BỘ Y TẾ<br />
TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE TRUNG ƯƠNG<br />
<br />
KỶ YẾU<br />
CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC<br />
CỦA HỆ TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE<br />
NĂM 2013<br />
<br />
Hà Nội, 2014<br />
<br />
1<br />
<br />
BAN BIÊN SOẠN<br />
<br />
CHỦ BIÊN<br />
<br />
TTƯT.BSCKI. Đặng Quốc Việt<br />
Giám đốc Trung tâm Truyền thông GDSK Trung ương<br />
<br />
BIÊN TẬP<br />
<br />
ThS.BS. Trịnh Ngọc Quang - Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông GDSK Trung ương<br />
ThS.BS. Lý Thu Hiền - Trưởng phòng Khoa học - Đào tạo<br />
CN. Phùng Thị Thảo - Cán bộ phòng Khoa học - Đào tạo<br />
CN. Nguyễn Thị Lý - Cán bộ phòng Khoa học - Đào tạo<br />
<br />
2<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
1. Khảo sát nhanh nhu cầu tập huấn về Truyền thông Giáo dục sức khỏe của 63 Trung<br />
tâm Truyền thông GDSK tuyến tỉnh năm 2013……………………………….……..5<br />
2. Đánh giá hoạt động nhân viên y tế thôn bản tại tỉnh An Giang năm 2012 theo thông<br />
tư số 39/TT-BYT ngày 10/09/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế………………...………..9<br />
3. Hiệu quả mô hình tăng cường thực hành nuôi con bằng sữa mẹ dựa vào cộng đồng ở<br />
xã Bình Thạnh Đông và Phú Thọ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang………………....14<br />
4. Khảo sát kiến thức về chăm sóc sức khỏe thiết yếu tại gia đình và cộng đồng của<br />
người dân Bà Rịa - Vũng Tàu, năm 2013…………………………………...……....21<br />
5. Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về sức khỏe sinh sản vị thành niên của học<br />
sinh trường trung học phổ thông Bắc Kạn năm 2013 …………………...………….30<br />
6. Khảo sát kiến thức, thực hành về bệnh Tay chân miệng của bà mẹ chăm sóc trẻ dưới<br />
5 tuổi tại phường Hạp Lĩnh, thành phố Bắc Ninh, năm 2013 ……………………...40<br />
7. Mô tả hoạt động và một số yếu tố liên quan đến công tác Truyền thông Giáo dục sức<br />
khỏe của nhân viên y tế thôn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh, năm 2013….......…48<br />
8. Khảo sát sự tiếp cận của người dân đối với các loại hình truyền thông phòng chống<br />
bệnh Tay chân miệng…………………….. ……………………………………..….56<br />
9. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, hành vi về sức khỏe<br />
sinh sản của học sinh các trường trung học phổ thông trong huyện Thới Bình, tỉnh<br />
Cà Mau, năm 2012…………………………………………………………………..57<br />
10. Nghiên cứu thực trạng hệ thống chăm sóc sức khỏe trước mang thai tại thành phố Đà<br />
Nẵng…………………………………………………………….. ………………….64<br />
11. Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp truyền thông cải thiện hành vi dự<br />
phòng tăng huyết áp của người dân 50 tuổi trở lên tại xã Cẩm Nam, huyện Cẩm<br />
Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, năm 2013………………….………...………….....................76<br />
12. Đặc điểm dịch tễ học và các yếu tố liên quan đến bệnh hen phế quản tại xã Hồng<br />
Thái, huyện An Dương, Hải Phòng……………………………….………………...83<br />
13. Đánh giá công tác điều trị bệnh hen phế quản ở huyện An Dương, Hải Phòng………...91<br />
14. Khảo sát kiến thức, thực hành và các yếu tố liên quan về phòng, chống một số bệnh<br />
thường gặp ở người dân huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang, năm 2013........................99<br />
15. Đánh giá nhận thức, thái độ, hành vi về vấn đề ô nhiễm môi trường của người dân<br />
thôn Nội Thượng, xã An Viễn, huyện Tiên Lữ, Hưng Yên…………..…………...109<br />
16. Kiến thức, thái độ, thực hành về sử dụng nhà vệ sinh của người dân vùng nông thôn tại<br />
các huyện Châu Thành, Vĩnh Thuận và Gò Quao, tỉnh Kiên Giang, năm 2013 ……..110<br />
17. Thực trạng kiến thức, hành vi của người dân về phòng bệnh Tay chân miệng trên địa<br />
bàn tỉnh Kon Tum, năm 2012…………………………………….………………..119<br />
3<br />
<br />
18. Đánh giá kết quả phòng chống sốt xuất huyết Denge ở người dân huyện Thủ Thừa,<br />
tỉnh Long An, năm 2012……………………………………………......................125<br />
19. Mô tả kiến thức, thái độ và thực hành sử dụng bao cao su trong kế hoạch hóa gia đình của<br />
nam giới có vợ tại xã Thượng Kiệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, năm 2013……..131<br />
20. Nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành sức khỏe sinh sản vị thành niên của học<br />
sinh trung học phổ thông tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, năm 2013….143<br />
21. Khảo sát vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp trong công tác<br />
Truyền thông Giáo dục sức khỏe tại tỉnh Quảng Nam………………….................150<br />
22. Đánh giá kiến thức thái độ thực hành của người dân tỉnh Thái Bình về bệnh không<br />
lây nhiễm năm 2013……………………………………………... ……………….158<br />
23. Khảo sát các thực hành liên quan đến bệnh đái tháo đường của người dân tại huyện<br />
Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh……………………………………….…………………167<br />
24. Thực hành công tác Truyền thông Giáo dục sức khỏe tỉnh Tuyên Quang và những giải<br />
pháp nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông Giáo dục sức khỏe đến năm 2015….172<br />
25. Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hoạt động của đội ngũ nhân<br />
viên y tế thôn, bản tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, năm 2012……....................179<br />
26. Sáng kiến cải tiến kỹ thuật cẩm nang công tác y tế trường học……………...........189<br />
27. Sáng kiến kinh nghiệm Truyền thông Giáo dục sức khỏe nâng cao nhận thức về Bảo<br />
hiểm y tế và thúc đẩy hành vi tìm kiếm dịch vụ y tế của người nghèo tại các huyện<br />
Hà Quảng, Nguyên Bình, Trùng Khánh…………………………………………...195<br />
28. Sáng kiến cải tiến kỹ thuật xây dựng mẫu sổ sách sử dụng trong công tác Truyền<br />
thông Giáo dục sức khỏe trên địa bàn tỉnh Phú Thọ………………........................198<br />
<br />
4<br />
<br />
KHẢO SÁT NHANH NHU CẦU TẬP HUẤN<br />
VỀ TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE<br />
CỦA 63 TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG GDSK TUYẾN TỈNH NĂM 2013<br />
ThS. Lý Thu Hiền, BS. Đào Thị Tuyết, CN. Phùng Thị Thảo<br />
CN. Nguyễn Thanh Hồng, CN. Nguyễn Thị Lý<br />
Trung tâm Truyền thông GDSK Trung ương<br />
<br />
Tóm tắt nghiên cứu<br />
Nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu xác định nhu cầu tập huấn về truyền thông<br />
giáo dục sức khỏe của các trung tâm Truyền thông GDSK tuyến tỉnh (T4G). Kết quả<br />
nghiên cứu cho thấy nhu cầu tập huấn tập trung cao ở 3 nội dung: Nghiên cứu khoa<br />
học (53,2%), áp dụng công nghệ số trong sản xuất chương trình phát thanh/truyền<br />
hình (50,0%) và xây dựng nội dung chương trình phát thanh truyền hình cho biên<br />
tập, đạo diễn và quay phim (56,5%). Thời gian phù hợp cho một khóa tập huấn là từ 3<br />
đến 5 ngày, các lớp tập huấn nên tổ chức theo khu vực và vào quý II hoặc quý III trong<br />
năm. Các đơn vị có thể cử cán bộ tham gia tập huấn bằng nguồn ngân sách của đơn vị.<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Truyền thông giáo dục sức khỏe (TTGDSK) là 1 trong 10 nội dung chăm sóc<br />
sức khỏe ban đầu ở Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc và<br />
bảo vệ sức khỏe nhân dân. Quyết định số 89/QĐ-BYT ngày 11/01/2008 của Bộ Y<br />
tế về việc việc ban hành điều lệ của đơn vị đã chỉ ra rằng đào tạo nâng cao trình độ<br />
chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác TTGDSK các cấp là một trong<br />
những nhiệm vụ của Trung tâm Truyền thông GDSK Trung ương. Trong những<br />
năm qua, trung tâm TTGDSK Trung ương đã mở nhiều lớp tập huấn cho cán bộ<br />
truyền thông các tỉnh/thành phố trong cả nước về nhiều nội dung khác nhau như:<br />
Kỹ năng truyền thông, nghiên cứu đối tượng, lập kế hoạch, phát triển tài liệu, nâng<br />
cao sức khỏe, nghiên cứu khoa học…Tuy nhiên, việc tổ chức các khóa tập huấn<br />
thường được xây dựng theo yêu cầu của các chương trình dự án, ít xuất phát từ nhu<br />
cầu thực tế của các đơn vị. Thực tế này dẫn đến một số nội dung tập huấn chưa phù<br />
hợp, thời gian chưa hợp lí vì vậy mà số lượng học viên trong mỗi khóa tập huấn ít<br />
(