Làm gì khi phát hiện con có... chấy
lượt xem 2
download
Chấy là một dạng động vật ký sinh rất nhỏ, màu xám hoặc nâu, kích cỡ giống với như hạt trong quả thanh long chúng ta vẫn thường sử dụng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Làm gì khi phát hiện con có... chấy
- Làm gì khi phát hiện con có... chấy Chấy là một dạng động vật ký sinh rất nhỏ, màu xám hoặc nâu, kích cỡ giống với như hạt trong quả thanh long chúng ta vẫn thường sử dụng. Chấy là gì? Chấy là một dạng động vật ký sinh rất nhỏ, màu xám hoặc nâu, kích cỡ giống với như hạt trong quả thanh long chúng ta vẫn thường sử dụng. Chúng đẻ trứng và sau khoảng từ 7- 10 ngày trứng nở, phát triển nhanh chóng và không ngừng gia tăng về số lượng nếu không có biện pháp ngăn ngừa,
- tiêu diệt chúng. Chấy sống trong tóc, hút máu để tăng trưởng và đẻ trứng. Trứng dính chặt vào tóc nhờ một chất keo do chấy cái tiết ra. Trứng chấy thường bám trên thân tóc cách da đầu khoảng 0,5 – 1cm. Đời sống của chấy dài khoảng hai tháng. Trong thời gian đó, chấy cái đẻ rất nhiều trứng nhưng chỉ có khoảng 50% trứng sống, còn lại là trứng lép. Tùy theo máu và nhiệt độ cơ thể từng người mà chấy dễ phát triển ở người này hơn người khác. Chấy thay đổi ký chủ khi nhiệt độ không thích hợp. Thông thường, bé gái dễ bị chấy hơn bé trai. Nguyên nhân trẻ bị chấy Bị chấy rận là một hiện tượng phổ biến thường thấy ở trẻ em đi học mẫu giáo hoặc tiểu học. Dù bạn đã chăm bé rất sạch sẽ hàng ngày nhưng không thể tránh khỏi được thực tế trẻ có chấy trên đầu. Nguyên nhân là do lúc này các bé có
- sự chia sẻ quần áo, đồ dùng, bàn chải, lược chải tóc hoặc khăn trải giường... với các bạn cùng lớp, do đó, chấy có thể lây từ trẻ này sang trẻ khác. Sau bệnh cảm lạnh thông thường, bị chấy có lẽ là một trong những căn bệnh dễ lây lan nhất ở trẻ em. Các triệu chứng khi trẻ có chấy Nếu quan sát kỹ trên đầu bé có rất nhiều hạt trắng (trứng chấy) nhỏ li ti bám vào chân tóc, da đầu có những nốt đỏ do bị chấy cắn để hút máu. Trẻ bị nặng, mẹ có thể nhìn thấy những con chấy nhỏ hoặc to (chấy kềnh, chấy càng) bò trên tóc bé và dùng tay bắt được. Chấy gây nên những cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, nhồn nhột cho da đầu. Trẻ sẽ liên tục cho tay lên gãi đầu, gãi tai vì bị chấy cắn. Trường hợp chấy rận quá nhiều có thể làm phát sinh các nhiễm trùng ở da đầu và gây rụng tóc.
- Làm gì khi trẻ có chấy Khi trẻ có chấy ở đầu, bạn nên áp dụng một số biện pháp khắc phục tại nhà để có thể giúp tiêu diệt chấy và trứng. Bạn hãy tới cửa hàng hỏi mua loại thuốc nước diệt chấy và trứng chấy. Xúc thuốc cùng khắp trên đầu con bạn và cứ để nguyên đầu tóc như vậy cho đủ thời gian theo lời chỉ dẫn, thường làm nhiều giờ. Sử dụng thuốc chuyên trị Bạn hãy tới cửa hàng hỏi mua loại thuốc nước diệt chấy và trứng chấy. Thuốc dạng xịt 8 giờ: Gồm Spray répulsif anti-poux, Phytorépulsif Actif... Thuốc thường chứa hoạt chất repellent 3535 hoặc DET, dùng khi chấy có thể lây lan cho nhiều em bé, không dùng cho các trẻ bị hen.
- Lotion 10-30 phút: Gồm Pyréflor lotion, Parasidose lotion... Cách dùng: Bôi lên tóc khô 10-30 phút trước khi gội đầu bằng dầu gội trị chấy. Thuốc trị trứng 5 phút: Dùng sau khi gội đầu để làm rơi trứng chấy dính ở chân tóc. Sau đó chải bằng lược dày để loại bỏ trứng chấy. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào bạn cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Gội đầu với dầu gội chuyên dụng Các loại dầu gội này gồm: Pyréflor Shampoing, Shampoing anti-poux... Nếu tóc bé dài, trước hết bạn nên cắt tóc cho bé để dễ trị bệnh. Xoa đều dầu gội lên tóc ướt, để yên trong 10 phút. Xả sạch dầu gội bằng nước lạnh. Gội 2 lần trong 2 ngày liền, 8 ngày sau gội một đợt nữa.
- Gội đầu với dấm Dấm có tác dụng tiêu diệt hết các trứng chấy bám trên tóc. Gội đầu với dầu chè Bạn có thể gội đầu hằng ngày cho trẻ với 15-20 giọt dầu cây chè vào dầu gội và gội đầu cho bé như bình thường. Chà da đầu kỹ càng và chải qua tóc với một chiếc lược bí để loại bỏ chấy chết và trứng. Song, bạn cũng nên tránh để dầu cây chè tiếp xúc với mắt vì nó có thể gây kích ứng nhiều cho mắt trẻ. Nên thực hiện gội đầu cho trẻ hàng ngày bằng biện pháp này sẽ làm giảm và loại bỏ chấy rận. Gội đầu với chanh Gội đầu với nước chanh tươi cũng rất hiệu quả. Bởi chanh cũng giúp khắc phục được tình trạng gàu và rụng tóc. Gội đầu với dầu thầu dầu
- Dầu thầu dầu cũng là một phương thuốc rất tốt để tiêu diệt và giết chết chấy rận và cũng có thể ngăn ngừa nhiễm chấy. Gội đầu với hạt na Theo nghiên cứu của Tạp chí Y học Nhiệt đới và y tế công cộng thì các loại hạt như hạt táo, hạt na có thể giúp tiêu diệt chấy và trứng chấy. Để chứng minh cho nghiên cứu này, những nhà khoa học đã sử dụng những hạt giống này áp dụng trên mái tóc của bé đã bị nhiễm chấy rận. Sau 3giờ, hơn 95% chấy bị chết. Do đó, bạn có thể áp dụng biện pháp này để điều trị tại nhà cho trẻ bằng cách: xay nhỏ hạt táo tươi hay hạt na bằng một máy thức ăn hoặc máy xay cho đến khi bạn có một loại bột mịn, kết hợp trộn loại bột này với nước để tạo thành một dạng bột sền sệt và áp dụng thoa lên da đầu và tóc của bé. Ủ chúng với một chiếc mũ hoặc khăn đội đầu để giữ cho hỗn hợp lưu lại trên da đầu lâu và hiệu quả hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể lấy hạt na, giã nhỏ, ngâm với một
- chút rượu trắng rồi xoa nhẹ lên đầu bé, dùng khăn bông quấn lại để ủ trong vòng 10 – 15 phút. Sau đó gỡ ra, gội sạch, dùng lược bí chải lại nhiều lần. Khi gội đầu, tuyệt đối không để nước hạt na bắn vào mắt vì nhân hạt na rất độc. Trong khi ăn quả na chín, nếu lỡ nuốt hạt cũng không sao vì lớp vỏ cứng bên ngoài đã bao bọc nhân hạt na, khiến chất độc không tiếp xúc được với hệ tiêu hóa. Vệ sinh đồ dùng, phòng của trẻ Bạn nên giặt sạch mũ, nón và áo của trẻ để trứng và chấy không có cơ hội tồn tại và phát triển. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải làm sạch giường, đồ chơi và các vật dụng khác của trẻ triệt để. Cách li Chấy rận là một bệnh lây rất nhanh và hầu hết những người bị chấy rận tấn công đều do tiếp xúc trực tiếp với những
- người mang chấy rận. Vì thế, trẻ cần tránh tiếp xúc gần với những người có chấy. Nếu trẻ đi nhà trẻ, cần thông báo với cô giáo về việc có trẻ bị chấy để cô giáo có biện pháp cách li tránh lây lan cho các trẻ khác và con bạn cũng có thể bị lây trở lại. Lưu ý Nếu chấy vẫn còn trên đầu trẻ sau khi bạn đã sử dụng các biện pháp khắc phục thì bạn nên đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ để tham khảo ý kiến và điều trị thêm. Trường hợp trẻ bị dị ứng với các loại dầu gội và thảo dược trên, da đầu bắt đầu bị nứt nẻ hay sưng tấy, bạn cũng nên tìm đến nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ. Theo Mangthai
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Làm gì khi vi khuẩn “quay lưng” lại với kháng sinh?
6 p | 131 | 33
-
Sỏi túi mật, khi nào cần phẫu thuật? (Kỳ 2) 4. Triệu chứng của sỏi túi mật
5 p | 256 | 33
-
Phát triển ngôn ngữ ở trẻ
14 p | 202 | 22
-
Làm gì để phát triển chiều cao?
3 p | 155 | 20
-
Làm gì để phòng bệnh rubella?
5 p | 160 | 16
-
4 kỹ năng "sinh tồn" mọi trẻ em nên biết
4 p | 69 | 12
-
Làm gì khi con hay trộm đồ và nói dối
3 p | 94 | 8
-
Hiện tượng chửa trứng
3 p | 116 | 8
-
Làm gì khi bị hôi miệng
2 p | 105 | 5
-
Nên làm gì khi Bé nói lắp
4 p | 86 | 4
-
Con mắc bệnh nói lắp, cha mẹ phải làm sao?
5 p | 74 | 4
-
Khi đầu con không tròn
5 p | 75 | 4
-
Mách nhỏ các mẹ những bí quyết để chăm con ốm tốt hơn
7 p | 85 | 4
-
Con gái dậy thì – Cha mẹ cần làm gì?
7 p | 108 | 3
-
Trẻ bị ngã đập đầu – Nguy cơ chấn thương sọ não
5 p | 82 | 3
-
Khi con 5 tháng tuổi – Tuần 2
6 p | 56 | 3
-
Làm gì khi phát hiện con nói dối?
4 p | 87 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn