làng nghề truyền thống - Làng đúc tượng đồng nổi tiếng
lượt xem 19
download
- Làng đúc tượng đồng nổi tiếng Hai làng đúc đồng Tống Xá và Vạn Điểm (thuộc huyện Ý Yên tỉnh Nam Định) được xem là một trong những cái nôi của nghề đúc đồng ở nước ta. Ngày nay, sản phẩm đúc đồng ở Tống Xá và Vạn Điểm không chỉ làm giàu cho làng, mà còn trở thành niềm tự hào lớn của cả thành Nam nhờ nhiều năm qua, hàng chục công trình-tác phẩm tượng tầm cỡ quốc gia đã được chính những nghệ nhân trong hai ngôi làng này thực hiện bằng chính hoa tay, tâm sức...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: làng nghề truyền thống - Làng đúc tượng đồng nổi tiếng
- - Làng đúc tượng đồng nổi tiếng Hai làng đúc đồng Tống Xá và Vạn Điểm (thuộc huyện Ý Yên tỉnh Nam Định) được xem là một trong những cái nôi của nghề đúc đồng ở nước ta. Ngày nay, sản phẩm đúc đồng ở Tống Xá và Vạn Điểm không chỉ làm giàu cho làng, mà còn trở thành niềm tự hào lớn của cả thành Nam nhờ nhiều năm qua, hàng chục công trình-tác phẩ m tượng tầm cỡ quốc gia đã được chính những nghệ nhân trong hai ngôi làng này thực hiện bằng chính hoa tay, tâm sức của họ. Chuyện về người đúc tượng đài chiến thắng Điện Biên Năm 1987, Nguyễn Trọng Hạnh, thôi “chức” trợ lý giám đốc kiêm tổng kho trưởng Công ty Xuất nhập khẩu Ý Yên (Nam Định), và tổ chức thu nhận công nhân để thành lập Công ty Xây dựng Tiến Thắng. Nhưng rồi mọi kế hoạch đổ vỡ khi anh chạy theo “mốt” làm tượng Phật giả cổ. Năm 1991, anh bắt đầu mở xưởng ở làng, hễ ở đâu có nghề đúc đồng truyền thống là anh tìm tới, từ Ngũ Xã (Hà Nội) đến Đại Bái (Bắc Ninh), Ba Chè (Thanh Hóa), rồi đến Huế. Anh mua một số tượng mẫu để học kinh nghiệm. Khi đã luyện được tay nghề làm tượng Phật, anh bắt đầu theo đuổi đúc các bức tượng nghệ thuật. Đến nhà ai chơi, thấy bức tượng đẹp anh đều mượn về đúc thử. Anh tự nguyện đi đúc tượng thuê cho nhiều nhà điêu khắc nổi tiếng như Tạ Quang Bạo, Minh Đỉnh, Tạ Duy Đoán, Lê Liên, Nguyễn Chi Lăng, Kim Xuân... Ngoài ra,
- anh còn học ở các di tích lịch sử, thấy ở đâu có nhiều đồ thờ đẹp, cổ kính anh đều nghiên cứu cho đến khi thuộc làu từng chi tiết, hoa văn. Năm 2003, Công ty Mỹ thuật Trung ương giao cho Nguyễn Trọng Hạnh đúc tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ nặng 220 tấn, cao trên 12m. Đối với Hạnh, đó là một niềm vinh dự lớn trong đời. Anh khóa chặt cửa xưởng đúc, suốt 3 tháng liền không ra ngoài. Trên 50 thợ cùng vào cuộc. Tượng quá lớn, không thể đúc khuôn liền, anh nghĩ cách cắt rời khuôn thành 12 khúc rồi đúc lần lượt. Tám lò nung, trên đặt bốn cái nồi nấu đồng lúc nào cũng sôi sùng sục. Hạnh đứng trên giàn giáo chỉ huy. Bốn cần cẩu loại 25 tấn và 50 tấn đặt ở bốn góc khuôn để rót đồng. Cuối cùng, bức tượng lớn cũng hoàn thiện. Cả một đoàn xe được huy động mới vận chuyển được công trình của Hạnh lên Điện Biên Phủ, dựng trên đỉnh đồi D1 trong dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên. Và những tác phẩm mang tầm lịch sử, thời đại Thuở xưa, 2 làng Tống Xá và Vạn Điểm chỉ đúc những mặt hàng đơn giản như đồ thờ cúng, đỉnh đồng, lư hương. Đến nay, sản phẩm của họ ngày càng đa dạng, tinh xảo hơn với những bức tượng Phật, danh nhân, lãnh tụ dân tộc. Đó là những công trình nặng hàng chục, hàng trăm tấn, thể hiện tinh thần, ý nghĩa lịch sử, tầm vóc thời đại... Cụm tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ cao 12,6m, nặng trên 200 tấn, chỉ là một trong nhiều tác phẩm quy mô lớn của người Ý Yên. Gần đây, các nghệ nhân ở
- Tống Xá, Vạn Điểm cũng đã đúc rất thành công bức tượng Phật Tổ Như Lai, nặng 30 tấn, hiện tọa lạc trên đỉnh núi Sóc Sơn (Hà Nội) và tượng Tam Thế đặt tại khu du lịch Tràng An (Hoa Lư, Ninh Bình). Đầu năm 2005, các nghệ nhân đúc đồng Ý Yên cũng đã bắt tay đúc tượng Quốc mẫu Âu Cơ và các vị Lạc tướng, Lạc hầu tại Khu di tích đền Hùng (Phú Thọ) cao 1,65m. Nhân dịp kỷ niệm 990 năm Thăng Long-Hà Nội, cũng lại chính những nghệ nhân tài ba của Ý Yên được mời đúc bức tượng vua Lý Thái Tổ nặng trên 40 tấn. Gần đây nhất, cuối tháng 12-2005, để chuẩn bị cho Lễ khai ấn đầu Xuân Bính Tuất, các nghệ nhân đúc đồng tài ba ở làng Tống Xá lại được chọn lựa, giao phó thực hiện đúc tạc 14 bức tượng Hoàng đế nhà Trần (mỗi bức nặng gần 1 tấn), hiện đặt tại đền Trùng Hoa thuộc khu di tích lịch sử-văn hóa đền Trần (ngoại vi TP Nam Định). Để làm được 14 pho tượng trên, Công ty TNHH cơ khí đúc Thắng Lợi đã huy động tới 50 thanh niên khỏe mạnh cùng các nghệ nhân thâm niên của làng. Dưới bàn tay điêu luyện, rắn rỏi của các nghệ nhân, những dòng họa tiết, hoa văn trên thân 14 bức tượng hiện rõ một cách sinh động, diễn tả đúng sự uy nghi, đường hoàng của một vương triều thịnh trị trong lịch sử, đã 3 lần chiến thắng giặc Nguyên-Mông vào thế kỷ 13. Sẽ đưa đồ đồng vượt đại dương
- Nghề đúc đồng ở Tống Xá, Vạn Điểm gắn với một truyền thuyết. Chuyện rằng, cách đây gần 900 năm, tại Phủ Yên Khánh (nay thuộc tỉnh Ninh Bình), có ông Nguyễn Chí Thành ngay từ nhỏ đã xuất gia theo hầu Thiền sư Giác Không. Ông là người học rất giỏi, đi nhiều nơi, đem học vấn dạy cho mọi người. Trong một lần qua Tống Xá, ông đã dạy cho dân làng cách làm khuôn để đúc đồng. Nhiều thế kỷ đã trôi qua, lịch sử cũng nhiều thăng trầm, dâu bể, nhưng nghề đúc đồng vẫn trường tồn như chính chất liệu đanh rắn của nó. Để nhớ công lao của ông, dân làng đã lập đền thờ. Hàng năm, vào giữa tháng 2 âm lịch, làng mở hội để tưởng nhớ công lao người đã truyền nghề, đem lại sự nghiệp cho làng. Bây giờ trở về Tống Xá, Vạn Điểm, từ tinh mơ đến tận sẩm tối, đâu đâu cũng gặp hình ảnh những bếp lò đỏ rực lửa. Thật không ngờ, nghề đúc đồng đã nhiều vất vả, hiểm nguy lại cần phải thật tỉ mỉ, tinh xảo mới tạo ra được sản phẩm hoàn hảo. Người thợ đúc phải trải qua rất nhiều công đoạn, từ cách chọn đất xây lò, nhóm lửa, chọn đồng đến làm khuôn, nấu chảy các mẻ đồng... Tất cả phải được thực hiện thận trọng, chuẩn xác để đảm bảo cho sản phẩm không bị vênh và co ngót. Theo nghệ nhân trẻ Nguyễn Trọng Hạnh, công đoạn quan trọng nhất và cũng quyết định nhất trong quá trình sản xuất là lúc rót đồng vào khuôn. “Gần như người thợ gửi gắm cả tâm hồn, sức lực của mình vào tác phẩm”. Anh bảo, thời khắc ấy, một thói quen đã thành phong tục là người thợ đúc đồng nào cũng phải thành kính đốt một bó nhang xin linh nghiệm trước tổ tiên và cụ tổ nghề, để cầu mong cho sản phẩm làm ra đạt về hình thức, chất lượng, mang màu sắc tốt, có hồn.
- Anh Dương Bá Tân, một nghệ nhân trẻ, đã được phong “bàn tay vàng” ở làng Vạn Điểm, cũng tâm sự: “Điều quan trọng và khó khăn đối với người thợ đúc đồng là làm được những sản phẩm có hồn, sinh động. Bởi vậy, phải biết yêu nghề, phải biết thổi cái nhiệt huyết của mình vào sản phẩm và đừng nghĩ rằng làm ra sản phẩm chỉ vì tiền”. Khởi nghiệp từ nguồn vốn chỉ có vài trăm ngàn đồng, nhưng đến nay, Dương Bá Tân đã trở thành chủ một doanh nghiệp chuyên đúc đồng. Sản phẩm đồ đồng giả cổ của công ty anh đã có mặt ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Đầu năm 2006, anh đã chuẩn bị lô hàng khá lớn để xuất khẩu ra nước ngoài. Đưa đồ đồng “made in Ý Yên” ra nước ngoài là một hoạt động mở đường cho tiềm năng về đúc đồng của Nam Định. Cũng theo anh Tân, hiện nay ở huyện Ý Yên đã xuất hiện khá nhiều công ty, cơ sở đúc đồng với những cái tên khá nổi danh trong làng đúc đồng cả nước như Công ty TNHH cơ khí đúc Thắng Lợi, Công ty Tân Tiến, cơ sở đúc Vũ Duy Thuấn...
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa: phần 1
109 p | 120 | 24
-
làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa: phần 2
160 p | 104 | 17
-
Thực trạng sản xuất của các cơ sở nghề và làng nghề truyền thống ở Hà Tĩnh
15 p | 123 | 9
-
Kinh nghiệm bảo tồn, phát triển nghề, làng nghề truyền thống ở một số nước Châu Á và gợi ý cho tỉnh Đắk Lắk trong việc bảo tồn, phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống
6 p | 10 | 5
-
Hội văn nghệ dân gian Việt Nam: Nghề và làng nghề truyền thống: Phần 2
274 p | 30 | 5
-
Khôi phục làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ non nước thành phố Đà Nẵng
10 p | 61 | 4
-
Nghề và làng nghề truyền thống ở Thừa Thiên Huế: Thực trạng và định hướng phát triển bền vững
16 p | 85 | 4
-
Hội văn nghệ dân gian Việt Nam: Nghề và làng nghề truyền thống: Phần 1
233 p | 28 | 4
-
Phát triển thương hiệu nước mắm của làng nghề truyền thống Nam Ô, thành phố Đà Nẵng
15 p | 10 | 3
-
Xây dựng quản lý, duy trì và phát triển sản phẩm làng nghề truyền thống thành phố Hà Nội
144 p | 13 | 3
-
Thực trạng nghề và làng nghề truyền thống ở Hội An, Quảng Nam
4 p | 40 | 3
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Làng nghề truyền thống Việt Nam năm 2019-2020 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
2 p | 15 | 3
-
Cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của các làng nghề truyền thống tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay
11 p | 161 | 3
-
Văn hóa làng nghề truyền thống (Qua dẫn liệu làng nghề gỗ Sơn Đồng, gốm Bát Tràng - Hà Nội và chạm bạc Đồng Xâm - Thái Bình)
11 p | 54 | 3
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Làng nghề truyền thống Việt Nam năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
3 p | 10 | 2
-
Sự biến đổi về sản phẩm của làng nghề truyền thống tại tỉnh Bắc Ninh
6 p | 38 | 2
-
Hiện trạng phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang
8 p | 9 | 2
-
Sự biến động giá trị văn hoá làng nghề truyền thống ở Bình Dương trong thời kỳ hội nhập
9 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn