intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lịch sử đã chứng minh chân lý của Người - Hồ Chí Minh: Phần 1

Chia sẻ: Lê Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:206

91
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu Hồ Chí Minh - Lịch sử đã chứng minh chân lý của Người: Phần 1 sau đâylà những bài viết, hồi ức về Chủ tịch Hồ Chí Minh của các tác giả và phóng viên quốc tế. Mời bạn đọc tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lịch sử đã chứng minh chân lý của Người - Hồ Chí Minh: Phần 1

  1. Bộ SÁCH KỶ NIỆM 120 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH Hồ CHÍ MINH ■ ■ ■ ĐỖ HOÀNG LINH - PHẠM HOÀNG ĐIỆP (Biên soạn)
  2. HO CHÍ MINH LỊCH SỬ ĐÃ GHÚNG MINH CHÂN LÝ CỦA NGlíỡi ĐỖ HOÀNG LINH - PHẠM HOÀNG ĐIỆP (Biên soạn) NHÀ XUẤT BẢN VÃN HÓA - THÔNG TIN
  3. LỜ I NÓI ĐẦU Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại của nhản dân Việt Nam, người bạn lớn của nhân dân dân thế giới. Người là biêu tượng cao đẹp của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, là khát vọng độc lập, tự do của các dân tộc yêu chuộng hoà binh và công lý trên trái đất. Tên tuổi Người được ghi vào các bộ Đại Bách khoa, Từ điển danh nhân thế giới và được cả nhân loại ngỢi c a với s ự n g ư ỡ n g m ộ và tìn h cả m k ín h y êu c h â n th à n h n h ấ t. C uộc đời, s ự n g h iệp , t ư tư ở n g, đ ạ o đ ứ c c ủ a N g ư ờ i m ã i m ã i là tấm gương sáng cho loài người tiến bộ noi theo đê hướng tới giá trị chân-thiện-mỹ vĩnh hằng. Nhản kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu và đê thiết thực góp phần hưởng ứng cuộc vận động H ọ c tậ p và là m theo tấm gương đ ạ o đ ứ c H ổ C h í Minhy c h ú n g tôi tuyên chọn những trích đoạn cảm tưởng và những hài tiêu biêu của các nhà chính trị, các nhà văn hóa và hè bạn từ khắp năm cháu viết về Người, Cuốn sách được chia làm 3 phần chính: Phần đầu là những lời phát biểu trích từ các tham luận Hội th ả o q u ố c tế, n h ữ n g bài báo, tạp ch í, thư, đ iệ n ch ia b u ồ n k hi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời; Phần hai là những bài viết, hồi ức của bạn hè quốc tế về Người- vị anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hoá kiệt xuất; Phần ba là một sô'cảm tưởng c ủ a k h á c h qu ố c t ế k h i đ ế n th ă m nơi ở và là m việc c ủ a Người trong Khu di tích Phủ Chủ tịch. T ro n g q u á trin h tu y ển ch ọ n và b iên so ạ n ch ắ c c h ắ n k h ô n g trá n h khỏi n h ữ n g th iếu sót, rấ t m o n g n h ậ n đưỢc s ự g iú p đ ỡ và góp ý củ a h ạn đọc. C Á C TÁC GIẢ
  4. Chủ tịch H ồ Chí M inh thăm Văn miếu Quốc T ử Giám 1 /1 9 6 0 Chủ tịch H ồ C hí Minh thăm Bảo tàng Lịch sử Việt Nam 2 /1961 6
  5. PHẦN ỉ NHỮNG BÀI VIẾT, HỔIức VỂ CHỦ TỊCH HỔ CHÍ MINH CỦA CÁC TÁC GIẢ VÀ PHÓNG VIÊN Qưốc TẾ
  6. Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Xưởng may 10 quân đội 1 ì 1959 8
  7. NGHỊ QUYẾT CỦA T ổ CHỨC GIÁO DỤC, KHOA HỌC VÀ VĂN HOÁ LIÊN HỢP QUỐC (UNESCO) VỂ KỶ NIỆM 100 NĂM NGÀY smu CHỦ TỊCH H ổ CHÍ MINH Phiên họp toàn thể; Xét thấy việc tổ chức kỷ niệm trên quy mô quổc tế những nhà trí thức lỗi lạc và danh nhân văn hoá và góp phần vào việc thực hiện những mục tiêu của UNESCO và vào sự hiểu biết trên th ế giới; Nhắc lại Quyết định sô" 18C 4351 về việc tổ chức kỷ niệm những vĩ nhân và những sự kiện đã để lại dấu ấn trong quá trình phát triển của nhân loại; Ghi nhận rằng năm 1990 sẽ được đánh dấu bằng lễ kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vỊ anh hùng giải phóng dân tộc của Việt Nam và là một nhà ván hoá lớn; Xét thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh là một biểu tưỢng kiệt xuất về quyết tâm của cả một dân tộc, đã cống hiến trọn đòi mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội; Xét thấy sự đóng góp quan trọng về nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực văn hoá, giáo dục và nghệ thuật là kết tinh của truyền thống văn hoá hàng ngàn năm của nhân dân Việt Nam và những tư tưởng của 9
  8. Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc của mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau; 1. Khuyến nghị các quốc gia thành viên kết hợp kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng cách tổ chức những hoạt động đa dạng để tưởng niệm Ngưòi, để làm cho mọi người hiểu được tầm vóc to lớn của những tư tưởng và sự nghiệp của Người vì công cuộc giải phóng dân tộc; 2. Đề nghị ông Tổng Giám đốc UNESCO tiến hành những bước đi phù hỢp để kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh và giúp đỡ các hoạt động tưởng niệm chung được tô chức nhân dịp này, đặc biệt là những hoạt động diễn ra ở Việt Nam. Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quỏc gia, uỷ ban quốc gia UNESCO của Việt Nam, Hội thảo quẩc tế Chủ tkh Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dẫn tộc, nhà văn hoá ỉớn, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1995, tr. 5*6. 10
  9. TUYÊN BỐ CỦA HỘI NGHỊ QUỐC T Ê "V IỆT NAM VÀ T H Ế G IỚ I" K Ỷ NIỆM LẦN T H Ứ 90 NGÀY SINH CHỦ TỊCH H ổ CHÍ MINH (Trích) Ngày 16 và 17 tháng 5 năm 1980, theo sáng kiến của Hội đồng Hoà bình t h ế giới, Hội nghị quốc t ế đã họp tại H à Nội, thủ đô nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt N am , nhân kỷ niệm lẩn thứ 90 ngày sinh Chủ tịch H ồ C hí M inh; hội nghị này đã tạo điều kiện cho các nhà hoạt động chính trị xã hội nổi tiếng của - 46 nước và đại diện của tám tô chức quốc tế bày tỏ sự kính trọng sãu sắc của nhản dân th ế giới tưởng nhớ đến người con vĩ đại của Việt Nam, người chiến sĩ yêu nước nồng nàn và quốc t ế chủ nghĩa, một chiến sĩ xuất sắc đâu tranh cho hoà binh, tự do và độc lập dân tộc. Người là biểu tượng cho lòng dũn g cảm, tính kiên cường và chủ nghĩa anh h ừ n g của nhản dân Việt Nam. Tên luổi Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn liền vói những sự kiện quan trọng nhất của lịch sử đấu tranh anh dũng của nhân dâi Việt Nam vì tự do và độc lập, cuộc đấu tranh này là m5t cống hiến vô giá vào phong trào giải phóng dân tộc và tiến trình cách mạng thê giới, vào việc củng cố các lực lượnf hoà bình, dân chủ và tiến bộ xã hội trên hành tinh chúng ta. Chủ ậch Hồ Chí Minh là một trong sô" những người lớp đầu ở châu Á, bằng cả trái tim mình, tiếp thụ những tư tưởng bât diệt của Lênin và vũ trang những tư tưởng đó 11
  10. cho quần chúng nhân dân lao động Việt Nam bị áp bức. Dưới ngọn cò của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã tiến hành thắng lợi cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, giáng một đòn chí mạng vào hệ thông thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc ở châu Á. Dưới ngọn cờ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã thiết .ập nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu A - nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, và đã bảo vệ nhà nước đó trong' cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp. Tài năng kiệt xuất của nhà cách mạng, người tổ chức và cổ vũ những thắng lợi vĩ đại nhất của nhân dân Việt Nam, tính nhân đạo sâu sắc và sự giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thu phục được sự mến yêu và sự kính trọng vô hạn của nhân dân mình và toàn thể loài người tiến bộ. "Không có gì quý hơn độc lập, tự do" - câu nói đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giò phút nghiêm trọng, khi nhân dân Việt Nam bị đế quốc Mỹ xâm lược, đã trở thành phương châm của tất cả những ngưòi yêu nước Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh không sông đến ngày vui toàn thắng. Nhưng Đảng do Người lập ra, nhân dân Việt Nam anh hùng do Người giáo dục đã thực hiện "Di c h ú c " thiêng liêng của Người, đã bảo vệ danh dự, tự do và độc lập của Tổ quốc, đuôi hết bọn xâm lược ra khỏi bờ cõi, lập nên nước Việt Nam Xã hội chủ nghĩa thống nhất - tiền đồ vững chắc của hoà bình và Chủ nghĩa xã hội ở Đông Nam A. Việt Nam và thế giới, Nxb. Sự thât, Hà Nôi, 1 9 8 1 , tr. 2 0 2 - 2 1 2 . 12
  11. H ổ CHÍ MINH, MỘT NHÂN VẬT " • vĩ ĐẠI • • ĐÃ CỐNG HIÊN TRỌN ĐỜI MÌNH CHO sứ MỆNH T ự DO VÀ ĐỘC LẬ P rs. M.ATMÉT (MODAGAT AHMED) Nguyên Giám đốc UNESCO khu vực châu Á • Thái B inh Dương, đại diện đặc biệt của Tổng Giám đốc UNESCO Đây th ật sự là một niềm vinh dự cho tôi được phát biểu V • • • • • trước các nhà trí thức và thông thái cao quý tụ tập ở đây ngày hôm nay để kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Hồ Chí Minh, người chiến sĩ dũng cảm đã giải phóng dân tộc mình khỏi một th ế kỷ đô hộ thực dân, bằng sự lãnh đạo khôn khéo và quyết tâm vững chắc. Người là một trong những động lực đầu tiên của phong trào chống thực dân thòi kỳ sau Chiến tranh th ế giới thứ hai ở châu Á, và là một trong những lãnh tụ có ảnh hưởng nhiều nhất của các dân tộc ở th ế kỷ XX. Hội nghị UNESCO phiên thứ 24 đã quyết định kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Người vào năm 1990. Đây là một cử chỉ tôn kính đối vói một nhân vật vĩ đại đã cống hiến trọn đòi mình cho sứ mệnh tự do và độc lập. UNESCO rấ t vui sưóng được tham gia vào sự kiện đáng ghi nhớ này. Điều đó biểu hiện sự cam kết sâu sắc của tổ chức này trong việc duy trì các giá trị và công lao của các nhân vật vĩ đại đưỢc nhân loại công nhận và kính trọng. 13
  12. Những tình cảm này được thể hiện rõ rệt trong Nghị quyết của Đại hội đồng vối sự nhấn mạnh rằng: tư tưởng của Người chứa đựng nguyện vọng của nhân dân muôn khắng định nền văn hoá riêng của mình và xúc tiến sự hiểu biết lẫn nhau. Nghị quyết này cũng yêu cầu Tông Giám đổc UNESCO giúp đỡ cho các hoạt động kỷ niệm được tô chức nhân dịp này, đặc biệt ở Việt Nam. Tên gọi cuộc Hội thảo khoa học là "Chủ tịch Hồ Chí Minh ■Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hoá lớn" nhằm nêu bật nhiều mặt của nhân cách côn người vĩ đại này. Do đó, tôi thấy sẽ không khiêm tô"n nếu bàn về cuộc đời và các thành tựu của Người khi bao nhiêu diễn giả nổi tiếng có mặt tại đây - những người mà tôi tin chắc sẽ góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc Hội thảo - đã là điều sẽ rất đáng ca ngỢi và làm phong phú kinh nghiệm cho mọi ngưòi. Đây là một thành tựu không nhỏ đốĩ với Người, con một nhà Nho của một nước nghèo. Người trở thành nhà lãnh đạo không thê chôl cãi của nhân dân Việt Nam và riêng mình đã phải chịu đựng những khó khăn khủng khiếp suốt trên ba thập kỷ. Nếu ta nhìn về thòi niên thiếu của Ngưòi, chúng ta thấy một con người đang lo tìm một nơi cắm neo. Ngưòi không thể hoàn tất việc học tập của mình và sau đó đã trở thành một thầy giáo. Ngưòi vào học một trường kỹ thuật. Trong vài năm tròi, Người trở thành một thuỷ thủ đi hết hải cảng này đến hải cảng khác. Giữa Chiến tranh thế giới thứ nhâ^t, ta lần lượt gặp Người là người coi vườn, quét tuyết, hầu bàn, rửa ảnh và thợ đô"t lò. Dĩ nhiên Người cảm thấy không thanh thản và lo tìm một ý nghĩa cho cuộc sốhg của mình. Chính ở Pháp, giữa những năm 1917 và 1923, Người 14
  13. đã trở thành một nhà xã hội chủ nghĩa tích cực và chính vào lúc này, ta thây bản chất thực sự của Ngưòi bùng nổ. Năm 1920, được cổ vũ bởi thành công của cách mạng cộng sản ở Nga, Người đứng về phía những ngưòi cộng sản Pháp khi họ rút khỏi Đảng Xã hội. Đây là một bước ngoặt lốn và về sau dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương nám 1930. Người tích cực xây dựng lực lượng của phong trào yêu nước ở Việt Nam và bắt tay vối Đồng minh chống Nhật. Khi cuộc chiến tranh kết thúc, cuộc tổng khởi nghĩa đã nô ra trong cả nưốc. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, trước một cuộc mít tinh lớn ở Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bô" Việt Nam độc lập, Người nói: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc" (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t. 4, tr. 1). Nhưng Người đã không được nghỉ ngơi. Thế nhưng Ngưòi không bỏ cuộc, Người khôn khéo kết hỢp chiến thuật với ngoại giao, kiên trì thương lượng, bởi vì Ngưòi biết rằng thòi gian thuộc về phía mình. Quan điểm sáng suô"t và khả năng làm chủ sự kiện giúp Ngưòi đạt mục tiêu của mình. Lòng yêu nưốc của Ngưòi đưỢc phát huy cùng với sự hiểu biết sâu sắc về khoa học chính trị và quân sự, về lịch sử, văn hoá và trên tất cả Người hết lòng yêu mến nhân dân. Trong khi chiến đâu cả đòi mình chốhg lại ách thông trị thực dân, Ngưòi vẫn là một nhà nhân văn chân chính trong tư tưởng và hành động. Bây giờ cho phép tôi đề cập một phương diện khác về con ngưòi Chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là một nhà văn hoá lốn. Việt Nam là một nưóc tương đôi đồng nhất về mặt xã 15
  14. hội; xét theo quan điểm dân tộc thì vào khoảng 85% toàn bộ nhân dân cùng có chung một nền văn, hoá Việt Nam chủ đạo. Tuy nhiên, sự tồn tại của nhiều nhóm thiểu số tôn giáo cùng với các nhóm thiểu sô" dân tộc thật sự tạo ra nhiều khó khăn trong việc hình thành một xã hội liên kết. Tuy vậy, Hồ Chí Minh đã thành công trong việc liên kết nhiều sắc thái văn hoá vào một nền văn hoá Việt Nam duy nhất. Người đã làm được việc này nhò sự hiểu biết sâu sắc và tôn trọng những đặc điểm văn hoá khác nhau. Người đã hoàn thành được nhiệm vụ này và trong việc làm, lòi nói của Người, ta có thể nhìn thấy rõ hình ảnh, tư tưởng của nhà thơ, nhà văn, nghệ sĩ dân ca, những ngưòi đem lại nguồn cảm xúc cho nhiều th ế hệ nhân dân Việt Nam. Cuộc đòi của Ngưòi mang ảnh hưởng của những giá trị và truyền thông dân tộc, có những đóng góp vào việc tạo nên một nền văn hoá Việt Nam hiện đại. Chỉ có ít nhân vật trong lịch sử trỏ thành một bộ phận của huyền thoại ngay khi còn sốhg và rõ ràng Hồ Chí Minh là một trong sô" đó. Người sẽ đưcíc ghi nhớ không phải chỉ là ngưòi giải phóng cho Tổ quốc và nhân dân bị đô hộ, mà còn là một nhà hiền triết hiện đại đã mang lại một viễn cảnh vấ hy vọng mói cho những người đang đấu tranh không khoan nhượng để loại bỏ bất công, bất bình đẳng khỏi trái đất này. Tôi hy vọng cuộc Hội thảo này sẽ làm sáng tỏ thêm cuộc đòi và thành tích của Hồ Chí Minh. Đó là một đóng góp có ý nghĩa nhất vào việc tưởng niệm nhân vật vĩ đại. Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân ván quốc gia, u ỷ ban quốíc gia UNESCO của Việt Nam, Hội thảo quốc t ế Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hừng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá lớn, Nxb. Khoa học xã hội, H à Nội, 1995, tr. 26-29. 16
  15. Chủ tịch H ồ C h í M inh đọc văn bia tại đ ền thờ N guyễn Trãi 2 ! 1965 17
  16. CHỦ TỊCH HỔ CHÍ MINH VỚI CÁCH MẠNG LÀO XIXANẠ XIXAN Nguyên Chủ nhiệm ưỷ ban Khoa học xã hội Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào Tên tuổi đồng chí Hồ Chí Minh gắn liền với sự nghiệp cách mạng Việt Nam, cách mạng Đông Dương. Ngưòi đã có những đóng góp to lớn cho cách mạng thê giới. Trưốc hết, Người là Anh hùng giải phóng dân tộc, Nghị quyết UNESCO ghi rõ: "Chủ tịch Hồ Chí Minh là một biểu tưỢng kiệt xuất về lòng quyết tâm của cả một dân tộc, đã công hiến trọn đòi mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội". Tôi không có tham vọng đề cập toàn bộ vấn đề này (vì bản thân vấn đề đã là một hệ thống đề tài nghiên cứu hết sức rộng lớn). Tôi chỉ xin giới hạn vào chủ đề: Chủ tịch Hồ Chí Minh với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Lào. Từ cuốĩ thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp xâm lược và chiếm đóng đất nưóc chúng tôi, bất chấp sự đầu hàng của bọn phong kiến, quý tộc, nhân dân các bộ tộc Lào không cam chịu kiếp nô lệ, đã nhiều lần nổi dậy chống ách thông trị hà khắc. Trong suốt 30 năm đầu của thế kỷ XX, các cuộc khởi nghĩa đã bùng nô liên tiếp trên hầu khắp đất nước. 18
  17. Có phong trào diễn ra trên quy mô khá rộng, bao gồm nhiều địa bàn, nhiều tỉnh. Có cuộc chiến đấu kéo dài gần bốh thập kỷ. Những người lãnh đạo các cuộc đấu tranh đó .à những nhà yêu nước kiên cường, nhưng do hạn chế của điều kiện lịch sử, họ không có đường 101 và phương thức đấu tranh thích hỢp, nên các phong trào đó đều thất bại. Cuối những năm 1920, đồng chí Hồ Chí Minh, thông qua tô chức Hội Thanh niên cách mạng đã truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Lào. Khi Người hoạt động ở Thái Lan, sau các lớp huấn luyện chính trị tại ưđon, Người đã nhiều lần trực tiếp huấn luyện các đồng chí hoạt động ở Lào. Có lần, Người đã triệu tập các đồng chí hoạt động ỏ Viên Chăn tới Noọng Khai đê nghe báo cáo tình hình và chỉ đạo phương hướng đẩy mạnh hoạt động ở Lào. Mùa thu 1928, đồng chí Hồ Chí Minh đã từ Thái Lan sang Pắcxế, lên Xavanakhẹt, đến Xiêng Vang (phía Nam tỉnh lỵ Thà Khẹt) để trực tiếp tìm hiểu thực tế tình hình đời sống nhân dân Lào. Những hạt giống cách mạng mà đồng chí Hồ Chí Minh gieo đã nhanh chóng nảy mầm và phát triển ở Lào. Từ các tổ chức quần chúng cách mạng thời kỳ 1928-1929, đến năm 1930 đã hình thành sáu chi bộ cộng sản ở Viên Chăn, Pắcxế, Thà Khẹt, Xavanakhẹt, Thôntiu, Bònèng. Các tổ chức quần chúng: Công hội, Thanh niên, Phụ nữ, Đồng minh phản đế, Hội tương tế... đã phát triển ở nhiều thành phố' và các vùng đông công nhân. Tháng 9 năm 1934, tại một đảo nhỏ trên sông Mê Kông, Đại hội đại biểu các chi bộ cộng sản các địa phương đã thành lập Đảng bộ Đảng Cộng sản Đông Dương tại Lào. Từ đó cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân các bộ tộc Lào bước sang thời kỳ mới, với chất lượng hoàn toàn mói; cách mạng Lào đã trở thành 19
  18. một bộ phận khăng khít của cách mạng Đông Dương và cách mạng thê giới. ...Như vậy, đối với nhân dân Lào, cống hiến to lớn của đồng chí Hồ Chí Minh, trước hết là tìm ra con đương giải phóng dân tộc đúng đắn cho cách mạng Lào. Tháng 5 năm 1941, đồng chí Hồ Chí Minh, thay mặt Quôc tế Cộng sản chủ trì Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, đã nêu rõ: nhiệm vụ chủ yếu và trước mắt của cách mạng Đông Dương là cách mạng giải phóng dân tộc và nhân mạnh: muốh đánh Pháp đuổi Nhật "phải có lực lượng thống nhất của tất thảy các dân tộc Đông Dưdng hỢp lại". Hội nghị Trung ương lần đó nhất trí với ý kiến của đồng chí Hồ Chí Minh, đã đặt vấn đề giải phóng dân tộc trong khuôn khổ mỗi nước, chủ trương lập Mặt trận Dân tộc thống nhất trong từng nước nhằm khơi dậy truyền thông tốt đẹp của mỗi dân tộc, thu hút mọi lực lượng yêu nước, động viên sức mạnh của cả nước đứng lên giành độc lập chủ quyền dân tộc. Đường lốì chiến lược đó là nhân tô" thắng lợi hết sức quan trọng. Điểm nổi bật ở đồng chí Hồ Chí Minh là không chỉ đóng góp về lý luận, về đường lôi, phương hưống, mà đồng chí còn quan tâm đến phương diện tô chức và chỉ đạo thực tiễn cách mạng. Trong Điếu văn đọc tại Lễ truy điệu đồng chí Hồ Chí Minh ngày 5 tháng 9 năm 1969 tại Sầm Nưa, đồng chí Cayxỏn Phômvihản, Tổng Bí thư Đảng Nhân dân cách mạng Lào, đã nói: "Đốì với cách mạng Lào chúng ta, đồng chí Hồ Chí Minh đã thường xuyên quan tâm chỉ đạo cho Đảng bộ Đảng Cộng sản Đông Dương tại Lào trước đây, cũng như sau này cho Đảng Nhân dân cách mạng Lào khi Đảng đã được thành lập. Đồng chí đã trực tiếp giúp cho chúng ta những ý kiến rất quan trọng về chiến lược, 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2