gieo thẳng. Trong thực tế, thường gieo thẳng các giống lúa ngắn ngày, thấp cây, khả năng chống đổ tốt. a) Vùng đồng bằng sông Hồng Vụ xuân: Xuân sớm: Gieo mạ 15- 25/11; cấy: 15 - 25/ 1 với các giống lúa: DT10,  DT13, X21, Xi23, VN10, NX30, 17494, MT163, M6… Xuân chính vụ: Gieo mạ 1/12- 20/12; cấy: 20/1- 20/ 2 với các giống lúa:  C70, C71, P1, P6, BM9855, N1-9, TK106… Xuân muộn: gieo 5/2- 25/2 với các giống lúa: ĐB5, ĐB6, Q5, KD18, BT7,  HT1, LT2, AC5, IRi352, BM9820, PD2, Nhị ưu 838, HYT83, TH3-3, Việt lai 20… Gieo mạ trên nền đất cứng ở vụ xuân muộn: Gieo mạ 25/1- 10/2; cấy từ  10/2 trở đi. Tuổi mạ từ 10- 15 ngày, tương ứng 3- 4 lá. Vụ mùa: Mùa sớm: gieo 10/6- 20/6 với các giống lúa: ĐB5, ĐB6, Q5, KD18 ,HT1,  LT2, AC5, IRi352, BM9820, PD2, Nhị ưu 838, Bacưu 64, Bacưu 903, HYT83, TH3-3, Việt lai 20…
  2. Mùa trung: gieo 15/6- 25/6 với các giống lúa: X21, Xi23, VN10, NX30,  17494, MT6, M6, P1, P6, TK 106… Mùa muộn: Gieo mạ 25/ - 5/ 6; cấy: 25/6 - 5/7 với các giống lúa: Nếp Hoa  vàng, Dự, Mộc tuyền, Bao Thai, Tám thơm các loại. b) Vùng đồng bằng ven biển Trung bộ Vụ đông xuân (vụ ba): Gieo mạ 25/10;cấy: 20/11- 5/12 với cỏc giống lỳa:  Tộp lai, X21, Xi23, M6, CM1, BM9830… Vụ hè thu ( vụ Tám): Gieo mạ 25/4; cấy 10/5 trở đi, với các giống lúa: Xi23,  9830, P1, P6, 17494. Vụ mùa ( vụ mười): Gieo mạ 25/5- 10/6; cấy: 10/6- 30/6 với các giống lúa:  Xi23, 9830, P1, P6, 17494. c) Vùng đồng bằng sông Cửu Long Vụ đông xuân: Gieo đầu tháng 11 đến 25/11. Sử dụng các giống lúa OMCS 2000, OMCS21, TNĐB100, ML48, OM1706, OM1633, VND404, VND95 - 19, MTL250, MTL392, MTL449, OM4498, OM4495, OM2395, OM2517, OM3405... Vụ hè thu: Gieo đầu tháng 4 đến 25/4. Sử dụng các giống lúa OMCS 2000, OMCS21, TNĐB100, ML48, OM1706, OM1633, VND404, VND95 - 19, MTL250, MTL392, MTL449, OM4498, OM4495, OM2395, OM2517, OM3405... Vụ mùa: Gieo 5/5- 30/5. Sử dụng các giống lúa VND404, VND95-19, MTL250,MTL392, MTL449, OM4498, OM4495,OM2395, OM2517, OM3405, Khao105, Nàng thơm chợ đào 5, Nàng Hương 2...
  3. Chuẩn bị hạt giống
  4. Nhà nông có câu ”Tốt giống tốt má, tốt mạ tốt lúa”. Yếu tố đầu tiên đảm bảo cho cây lúa khoẻ cần phải có hạt giống tốt. Gieo trồng hạt giống tốt là điều kiện cần thiết để cây lúa khoẻ. có khả năng chống chịu sâu b ệnh và vượt qua được biến động bất lợi của điều kiện môi trường từ đó mới có thể cho năng suất, chất lượng cao. Để có hạt giống tốt đối với những hộ nông dân tự làm giống phải tuân thủ quy trình sản xuất và bảo quản giống do Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định. Nếu không tự sản xuất được thì phải mua hạt giống tại những cơ sở cung cấp giống tin cậy. Hạt giống khỏe phải đảm bảo những yêu cầu sau: Hạt giống phải khô, sạch, chắc mẩy, thuần, đúng giống, đồng nhất về kích  cỡ, không bị lẫn những hạt giống khác, không bị lẫn hạt cỏ và tạp chất, không có hạt lem, lép và không bị dị dạng. Hạt giống không bị côn trùng phá hoại (sâu mọt), không mang mầm bệnh  nguy hiểm. Tỉ lệ nảy mầm cao, đạt 85% trở lên.  Số lượng hạt giống / đơn vị diện tích: Tuỳ theo mùa vụ và trọng lượng 1000 hạt của giống để tính lượng hạt giống cần cấy ( Trọng lượng 1000 hạt lớn, lượng hạt giống cần nhiều hơn hạt giống có trọng lượng 1000 hạt thấp). Thông thường l ượng hạt giống cần thiết: Vụ xuân: 2- 2,5 kg hạt giống/ sào Bắc bộ 
  5. Vụ mùa: 1,5- 2 kg hạt giống/ sào Bắc bộ  Lưu ý: Đối với lúa lai chỉ cần 1 kg hạt giống/ sào Bắc bộ Ngâm ủ hạt giống
  6. Thực hiện tốt các khâu kỹ thuật ngâm ủ hạt giống sẽ có tỷ lệ nảy mầm cao, loại bỏ được một số loại bệnh hại và kí sinh trên hạt Phơi lại hạt giống: Hạt giống cần phơi lại 6- 8 giờ trong nắng nhẹ (không  phơi trực tiếp trên sân gạch hay sân xi măng). Phơi lại có tác dụng làm cho hạt hút nước nhanh, xúc tiến hoạt động của hệ thống men, tăng khả năng nảy mầm. Thử tỷ lệ nảy mầm  Chọn hạt tốt, loại bỏ hạt lép lửng bằng nhiều cách : Bằng quạt gió, sàng sảy  hoặc trong quá trình ngâm nước cần vớt hết những hạt nổi và giữ lại hạt chìm (hạt tốt). Xử lí hạt giống : Có thể sử dụng một trong các phương pháp sau:  + Xử lí bằng nước nóng 540c ( pha tỷ lệ 3 sôi 2 lạnh): Ngâm hạt vào nước lạnh 24 giờ, sau đó đưa vào nước nóng 45- 470c trong 5 phút và cuối cùng là nước nóng 54- 550c trong 10 phút. Phương pháp này đơn giản nhất, có tác dụng trừ nấm bệnh và tuyến trùng trên hạt, tạo cho hạt hút nước nhanh + Xử lí bằng nước vôi: Hòa tan 1kg vôi sống vào 100 lít nước, ngâm 1-2 ngày ở vụ mùa, 3-4 ngày ở vụ xuân, đãi sạch rồi ủ thúc mầm. + Xử lí bằng hoá chất Formalin: Dung dịch 2% phun vào hạt giống ( 5 lít dung dịch cho 50 kg hạt giống), ủ kín 3 giờ, đãi sạch rồi thúc mầm. (Xem thêm ở trang phòng trừ bệnh trên hạt) Đối với hạt giống mới thu hoạch muốn gieo ngay cần áp dụng phương pháp xử lý phá ngủ để tăng độ nảy mầm. Dùng a xít nitric 0,2% (lượng dùng 100 ml dung dịch cho 1,2- 1,4 tạ hạt giống) để xử lý phá ngủ hoặc dùng supe lân để thay thế.
  7. Ngâm ủ hạt giống Ngâm hạt: Để hạt nảy mầm cần phải ngâm hạt hút đủ độ ẩm cần thiết. Thời  gian ngâm tùy thuộc nhiệt độ, 1-2 ngày ở vụ mùa, 2-3 ngày ở vụ đông xuân. Trong quá trình ngâm, hạt hô hấp yếm khí, thiếu ô xy làm nước chua, cần phải thay nước mỗi ngày một lần. Ủ thúc mầm: Sau khi hạt đã hút đủ nước, đem ủ, để hạt nảy mầm. Trong  quá trình ủ, nên định kỳ vảy nước và trộn đảo hạt để hạt nẩy mầm đều. Khi hạt đã nhú mầm, nên xen kẽ “ngày ngâm đêm ủ” để phát triển cân đối  mầm và rễ. Vụ mùa, hè thu chỉ cần ủ nứt nanh, vụ đông xuân cần có mầm dài hơn. Các phương thức làm mạ Tùy điều kiện đất đai và thời tiết, có thể làm mạ bằng nhiều phương pháp khác nhau: Mạ dược: Là hình thức phổ biến nhất. Ruộng mạ được giữ nước, làm đất kỹ, trang phẳng rồi lên luống, gieo hạt đã nảy mầm, giữ ẩm thời kỳ đầu sau đó mới tưới nước cho đến lúc cấy. Mạ sân (mạ nền): Những năm rét nhiều ở vụ xuân, mạ dược thường chết gây thiêu mạ, phảI khắc phục bằng làm mạ sân (Thường là vụ xuân muộn).
  8. Xuất phát từ kinh nghiệm làm mạ Dapog của Philippin. Làm đất khô trước khi gieo, lót giấy PE hoặc lá chuối, rải một lớp đất bột mỏng rồi gieo hạt, tưới ẩm. Mạ Dapog gieo dày (2-2,5 Kg/m2), tuổi mạ 10-15 ngày. Có thể cải tiến phương pháp này bằng cách trước khi gieo mầm, rảI một lớp bùn mỏng lên sân hay lên nền đất cứng ở bờ mương, ven đường. Nếu đất xấu có thể trộn thêm phân chuồng mục đã ủ với lân. Gieo hạt đã xử lí, ngâm ủ. Mật độ gieo từ 1,0-1,5 kg/m2 . Tưới giữ ẩm, che nilon tránh gió lạnh. Khi mạ 2,5-3 lá là nhổ cấy được. Khi lấy mạ bứng cả mảng. Khi cấy tách thành các khóm nhỏ. Mạ sân bén rễ nhanh, không thua kém mạ dược. Mạ khô (mạ đồi, mạ nương): Làm đất khô, gieo sâu 2-3 cm (hoặc chọc lỗ bỏ hạt) dùng cào, bừa răng lấp hạt. . . ở đồng bằng, làm đất nhỏ lên luống, gieo hạt, lấp một lớp đất bột mỏng và tưới ẩm. Loại mạ này, sau cấy bén rễ nhanh, mọc khỏe. Mạ nổi (mạ bè): Phổ biến ở vùng đất trũng không làm được mạ dược (mạ nước). Lấy rơm cỏ kết thành bè rộng 1-1,2 m, nổi lên 3-5 cm, dùng đất sét, bùn loãng rải lên rồi gieo mầm. Làm đất gieo mạ a. Mạ dược: Chuẩn bị ruộng mạ : Chọn chân ruộng cao, chủ động tưới tiêu, đất cát pha hoặc thịt nhẹ và tiện chăm sóc. Làm đất:
  9. Đất cày ngả sớm, bừa 4-6 lần, nhuyễn và sạch cỏ. Nếu đất chua có thể bón  vôi 15-20 kg/ sào Bắc Bộ. Bón lót 3- 4 tạ phân chuồng, 7-10 kg supe lân, 2 kg urê và 3kg kali/ sào. Lên luống rộng 1,2 - 1,4 m, có rãnh thoát nước, mặt luống phẳng ở vụ đông  xuân, mặt luống hơi vồng ở vụ mùa để dễ thoát nước. Gieo mạ: Hạt giống sau khi xử lí, ngâm ủ nảy mầm đều là đem gieo Mật độ và kỹ thuật gieo: Vụ đông xuân gieo 40-45 kg/ sào Bắc bộ, vụ mùa  ít hơn( tùy theo giống, thời vụ và khối lượng hạt). Gieo hơi chìm hạt, nhất là vụ đông xuân để chống rét, sau gieo có thể phủ một lớp tro mộc ( 8-10 kg/sào). b. Mạ sân, mạ trên nền đất cứng: Là giải pháp tình thế trước đây để khắc phục hiện tượng thiếu mạ trong vụ đông xuân, do thời tiết rét đậm kéo dài, mạ dược bị chết nhiều. Song hiện nay biện pháp
  10. này đã trở thành tiến bộ kỹ thuật được áp dụng rộng rãi. Làm mạ sân hay mạ trên nền đất cứng không phức tạp chỉ cần chọn được nền đất cứng (bờ mương, ven đường, sân, vườn..), làm cho mặt đất phẳng, rải một lớp bùn hoặc đất bột mỏng lên sân hay nền đất cứng ( Nếu đất xấu nên trộn thêm với phân chuồng hoai mục đã được ủ với lân để đảm bảo dinh dưỡng cho mạ) , gieo hạt đã xử lí, ngâm ủ, nảy mầm đều. Lượng gieo: 1,0 -1,5 kg hạt giống/m2. Tưới nước giữ ẩm. Chăm sóc và quản lý ruộng mạ
  11. Chăm sóc mạ dược: Nước: Ở thời kỳ mạ non (từ gieo đến 3lá), mặt luống cần được giữ ẩm để rễ phát triển thuận lợi. Khi mạ có 4 lá đến nhổ cấy tùy theo thời tiết và sinh trưởng của mạ để quyết định chế độ tưới nước. Khi cần chỉ tưới nước vào rãnh để luống mạ đủ ẩm. Trước khi nhổ có thể tưới trước 5-7 ngày cho đất mềm, dễ nhổ, tránh đứt rễ. Phân bón: Bón thúc vào thời kỳ mạ 3-4 lá, Lượng bón từ 0,5- 1,0 kg Urê/ sào Bắc bộ tùy theo giống và độ phì đất. Trước khi nhổ cấy 3-5 ngày, có thể bón tiễn chân giúp cây mạ ra rễ mới. Mạ tốt, mạ già không nên bón thúc nhiều. Phòng chống rét: Dùng các giống chịu rét. Gieo đúng thời vụ, gieo vào lúc trời ấm, gieo mật độ dày, tăng phân chuồng và lân, không bón đạm vào lúc trời rét, điều tiết nước và che phủ Nilon cho mạ trong những đợt rét. Phòng chống mạ già, mạ ống: Mạ đông xuân rất mẫn cảm với nhiệt độ. Cần đề phòng mạ ống khi thời tiết ấm, nhiệt độ bình quân trên 200c kéo dài và tích ôn đạt 5000c . Điều kiện đất tốt, nước nhiều, gieo dày cũng dẫn tới mạ ống. Biện pháp chống mạ già và ống: Rút nước để ruộng mạ khô, không bón đạm, bố trí thời vụ thích hợp và tránh tình trạng “mạ chờ ruộng”. Phòng chống sâu bệnh cho mạ: Tiến hành phòng trừ khi sâu bệnh phát sinh rộ. Tiêu chuẩn mạ tốt: Mạ cứng cây, khỏe, tỉ lệ bẹ / lá cao, đanh dảnh, màu sắc lá xanh vàng, tỉ lệ C/N thích hợp, mạ không bị ống, có sức ra rễ mạnh và không có sâu bệnh. Đúng tuổi: Tuổi mạ cấy tùy thuộc vào giống, thời vụ và phương pháp làm mạ. Để tính tuổi mạ có thể dùng ngày tuổi hoặc số lá. Thí dụ, ở vụ mùa tính tuổi mạ theo
  12. ngày tuổi, còn ở vụ đông xuân theo số lá (mạ dược 5-6 lá, mạ sân hoặc mạ trên nền đất cứng 2-3 lá). Chăm sóc mạ sân: Đối với mạ sân, sau khi gieo hạt cần đặt biệt điều tiết nước và giữ ẩm cho mạ. Số lần tưới nước phụ thuộc vào nhiệt độ và cường độ ánh sáng trong ngày. Ở vụ mùa số lần tước nước đòi hỏi nhiều hơn ở vụ xuân, đặc biệt vào những ngày nắng nhiều và nhiệt độ cao. Khi đó, cứ 20- 30 phút cần tưới nước một lần để giữ ẩm. Khi mạ có 2,5 - 3 lá là đủ tuổi để nhổ cấy. Kỹ thuật làm đất cấy Đất trồng lúa Đất trồng lúa có hai dạng cơ bản : Đất chuyên canh lúa: Thường có chân vàn hoặc chân trũng khó thoát nước. Loại đất này thường làm dầm, khi có điều kiện thì chỉ rút nước phơi ải sau khi đã thu hoạch xong vụ lúa mùa. Đất luân canh lúa-màu: Là đất chân cao, cấy vụ mùa và làm màu vụ đông xuân. đất này không phơi ải mà chỉ làm dầm.
  13. Kỹ thuật làm đất
  14. Đất lúa cần phải cày sớm, ruộng làm dầm phải giữ nước. Ruộng làm ải cần được phơi kỹ, giữa đợt cày đảo ải. Làm ải có tác dụng cho đất thoáng, tiêu diệt được một số loại dịch hại trong đất. Nếu phơi ải gặp mưa lớn không có khả năng phơi lại thì phải giữ nước, chuyển sang làm dầm. Làm đất lúa phải cày sâu, bừa kỹ cho đất nhuyễn, mặt ruộng phải phẳng thuận lợi cho khi cấy đồng đều và điều tiết nước. Cày sâu tạo điều kiện cho bộ rễ lúa phát triển tốt, tăng nguồn dự trữ dinh dưỡng, có lợi cho các hoạt động của vi sinh vật vùng rễ phân giải các chất hữu cơ khó phân huỷ, tăng cường dinh dưỡng cho lúa. Yêu cầu đất lúa trước khi cấy phải sạch gốc rạ, cỏ dại. đất lúa cấy mạ sân càng phải được làm kỹ hơn, mặt ruộng phẳng hơn và để mức nước nông để lúa cấy xong phát triển thuận lợi. Bón lót Trong quá trình làm đất sẽ kết hợp với bón lót. Bón lót phân chuồng, phân xanh, vôi và các loạ phân vô cơ như lân, kali, đạm…Bón lót sâu và hợp lí : Bón lót phân xanh và vôi (nếu có) vào lúc cày ngả, phân chuồng và phân lân bón vào lúc cày lại, đạm và kali bón trước khi bừa cấy. Vụ chiêm xuân nhiệt độ đầu vụ thấp cần quan tâm bón lót nhiều hơn vụ mùa.
  15. Kỹ thuật cấy
  16. Mật độ và khoảng cách cấy Mật độ có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành số bông. Xác định mật độ cấy hợp lý cần dựa và Thời vụ cấy: vụ có nhiệt độ thấp cấy dầy hơn vụ có nhiệt độ cao. Vụ xuân cấy mật độ: 45-55 khóm/m2, 2-3 dảnh /khóm  Vụ mùa cấy mật độ: 40- 45 khóm/m2, 2-3 dảnh / khóm  Khoảng cách: Vụ xuân: 20 cm X 11cm hoặc 18 cm X 11 cm  Vụ mùa: 20 cm X 11 cm.  Giống: loại hình nhiều bông cấy dày hơn loại hình to bông. Giống nhiều bông cấy 200 -250 dảnh cơ bản /m2  Giống to bông: cấy 180 -200 dảnh cơ bản /m2 
  17. Đất và dinh dưỡng: Đất xấu, ít phân cấy dầy hơn nơi đất tốt và nhiều phân. Tuổi mạ, chất lượng mạ: Mạ già chất lượng kém cấy dày hơn mạ non, mạ tốt. Trình độ thâm canh: Nơi có trình độ thâm canh thấp cần cấy dầy hơn nơi có trình độ thâm canh cao. Kỹ thuật cấy Cấy thẳng hàng, cấy nông 3-4 cm( cấy sâu 5-6cm lúa sẽ phát sinh 2 tầng rễ), ở vụ chiêm xuân cấy sâu hơn vụ mùa. Để cấy nông, cần làm đất kỹ, giữ nước nông, cấy ngửa tay. Cấy thẳng hàng dễ kiểm tra, bảo đảm mật độ và tạo điều kiện thuận lợi cho khâu chăm sóc sau này.
  18. Kỹ thuật chăm sóc lúa cấy Làm cỏ Khi cây lúa bén rễ hồi xanh thì bắt đầu làm cỏ kết hợp với sục bùn và bón thúc. Sau đó tuỳ vào giống lúa ngắn hay dài ngày có thể tiếp tục làm cỏ sục bùn từ 1-2 lần nữa và kết thúc trước khi lúa bước vào thời kỳ làm đòng. Làm cỏ sục bùn có tác dụng diệt cỏ dại, vùi phân tránh mất đạm, bổ sung ô xy cho rễ, làm đứt rễ già và kích thích ra rễ mới. Làm cỏ bằng tay, cào răng đẩy tay. ( Cũng có thể dùng thuốc trừ cỏ) Trừ rong rêu: Những ruông lúa có nhiều rong rêu thì nên trừ bằng cách tháo cạn nước 5-6 ngày kết hợp bón vôi bột (5-10 kg/ha), hoặc phun CuSO4 5-10% vào ngày nắng từ 1-2 lần, mỗi lần cách nhau 2-3 ngày, hoặc dùng MCPA dung dịch 0,4% phun 500 lít/ ha. Bón thúc Bón thúc đẻ nhánh: Khi lúa bén rễ hồi xanh kết hợp với làm cỏ đợt I, bón  50 -60 % lượng đạm
  19. Bón đón đòng: Trước trỗ 30 -35 ngày. Bón đón đòng có tác dụng xúc tiến  phân hóa gié và hoa nhằm đạt số hạt / bông cao. Bón nuôi đòng: Tiến hành vào thời gian trước trỗ 12-15 ngày. bón nuôi  đòng có tác dụng tăng tỉ lệ hạt chắc và khối lượng hạt. Để tăng hiệu quả của phân bón thúc nên bón sâu theo cách kết hợp với làm cỏ sục bùn, giữ nước vừa phải, không bón khi thời tiết xấu . . .có thể dùng phân viên tổng hợp bón tập trung vào gốc sẽ năng cao hiệu quả của phân. Tưới nước Tuỳ điều kiện cụ thể mà có thể đảm bảo chế độ nước phổ biến như sau: duy trì mức nước < 5 cm vào thời kỳ sau cấy đến thời kỳ đẻ nhánh hữu hiệu, > 20cm vào thời kỳ cuối đẻ nhánh để hạn chế đẻ nhánh vô hiệu. Nếu lúa tốt, sinh trưởng mạnh thì nên rút nước phơi ruộng, hạn chế dinh dưỡng cũng có tác dụng làm giảm đẻ nhánh vô hiệu. Duy trì 5-10 cm nước vào thời kỳ làm đòng đến chín sữa. Sau thời kỳ chín sữa có thể rút nước, lúa tiếp tục vào chắc, thuận lợi cho khâu thu hoạch. Trường hợp lúa xấu hoặc trên đất chua , mặn, phèn, phải duy trì mực nước 5-6 cm để hạn chế phèn, mặn. Phòng trừ sâu bệnh Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện và phòng trừ sâu bệnh kịp thời.
  20. Thu hoạch bào quản
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2