intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

kỷ yếu hội thảo khoa học sinh thái nhân văn và phát triển bền vững một số vấn đề từ lý luận đến thực tiễn - phần 2

Chia sẻ: Ro Ong Kloi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:253

91
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

nội dung phần 2 của trình bày về các nghiên cứu ứng dụng và thực tiễn sinh thái nhân văn, tiếp cận hệ sinh thái - xã hội, an ninh môi trường hướng tới phát triển bền vững, mô hình tự nhiên - xã hội trong quản lý rừng đặc dụng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: kỷ yếu hội thảo khoa học sinh thái nhân văn và phát triển bền vững một số vấn đề từ lý luận đến thực tiễn - phần 2

Phần II:<br /> CÁC NGHIÊN CỨU<br /> ỨNG DỤNG VÀ THỰC TIỄN<br /> SINH THÁI NHÂN VĂN<br /> <br /> 87<br /> <br /> 88<br /> <br /> THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ<br /> ĐẤT CANH TÁC NƯƠNG RẪY BỀN VỮNG<br /> Ở VÙNG CAO: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP<br /> Ở XÃ HƯƠNG LÂM, HUYỆN A LƯỚI,<br /> TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ<br /> Hoàng Huy Tuấn, Trần Thị Thúy Hằng và Lê Quang Vĩnh<br /> Trường Đại học Nông Lâm Huế<br /> <br /> Tóm tắt<br /> Đối với các hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở thôn Ka Nôn 1, canh tác<br /> nương rẫy là hoạt động không thể thiếu được trong đời sống của họ, nó<br /> vừa gắn liền với nét văn hóa, phong tục tập quán, vừa đóng vai trò<br /> quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu lương thực hàng ngày và trong<br /> những tháng giáp hạt, vì vậy hiện nay, người dân vẫn tiếp tục phá rừng<br /> tự nhiên làm nương rẫy. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng: đất có tiềm<br /> năng cho canh tác nương rẫy ở thôn Ka Nôn 1 có diện tích là 110,4 ha<br /> và được chia thành 3 vùng chính: (1) vùng đất đã được các hộ gia đình<br /> tiến hành canh tác nương rẫy (CTNR) ổn định từ trước đến nay; (2)<br /> rừng tự nhiên do UBND xã quản lý; và (3) rừng tự nhiên của Ban Quản<br /> lý Rừng phòng hộ A Lưới. Nghiên cứu này cũng đã đề xuất những giải<br /> pháp đồng bộ và phù hợp với từng vùng đất tiềm năng cho canh tác<br /> nương rẫy, nhằm góp phần quản lý đất canh tác nương rẫy bền vững<br /> theo hướng gắn kết cải thiện sinh kế với bảo tồn tài nguyên rừng.<br /> Từ khóa: Đất tiềm năng canh tác nương rẫy; Rừng tự nhiên; Tỉnh Thừa<br /> Thiên - Huế; Vùng cao.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Việt Nam là nước phụ thuộc rất lớn vào nguồn tài nguyên thiên<br /> nhiên. Một trong các nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng đó là<br /> rừng và đất rừng. Miền núi Việt Nam chiếm ba phần tư diện tích lãnh<br /> thổ, là khu vực có nhiều rừng và được xem là nơi có tiềm năng phát<br /> triển của vùng và quốc gia, tuy nhiên đời sống người dân ở đây vẫn<br /> còn nghèo. Đối với họ, rừng và đất đóng vai trò quan trọng trong đời<br /> sống hàng ngày, trong đó rừng thường đóng góp phần lớn cho thu<br /> nhập của hộ gia đình và đảm bảo an ninh lương thực.<br /> 89<br /> <br /> Trong các hoạt động sinh kế dựa vào rừng, canh tác nương rẫy<br /> (CTNR) là một trong những loại hình hoạt động kinh tế truyền thống<br /> của đồng bào các dân tộc Trường Sơn - Tây Nguyên. Tùy theo phong<br /> tục tập quán, địa bàn cư trú mà mỗi dân tộc có hình thức canh tác khác<br /> nhau. Chính sự khác nhau đó đã biểu hiện tính đặc trưng và giá trị văn<br /> hóa riêng biệt ở mỗi cộng đồng tộc người (Huỳnh Ngọc Thu, 2005).<br /> Xã Hương Lâm, huyện A Lưới là xã biên giới và nghèo, với tổng<br /> diện tích tự nhiên là 5.072 ha, 420 hộ gia đình, với 1.907 khẩu. Rừng tự<br /> nhiên chiếm khoảng 75% tổng diện tích tự nhiên và toàn bộ diện tích<br /> rừng tự nhiên này đều do Ban Quản lý Rừng phòng hộ (BQLRPH) A<br /> Lưới và UBND xã quản lý. Mặc dù toàn bộ diện tích rừng tự nhiên trên<br /> địa bàn xã đều thuộc sở hữu Nhà nước, nhưng thực tiễn hàng ngày<br /> người dân địa phương (chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số) vẫn tiến<br /> hành các hoạt động dựa vào rừng cho kế sinh nhai. Một trong những<br /> hoạt động sinh kế rất quan trọng đó là canh tác nương rẫy.<br /> Người dân ở đây tiến hành CTNR với mục đích chính là đảm bảo<br /> an ninh lương thực cho hộ gia đình, tuy nhiên vẫn có một số hộ gia<br /> đình phá rừng tự nhiên để tiến hành CTNR trong năm đầu, sau đó sẽ<br /> trồng rừng (trồng keo). Nhu cầu của các hộ gia đình sử dụng đất<br /> CTNR theo 3 xu hướng chính: (i) trồng lúa rẫy, sắn và một số cây hoa<br /> màu khác để cung cấp lương thực cho hộ gia đình; (ii) trồng keo; và<br /> (iii) trồng lúa rẫy, sắn trong năm đầu, sau đó trồng keo. Bên cạnh<br /> những mảnh rẫy đã sử dụng, người dân muốn khai hoang thêm nhiều<br /> mảnh rẫy khác. Thực tế ở thôn Ka Nôn 1, xã Hương Lâm cho thấy<br /> rằng, người dân xem những mảnh rẫy đã canh tác thuộc quyền sở hữu<br /> của hộ gia đình (cho dù chưa được công nhận về mặt pháp lý - cấp sổ<br /> đỏ) và xem những vùng đất mà họ có thể khai hoang để CTNR như là<br /> nguồn tài nguyên dùng chung (thuộc sở hữu chung).<br /> Với thực trạng trên, việc xác định các vùng đất tiềm năng cho<br /> CTNR (những vùng đất mà người dân đang canh tác nương rẫy và sẽ<br /> khai hoang để CTNR) để từ đó đề xuất các giải pháp quản lý đất<br /> CTNR theo hướng cải thiện sinh kế kết hợp với bảo tồn tài nguyên<br /> rừng là mục tiêu chính của nghiên cứu này.<br /> 1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU<br /> + Đánh giá thực trạng và phân tích xu hướng sử dụng đất CTNR<br /> của người dân địa phương.<br /> + Xác định và mô tả các vùng đất tiềm năng cho CTNR.<br /> 90<br /> <br /> + Đề xuất các giải pháp quản lý bền vững đất tiềm năng<br /> cho CTNR theo hướng cải thiện sinh kế kết hợp với bảo tồn tài<br /> nguyên rừng.<br /> 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Thu thập dữ liệu thứ cấp<br /> Dữ liệu thứ cấp bao gồm điều kiện kinh tế - xã hội và một số dữ<br /> liệu khác liên quan đến điểm nghiên cứu.<br /> Thảo luận nhóm: Thảo luận nhóm thông qua phỏng vấn bán cấu<br /> trúc để thu thập những vấn đề ban đầu và xác định những yếu tố có<br /> liên quan đến chủ đề nghiên cứu và là cơ sở cho việc phát triển bộ câu<br /> hỏi sử dụng cho việc phỏng vấn chuyên sâu. Phỏng vấn nhóm được<br /> tiến hành với hai nhóm khác nhau: nhóm hộ người Kinh và nhóm hộ<br /> đồng bào dân tộc thiểu số. Nội dung của thảo luận nhóm tập trung vào<br /> hai vấn đề chính sau: (i) thực trạng và xu thế sử dụng đất CTNR; (ii)<br /> tiêu chí chọn đất để CTNR.<br /> Phỏng vấn chuyên sâu: Phỏng vấn sâu đã được tiến hành với 52<br /> gia đình để phân tích sâu các hoạt động CTNR cũng như xu thế sử<br /> dụng và nhu cầu mở rộng đất CTNR của hộ gia đình.<br /> Kết hợp một số công cụ RRA và GIS: Phương pháp này được sử<br /> dụng để xây dựng bản đồ đất tiềm năng cho canh tác nương rẫy. Đầu<br /> tiên, chúng tôi tiến hành thúc đẩy thảo luận nhóm (với hai nhóm đã<br /> trình bày ở trên) để xác định tiêu chí chọn đất và vẽ sơ đồ tài nguyên<br /> của thôn, trong đó chú trọng đến việc xác định các vùng đất tiềm năng<br /> cho CTNR. Tiếp đến là đi hiện trường để thẩm định lại các vùng trên<br /> thông qua việc sử dụng GPS. Cuối cùng là số hóa bản đồ các vùng đất<br /> tiềm năng cho canh tác nương rẫy.<br /> Hội thảo phản hồi: Hội thảo phản hồi với các bên liên quan được<br /> tổ chức để chia sẻ kết quả nghiên cứu và thu nhận các thông tin phản<br /> hồi để hoàn thiện báo cáo.<br /> 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br /> 3.1. Các thông tin cơ bản của thôn Ka Nôn 1 - điểm nghiên cứu<br /> Thôn Ka Nôn 1 được tách ra từ thôn Ka Nôn từ năm 1995, là một<br /> thôn có đại đa số là dân tộc thiểu số, với đời sống chủ yếu phụ thuộc<br /> vào rừng.<br /> 91<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0