Kỹ thuật xác định mục tiêu cho một bài dạy Vật lý
lượt xem 14
download
Trước đây, khi soạn giáo án cho một bài học, giáo viên thường bắt đầu từ đề mục: “Mục đích – yêu cầu”, trong đó những cụm từ “quen thuộc” thường dùng là “giúp học sinh nắm vững …”; “giúp học sinh hiểu rõ …” vv… đó là một cách đề xuất hết sức chung chung, hình thức!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kỹ thuật xác định mục tiêu cho một bài dạy Vật lý
- Kỹ thuật xác định mục tiêu cho một bài dạy Vật lý Trước đây, khi soạn giáo án cho một bài học, giáo viên thường bắt đầu từ đề mục: “Mục đích – yêu cầu”, trong đó những cụm từ “quen thuộc” thường dùng là “giúp học sinh nắm vững …”; “giúp học sinh hiểu rõ …” vv… đó là một cách đề xuất hết sức chung chung, hình thức! Trong tiến trình đổi mới phương pháp dạy học, cùng với nhiều vấn đề khác, việc thay đổi cách xác định mục tiêu của bài học cũng cần được quan tâm đúng mức. Chúng tôi xin trao đổi một số ý kiến xung quanh vấn đề này. Trước hết, cần phải phân biệt rõ: Đâu là mục đích và đâu là mục tiêu! Mục tiêu (objective) là cái đích cần phải đạt tới sau mỗi bài học vật lý, do chính giáo viên đề ra để định hướng hoạt động dạy học. Mục tiêu giống mục đích ở chỗ đều là cái đề ra nhằm đạt tới, nhưng chúng khác nhau cơ bản: - Mục đích (aim) là mục tiêu khái quát, dài hạn. Ví dụ: mục đích của chương trình vật lý trung học phổ thông - Mục tiêu (objective) là mục đích ngắn hạn, cụ thể. Ví dụ: mục tiêu của một bài dạy học.
- Nh ư vậy, mục đích quy định mục tiêu. Mục đích chung của chương trình vật lý trung học phổ thông quy định mục tiêu cụ thể của các chương, bài vật lý cụ thể ở lớp 10,11, 12. Bất kỳ một hoạt động nào cũng cần phải đề ra mục tiêu. Nhờ vậy, hoạt động mới có định hướng đúng, tổ chức phù hợp và kết quả mới được đánh giá rõ ràng. Hoạt động dạy học cũng phải đạt đến những mục tiêu nhất định trong từng bài, từng chương, trong suốt cả quá trình. Xác định mục tiêu đúng, cụ thể mới có căn cứ để tổ chức hoạt động dạy học khoa học và đánh giá khách quan, lượng hóa kết quả dạy học. Việc xác định mục tiêu dựa trên những nguyên tắc nào? - Mục tiêu phải phản ánh được mục đích giáo dục của nhà trường Việt Nam nói chung, mục đích của chương trình vật lý ở cấp học, lớp học. - Mục tiêu phải phù hợp với lý luận dạy học hiện đại, cụ thể hóa vào bài dạy nguyên lý, quan điểm, nguyên tắc, tư tưởng về phương pháp dạy học và giáo dục nói chung. - Mục tiêu phải định rõ các công việc và mức độ hoàn thành của học sinh, tránh viết chung chung, thiếu cụ thể. Trong dạy học hướng tập trung vào học sinh, thông thường mục tiêu phải chỉ rõ học xong bài, học sinh đạt được cái gì. ở đây là mục tiêu học tập (learning objectves) chứ không phải là mục tiêu giảng dạy (teaching objectves). - Mục tiêu là cái đích của bài học cần đạt tới một cách cụ thể, chứ không phải là chủ đề. - Mục tiêu không phải chỉ ra tiến trình bài học mà phải chỉ rõ sản phẩm của bài học. - Các mục tiêu cụ thể được ghi rõ phân cách nhau để tiện cho việc đánh giá kết quả bài học. - Mỗi mục tiêu cụ thể nên diễn đạt bằng một động từ để xác định rõ mức độ học sinh phải đạt bằng hành động.. Để viết mục tiêu cụ thể, nên dùng các động từ như: phân tích, so sánh, liên hệ, tổng hợp, chứng minh, đo đạc, tính toán, quan sát,
- lập được, vẽ được, thu thập, áp dụng... không dùng các động từ chung chung không đo đạc được như các động từ “nắm được”, “hiểu rõ”... Các dạng mục tiêu trong dạy học vật lý Mục tiêu được đề ra nhằm vào việc đảm bảo thực hiện nhiệm vụ. Liên quan với 3 nhiệm vụ cơ bản của lý luận dạy học, bài vật lý thường có các mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ. - Nhóm mục tiêu nhận thức. Theo B.Bloom (1956), trong lĩnh vực nhận thức, có 6 mức độ: + Biết: nhận biết, ghi nhớ, tái hiện, định nghĩa khái niệm. + Hiểu: thông báo, thuyết minh, tóm tắt, thông tin, giải thích, suy rộng. + áp dụng: vận dụng kiến thức vào tình huống mới. + Phân tích: nhận biết các bộ phận của một tổng thể, so sánh, phân tích, đối chiếu, phân loại. + Tổng hợp: tập trung các bộ phận thành một tổng thể thống nhất, lập kế hoạch, dự đoán. + Đánh giá: khả năng đưa ra ý kiến về một vấn đề. Để xác định đúng mục tiêu, cần phải làm gì? Đọc kĩ sách giáo khoa, kết hợp với các tài liệu tham khảo để tìm hiểu nội dung của mỗi mục trong bài và cái đích cần đạt tới của mỗi mục. Trên cơ sở đó xác định đích cần đạt tới của cả bài về kiến thức, kĩ năng, thái độ. Đó chính là mục tiêu của bài. Cuối mỗi bài học thường có hệ thống câu hỏi và bài tập. Giáo viên cũng có thể dựa vào đó để xác định mục tiêu bài học. Một số ví dụ về cách xác định mục tiêu Ví dụ khi dạy bài lăng kính, mục tiêu được xác định là: - Trình bày được cấu tạo của lăng kính. - Vẽ được đường đi của tia sáng đơn sắc qua lăng kính.
- - Viết đúng và vận dụng được các công thức cơ bản của lăng kính để giải một số bài tập về lăng kính. - Nêu được một vài ứng dụng của lăng kính. Còn khi dạy bài các cách ghép nguồn điện thì mục tiêu là: - Trình bày được cách mắc các loại bộ nguồn ghép nối tiếp, ghép xung đối, ghép song song, ghép hỗn hợp đối xứng (các nguồn giống nhau). - Thiết lập được công thức tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn trong các cách mắc trên. - Vận dụng được công thức tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn trong các cách mắc trên để giải một số bài tập đơn giản. Quan niệm và các bước thiết kế bài dạy học vật lý Sản phẩm của việc thiết kế bài dạy học bao gồm giáo án và toàn bộ những suy nghĩ về quá trình dạy học sẽ diễn ra trong tiết học sắp đến. Một
- loại được thể hiện ở ngay trên giấy. Loại khác, nằm ở trong suy nghĩ của giáo viên. 1. Quan niệm về thiết kế bài dạy học Thiết kế bài dạy học là công việc quan trọng của giáo viên vật lý trước khi tổ chức hoạt động học tập của học sinh ở trên lớp, bao gồm việc nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo để xác định mục tiêu dạy học, lựa chọn kiến thức cơ bản, dự kiến các cách thức tạo nhu cầu kiến thức ở học sinh, xác định các hình thức tổ chức dạy học và các phương pháp, phương tiện dạy học thích hợp, xác định hình thức củng cố, vận dụng tri thức đã học ở bài vào việc tiếp nhận kiến thức mới hoặc vận dụng vào trong thực tế cuộc sống. Thiết kế bài dạy học vật lý bao gồm cả việc dự kiến các tình huống sư phạm xảy ra trong bài dạy và cách ứng xử thích hợp của giáo viên. Các tình huống đó có thể liên quan đến thời gian, phương tiện dạy học, đối tượng học sinh, kiến thức thực tế liên quan đến bài dạy học. Sản phẩm của việc thiết kế bài dạy học bao gồm giáo án và toàn bộ những suy nghĩ về quá trình dạy học sẽ diễn ra trong tiết học sắp đến. Một loại được thể hiện ở ngay trên giấy. Loại khác, nằm ở trong suy nghĩ của giáo viên. Giáo án được xem như là bản kế hoạch dạy học của giáo viên. Về mặt hình thức, giáo án là một bài soạn cụ thể của giáo viên, được trình bày bằng những đề mục, câu chữ ngắn gọn, rõ ràng theo một trình tự hợp lí và hình thức đặc trưng của giáo án. Trong giáo án không thể hiện được cảm xúc, tư tưởng, tình cảm của người dạy và người học. Giáo án cũng không thể trình bày hết những dự kiến, cũng như cách ứng xử của người dạy. Chính đó là điểm phân biệt rõ rệt giữa giáo án và thiết kế bài dạy học. Về mặt khái niệm, giáo án là một bản kế hoạch cụ thể, còn thiết kế bài dạy học là một hoạt động đa diện, phức tạp, tốn nhiều công sức, trí tuệ của giáo viên, Tất cả những chuẩn bị, dự kiến, hình dung hoạt động thiết kế không được trình bày hết ở giáo án và ngược lại, giáo án chỉ thể hiện những sản phẩm cụ thể, rõ ràng của hoạt động thiết kế. Giáo án là một trong những sản phẩm của hoạt động thiết kế bài dạy học được thể hiện bằng vật chất trước khi bài dạy học được tiến hành.
- 2. Các bước thiết kế bài dạy học vật lí Bất kỳ người giáo viên nào khi tiến hành thiết kế bài dạy học vật lý đều suy nghĩ, tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng các câu trả lời cho các câu hỏi sau đây: - Học xong bài này, học sinh có được cái gì? (xác định mục tiêu) - Dạy cái gì? (xác định nội dung) - Dạy như thế nào? (tạo nhu cầu nhận thức, lựa chọn hình thức tổ chức và PPDH, tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh) - Giúp học sinh củng cố và bước đầu vận dụng kiến thức vừa tiếp nhận được như thế nào? (củng cố và ra bài tập về nhà). Tương ứng với các câu hỏi trên, có các nhiệm vụ cụ thể được thực hiện theo một qui trình thích hợp, bao gồm các bước sau: 1) Xác định mục tiêu bài dạy học 2) Lựa chọn kiến thức cơ bản, cấu trúc kiến thức cơ bản theo định hướng thích hợp. 3) Tạo nhu cầu hứng thú nhận thức 4) Tổ chức các hoạt động dạy học, xác định các hình thức tổ chức dạy học 5) Xác định các phương pháp dạy học 6) Xác định hình thức củng cố và tập vận dụng các kiến thức mà học sinh vừa tiếp nhận, giao nhiệm vụ về nhà. Mỗi bước có các kỹ thuật thực hiện nhất định theo quan điểm dạy học đề cao vai trò chủ thể nhận thức của học sinh. Tuy nhiên, điều làm cho nhiều giáo viên vật lí lúng túng hiện nay là xác định mục tiêu bài học và tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Kỹ thuật dạy Sinh học: Phần 1 - TS. Phan Đức Duy
30 p | 295 | 58
-
Bài giảng Kỹ thuật thu thập thông tin định lượng - PGS.TS. Hoàng Thị Phương Thảo
30 p | 110 | 19
-
Bài giảng Cơ sở kỹ thuật y sinh: Chương 3 - TS. Huỳnh Quang Linh
0 p | 112 | 13
-
Ứng dụng GIS và kỹ thuật đánh giá đa chỉ tiêu (MCA) trong đánh giá thích nghi cây lúa - màu khu vực huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị
13 p | 6 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Vật lý nguyên tử: Nghiên cứu xác định số liệu tiết diện bắt bức xạ nơtron bằng kỹ thuật phin lọc nơtron
24 p | 69 | 3
-
Giáo trình Vận hành công trình thu gom và thoát nước (Ngành: Kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
109 p | 10 | 2
-
Giáo trình Phân tích nước thải và bùn 2 (Ngành: Kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
34 p | 7 | 2
-
Giáo trình Phân tích nước thải và bùn 1 (Ngành: Kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
63 p | 6 | 2
-
Giáo trình Bảo trì mạng lưới thoát nước (Ngành: Kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
85 p | 3 | 2
-
Giáo trình Xử lý nước cấp (Ngành: Công nghệ kỹ thuật tài nguyên nước - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
122 p | 5 | 2
-
Giáo trình Vật liệu xây dựng (Ngành: Công nghệ kỹ thuật tài nguyên nước - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
145 p | 9 | 2
-
Giáo trình Thủy lực (Ngành: Công nghệ kỹ thuật tài nguyên nước - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
46 p | 8 | 2
-
Xây dựng thuật toán tiến cho bài toán quan sát đa mục tiêu MTT sử dụng HMM không thuần nhất
6 p | 4 | 2
-
Áp dụng một số biện pháp kỹ thuật tổng hợp và xác định lượng phân lân thích hợp với cam sành trồng ở Hàm Yến - Tuyên Quang
5 p | 57 | 2
-
Xác định mức độ pha trộn đường của cây C4 trong nước hoa quả trên cơ sở thành phần đồng vị cacbon 13 (δ13C) trong đường
5 p | 28 | 2
-
Bài giảng Địa kỹ thuật 1: Chương 0 - TS. Kiều Lê Thuỷ Chung
14 p | 11 | 1
-
Xác định hàm lượng một số acid sialic trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe bằng kỹ thuật sắc ký lỏng khối phổ hai lần (LC-MS/MS)
7 p | 53 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn