Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Ngân hàng Việt Nam - bối cảnh và triển vọng
lượt xem 7
download
Kỷ yếu Hội thảo khoa học "Ngân hàng Việt Nam - bối cảnh và triển vọng" trình bày các nội dung chính sau: Quy định pháp lý về lãi suất cho vay thực tế trong hợp đồng tín dụng ở Mỹ và EU; Mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng tiền tệ; Ứng dụng mạng nơ-ron nhân tạo trong dự báo chỉ số VN-INDEX; Điều tiết, giải điều tiết và tái điều tiết đối với hệ thống ngân hàng – Một góc nhìn đối chiếu và hàm ý chính sách;... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Ngân hàng Việt Nam - bối cảnh và triển vọng
- TRƯỞNG BAN GS.TS. Trương Bá Thanh Phó Giám đốc Đại học Đà Nẵng PHÓ TRƯỞNG BAN PGS.TS. Nguyễn Mạnh Toàn Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN PGS.TS. Đào Hữu Hoà Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN PGS.TS. Nguyễn Hòa Nhân Chủ nhiệm Khoa Tài chính – Ngân hàng PGS.TS. Ngô Hà Tấn Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN ỦY VIÊN TS. Đoàn Ngọc Phi Anh Trưởng phòng Phòng KH, SĐH&HTQT TS. Hồ Hữu Tiến Phó Chủ nhiệm Khoa Tài chính – Ngân hàng PGS.TS. Lâm Chí Dũng Trưởng Bộ môn Ngân hàng, Khoa Tài chính - Ngân hàng PGS.TS. Võ Thị Thúy Anh Trưởng Bộ môn Tài chính, Khoa Tài chính - Ngân hàng TS. Đường Thị Liên Hà Phó trưởng phòng Phòng KH, SĐH&HTQT ThS. Nguyễn Tri Phương Kế toán trưởng, Tổ Tài vụ ThS. Nguyễn Trần Thuần Giảng viên Khoa Tài chính – Ngân hàng
- TRƯỞNG BAN PGS.TS. Nguyễn Hòa Nhân Chủ nhiệm Khoa Tài chính – Ngân hàng PHÓ TRƯỞNG BAN TS. Hồ Hữu Tiến Phó Chủ nhiệm Khoa Tài chính – Ngân hàng PGS.TS. Lâm Chí Dũng Trưởng Bộ môn Ngân hàng, Khoa Tài chính - Ngân hàng PGS.TS. Võ Thị Thúy Anh Trưởng Bộ môn Tài chính, Khoa Tài chính - Ngân hàng THÀNH VIÊN TS. Đinh Bảo Ngọc Giảng viên Khoa Tài chính – Ngân hàng ThS. Võ Văn Vang Giảng viên Khoa Tài chính – Ngân hàng ThS.Trịnh Thị Trinh Giảng viên Khoa Tài chính – Ngân hàng NCS.Nguyễn Ngọc Anh Giảng viên Khoa Tài chính – Ngân hàng NCS. Hoàng Dương Việt Anh Giảng viên Khoa Tài chính – Ngân hàng ThS. Nguyễn Trần Thuần Giảng viên Khoa Tài chính – Ngân hàng
- 1 Quy định pháp lý về lãi suất cho vay thực tế trong hợp đồng tín dụng ở 01 Mỹ và EU ThS. Phan Đình Anh 2 Mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng tiền tệ: Nghiên cứu thực nghiệm tại 08 Việt Nam PGS.TS. Võ Thị Thúy Anh, ThS. Trần Nguyễn Trâm Anh, Hà Xuân Thùy 3 Nghiên cứu tác động của các nhân tố vĩ mô đến cấu trúc vốn của các 19 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam PGS.TS. Võ Thị Thúy Anh, Trần Khánh Ly, Lê Thị Nguyệt Ánh, Trần Thị Dung 4 Ứng dụng mạng nơ-ron nhân tạo trong dự báo chỉ số VN-INDEX 29 PGS.TS. Võ Thị Thúy Anh, Nguyễn Minh Tuấn 5 Nợ hộ gia đình: Trường hợp của một số nước thuộc hiệp hội các quốc 38 gia Đông Nam Á ThS. Thái Thị Hồng Ân 6 Kết quả bước đầu và những khuyến nghị đối với hoạt động tái cơ cấu các 44 Ngân hàng thương mại tại Việt Nam ThS. Nguyễn Việt Bình 7 Hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 57 2011 – 2013 ThS. Nguyễn Thị Minh Châu, Tạ Thu Hồng Nhung 8 Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng của Ngân 66 hàng Chính sách xã hội trong thời gian qua ThS. Đoàn Ngọc Chung 9 Điều tiết, giải điều tiết và tái điều tiết đối với hệ thống ngân hàng – Một 78 góc nhìn đối chiếu và hàm ý chính sách PGS.TS. Lâm Chí Dũng 10 Đánh giá chính sách điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 89 giai đoạn 2008 – 2013 ThS.Nguyễn Thị Hải Hà, Trần Phương Loan 11 Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam: Cơ hội và thách thức 97 ThS. Phạm Thanh Hà, Lê Thị Thu Phương. Ngô Thị Thu Mai 12 Hiệu quả chi tiêu công tại thành Đà Nẵng 104 ThS. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
- 13 Nghiên cứu hệ thống thanh tra giám sát dựa trên rủi ro – Kinh nghiệm 114 cho Việt Nam ThS. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Mai Thị Thanh Chung 14 Đánh giá hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 126 2009 – 2013, định hướng và giải pháp thực hiện năm 2014 TS. Vũ Thị Hậu, Ths. Phạm Xuân Thủy 15 Ngân hàng thương mại Việt Nam: Một số vấn đề về thanh khoản 142 ThS. Nguyễn Thị Diễm Hiền, ThS. Tô Thị Thanh Trúc, Ngô Anh Tuấn 16 Hiệu quả hoạt động của Công ty quản lý tài sản Việt Nam trong bối cảnh 151 tái cấu trúc hệ thống Ngân hàng Việt Nam TS. Nguyễn Thị Minh Huệ 17 Giới thiệu mô hình CRM 2014 – Một định hướng để kiểm soát rủi ro tín 161 dụng trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam Phạm Quang Huy 18 Các công cụ phi truyền thống của chính sách tiền tệ 169 ThS. Nguyễn Thanh Hương 19 Rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại giai đoạn hiện nay và một 175 số biện pháp phòng ngừa ThS. Nguyễn Thị Liên Hương 20 Tác động của đô la hóa đến điều hành chính sách tiền tệ của NHNN Việt 179 Nam Bùi Phan Nhã Khanh 21 Xây dựng bảng đo lường sức mạnh thương hiệu Ngân hàng thương mại 186 Việt Nam dựa trên số liệu tài chính TS Đỗ Hoài Linh 22 Đánh giá chất lượng tín dụng trong giai đoạn tái cơ cấu hệ thống ngân 197 hàng NCS.ThS Phan Thị Linh 23 Mối quan hệ giữa cung tiền, lạm phát với tăng trưởng kinh tế trong điều 202 kiện Việt Nam Vũ Thị Loan, Nguyễn Thị Phương Thảo 24 Hoạt động mua bán và sáp nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam 211 TS. Phạm Long, Nguyễn Thị Hiền 25 Thực trạng cạnh tranh ngân hàng và những khuyến nghị 222 ThS. Nguyễn Lợi
- 26 Giải pháp thúc đẩy hoạt động M&A Ngân hàng tại Việt Nam từ trường hợp 225 sáp nhập ba ngân hàng TMCP Sài Gòn – Đệ Nhất – Tín Nghĩa ThS. Nguyễn Ngọc Lý, ThS. Hoàng Hà, CN. Đặng Trung Kiên 27 Nghiên cứu các yếu tố kinh tế và thể chế ảnh hưởng đến hoạt động của 233 hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam ThS. Đặng Hữu Mẫn, ThS. Hoàng Dương Việt Anh 28 Một số giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ 249 và vừa ở Việt Nam ThS. Hà Thị Thanh Nga, ThS. Phùng Thị Thu Hà, Ngô Thị Thu Mai 29 Nợ xấu của ngân hàng thương mại Việt Nam ảnh hưởng từ cuộc khủng 258 hoảng tài chính ThS. Nguyễn Thu Nga, Trần Thị Thùy Linh, Bùi Thị Ngân 30 Chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt đã góp phần ổn định kinh tế vĩ mô 270 Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP Đà Nẵng 31 Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các doanh nghiệp 276 ngành tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam TS. Đinh Bảo Ngọc, Nguyễn Chí Cường 32 Năng lực về vốn của các NHTMVN trước yêu cầu hội nhập 290 Lê Thị Nguyệt, Phạm Thị Hạnh 33 Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp: Nghiên cứu thực nghiệm ở 298 Việt Nam PGS.TS Nguyễn Hòa Nhân, ThS Lê Phương Dung, ThS Nguyễn Thị Thiều Quang 34 Áp chế tài chính đã kiềm chế sự phát triển của thị trường tài chính ở các 308 nền kinh tế đang phát triển như thế nào – Thực trạng tại Việt Nam ThS. Nguyễn Quang Minh Nhi 35 Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Đông Á Chi 315 nhánh Thái Nguyên ThS. Nguyễn Thị Kim Nhung, Chu Thị Thức 36 Phân tích sự tác động chất lượng dịch vụ đến quyết định gửi tiền của 327 khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Thái Nguyên ThS. Nguyễn Thị Kim Nhung, ThS. Nguyễn Đắc Dũng 37 Mô hình giám sát hệ thống tài chính ngân hàng hợp nhất. Nghiên cứu 335 điển hình tại Singapore và gợi ý cho Việt Nam Tạ Thu Hồng Nhung, ThS. Nguyễn Nhi Quang
- 38 Đánh giá mức độ phát triển bền vững của các tổ chức tài chính vi mô tại 346 Việt Nam ThS. Trần Trọng Phong, ThS. Cao Đông Hưng 39 Đánh giá các tác động của Ngân hàng Nhà nước đến xử lý nợ xấu của hệ 358 thống ngân hàng thương mại Dương Thị Ngọc Sáu 40 Bối cảnh hoạt động ngân hàng trong 5 năm (2009-2013) và định hướng 363 phát triển của Agribank đến năm 2015 TS. Trần Ngọc Sơn 41 Vấn đề mua và xử lý nợ xấu tại công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng 373 của doanh nghiệp (DATC) TS. Hồ Hữu Tiến, Th.S. Trần Quốc Thái 42 Đo lường tác động của lãi suất đến giá chứng khoán niêm yết trên Sở 383 giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh theo kỹ thuật phân tích phương sai Ths. Phạm Quang Tín, ThS. Nguyễn Trần Thuần 43 Các giải pháp tái cấu trúc thị trường tài chính Việt Nam giai đoạn hiện nay 391 NCS.ThS. Phan Quảng Thống 44 Phân tích lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên 397 sàn chứng khoán – Nhìn từ chỉ số ROE VÀ ROA PGS. TS. Hoàng Thị Thu 45 Nghiên cứu tác động của thu nhập từ các hoạt động phi tín dụng đến khả 405 năng sinh lời của các Ngân hàng thương mại Việt Nam ThS. Nguyễn Trần Thuần, ThS. Phạm Quang Tín 46 Cú sốc vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 2006-2010 và “căn bệnh Hà Lan” 415 đối với nền kinh tế Việt Nam TS. Nguyễn Thị Thủy, TS. Nguyễn Trung Kiên 47 Cấu trúc vốn mục tiêu và tốc độ điều chỉnh: Nghiên cứu thực nghiệm các 423 doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng Ths. Trịnh Thị Trinh, ThS. Lê Phương Dung, ThS. Nguyễn Quang Minh Nhi 48 Phân tích mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và các biến vĩ mô: 433 Nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam ThS.Trịnh Thị Trinh, ThS. Lê Phương Dung 49 Lựa chọn đối tác sáp nhập M&A trong quá trình tái cấu trúc hệ thống 440 ngân hàng ThS. Võ Hoàng Diễm Trinh
- 50 Đo lường bộ ba bất khả thi của Việt Nam trước và sau khủng hoảng tài 447 chính 2008 ThS. Đỗ Vĩnh Trúc 51 Ứng dụng mô hình Arima-Garch để dự báo chỉ số VN-INDEX 453 ThS. Bùi Quang Trung 52 Làm thế nào để tạo ra cộng hưởng từ hoạt động sáp nhập và mua lại các 462 ngân hàng thương mại Việt Nam? NCS.ThS. Trần Đình Uyên, NCS.ThS. Nguyễn Ngọc Anh 53 Nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương 473 Việt Nam - Chi nhánh Kiên Giang TS. Đỗ Thị Thanh Vinh, Lê Hải Yến, Lê Hồng Anh
- HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG GS.TS. Trương Bá Thanh Đại học Đà Nẵng Thời gian qua với quá trình đổi mới nền kinh tế và hội nhập quốc tế, lĩnh vực tài chính nói chung và ngân hàng nói riêng ở nước ta đã có nhiều cải cách căn bản đáng kể. Việt Nam chúng ta đã từng bước điều chỉnh, hoàn thiện dần khung pháp lý cho hoạt động ngân hàng, định hướng và tạo điều kiện phát triển hoạt động ngân hàng dần theo thông lệ quốc tế, phù hợp với diễn tiến của nền kinh tế nước ta và bối cảnh quốc tế. Dù Luật ngân hàng mới ban hành năm 1998 và điều chỉnh sửa đổi vào năm 2004, nhưng đã bộc lộ nhiều bất cập so với thực tế nên theo đề xuất và dự thảo của Chính phủ, Quốc hội đã thay thế, ban hành 2 Bộ Luật mới: Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật Tổ chức tín dụng năm 2010, áp dụng từ đầu năm 2011 với những điều chỉnh, thay đổi rất căn bản. Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã và đang trong quá trình tái cơ cấu. Quá trình này không chỉ thực thi trong nội bộ của từng ngân hàng mà còn diễn ra dưới giác độ toàn hệ thống theo định hướng, chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Có thể nói, những đổi mới trong lĩnh vực ngân hàng về cơ bản đã dần tiếp cận với những thông lệ quốc tế, phù hợp với diễn tiến của nền kinh tế, dần tạo nền tảng cơ bản cho sự phát triển của hệ thống ngân hàng nước ta trong quá trình cải cách kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Trong 10 năm qua kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO (2005), kinh tế Việt Nam đã có nhiều chuyển biến đáng kể. Thế nhưng từ năm 2008 cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã ảnh hưởng đến mọi mặt, mọi lĩnh vực của nền kinh tế toàn cầu, đã và đang ảnh hưởng khá sâu rộng đến nền kinh tế nước ta, gây ra nhiều khó khăn trong hoạt động ngân hàng- một lĩnh vực nhạy cảm và liên quan chặt chẽ đến lợi ích công chúng. Ngoài ra, chính sự phát triển của nền kinh tế và quá trình thay đổi khá nhanh chóng của hệ thống ngân hàng đã dần bộc lộ và đặt ra nhiều vấn đề nan giải trong hoạt động ngân hàng ở Việt Nam. Vấn đề sở hữu chéo của các tập đoàn và định chế tài chính nói chung, của các ngân hàng nói riêng; năng lực tài chính thiếu vững mạnh; năng lực quản trị điều hành yếu kém của một số nhà lãnh đạo ngân hàng, tính chưa minh bạch của môi trường thông tin, vấn đề hợp tác chưa rõ ràng và cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng, vấn đề thanh khoản v.v…, đặc biệt nổi cộm là vấn đề nợ xấu và xử lý nợ xấu, đang dần xói mòn lòng tin của công chúng đối với hệ thống ngân hàng, gây cản trở cho quá trình cải cách và hội nhập nền kinh tế Việt Nam. Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, các nhà học thuật và những nhà quản trị ngân hàng đã và đang đặc biệt quan tâm những vấn đề nan giải vừa nêu. Những thách thức nêu trên cùng với vấn đề Việt Nam chuẩn bị gia nhập Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TTP) trong thời gian tới đòi hỏi chúng ta một mặt phải có những giải pháp tình thế nhanh chóng tháo gỡ tình huống, đồng thời phải hoạch định được chiến lược và lộ trình cụ thể phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam, đảm bảo đạt được mục tiêu đã đề ra. Những trăn trở trên là lý do để chúng ta có mặt tại đây để cùng nhau thảo luận, trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ, học hỏi những vấn đề trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng. Hội thảo lần này đã nhận được hơn 50 bài tham luận của các nhà khoa học từ các trường đại học trong cả nước, từ các nhà hoạch định và điều hành chính sách ở Ngân hàng Nhà nước, từ các nhà lãnh đạo điều hành ngân hàng. Các bài viết hướng đến năm chủ đề lớn: - Bối cảnh trong nước và quốc tê ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng Việt Nam. - Thực trạng hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam thời gian qua. i
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - Những vấn đề đặt ra trong hoạt động tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay: vấn đề nợ xấu, xử lý nợ xấu, năng lực tài chính của ngân hàng, hoạt động sáp nhập, hợp nhất và mua lại ngân hàng; vấn đề thanh khoản, chất lượng dịch vụ ngân hàng, sự hợp tác và cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng, tác độngcủa các yếu tố kinh tế và pháp lý đến hoạt động ngân hàng v.v…. - Các chính sách thực thi của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng cùng kết quả đạt được. - Nhận định, dự báo xu hướng, triển vọng và đề xuất về lĩnh vực ngân hàng. Là một trường đại học trọng điểm ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng có 27 năm đào tạo nguồn nhân lực tài chính – ngân hàng cho khu vực Miền Trung nói riêng và cả nước nói chung. Với mong muốn tạo một diễn đàn học thuật cho các nhà khoa học tài chính- ngân hàng, tạo sự liên kết giữa các trường đại học có chuyên ngành đào tạo về tài chính- ngân hàng trong cả nước, giữa các nhà nghiên cứu và nhà hoạch định, điều hành chiến lược chính sách ở Ngân hàng Nhà nước, chúng tôi tổ chức hội thảo này không chỉ để trao đổi về những vấn đề thời sự nổi cộm của hệ thống ngân hàng Việt Nam mà còn mong mỏi học hỏi những những quan điểm mới, cách tiếp cận mới, phương pháp mới trong nghiên cứu lĩnh vực ngân hàng. Để tổ chức thành công Hội thảo, Ban tổ chức đã nhận được nhiều bài viết từ các trường đại học, các tổ chức và các nhà khoa học trong cả nước. Ban tổ chức trân trọng cảm ơn sự tham gia nhiệt tình, đầy trách nhiệm của các nhà khoa học, các nhà chuyên môn cho sự phát triển của khoa học tài chính - ngân hàng. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, sự tranh luận thẳng thắn của các nhà khoa học, các nhà quản lý, các nhà chuyên môn cho các chủ đề nói trên. Chúng tôi cũng hy vọng rằng, hội thảo về tài chính- ngân hàng sẽ được phối hợp tổ chức giữa các trường đại học trong cả nước để chúng ta có một diễn đàn học thuật thường xuyên hơn trong lĩnh vực này. Chúc tất cả đại biểu sức khỏe, thành đạt và hạnh phúc! Chúc Hội thảo thành công tốt đẹp. ii
- HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" QUY ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ LÃI SUẤT CHO VAY THỰC TẾ TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG Ở MỸ VÀ EU ThS. Phan Đình Anh Khoa Tài chính Ngân hàng, Trường Đại học kinh tế Đà Nẵng TÓM TẮT Bài viết này trình bày một số quy định về lãi suất cho vay trong hợp đồng tín dụng của pháp luật Việt Nam và trên cơ sở giới thiệu những quy định về cách tính lãi suất cho vay thực tế ở Mỹ và các nước trong liên minh châu Âu, tác giả khuyến nghị việc nhanh chóng đưa quy định về việc tính và công bố lãi suất thực tế trong các hợp đồng tín dụng vào hệ thống pháp luật Việt Nam 1. Quy định của pháp luật Việt Nam về lãi suất cho vay trong hợp đồng tín dụng Lãi suất là nội dung cơ bản và không thể thiếu trong các hợp đồng tín dụng, có nhiều cách diễn đạt khác nhau về bản chất của lãi suất tùy thuộc vào vị thế của người xem xét, nhà đầu tư, đầu cơ xem lãi suất là chi phí cơ hội của khoản vốn đầu tư, người cho vay coi đó là tỷ suất sinh lợi của khoản vốn cho vay, người đi vay xem lãi suất là chi phí sử dụng vốn vay. Các định nghĩa về lãi suất cũng có sự khác nhau về cách diễn đạt, tuy nhiên, hầu hết đều thống nhất rằng, lãi suất là tỷ lệ phần trăm (%) của số tiền lãi phải trả so với số tiền gốc vay trong một khoảng thời gian nhất định. Như vậy, trong mối quan hệ với tiền lãi thì lãi suất là một yếu tố cần thiết để tính tiền lãi phải trả và vì nó được thể hiện dưới dạng số tương đối (%) nên người đi vay có xu hướng sử dụng lãi suất để đại diện cho số tiền lãi phải trả cho việc sử dụng vốn vay. Phù hợp với quan điểm này, trong quy định phương pháp tính, hoạch toán thu, trả lãi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng, ban hành theo quyết định số 652/2001/QĐ-NHNN ngày 17/05/2001của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, thì Lãi vay được hiểu là khoản tiền bên vay trả cho bên cho vay về việc sử dụng vốn vay. Lãi vay được tính toán căn cứ vào số vốn, thời gian sử dụng vốn và lãi suất, quy định này cũng chỉ rõ việc sử dụng phương pháp tính lãi đơn để tính tiền lãi từ mức lãi suất công bố trong hợp đồng vay. Về mức lãi suất cho vay hợp lệ trong các hợp đồng tín dụng được quy định theo Điều 476, bộ luật dân sự 2005 như sau : 1. Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng. 2. Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ. Điều 163, Bộ luật hình sự có quy định trường hợp cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ 10 lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột thì sẽ phạm tội cho vay lãi nặng. Nhiều thông tư hướng dẫn của ngân hàng nhà nước về mức lãi suất cho vay thường đưa ra một mức trần về lãi suất cho vay được phép đối với các tổ chức tín dụng. 2. Sự cần thiết phải công bố lãi suất cho vay thực tế trong các hợp đồng tín dụng Có thể thấy, một trong những mục đích của những quy định về mức lãi suất cho vay hợp lệ trong hợp đồng tín dụng của pháp luật Việt Nam là nhằm đặt ra một mức trần về chi phí mà người đi vay phải trả cho việc sử dụng vốn vay, tránh tình trạng cho vay nặng lãi, vượt quá khả năng gánh chịu của người đi vay. Tuy vậy, khái niệm lãi suất được đề cập đến trong luật dân sự 2005, và các 1
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG văn bản dưới luật không chỉ rõ loại lãi suất và dễ được hiểu thành khái niệm lãi suất công bố hay lãi suất danh nghĩa, là lãi suất được ghi vào các hợp đồng tín dụng ở nội dung lãi suất vay vốn, và được sử dụng để tính tiền lãi vay như hướng dẫn trong quyết định số 652/2001/QĐ-NHNN. Lãi suất danh nghĩa trong các hợp đồng tín dụng được hiểu là số tiền lãi người vay phải trả cho mỗi một đồng vốn trong một đơn vị thời gian , như vậy với lãi danh nghĩa là in , số vốn vay là V, thời hạn vay là T đơn vị thời gian, thì số tiền lãi phải trả theo lãi suất danh nghĩa cho việc sử dụng vốn trong giai đoạn T đơn vị thời gian là I T V in T Trong khi đó, đối với các hợp đồng tín dụng, lãi suất danh nghĩa không phản ánh đúng và đầy đủ chi phí sử dụng vốn của người đi vay, do các hợp đồng tín dụng có cấu trúc không đồng nhất về phương pháp tính lãi, thời điểm trả lãi, điều kiện giải ngân, cách thức giải ngân, thu nợ... và các khoản chi phí mà người đi vay phải bỏ ra để đạt được khoản tín dụng và trong quá trình sử dụng vốn vay, vì vậy, lãi suất danh nghĩa không đại diện cho toàn bộ chi phí mà người đi vay phải gánh chịu, phân tích dưới đây sẽ làm rõ hơn điều này 2.1. Trường hợp người đi vay chỉ phải trả tiền lãi cho việc sử dụng vốn 2.1.1. Lãi suất danh nghĩa khác nhau về phương pháp tính lãi là không thể so sánh Phương pháp tính lãi có thể sử dụng có thể là phương pháp tính lãi đơn hoặc phương pháp tính lãi kép. Phương pháp tính lãi đơn là phương pháp tính lãi mà lãi của bất kỳ một kỳ nào trước đó cũng không được gộp vào vốn gốc để tính lãi cho kỳ tiếp theo. Phương pháp tính lãi gộp là phương pháp tính lãi mà trong đó lãi của kỳ trước được tính gộp vào vốn gốc để tính lãi cho kỳ tiếp theo. Để tính được lãi gộp phải biết tần số gộp lãi (lãi có thể được tính gộp hằng năm, hằng tháng hoặc hằng ngày.... và tần số gộp lãi có thể được định nghĩa là số lần gộp lãi trong một năm). Hợp đồng tín dụng có quy mô V, lãi suất danh nghĩa là in/năm, với phương pháp tính lãi đơn tiền lãi người đi vay phải trả cho giai đoạn T (năm) sẽ là I T ,d V in T , với phương pháp tính lãi gộp nếu tần số gộp lãi là 1 lần mỗi năm tiền lãi phải trả vào cuối giai đoạn T năm sẽ là I T ,k V ((1 in )T 1) do đó I T ,k I T ,d với cùng một mức lãi suất danh nghĩa in 2.1.2. Lãi gộp khác nhau về tần số gộp lãi là không thể so sánh Đối với hai hợp đồng tín dụng cùng có quy mô V và cùng lãi suất danh nghĩa là in/năm, cùng sử dụng phương pháp tính lãi gộp nhưng có tần số gộp lãi khác nhau, nếu một hợp đồng có tần số gộp lãi là g lần một năm, tiền lãi người đi vay phải trả cho giai đoạn T năm sẽ là in gT Ig V ((1 ) 1) , hợp đồng còn lại có tần số gộp lãi là f lần một năm thì tiền lãi người đi vay g i fT phải trả cho giai đoạn T năm sẽ là I f V ((1 n ) 1) , do đó, nếu g>f thì I g I f . Tuy nhiên, f một khi tần số gộp lãi được xác định, lãi suất danh nghĩa có thể chuyển thành lãi suất hiệu dụng để có thể so sánh được với nhau. Lãi suất hiệu dụng đạt được khi hai hợp đồng có tần số gộp lãi khác nhau với cùng một mức lãi suất danh nghĩa sẽ có số tiền lãi bằng nhau cho cùng một giai đoạn tính lãi. Một hợp đồng vay có tần số gộp lãi (f) xác định sẽ có thể chuyển thành lãi suất hiệu dụng từ lãi in f suất danh nghĩa là r (1 ) 1 để so sánh với nhau. Hai hợp đồng khi khác nhau về lãi suất f danh nghĩa và (hoặc) tần số gộp lãi nếu có cùng lãi suất hiệu dụng sẽ có số tiền lãi cho mỗi giai đoạn là như nhau, hợp đồng nào có lãi suất hiệu dụng lớn hơn sẽ có số tiền lãi cho mỗi giai đoạn lớn hơn, và ngược lại. 2
- HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" 2.1.3. Lãi suất hiệu dụng là không thể so sánh khi khác nhau về thời điểm trả lãi Thời điểm trả lãi có thế được thỏa thuận khác nhau trong mỗi hợp đồng vay, hợp đồng có thể thỏa thuận việc trả lãi trước, đó là trường hợp tiền lãi được trả vào đầu kỳ tính lãi, hoặc lãi trả sau là trường hợp lãi được trả vào cuối kỳ tính lãi mặc dù phương pháp tính lãi là giống nhau. Để loại bỏ sự khác nhau về thời điểm trả lãi trong việc so sánh có thể sử dụng khái niệm lãi suất tương đương, với hợp đồng trả lãi sau có lãi suất hiệu dụng rs tổng tiền gốc và lãi trả vào cuối thời hạn vay là V I V (1 rs ) T , với hợp đồng trả lãi trước tổng số tiền lãi người cho vay nhận được vào thời điểm giải ngân I t V ((1 rt )T 1) , bằng cách cho vay toàn bộ số tiền lãi này theo một hợp đồng trả lãi sau, đến cuối giai đoạn tính lãi người cho vay nhận được tổng số tiền V V ((1 rt )T 1)(1 rs )T như vậy lãi trả trước và lãi trả sau là tương đương khi 1 rs (1 rt )T 1 1 , nếu T=1, thì rt (1 rs )T 1 rs 2.2. Trường hợp chi phí đi vay bao gồm các khoản phí tín dụng Trước khi thông tư số 05/2011/TT-NHNN được ban hành, tình trạng thu các khoản phí khác ngoài tiền lãi khá phổ biến ở các tổ chức tín dụng, nhiều khoản phí tín dụng mà người đi vay phải trả ngoài tiền lãi như phí thẩm định, định giá tài sản bảo đảm, phí hồ sơ, chi phí mua bảo hiểm tài sản để được vay vốn ...... Các loại chi phí này phụ thuộc vào hình thức cấp tín dụng, quy định riêng của mỗi tổ chức tín dụng. Thông tư 05/2011/TT-NHNN được ban hành để khắc phục tình trạng này nhưng thông tư này cũng không loại bỏ hoàn toàn các khoản phí mà tổ chức tín dụng được phép thu. Bên cạnh đó, đối với các khoản chi phí mà người đi vay không trực tiếp trả cho tổ chức tín dụng nhưng trả cho một bên thứ ba khi người đi vay muốn đáp ứng các điều kiện tiên quyết để đạt được sự đồng ý cho vay, ví dụ, yêu cầu về mua bảo hiểm tài sản, yêu cầu về giám định tài sản của bên cho vay, phí bảo lãnh vay vốn.... thì thông tư này chưa đề cập đến. Như vậy, phí vẫn là một phần cầu thành trong chi phí vay vốn ngoài tiền lãi vay và như vậy, cho dù sử dụng bất kỳ khái niệm lãi suất nào đã đề cập ở mục 2.1 để so sánh thì cũng không thể phản ánh đầy đủ chi phí vay vốn. Hơn nữa, cấu trúc của các hợp đồng tín dụng là không đồng nhất, nhiều hợp đồng tín dụng đưa ra các điều khoản về vốn đối ứng, tiền đặc cọc, duy trì số dư tiền gởi thanh toán,.... điều này càng làm cho người đi vay nhầm lẫn về chi phí sử dụng vốn nếu nhìn vào mức lãi suất danh nghĩa của hợp đồng tín dụng. Từ đó, đòi hỏi phải có một chỉ tiêu đại diện cho tất cả chi phí sử dụng vốn của người đi vay dưới dạng số tương đối được thống nhất về phương pháp tính để qua chỉ tiêu này người đi vay có thể dễ dàng so sánh được chi phí sử dụng vốn của các chủ thể cho vay khác nhau một cách nhanh chóng và đầy đủ, và, đứng trên giác độ của cơ quan quản lý khi muốn đặt ra một mức giới hạn về chi phí của người đi vay có thể căn cứ vào chỉ tiêu này. Tìm hiểu trong các quy định của pháp luật Việt Nam, hiện vẫn chưa có tên gọi và phương pháp tính chỉ tiêu này, tuy vậy, dưới góc độ học thuật có thể tạm gọi chỉ tiêu này là lãi suất vay vốn thực tế, và đối với các nước phát triển như Mỹ, EU, đã có những quy định pháp lý rất cụ thể về cách xác định chỉ tiêu này để công bố đối với các hợp đồng tín dụng. 3. Quy định về tính toán lãi suất thực tế trong hợp đồng tín dụng ở Mỹ Tại Mỹ, luật về tính trung thực trong hoạt động cho vay (the truth in lending Act ) quy định cụ thể về việc công bố các khoản phí tín dụng mà người đi vay phải trả trong các hợp đồng tín dụng, luật này định nghĩa các khoản phí tín dụng là các khoản chi phí mà người đi vay phải trả cho bên cho vay hoặc bên thứ ba ngoài khoản vốn gốc vay để đạt được một khoản vay và cho việc sử dụng vốn vay, sau khi đã xác định đầy đủ các khoản phí này, quy định Z được áp dụng để tính toán lãi suất thực tế của các thỏa thuận tín dụng theo công thức tổng quát sau : 3
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG A1 A2 Am .... (1 e1i )(1 i ) q1 (1 e2 i )(1 i ) q2 (1 em i )(1 i ) qm (3.1) P1 P2 Pn .... (1 f1i )(1 i ) t1 (1 f 2 i )(1 i ) t2 (1 f n i )(1 i ) tn Trong đó : I =wi : Lãi suất thực tế theo năm (Annual Percentage Rate) i : Lãi suất thực tế theo giai đoạn đơn vị nhỏ hơn năm ( ngày, tuần, tháng, quý...) w : Số giai đoạn đơn vị trong một năm ( 1 năm = 52 tuần hay w=52, 1 năm = 365 ngày hay w=365, 1 năm = 26 (2 tuần) hay w=26....) Aj (với j =1,m) là số tiền gốc giải ngân khả dụng vào lần j (việc đưa ra số tiền đặc cọc hoặc duy trì số dư tiền gởi thanh toán được trừ vào số tiền giải ngân lần đầu để tính số tiền giải ngân khả dụng) Pj (với j =1,n) là số tiền hoàn trả ( gốc, lãi, phí) vào lần j qj : số nguyên lần giai đoạn đơn vị để tính khoảng thời gian từ thời điểm gốc đến thời điểm giải ngân thứ j ej (với j =1,m) : phần dôi ra của khoảng thời gian từ thời điểm gốc đến thời điểm giải ngân thứ j do không đủ một giai đoạn đơn vị tj : số nguyên lần giai đoạn đơn vị để tính khoảng thời gian từ thời điểm gốc đến thời điểm hoàn trả thứ j fj (với j =1,m) : phần dôi ra của khoảng thời gian từ thời điểm gốc đến thời điểm hoàn trả thứ j do không đủ một giai đoạn đơn vị m : số lần giải ngân n : số lần hoàn trả Trong trường hợp vốn vay được giải ngân một lần với số tiền A ( thời điểm gốc) và việc hoàn trả thực hiện theo chuỗi niên khoản cố định (P) theo chu kỳ bằng một giai đoạn đơn vị, công thức trên có thể được viết thành n P 1 (1 i) A t (3.2) (1 fi)(1 i ) i Với các công thức trên, việc xác định lãi suất cho vay thực tế của các hợp đồng tín dụng có tính đóng được minh họa qua một số ví dụ cụ thể như sau : Ví dụ 1 : Một khoản vay với số tiền là 5 tỷ đồng, giải ngân một lần vào ngày 10/1/2013, khoản vay này được hoàn trả mỗi tháng một lần với số tiền trả mỗi lần 230 triệu đồng, tổng cộng 24 lần trả, khoản trả đầu tiên vào ngày 20/2/2013. Áp dụng công thức 3.2 như sau: + Giai đoạn đơn vị = 1 tháng + Số giai đoạn đơn vị trong năm : w = 12 do 1 năm = 12 tháng + fj =11/30 ( từ 10/01/2013 đến 21/01/2013) + i = 0.78%/tháng hay lãi suất thực tế là I =12xi = 9,36%/ năm 24 230 230 230 230 1 (1 i ) 5000 .... 11 11 11 11 i (1 i )(1 i )1 (1 i )(1 i ) 2 (1 i )(1 i ) 24 (1 i) 30 30 30 30 4
- HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" Ví dụ 2 : Một khoản vay 10 tỷ đồng, giải ngân một lần vào ngày 23/05/2013, tiền vay được hoàn trả mỗi quý một lần, mỗi lần trả số tiền 385 triệu đồng, tổng cộng 40 lần trả, khoản trả đầu tiên vào ngày 1/10/2013 + Giai đoạn đơn vị : Quý + Số giai đoạn đơn vị trong năm (w) =4 (quý) + fj = 39/90 ( từ 23/05/2013 đến 31/07/2013) + i = 2,24%/tháng hay lãi suất thực tế là I =4xi = 8,97%/ năm 385 385 385 10.000 .... 39 39 39 (1 i )(1 i )1 (1 i )(1 i ) 2 (1 i )(1 i ) 40 90 90 90 Ví dụ 3 : Một khoản vay 7350 triệu đồng vào ngày 3/3/2013, được hoàn trả như sau : từ ngày 15/09/2013 thanh toán hàng tháng, 3 lần, mỗi lần 1000 trđ. Ngày 15/03/2014 thanh toán 2000 trđ, từ 15/09/2014 thanh toán hàng tháng, 3 lần mỗi lần 750, và khoản trả cuối cùng 1000 vào ngày 1/2/2015 Như vậy : + Giai đoạn đơn vị : tháng + Số giai đoạn đơn vị trong năm(w) =12 + f1 = 12/30 ( từ 03/03/2013 đến 15/03/2013) + t1 = 6 ( từ 15/03/2013 đến 15/09/2013) + f2 = 12/30 ( từ 03/03/2013 đến 15/03/2013) + t2 = 12 ( từ 15/03/2013 đến 15/03/2014) + f3 = 12/30 ( từ 03/03/2013 đến 15/03/2013) + t3 = 18 ( từ 15/03/2013 đến 15/09/2014) + f4 = 29/30 ( từ 03/03/2013 đến 01/04/2013) + t4 = 22 ( từ 01/04/2013 đến 01/02/2015) + i = 0,85%/tháng hay lãi suất thực tế là I =12i = 10,22%/ năm 1 1 1 1 1000 (1 i)3 2000 750 (1 i)3 1000 7350 12 i 12 12 i 12 (1 i )(1 i ) 6 (1 i )(1 i )12 (1 i)(1 i)18 (1 i)(1 i) 22 30 30 30 30 Ví dụ 4 : Một khoản vay 60 tỷ đồng giải ngân thành 3 lần : lần 1 : 20 tỷ đồng (ngày 10/04/2013), lần 2 : 20 tỷ đồng (ngày 12/06/2013), lần 3 : 20 tỷ đồng (ngày 18/09/2013), Khoản vay được hoàn trả theo niên khoản cố định hàng tháng, bắt đầu từ ngày 10/12/2014 mỗi lần trả 612,36 triệu đồng, tổng cộng 240 lần trả. 240 20000 20000 612,36 1 (1 i) 20000 2 8 (1 i) 8 i (1 i)(1 i ) 2 (1 i )(1 i) 5 30 30 i = 0,854%/tháng hay lãi suất thực tế là I =12i = 10,25%/ năm 4. Quy định về cách tính lãi suất thực tế của liên minh châu Âu (EU) Để góp phần tạo ra sự minh bạch cho thị trường tín dụng, giúp người đi vay dễ dàng so sánh chi phí sử dụng vốn của các chủ nợ khác nhau, trong sắc lệnh về tín dụng tiêu dùng, EU đã thống nhất khái niệm phí tín dụng được định nghĩa theo điều 3 sắc lệnh (directive) 2008/48/EC như sau : "Phí tín dụng là tất cả các chi phí, bao gồm tiền lãi vay, hoa hồng, thuế, hay bất kỳ khoản phí nào 5
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG mà người vay tiêu dùng được yêu cầu thanh toán gắn liền với thỏa thuận tín dụng và được biết đến bởi bên cho vay, ngoại trừ tiền công chứng, tiền chi cho các dịch vụ phụ thêm liên quan đến thỏa thuận tín dụng, đối với khoản tiền chi mua bảo hiểm của người vay tiêu dùng sẽ bao gồm trong khoản phí tín dụng nếu như việc mua bảo hiểm là điều kiện tiên quyết để đạt được thỏa thuận tín dụng với bên cho vay" Trên cơ sở thống nhất phí tín dụng, lãi suất cho vay thực tế được xác định theo công thức thống nhất sau: m n tk Sl Ak (1 X ) Pl (1 X ) 1 1 X : Lãi suất vay vốn thực tế (theo năm) m: Số lần vốn vay được giải ngân k: Số thứ tự của lần giải ngân (1≤k≤m) Ak : Số vốn giải ngân khả dụng lần thứ k tk : khoảng cách đo bằng năm (tỷ lệ của năm) giữa ngày giải ngân đầu tiên và ngày giải ngân lần thứ k, trong đó một năm tính bằng 365 ngày ( hoặc 366 ngày cho năm nhuận) hoặc bằng 12 tháng, một tháng bằng 30,41666 ngày (365/12) không phân biệt năm nhuận hay không, và t1=0, n : Số lần hoàn trả l : Số thứ tự của lần hoàn trả Pl : Số tiền hoàn trả ( gốc , lãi, phí) trong lần thứ l Sl : khoảng cách bằng năm (tỷ lệ của năm) giữa lần giải ngân đầu tiên đến ngày hoàn trả thứ l Với các ví dụ như đã đề cập ở mục trước, cách tính lãi suất thực tế ứng với quy định của EU như sau : Ví dụ 1: 230 230 230 5000 .... (1 X )11/ 365 1 / 12 (1 X )11/ 365 2 / 12 (1 X )11/ 365 24 / 12 1 1 (1 X ) 24 / 12 5000 230(1 X )1 / 12 11/ 365 (1 X )1 / 12 1 Lãi suất thực tế : X =9,85%/năm Ví dụ 2 : 385 385 385 10000 .... (1 X ) 39 / 365 3 / 12 (1 X ) 39 / 365 6 / 12 (1 X ) 39 / 365 120 / 12 Lãi suất thực tế : X = 9,28%/năm Ví dụ 3 : 1000 1000 1000 2000 7350 196 / 365 226 / 365 257 / 365 (1 X ) (1 X ) (1 X ) (1 X ) 377 / 365 750 750 750 1000 561 / 365 591/ 365 622 / 365 (1 X ) (1 X ) (1 X ) (1 X ) 700 / 365 6
- HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" Lãi suất thực tế : X=10,65% Ví dụ 4 : 20000 20000 612,36 1 (1 X ) 20 20000 (1 X ) 63 / 365 (1 X )161/ 365 (1 X ) 7 / 12 (1 X )1 / 12 1 Lãi suất thực tế : X = 10,74% 5. Kết luận và khuyến nghị Hiểu rõ và đầy đủ các chi phí sử dụng vốn luôn là yêu cầu quan trọng đối với người đi vay trước khi quyết định ký kết các hợp đồng tín dụng, nội dung của các hợp đồng tín dụng có sự không đồng nhất luôn gây khó khăn cho người đi vay trong việc so sánh chi phí sử dụng vốn từ những người cho vay khác nhau, việc công bố mức lãi suất thực tế của các hợp đồng vay vốn sẽ giúp người đi vay dễ dàng thực hiện điều này và cũng tránh trường hợp người đi vay tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh thông qua việc thiết kế các điều khoản hợp đồng để che dấu chi phí sử dụng vốn thực tế của người đi vay, và gây khó khăn cho các cơ quan quản lý khi muốn đặt ra một mức trần về chi phí sử dụng vốn. Hiện nay, pháp luật Việt Nam vẫn chưa đề cập đến vấn đề xác định và công bố lãi suất thực tế của hợp đồng vay vốn như một số nước đã làm, thông qua bài viết này, tác giả khuyến nghị các nhà lập pháp Việt Nam nhanh chóng bổ sung và hoàn thiện các quy định về lãi suất thực tế của hợp đồng tín dụng. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] TS. Hồ Hữu Tiến và Ths. Nguyễn Ngọc Anh , Giáo trình Toán tài chính [2] Sắc lệnh 2008/48/EC ban hành ngày 23 tháng 04 năm 2008 của Ủy ban châu Âu [3] Luật về tính trung thực trong hoạt động cho vay của mỹ (the truth in lending Act) 7
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG MÔ HÌNH CẢNH BÁO SỚM KHỦNG HOẢNG TIỀN TỆ: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM PGS.TS. Võ Thị Thúy Anh, ThS. Trần Nguyễn Trâm Anh, CN. Hà Xuân Thùy Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Trên cơ sở kế thừa nghiên cứu của Kaminsky và Reinhart (1999), bài viết nghiên cứu và ứng dụng mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng tiền tệ tại Việt Nam trong giai đoạn 2002 đến 2012. Kết quả nghiên cứu cho thấy Việt Nam chưa có khủng hoảng tiền tệ trong giai đoạn này. Các dấu hiệu khủng hoảng của Việt Nam chủ yếu là lãi suất cao, tăng trưởng tín dụng cao, dư thừa cung tiền thực M1, dự trữ ngoại hối suy giảm và tăng trưởng huy động thấp. Trong thời gian đến, chính phủ và ngân hàng nhà nước Việt Nam cần có chính sách phù hợp nhằm vừa kiểm soát cung tiền, lãi suất vừa kích thích được khả năng huy động vốn của các ngân hàng thương mại. Từ khóa: Khủng hoảng; tiền tệ; tài chính; mô hình cảnh báo sớm; Việt Nam 1. Đặt vấn đề Cuộc khủng hoảng đồng Peso Mexico năm 1994, khủng hoảng tiền tệ khu vực tiền tệ Đông Nam Á năm 1997… đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm và sự quan tâm của giới chuyên môn học thuật cũng như những nhà điều hành chính sách. Nhiều thập niên qua, đã có rất nhiều những mô hình dự báo sớm khủng hoảng tiền tệ và chúng được phân loại theo ba thế hệ khác nhau (three generations). Các mô hình thuộc thế hệ thứ ba được dùng để giải thích các cuộc khủng hoảng tiền tệ trong thập niên 80, 90 và những cuộc khủng hoảng tiền tệ gần đây. Trong bài viết này, trên cơ sở cách tiếp cận của Kaminsky, Lizondo và Reinhart (1998), Kaminsky và Reinhart (1999) và các mô hình khác thuộc thế hệ thứ ba cũng như kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Heun và Schlink (2004), chúng tôi nghiên cứu và đánh giá khả năng xảy ra khủng hoảng tiền tệ của Việt Nam trong giai đoạn 2002 – 2012. Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi đề xuất các khuyến nghị chính sách nhằm giảm nguy cơ xảy ra khủng hoảng tiền tệ tại Việt Nam trong giai đoạn đến. 2. Cơ sở lý thuyết và thực nghiệm về mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng tiền tệ Trong suốt hơn 50 năm qua, đã có nhiều mô hình được phát triển với mục đích dự báo khủng hoảng tiền tệ. Các mô hình này thường được chia thành 3 thế hệ sau: Mô hình thế hệ thứ nhất (Krugman, 1979) được phát triển để giải thích các cuộc khủng hoảng xảy ra tại châu Mỹ atinh vào thập niên 60 và 70 của thế k trước. Krugman tập trung vào các tác động của chính sách tài khóa, môi trường tiền tệ đến khủng hoảng cán cân thanh toán trong bối cảnh của một chế độ t giá cố định. Khi nền kinh tế yếu k m, các quốc gia phát hành tiền để bù đ p thâm hụt ngân sách đồng thời ngân hàng trung ương buộc phải bán dự trữ ngoại hối ra để duy trì t giá mục tiêu. Tuy nhiên, khi dự trữ ngoại hối của quốc gia giảm sút, các nhà đầu cơ dự đoán trước được sự sụp đ của chế độ t giá cố định và thực hiện chuyển đ i đồng bản tệ sang ngoại tệ nhằm tránh sự thiệt hại về vốn. Các mô hình thế hệ thứ hai được phát triển sau cuộc khủng hoảng tiền tệ 1992-1993 của hệ thống tiền tệ Châu Âu và cuộc khủng hoảng ở Mexico 1994-1995. Các mô hình này tính đến sự lựa chọn chính sách của chính quyền để bảo vệ t giá hối đoái và các chi phí liên quan và được phát triển từ nghiên cứu của Obstfeld (1986). Trong mô hình này, Obstfeld đã đưa kỳ vọng hợp lý của nhà đầu tư vào với ngụ ý rằng việc thị trường đạt được trạng thái cân bằng tùy thuộc vào sự mong 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc tế: Sử dụng dữ liệu và công nghệ trong kế toán quản trị - Chìa khóa nâng cao hiệu quả hoạt động và giá trị doanh nghiệp
236 p | 50 | 8
-
Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia: Hệ thống tài chính ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ DCFB 2020
548 p | 52 | 8
-
Kế toán - kiểm toán và kinh tế Việt Nam với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 - Kỷ yếu hội thảo khoa học (Tập 1): Phần 2
205 p | 12 | 8
-
Vai trò của ngành bảo hiểm đối với sự ổn định xã hội và phát triển nền kinh tế - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia
541 p | 23 | 8
-
Kế toán - kiểm toán và kinh tế Việt Nam với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 - Kỷ yếu hội thảo khoa học (Tập 1): Phần 1
253 p | 15 | 8
-
Kỷ yếu Hội thảo khoa học sinh viên khoa Ngân hàng 2014-2015: Chính sách tiền tệ - tín dụng – ngân hàng đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững và duy trì lạm phát thấp
196 p | 45 | 6
-
Cách thức xây dựng và vận hành chức năng kiểm toán nội bộ hiệu quả tại Việt Nam và các thông lệ quốc tế - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Phần 1
152 p | 20 | 6
-
Kế toán, Kiểm toán và Tài chính Việt Nam trong bối cảnh mới - Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia năm 2022: Phần 2
648 p | 13 | 5
-
Nghiên cứu về kế toán và kiểm toán - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia
1972 p | 14 | 5
-
Kế toán, Kiểm toán và Tài chính Việt Nam - xu hướng và triển vọng - Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia năm 2020
124 p | 26 | 5
-
Cách thức xây dựng và vận hành chức năng kiểm toán nội bộ hiệu quả tại Việt Nam và các thông lệ quốc tế - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Phần 2
100 p | 14 | 5
-
Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế: Bảo vệ người tiêu dùng tài chính - thực tiễn và đề xuất chính sách đối với Việt Nam
371 p | 56 | 4
-
Kế toán, Kiểm toán và Tài chính Việt Nam trong bối cảnh mới - Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia năm 2022: Phần 1
583 p | 41 | 3
-
Kỷ yếu Hội thảo khoa học nâng cao hiệu quả giảng dạy học phần Kế toán thuế
88 p | 43 | 3
-
Kế toán xanh trong xu thế phát triển bền vững - Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phần 1
211 p | 10 | 3
-
Vai trò của tài chính hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong tình hình mới: Phần 1
287 p | 3 | 2
-
Kế toán xanh trong xu thế phát triển bền vững - Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phần 2
243 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn