intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỷ yếu hội thảo khoa học Đào tạo ngành Toán kinh tế trong bối cảnh hiện nay và các vấn đề liên quan: Phần 1

Chia sẻ: Tri Nhân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:172

50
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Kỷ yếu hội thảo khoa học đào tạo ngành Toán kinh tế trong bối cảnh hiện nay và các vấn đề liên quan" bao gồm một số bài viết tham luận, ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý trong lĩnh vực đào tạo ngành Toán kinh tế và sử dụng nhân lực của ngành. Tài liệu được chia thành 2 phần, phần 1 gồm có một số bài viết như: Mở ngành Toán kinh tế tại trường Đại học Tài Chính – Marketing; mô hình phát triển chương trình đào tạo ngành Toán kinh tế đáp ứng chuẩn đầu ra; đào tạo chuyên ngành Tài chính định lượng tại trường đại học Tài Chính – Marketing; ngành Toán kinh tế: thiên thời - địa lợi - nhân hòa;… Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỷ yếu hội thảo khoa học Đào tạo ngành Toán kinh tế trong bối cảnh hiện nay và các vấn đề liên quan: Phần 1

  1. BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 6 NĂM 2020 NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐỀ DẪN HỘI THẢO T rường Đại học Tài chính - Marketing là trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính. Trong những năm gần đây, nhà trường đã được Thủ tướng Chính phủ giao cho thực hiện thí điểm tự chủ đại học (thời kỳ 2015 - 2017) và tiếp tục triển khai thực hiện cho đến nay. Thời gian vừa qua, nhà trường đã triển khai nhiều chương trình đào tạo, như: Chương trình Đại trà, Chương trình Đào tạo đặc thù, Chương trình Chất lượng cao, Chương trình Quốc tế, với tổng số gần 20.000 sinh viên mỗi năm. Đối với Chương trình Đại trà, nhà trường đã và đang đào tạo 12 ngành gồm: Quản trị kinh doanh, Marketing, Kinh doanh quốc tế, Tài chính - Ngân hàng, Bất động sản, Ngôn ngữ Anh, Kinh tế, Quản trị khách sạn, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị nhà hàng và ăn uống, Hệ thống thông tin quản lý. Hiện nay, nhà trường đã xác định thực hiện đào tạo theo định hướng ứng dụng, việc mở thêm ngành mới theo hướng ứng dụng được chú trọng. Trong bối cảnh Việt Nam đã hội nhập sâu rộng vào kinh tế quốc tế, kinh tế thế giới, và Việt Nam luôn có những biến động, việc xây dựng mô hình và phân tích dự báo kinh tế là nhu cầu tất yếu. Nhằm đáp ứng nhân lực cho yêu cầu này, Hội đồng Trường, Trường Đại học Tài chính - Marketing đã đồng ý lập đề án mở ngành đào tạo Toán kinh tế bậc cử nhân. Để chuẩn bị tốt nhất cho việc xây dựng đề án, hôm nay, Trường Đại học Tài chính - Marketing tổ chức Hội thảo khoa học: “Đào tạo ngành Toán kinh tế trong bối cảnh hiện nay và các vấn đề liên quan” nhằm trao đổi, chia sẻ, tiếp thu ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý trong lĩnh vực đào tạo ngành Toán kinh tế và sử dụng nhân lực của ngành này. Hội thảo rất vui mừng đã nhận được nhiều bài tham luận, đến từ các trường đại học thuộc khối Kinh tế trong cả nước như: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Kinh tế - Luật thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Kinh tế thuộc Đại học Đà Nẵng, Học viện Ngân hàng..., đặc biệt có cả các bài viết tham luận của sinh viên DQF17 Chương trình Tài chính định lượng đang đào tạo tại Trường Đại học 3
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN Tài chính - Marketing. Một số bài viết chọn lọc được đưa vào Kỷ yếu của Hội thảo. Với chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng, và với việc xây dựng chương trình đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra và trình độ đầu vào của sinh viên, thông qua Hội thảo này, Trường Đại học Tài chính - Marketing hy vọng sẽ thành công trong việc xây dựng Đề án mở ngành Toán kinh tế, chương trình đào tạo Tài chính định lượng. Xin trân trọng cảm ơn sự đóng góp của tất cả các quý vị! Xin chúc quý vị sức khỏe, hạnh phúc và thành công! Ban Tổ chức Hội thảo 4
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN BAN TỔ CHỨC HỘI THẢO 1. TS. NGUYỄN VĂN HIẾN - Trưởng Ban 2. TS. ĐẶNG THỊ NGỌC LAN - Đồng Trưởng Ban 3. TS. BẢO TRUNG - Phó Trưởng Ban 4. TS. NGUYỄN HUY HOÀNG - Phó Trưởng Ban 5. Ông HOÀNG THÁI HƯNG - Ủy viên 6. Ông NGUYỄN HỒNG THANH - Ủy viên 7. Bà LÊ THỊ HỒNG HẠNH - Ủy viên 8. Bà NGUYỄN NỮ THÁNH TÂM - Ủy viên 9. Ông NGUYỄN VIẾT HỒNG QUÂN - Ủy viên BAN THƯ KÝ HỘI THẢO 1. Bà PHAN THỊ HẰNG NGA 2. Bà BÙI HỒNG TRANG BAN NỘI DUNG HỘI THẢO 1. TS. NGUYỄN HUY HOÀNG 2. PGS.TS. TRẦN LỘC HÙNG 3. TS. TRẦN KIM THANH 4. TS. NGUYỄN TUẤN DUY 5. TS. VÕ THỊ BÍCH KHUÊ 6. ThS. NGUYỄN VĂN PHONG 5
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN CHỦ TRÌ HỘI THẢO 1. TS. ĐẶNG THỊ NGỌC LAN, Trường Đại học Tài chính - Marketing 2. TS. NGUYỄN HUY HOÀNG, Trường Đại học Tài chính - Marketing 3. TS. PHẠM HOÀNG UYÊN, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 6
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN MỤC LỤC 01. MỞ NGÀNH TOÁN KINH TẾ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING TS. Nguyễn Huy Hoàng - TS. Đặng Thị Ngọc Lan 11 Trường Đại học Tài chính - Marketing 02. MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ ĐÁP ỨNG 17 CHUẨN ĐẦU RA TS. Đặng Thị Ngọc Lan Trường Đại học Tài chính - Marketing 03. ĐÀO TẠO CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH ĐỊNH LƯỢNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - 27 MARKETING ThS. Nguyễn Văn Phong Trường Đại học Tài chính - Marketing 04. NGÀNH TOÁN KINH TẾ: THIÊN THỜI - ĐỊA LỢI - NHÂN HÒA TS. Phạm Hoàng Uyên 33 Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 05. NGÀNH TOÁN KINH TẾ - TÀI CHÍNH - BẢO HIỂM: HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI TS. Tạ Quốc Bảo 43 Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh 06. NGÀNH TOÁN KINH TẾ: MỘT GÓC NHÌN TỪ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT TS. Lê Thị Thanh An 51 Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 07. ACTUARIAL SCIENCES - MỘT HƯỚNG CHUYÊN SÂU ỨNG DỤNG TOÁN TRONG BẢO 62 HIỂM, TÀI CHÍNH VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TS. Phạm Thị Hồng Thắm, TS. Nguyễn Quang Huy Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 08. ĐỔI MỚI TRONG TUYỂN SINH VÀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC THEO ĐỊNH HƯỚNG 71 ỨNG DỤNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ThS. Phạm Văn Nghĩa Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 7
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 09. MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TOÁN HỌC VÀ KINH TẾ HỌC - CƠ SỞ ĐỂ HÌNH 81 THÀNH TOÁN KINH TẾ - MỘT NGÀNH ĐÀO TẠO ĐANG ĐƯỢC QUAN TÂM HIỆN NAY PGS.TS. Trần Lộc Hùng Trường Đại học Tài chính - Marketing 10. CHUỖI GIÁ TRỊ BẢO HIỂM VÀ VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO CHUYÊN VIÊN ĐỊNH PHÍ BẢO HIỂM 89 TRONG BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG NGHỆ BẢO HIỂM ThS. Bùi Thị Lệ Thủy, ThS. Nguyễn Thị Ngọc Miên, TS. Trần Thị Tuấn Anh Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 11. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ ĐÁP ỨNG TIÊU CHUẨN 102 KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG ThS. Phan Thị Hương Trường Đại học Tài chính - Marketing 12. ĐỔI MỚI NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MÔN TOÁN CHO 114 CÁC NHÀ KINH TẾ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ThS. Hoàng Văn Thắng, ThS. Phạm Văn Nghĩa Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 13. NHU CẦU NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG THỜI GIAN TỚI TS. Lê Tài Thu 134 Học viện Ngân hàng, Hà Nội 14. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC NGÀNH TOÁN KINH TẾ ThS. Nguyễn Trung Đông 142 Trường Đại học Tài chính - Marketing 15. TOÁN KINH TẾ: TỪ SỰ TÁC ĐỘNG TRONG NỀN KINH TẾ SỐ ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG 153 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ThS. Trần Văn Bình, TS. Trần Đình Phụng Trường Đại học Tài chính - Marketing 16. NHU CẦU ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH TOÁN KINH TẾ VÀ MỘT VÀI HÀM Ý TS. Lê Dân 162 Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 17. PHÂN TÍCH SWOT VIỆC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI 172 CHÍNH - MARKETING ThS. Hoàng Thị Xuân Trường Đại học Tài chính - Marketing 8
  8. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 18. TOÁN KINH TẾ - NGÀNH KẾT NỐI TOÁN HỌC VÀ KINH TẾ - MỘT NGÀNH HỌC HAY VỚI 185 NHIỀU CƠ HỘI RỘNG MỞ ThS. Phạm Thị Thu Hiền Trường Đại học Tài chính - Marketing 19. CƠ HỘI VIỆC LÀM ĐỐI VỚI SINH VIÊN TỐT NGHIỆP NGÀNH TOÁN KINH TẾ ThS. Vũ Thanh Tùng, 193 ThS. Phạm Thị Tuyết Nhung Trường Đại học Tài chính - Marketing 20. VỀ VIỆC MỞ NGÀNH TOÁN KINH TẾ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING TS. Trần Kim Thanh 206 Trường Đại học Tài chính - Marketing 21. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TOÁN KINH TẾ ThS. Nguyễn Thị Hồng Vân 217 Trường Đại học Tài chính - Marketing 22. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TÂM LÝ GIAO DỊCH TRÊN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH ThS. Phan Ngọc Yến Xuân, ThS. Lê Trường Giang 225 Trường Đại học Tài chính - Marketing 23. ỨNG DỤNG XÍCH MARKOV ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH COVID-19 ĐẾN TĂNG 237 TRƯỞNG NGÀNH DỊCH VỤ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TS. Nguyễn Quyết, ThS. Nguyễn Vũ Dzũng, TS. Huỳnh Thế Nguyễn Trường Đại học Tài chính - Marketing 24. TÁC ĐỘNG NGƯỠNG QUY MÔ TRONG QUAN HỆ NỢ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG PGS.TS. Hồ Thủy Tiên, ThS. Ngô Văn Toàn 246 Trường Đại học Tài chính - Marketing 25. NGHIÊN CỨU RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC CÔNG TY THUỘC NHÓM VN30 BẰNG MÔ HÌNH 262 MERTON ThS. Nguyễn Đức Bằng Trường Đại học Tài chính - Marketing 26. ỨNG DỤNG MÔ HÌNH PHÂN TÍCH CHUỖI THỜI GIAN TRONG PHÂN TÍCH MỐI QUAN 271 HỆ CỦA CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ VĨ MÔ VÀ GIÁ CỔ PHIẾU TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (HSX) Sinh viên lớp 17DQF. Nguyễn Tâm Nhi Trường Đại học Tài chính - Marketing 9
  9. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 27. ỨNG DỤNG PHẦN MỀM R TRONG PHÂN TÍCH KỸ THUẬT VÀ NHỮNG THIẾT LẬP 282 CHO GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN QUỐC TẾ ThS. Lê Trường Giang Trường Đại học Tài chính - Marketing 28. MÔ HÌNH ARIMA VÀ ỨNG DỤNG DỰ BÁO LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM ThS. Vũ Anh Linh Duy 298 Trường Đại học Tài chính - Marketing 29. R VÀ THUẬT TOÁN ĐIỂM TRONG CHO QUY HOẠCH TUYẾN TÍNH ThS. Phạm Việt Huy 307 Trường Đại học Tài chính - Marketing 10
  10. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 01. MỞ NGÀNH TOÁN KINH TẾ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING TS. Nguyễn Huy Hoàng - TS. Đặng Thị Ngọc Lan Trường Đại học Tài chính - Marketing Tóm tắt Bài viết giới thiệu sự cần thiết mở ngành Toán kinh tế, năng lực và kinh nghiệm đào tạo của Trường Đại học Tài chính - Marketing nói chung, năng lực kinh nghiệm đào tạo của Khoa Luật - Kinh tế và Bộ môn Toán - Thống kê nói riêng, trong việc mở ngành đào tạo Toán kinh tế và chương trình Tài chính định lượng, bậc đại học, tại Trường Đại học Tài chính - Marketing. Từ khóa: Toán kinh tế, Tài chính định lượng, Bộ môn Toán - Thống kê, Khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học Tài chính - Marketing 1. SỰ CẦN THIẾT MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TOÁN KINH TẾ Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam, trong quá trình hội nhập sâu và rộng vào nền kinh tế thế giới, có nhiều vấn đề kinh tế và tài chính đòi hỏi có sự thay đổi. Hàng loạt các bài toán được đặt ra cho các nhà quản lý và các nhà kinh tế, đó là: phân tích và dự báo tài chính, thị trường; phân tích các nguồn vốn đầu tư; phân tích các chỉ số phát triển.... Chìa khóa cơ bản để giải quyết các vấn đề này là các công cụ định lượng và phương pháp Toán học. Để thực hiện được nội dung nêu trên, chúng ta cần phải đào tạo đội ngũ nhân lực có nền tảng tư duy cũng như tri thức để hiểu và vận dụng giải quyết được các vấn đề phát sinh trong thực tiễn. Chẳng hạn, như những vấn đề liên quan đến lĩnh vực tài 11
  11. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN chính là yếu tố quan trọng hàng đầu của nền kinh tế, chúng ta cần thiết phải xây dựng mô hình, phân tích dự báo về tài chính và quản trị rủi ro tài chính ở cả cấp độ vĩ mô lẫn vi mô nhằm hạn chế các nguy cơ vỡ nợ, suy thoái, khủng hoảng của nền kinh tế. Bên cạnh đó, những thay đổi và tiến bộ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật sẽ mở ra kỷ nguyên mới của việc lựa chọn các phương án đầu tư, tối ưu hóa sử dụng các nguồn lực, thúc đẩy năng suất lao động và hiệu quả, tạo bước đột phá về tốc độ phát triển, phạm vi mức độ tác động làm biến đổi cơ bản hệ thống sản xuất và quản trị xã hội cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Tiến bộ khoa học kỹ thuật này chính là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, và nền tảng của nó là Toán học. Việt Nam đang phát triển mô hình kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, với sự tham gia và điều tiết của Chính phủ, và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong vài thập kỷ qua. Do đó, các hoạt động quản trị tài chính trong mọi tổ chức kinh tế cần được nghiên cứu cải tiến liên tục theo đà phát triển của kinh tế và xã hội. Trên thế giới đã có rất nhiều tiến bộ trong xây dựng mô hình kinh tế, tài chính dựa trên Toán học và ứng dụng công nghệ thông tin. Tuy nhiên, những tiến bộ này chưa được áp dụng sâu rộng tại Việt Nam. Một trong những lý do là những cơ sở đào tạo hiện hữu chưa thực sự tạo dựng được mối liên kết giữa Toán học, Thống kê, Công nghệ thông tin và các lý thuyết kinh tế và tài chính. Do vậy, cần phải có kiến thức sâu, rộng và liên ngành và bài bản, mới có khả năng tham gia hoạt động nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu của thế giới vào tình hình cụ thể tại Việt Nam. Mặc dù có nhu cầu nhân lực rất lớn, do sự bùng nổ và phát triển của ngành kinh tế, tài chính tại Việt Nam trong hơn 20 năm qua, việc đào tạo nghiên cứu viên và chuyên gia phân tích, dự báo về kinh tế và tài chính tại Việt Nam vẫn còn hạn chế. Thời gian qua, đã có một số trường đại học đang nỗ lực phát triển và đào tạo về các chuyên ngành này, tuy nhiên chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế ở nước ta hiện nay. Nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, cũng như tận dụng được xu thế phát triển, tích hợp các thế mạnh của các ngành học đang có tại Trường Đại học Tài chính - Marketing, chúng tôi đã nghiên cứu và đề xuất mở ngành học: Toán kinh tế, chương trình đào tạo Tài chính định lượng bậc đại học. Khác với các chương trình hiện có trong nước, ngành Toán kinh tế của Trường Đại học Tài chính - Marketing, chúng tôi muốn tạo ra một cơ sở Toán với sự cần thiết vừa 12
  12. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN đủ cùng các kiến thức cơ bản về kinh tế và tài chính, song song với đó, sinh viên ứng dụng mạnh các mô hình toán thống kê, kinh tế lượng được xem là mục tiêu hàng đầu. Từ đó, giúp sinh viên được trang bị đầy đủ kiến thức đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực khan hiếm hiện nay tại các tổ chức tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, phân tích thị trường, phân tích kinh doanh. Ngoài ra, chúng tôi rất chú trong đến lĩnh vực khai thác dữ liệu, phân tích, xử lý dữ liệu,... là những vấn đề được quan tâm rất lớn hiện nay. Ngành đào tạo thể hiện tính ứng dụng cao về mặt toán học trong quá trình đào tạo, tổ chức kết nối với doanh nghiệp nhằm giúp sinh viên có cơ hội cọ sát các vấn đề thực tiễn. 2. NĂNG LỰC VÀ KINH NGHIỆM ĐÀO TẠO 2.1. Năng lực và kinh nghiệm đào tạo của Trường Đại học Tài chính - Marketing Trường Đại học Tài chính - Marketing thuộc Bộ Tài chính, tiền thân là Trường Đại học bán công Marketing được thành lập ngày 05/03/2004, theo Quyết định số 29/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; và ngày 25/03/2009, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 395/QĐ-TTg đổi tên thành Trường Đại học Tài chính - Marketing, là đơn vị sự nghiệp đào tạo trực thuộc Bộ Tài chính. Đến thời điểm hiện nay, Trường được Nhà nước cho phép đào tạo ở cả 03 bậc: Tiến sĩ, Thạc sĩ và Đại học với nhiều loại hình đào tạo từ chính quy tập trung đến vừa làm vừa học, hoàn chỉnh chương trình đại học và các khóa học bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, các lớp chuyên đề ngắn hạn. Về nhân lực, tính đến ngày 30/12/2019, tổng số cán bộ, giảng viên, viên chức hiện đang làm việc tại Trường là 597 người, trong đó có 543 cán bộ viên chức trong biên chế và 44 người hợp đồng dài hạn. Đội ngũ giảng viên toàn trường là 390 người, trong đó có 9 phó giáo sư (PGS), 1 tiến sĩ khoa học (TSKH), 53 tiến sĩ (TS); 303 thạc sĩ (ThS) và 25 cử nhân (CN). Về đào tạo, Trường đào tạo đa ngành, đa cấp độ: (1) Đào tạo đại học gồm 11 ngành với 28 chuyên ngành, trong 28 chuyên ngành đào tạo có 7 chuyên ngành đào tạo chất lượng cao và 4 chuyên ngành đào tạo quốc tế; (2) Đào tạo cao đẳng 15 ngành; (3) Đào tạo liên thông đại học 4 ngành; (4) Đào tạo thạc sĩ 2 chuyên ngành (Quản trị kinh doanh và Tài chính - Ngân hàng); (5) Đào tạo tiến sĩ 2 chuyên ngành (Quản trị kinh doanh và Tài chính - Ngân hàng). Công tác quản lý đào tạo các bậc hệ của Trường được giao cho 4 đơn vị đầu mối là Phòng Quản lý đào tạo, Viện Đào tạo sau đại học, Viện Đào tạo thường xuyên, Trung tâm Hợp tác quốc tế. 13
  13. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN Về cơ sở vật chất, Trường có một trụ sở chính tại Quận 7 và 5 cơ sở tại các khu vực khác; có đủ giảng đường, phòng học, phòng thực hành máy tính, trang thiết bị và phương tiện phục vụ giảng dạy; có bộ phận y tế chăm sóc sức khỏe; thư viện phục vụ nhu cầu của người học, giảng viên. Về tài chính, Trường là đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trực thuộc Bộ Tài chính được giao tự chủ 100% chi thường xuyên và chi đầu tư. Công tác lập kế hoạch tài chính và quản lý tài chính được thực hiện theo quy định. Các nguồn thu hợp pháp của Trường đều tuân thủ theo đúng quy định tại các văn bản của Bộ Tài chính và các quy định của Hiệu trưởng về mức thu và đối tượng thu. Về nghiên cứu khoa học (NCKH), Trường đầu tư cấp kinh phí cho hoạt động NCKH theo quy định; có chế độ khuyến khích cán bộ, giảng viên NCKH; hằng năm tham gia đấu thầu và thực hiện các đề tài cấp Bộ, Sở/ban/ngành, địa phương; các sản phẩm NCKH của giảng viên phục vụ tốt cho quá trình giảng dạy như giáo trình, tài liệu. Về hợp tác quốc tế, Trường ký kết hợp tác với Trường Đại học Help - Malaysia đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh; Ngoài ra, Trường còn có mối liên kết hợp tác với nhiều cơ sở giáo dục nước ngoài khác như: Trường Đại học Northwestern Polytechnic (Hoa Kỳ), chương trình chuyển tiếp du học sang Newcastle College và Teesside University. Hợp tác, hỗ trợ đào tạo, trao đổi lưu học sinh với Lào, Campuchia. Về hợp tác trong nước: xây dựng mối quan hệ mật thiết với Sở Giao dịch Chứng khoán Sài Gòn, Ngân hàng BIDV, Vietinbank, Sacombank, Lotte Mark, Hiệp hội Marketing, Hiệp hội Thẩm định giá và nhiều doanh nghiệp khác. Về đảm bảo chất lượng (ĐBCL), Trường có mạng lưới Tổ ĐBCL tất cả các đơn vị thuộc Trường và bước đầu hình thành mô hình ĐBCL bên trong; tháng 11/2017 được Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cấp Giấy chứng nhận Kiểm định chất lượng cấp cơ sở giáo dục, đến nay Trường tiếp tục xây dựng và thực hiện các chương trình cải tiến hệ thống chất lượng giáo dục, đổi mới chương trình đào tạo và phương pháp dạy học, thu thập thông tin phản hồi. Năm 2019, Trường cũng đã được cấp Chứng nhận Kiểm định đạt chuẩn cho 2 chương trình đào tạo thạc sĩ và 3 chương trình đào tạo chất lượng cao. 2.2. Năng lực và kinh nghiệm đào tạo của Khoa Kinh tế - Luật và Bộ môn Toán - Thống kê Khoa Kinh tế - Luật được tách ra từ Khoa Cơ Bản trước đây, đã đề xuất và tham gia đào tạo chính hai chuyên ngành: (1) Chuyên ngành Quản lý kinh tế bậc Đại học 14
  14. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN (từ khóa 13, năm 2013 đến nay) đã có 03 khóa tốt nghiệp; (2) Chuyên ngành Tài chính định lượng bậc Đại học (từ khóa 15, từ năm 2015 đến nay) đã có 01 khóa tốt nghiệp. Về đội ngũ giảng viên - viên chức, Khoa Kinh tế - Luật có 43 giảng viên và 01 thư ký khoa. Trình độ giảng viên - viên chức, Khoa có 01 PGS, 09 TS, 34 ThS. Đội ngũ giảng viên cơ hữu đảm bảo ít nhất 95% các học phần ngành/chuyên ngành của chương trình đao tạo. Bên cạnh đó, khoa mời các giảng viên có trình độ Phó giáo sư, Tiến sĩ có kinh nghiệm ở cơ sở đào tạo khác có uy tín tham gia giảng dạy. Bộ môn Toán - Thống kê có 21 giảng viên, trong đó có 01 PGS, 6 TS, còn lại đều là thạc sỹ, 01 giảng viên đang làm nghiên cứu sinh (NCS) ở Hung-ga-ri. Hầu hết các giảng viên đã tham gia giảng dạy, viết bài giảng, giáo trình cho chuyên ngành Tài chính định lượng; Có 11 giảng viên đã tham gia hướng dẫn tốt nghiệp cho sinh viên chuyên ngành Tài chính định lượng DQF15; Cũng có nhiều giảng viên tham gia hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học đạt giải cấp trường và cấp quốc gia. Hằng năm, giảng viên Bộ môn đều có công bố đăng trên tạp chí quốc gia và quốc tế. Nhiều giảng viên là chủ nhiệm đề tài NCKH cấp cơ sở và tham gia các đề tài NCKH cấp tỉnh, cấp Bộ. 3. VỀ NGÀNH ĐÀO TẠO VÀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO - Tên ngành đào tạo đăng ký mở: TOÁN KINH TẾ; Mã số: 7310108; Chương trình đào tạo Tài chính định lượng; Trình độ đào tạo: Đại học. - Quá trình xây dựng chương trình: Chương trình đào tạo được xây dựng dự kiến dựa trên các căn cứ sau: + Khung chương trình đào tạo bậc đại học của Nhà trường và Bộ Giáo dục và Đào tạo. + Tham khảo chương trình đào tạo đại học ngành Toán kinh tế, Toán ứng dụng của các trường đại học trong nước và quốc tế. + Kế thừa chương trình đào tạo chuyên ngành Tài chính định lượng của Trường Đại học Tài chính - Marketing và có sự điều chỉnh cho phù hợp sau khi mở ngành Toán kinh tế. - Chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất và giảng viên: sử dụng nguồn lực vật chất và nhân sự giảng viên hiện có của Trường và Khoa. - Quy mô tuyển sinh dự kiến hàng năm: theo sự phân bổ của Nhà trường. 15
  15. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 4. KẾT LUẬN Trên cơ sở phân tích nhu cầu của xã hội, của nhà tuyển dụng về nguồn nhân lực ngành đào tạo, năng lực đào tạo và quản lý ngành học của Trường và Khoa, và căn cứ vào các quy định trong Thông tư 22/2017/TT-BGDĐT ngày 06/9/2017 thì trường Đại học Tài chính - Marketing và Khoa Kinh tế - Luật đủ điều kiện đề mở ngành đào tạo Toán kinh tế trình độ đại học. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Thông tư 22/2017/TT-BGDĐT ngày 06/9/2017 về ban hành quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo và đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học. 2. Hội đồng Trường Đại học Tài chính - Marketing (2019), Nghị quyết số 01/NQ- HĐT, Nghị quyết của Hội đồng trường (phiên họp ngày 25/11/2019). 3. Khoa Kinh tế - Luật (2019), Tờ trình mở ngành Toán kinh tế, 11/2019. 4. Thủ tướng Chính phủ (2004), Quyết định số 29/2004/QĐ-TTg ngày 05/3/2004 về Quyết định thành lập Trường Đại học Bán công Marketing. 5. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 395/QĐ-TTg ngày 25/03/2009 về việc đổi tên Trường Đại học bán công Marketing thành Trường Đại học Tài chính - Marketing. 6. Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (2018), Đề án mở ngành Toán kinh tế, 2018. 16
  16. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 02. MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ ĐÁP ỨNG CHUẨN ĐẦU RA TS. Đặng Thị Ngọc Lan Trường Đại học Tài chính - Marketing Tóm tắt Ngành Toán kinh tế không phải là một ngành mới tại Việt Nam, tuy nhiên đây là ngành khá non trẻ tại Trường Đại học Tài chính - Marketing. Phát triển ngành Toán kinh tế lớn mạnh đang là một bài toán khó cho nhà trường nói chung và Khoa Kinh tế - Luật nói riêng. Chương trình đào tạo (CTĐT) được ví như trái tim của ngành. Xây dựng và phát triển một CTĐT có chất lượng là yêu cầu cấp bách đối với Khoa. Đảm bảo chất lượng đầu ra của ngành là căn cứ để giải trình với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và xã hội về thực trạng chất lượng CTĐT; làm cơ sở cho sinh viên lựa chọn ngành học và nhà tuyển dụng lao động tuyển chọn nhân lực. Để đảm bảo chuẩn đầu ra (CĐR), việc lựa chọn một mô hình phù hợp để xây dựng và phát triển CTĐT là cần thiết. Bài viết đưa ra các cơ sở lý luận và tổng quan về các mô hình phát triển CTĐT trên thế giới, từ đó đề xuất một mô hình phát triển CTĐT phù hợp cho ngành Toán kinh tế. Từ khóa: Chương trình đào tạo, ngành Toán kinh tế, chuẩn đầu ra. 1. MỞ ĐẦU Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra đánh dấu một bước ngoặt lớn trong tiến trình phát triển của xã hội loài con người. Nó không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội mà còn ảnh hưởng đến các cấp giáo dục nói chung. Trước sự ảnh hưởng của công nghệ, giáo dục đại học đang phát triển nhanh chóng theo những xu hướng rõ rệt: thị 17
  17. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN trường hóa, đa dạng hóa và quốc tế hóa. Trước những yêu cầu ngày càng khắt khe của xã hội, việc đảm bảo chất lượng đối với mỗi CTĐT là yếu tố sống còn của mỗi ngành đào tạo nói riêng và các trường đại học nói chung. Ngày nay, hơn bao giờ hết, các trường đại học đang đứng trước những thách thức to lớn là lựa chọn mở các ngành đào tạo nào để phát triển, đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng những thay đổi to lớn trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đối với các trường đại học trên thế giới nói chung và các trường đại học tại Việt Nam nói riêng, việc đảm bảo một CTĐT có chất lượng được xem như chìa khóa mở cửa vào tương lai cho một ngành đào tạo. Các cơ sở giáo dục nếu không quan tâm đến chất lượng giáo dục đại học sẽ đồng nghĩa với việc tự tước bỏ sự phát triển bền vững. Bối cảnh này tạo nên những cơ hội đồng thời có cả những thách thức đối với các ngành đào tạo mới. Ở Việt Nam, việc thực hiện mô hình đào tạo dựa trên chuẩn đầu ra (CĐR) đã được khởi xướng ở cấp độ quốc gia thông qua các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chẳng hạn như Công văn số 2196/BGDĐT-GDĐH ngày 22/4/2010 về xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo. Tuy nhiên, các trường đại học nói chung vẫn đứng trước thách thức phát triển những khung chuẩn để xây dựng và thực hiện bền vững CTĐT theo mô hình CĐR. Mô hình đào tạo dựa trên CĐR đòi hỏi mỗi trường đại học phải chứng minh sinh viên tốt nghiệp đạt được đầy đủ các CĐR yêu cầu. Điều này yêu cầu tất cả các quyết định về CTĐT, hoạt động giảng dạy và học tập, đánh giá phải được thực hiện trên cơ sở đáp ứng các CĐR liên quan. Nghiên cứu của Aravind & Rajparthiban (2011) chỉ ra rằng, thách thức lớn nhất là phân loại và hệ thống hóa các CĐR ở cấp độ CTĐT và cấp độ môn học. Thách thức thứ hai là liên kết các thành phần của CTĐT để xây dựng được một mô hình đánh giá mức độ đạt CĐR đối với mỗi sinh viên. Có nhiều cách tiếp cận khả thi để giải quyết những vấn đề mang tính hệ thống này. Tuy nhiên, một trong những giải pháp hiệu quả là phát triển một mô hình hay một khung chuẩn để giải quyết một cách hệ thống các vấn đề liên quan với nhau, đồng thời thúc đẩy nỗ lực đổi mới giáo dục đại học. Một mô hình đánh giá năng lực của sinh viên, dựa trên ma trận các môn học và kỹ năng được xây dựng. Có thể áp dụng mô hình này để đánh giá năng lực của sinh viên ở cấp độ môn học hay theo năm học. Từ những đánh giá này có thể xác nhận sự tiến bộ hay mức độ đáp ứng CĐR của sinh viên. Bài viết đưa ra các cơ sở lý luận và tổng quan về các mô hình phát triển các CTĐT trên thế giới, để từ đó đề xuất một mô hình phát triển CTĐT phù hợp cho ngành Toán kinh tế nói riêng và các ngành đào tạo tại Trường Đại học Tài chính - Marketing có thể áp dụng hiệu quả và thực tiễn. Mô hình phát triển CTĐT với những kế hoạch, 18
  18. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN những nguyên tắc, khung mẫu (pattern), khung chuẩn (framework), sơ đồ (scheme) nhằm đáp ứng các yêu cầu cơ bản. Đây là những cơ sở quan trọng để xây dựng và phát triển CTĐT ngành Toán kinh tế đạt tiêu chuẩn chất lượng CTĐT. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CTĐT (curriculum) là một kế hoạch được thiết kế cho việc giảng dạy, học tập và đánh giá nhằm đáp ứng mục tiêu đào tạo. Theo Tyler (1949), CTĐT trình độ đại học cần được các trường đại học xây dựng và phát triển như những đề án. Trong mỗi CTĐT đào tạo luôn cần làm rõ các vấn đề cốt lõi của chương trình và giảng dạy thông qua việc trả lời những câu hỏi sau: Những mục tiêu giáo dục nào nhà trường cần đạt được? Những trải nghiệm học tập nào là thích hợp để đạt được các mục tiêu đó? Làm thế nào để những trải nghiệm học tập được tổ chức hiệu quả? Làm thế nào để đánh giá sự tiến triển hay mức độ đáp ứng các mục tiêu giáo dục đã đề ra? Bản Tuyên ngôn toàn cầu về Giáo dục đại học của Liên Hợp Quốc khẳng định: Thế kỷ 21 “có một nhu cầu chưa từng thấy về sự đa dạng, phong phú trong giáo dục đại học, cũng như những nhận thức ngày càng cao về tầm quan trọng sống còn của giáo dục đại học đối với sự phát triển kinh tế và văn hóa của xã hội”. Một yêu cầu về vấn đề có tính sống còn đối với bất kỳ mô hình cải cách giáo dục nào – đó là chất lượng giáo dục. Vì thế, ngày nay, hơn bao giờ hết, tất cả các quốc gia đang đứng trước những thách thức to lớn là lựa chọn các giải pháp phát triển giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả các cấp học, bậc học – nơi cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng những đổi thay to lớn trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Theo Audrey Azoulay - Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) (2019), một chương trình giáo dục tốt là một chương trình ủng hộ sự đa dạng, cung cấp các kỹ năng quan trọng, thách thức mọi định kiến và có khả năng tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực sâu rộng bên ngoài nhà trường. Beauchamp (1981) cho rằng, phát triển CTĐT là quá trình tổng thể vòng đời, bao gồm thiết kế, thực hiện và đánh giá CTĐT – những công việc phức tạp. Sự phức tạp càng nhiều nếu không có một mô hình với những triết lý hay và nguyên lý rõ ràng và những phương pháp hay cách thức cụ thể cho việc phát triển CTĐT. Khái niệm mô hình phát triển CTĐT được Oliva (1982) đề xuất lần đầu tiên như một giải pháp hoạch định CTĐT nhằm đáp ứng những nhu cầu, bối cảnh và mục đích nhất định. Cơ sở đào tạo sử dụng mô hình để phát triển CTĐT sẽ đem đến hiệu quả và hiệu suất cao hơn. Viray và cộng sự (2011) đã nghiên cứu các mô hình cho thấy, các nhà hoạch định CTĐT thường lựa chọn một mô hình phù hợp với lĩnh vực cụ thể của 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2