intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lịch sử Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:331

50
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ebook Tổ chức, hoạt động của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam qua tài liệu, tư liệu lưu trữ (1960 - 1975): Phần 1 gồm có 2 chương với những nội dung chính sau: Sự ra đời Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (1954 - 1960); Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trong đấu tranh chống mỹ xâm lược (1961 - 1969). Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lịch sử Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam: Phần 1

  1. TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VÀ CHÍNH PHỦ CÁCH MẠNG LÂM THỜI CỘNG HÒA MIỀN NAM VIỆT NAM QUA TÀI LIỆU, TƯ LIỆU LƯU TRỮ (1960 - 1975)
  2. CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN VŨ VĂN TÂM Phó Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia II1 BAN BIÊN SOẠN NGUYỄN THỊ THIÊM TRẦN THỊ VUI LÊ VỊ CỐ VẤN KHOA HỌC PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. HCM, Phó Chủ tịch Hội KHoa học Lịch sử TP. HCM 1 Bản quyền thuộc Trung tâm Lưu trữ quốc gia II Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước
  3. CỤC VĂN THƯ VÀ LƯU TRỮ NHÀ NƯỚC TRUNG TÂM LƯU TRỮ QUỐC GIA II TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VÀ CHÍNH PHỦ CÁCH MẠNG LÂM THỜI CỘNG HÒA MIỀN NAM VIỆT NAM QUA TÀI LIỆU, TƯ LIỆU LƯU TRỮ (1960 - 1975) NHÀ XUẤT BẢN TỔNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
  4. 4
  5. MỤC LỤC Lời Giới thiệu .......................................................................................7 Lời Nói đầu .........................................................................................11 Bảng chữ viết tắt ................................................................................15 CHƯƠNG 1: SỰ RA ĐỜI MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM (1954 - 1960) 1.1. Chính sách của Mỹ - Diệm tại miền Nam Việt Nam sau Hiệp định Genève ...............................................................17 1.2. Phong trào đấu tranh chống Mỹ - Diệm của nhân dân miền Nam Việt Nam năm 1954 - 1960 ...................................74 1.3. Sự ra đời và cơ cấu tổ chức của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ...........................................133 CHƯƠNG 2 MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG ĐẤU TRANH CHỐNG MỸ XÂM LƯỢC (1961 - 1969) 2.1. Mặt trận Giải phóng cùng nhân dân miền Nam đấu tranh chống Mỹ ................................................................169 2.2. Thiết lập quan hệ ngoại giao, tăng cường sự ủng hộ quốc tế ................................................251 2.3. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam bước vào Hội đàm Paris....................................................................310 5
  6. CHƯƠNG 3 CHÍNH PHỦ CÁCH MẠNG LÂM THỜI CỘNG HÒA MIỀN NAM VIỆT NAM (6/1969 - 4/1975) 3.1. Sự ra đời và cơ cấu tổ chức của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ............................331 3.2. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam với cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao ......372 3.3. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng miền NamViệt Nam ................................................................456 KẾT LUẬN .......................................................................................533 DANH MỤC TÀI LIỆU .................................................................537 6
  7. LỜI GIỚI THIỆU N gay khi ra đời, ngày 20-12-1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã tuyên bố: “đoàn kết tất cả các tầng lớp nhân dân, các giai cấp, các dân tộc, các đảng phái, các đoàn thể, các tôn giáo, các nhân sĩ yêu nước ở miền Nam Việt Nam không phân biệt xu hướng chính trị để đấu tranh đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và tập đoàn tay sai của Mỹ ở miền Nam, thực hiện độc lập dân chủ, cải thiện dân sinh, hòa bình trung lập ở miền Nam, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc”. Gần 15 năm thực hiện chủ trương đó, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam cùng với Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã phất cao lá cờ Mặt trận trong Mùa Xuân đại thắng 1975, hoàn thành trọn vẹn nhiệm vụ lịch sử và đã đi vào lịch sử cuộc kháng chiến oanh liệt bậc nhất trong lịch sử dân tộc. Ngọn cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng phất cao trên các chiến trường miền Nam năm xưa, như một biểu tượng sáng ngời của ý chí vì độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc của dân tộc Việt Nam, đã và đang được in giữ trong ký ức của bao lớp người trong và ngoài nước một thời cùng hát vang “Giải phóng miền Nam, chúng ta cùng quyết tiến bước... Đây Cửu Long hùng tráng, đây Trường Sơn vinh quang... Vận nước đã đến rồi; bình minh chiếu khắp nơi; dựng xây non nước sáng tươi muôn đời”. Đã hơn 40 năm kể từ ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, cũng là hơn nửa thế kỷ Mặt trận Dân tộc Giải phóng và 7
  8. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam từ thực tế kháng chiến với bao huyền thoại về một thời hào hùng dân tộc Việt Nam kháng chiến oanh liệt mang tầm vóc thời đại, đi vào các Trung tâm Lưu trữ quốc gia, trở thành tài sản vô giá của dân tộc. Những hoạt động phong phú độc đáo của một thời hoạt động sôi nổi, những bài học kinh nghiệm quý báu có một không hai trong đời sống chính trị dân tộc thời cận hiện đại, làm cho ngọn cờ hòa bình, chính nghĩa của Mặt trận Dân tộc Giải phóng và Chính phủ Cách mạng lâm thời vẫn đang mồn một trong tâm trí của bao thế hệ người Việt Nam hôm qua và hôm nay. Và hơn lúc nào hết, những giá trị lịch sử ấy vẫn đang cần đồng hành với công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc, đổi mới và phát triển đất nước trong thế giới hội nhập và toàn cầu hóa. Đã có không ít bài viết, công trình, luận văn về Mặt trận Dân tộc Giải phóng và Chính phủ Cách mạng lâm thời với nhiều cách tiếp cận của nhiều giới, nhiều ngành trong và ngoài nước. Gần đây nhất là sưu tập Chung một bóng cờ và chuyên khảo Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (1960 - 1977) - những cuốn sách khá toàn diện về Mặt trận Dân tộc Giải phóng và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Trong dịp kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, 40 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc, Trung tâm Lưu trữ quốc gia II tại Thành phố Hồ Chí Minh cho xuất bản sách tư liệu Tổ chức, hoạt động của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam qua tài liệu lưu trữ (1960 - 1975). Đây là lần đầu tiên công bố tài liệu lưu trữ về đề tài này; nội dung của sách cung cấp cho người đọc, người nghiên cứu những tài liệu được lưu giữ và bảo quản bởi cơ quan lưu trữ quốc gia, được sắp xếp hệ thống và trình bày thận trọng theo thể thức chuyên ngành. Bằng lối tiếp cận theo phương pháp lịch sử và phương pháp lưu trữ, sách đặt ra mục tiêu “cung cấp một hướng tiếp cận khác cho độc giả để làm phong phú hơn tính đa chiều 8
  9. trong nghiên cứu lịch sử Việt Nam”. Trong nguồn tài liệu lưu trữ của chính quyền Sài Gòn, những tuyên bố, báo cáo, sắc lệnh, nghị định, bản tin... được công bố ở đây là một trong những loại chứng cứ bậc một, chính gốc về quá trình tổ chức và hoạt động của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam suốt những năm 1960 - 1977. Đây chỉ là một phần nhỏ tài liệu được chọn lọc và cũng chỉ bước đầu được trình bày theo phương pháp lịch sử; điều đáng quý nhất của sách là giá trị sử liệu sản sinh trong những thời điểm lịch sử của nó, đã được bảo quản thành tài sản quốc gia và nay công bố như góp thêm những bằng chứng khách quan về thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trong thế kỷ XX. Hy vọng sách sẽ được đông đảo bạn đọc đón đợi, để cảm nhận nhiều hơn về ý nghĩa thực tiễn và giá trị thiết thực khi đọc và sử dụng, để hiểu thêm về thời kỳ có một không hai “cả năm châu, chân lý nhìn theo” bóng cờ Mặt trận. Trân trọng giới thiệu cuốn sách quý tới bạn đọc. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 1-2016 PGS.TS HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử Trường ĐHKHXH & NV - ĐHQG TP.HCM Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Thành Phố Hồ Chí Minh 9
  10. 10
  11. LỜI NÓI ĐẦU M ặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam là tổ chức công khai, hợp pháp hợp hiến nhất tại miền Nam đại diện cho lực lượng cách mạng trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ và chính quyền tay sai cứu nước. Mặt trận Giải phóng không chỉ là một tổ chức tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân mà còn làm nhiệm vụ như một tổ chức chính quyền công khai đối lập với chính quyền tay sai ở miền Nam, thực hiện những nhiệm vụ quản lý hành chính chính thức ở vùng giải phóng. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã chuẩn bị đầy đủ những điều kiện cần thiết như chính quyền cơ sở, đất và dân... từ đó tiến tới thành lập chính phủ trung ương - Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam năm 1969. Đối với cách mạng Việt Nam, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam là tổ chức chính trị và là chính phủ công khai vừa quản lý, lãnh đạo công việc nội bộ, vừa tăng cường mối quan hệ bang giao và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Sự trưởng thành theo năm tháng của Mặt trận Giải phóng cho thấy chủ trương trong Cương lĩnh chính trị về đại đoàn kết toàn nhân dân miền Nam đứng về cùng một chiến tuyến là đúng đắn; và sự ra đời Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam là sự chín muồi của cách mạng miền Nam và là một bước phát triển của quá trình hoạt động của Mặt trận Giải phóng. 11
  12. Đối với chính quyền Sài Gòn và Hoa Kỳ, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời và đi vào hoạt động năm 1960, rồi kế tiếp là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam năm 1969 là một “dị vật”. Ở trong nước, chính quyền Sài Gòn ra sức công kích, xuyên tạc, chống đối, phủ nhận sự hiện hữu của Mặt trận Giải phóng và Chính phủ Cách mạng lâm thời; trên trường quốc tế, Hoa Kỳ nỗ lực không ngừng vận động các nước và Liên Hiệp Quốc không công nhận tổ chức và chính phủ đại diện chân chính cho nhân dân miền Nam. Tuy nhiên, ý chí và hành động can thiệp của Hoa Kỳ không lung lay được vị thế quốc tế ngày một vững vàng của Mặt trận Giải phóng và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Hơn 50 năm qua, nhiều công trình khoa học, nhiều sách, báo đã nghiên cứu và cho ra mắt độc giả về tổ chức và hoạt động của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Nhưng đây là lần đầu tiên được sự chỉ đạo của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Trung tâm Lưu trữ quốc gia II biên soạn cuốn sách “Tổ chức, hoạt động của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam qua tài liệu lưu tr” nhằm giới thiệu đến độc giả những trang tài liệu của cơ quan trung ương chính quyền Sài Gòn và các cơ quan của Hoa Kỳ tại miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Viết về một tổ chức, một chính phủ của cách mạng nhưng lại sử dụng nguồn tài liệu lưu trữ được sản sinh trong quá trình hoạt động của đối phương - chính quyền Sài Gòn và Hoa Kỳ tại miền Nam, Ban Biên soạn mong muốn đưa ra một hướng tiếp cận khác cho độc giả để làm phong phú hơn tính đa chiều trong nghiên cứu lịch sử Việt Nam. Về bố cục, cuốn sách gồm 3 chương: Chương 1 - Sự ra đời của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, dựng lại bối cảnh miền Nam Việt Nam trong những năm sau Hiệp định Genève 1954 cho đến Đồng khởi năm 12
  13. 1960 bằng tài liệu lưu trữ, góp phần khẳng định thêm sự ra đời của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam là một tất yếu của lịch sử. Từ hoàn cảnh lịch sử dẫn đến Hội nghị thành lập Mặt trận Giải phóng với chương trình 10 điểm cũng được trình bày ở Chương 1. Chương này còn thể hiện cơ cấu nhân sự và sự thay đổi cơ cấu nhân sự của Mặt trận Giải phóng trong những tháng sơ khai. Chương 2 - Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trong đấu tranh chống Mỹ xâm lược (1960 - 1969), đi sâu vào hoạt động đối nội và đối ngoại của Mặt trận Dân tộc Giải phóng ở miền Nam Việt Nam. Về đối nội, Mặt trận Giải phóng đã thực hiện vai trò đại đoàn kết toàn nhân dân miền Nam như Cương lĩnh chính trị năm 1967 đề ra trong đấu tranh chống Mỹ và chính quyền tay sai, xây dựng hậu phương, thiết lập chính quyền cơ sở. Về đối ngoại, Mặt trận Giải phóng đảm đương nhiệm vụ là một tổ chức đại diện hợp pháp và chính thức cho nhân dân miền Nam tham gia các hội nghị quốc tế, các tổ chức quốc tế, thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước, đón nhận sự hưởng ứng phản đối Mỹ gây chiến ở Việt Nam của nhân dân thế giới tiến bộ, và đến giai đoạn quyết định thì đại diện cho nhân dân miền Nam bước vào bàn đàm phán tại Paris. Chương 3 - Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (6-1969 - 4-1975), trình bày về bối cảnh ra đời và tổ chức hoạt động của Chính phủ Trung ương của nhân dân miền Nam Việt Nam. Ở trong nước, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam vừa có những điều chỉnh về nhân sự và địa giới hành chính vừa thực hiện nhiệm vụ của mình như phát triển kinh tế, củng cố an ninh, đảm bảo dân sinh trong vùng giải phóng. Về mặt quân sự, Chính phủ Cách mạng lâm thời cùng với nhân dân và lãnh đạo nhân dân miền Nam đấu tranh đến Đại thắng mùa Xuân năm 1975; trên trường quốc tế, Chính phủ lâm thời được công nhận là một chính phủ có đủ dân và đất, có mối quan hệ ngoại giao cấp nhà nước với rất nhiều quốc gia và đến 13
  14. năm 1969 thay thế Mặt trận Giải phóng tham gia Hội nghị bốn bên cho đến ngày Hiệp định Paris được ký kết. Cuốn sách được biên soạn từ nguồn tài liệu lưu trữ là những tuyên bố, báo cáo, sắc lệnh, nghị định, các bản tin tức,... thuộc các phông như phông Phủ Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa (1954 - 1975), phông Phủ Tổng thống Đệ nhất Cộng hòa (1954 - 1963), phông Phủ Tổng thống Đệ nhị Cộng hòa (1967 - 1975), phông Tòa Đại biểu Chính phủ Nam phần (1945 - 1959), phông Hội đồng Quân nhân Cách mạng (1963 - 1965)... Mặc dù đã cố gắng chắt lọc tài liệu để phản ánh lại một cách đầy đủ nhất về tổ chức và hoạt động của Mặt trận Giải phóng và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, nhưng do việc biên soạn hoàn toàn dựa trên tài liệu sản sinh trong quá trình hoạt động của chính quyền Sài Gòn và Hoa Kỳ ở miền Nam, nên cuốn sách không thể hoàn thiện nhất. Cũng bởi thế, có thể cuốn sách có những sự kiện hay ý kiến chưa thật chính xác vì trích dẫn những tài liệu có tính chất tuyên truyền của phía đối phương. Trong quá trình thực hiện cuốn sách, Ban Biên soạn luôn nhận được sự quan tâm của lãnh đạo Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, lãnh đạo Bộ Nội vụ; sự hợp tác của các nhà khoa học và đồng nghiệp. Ban Biên soạn xin gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo các ban ngành, đoàn thể, các nhà khoa học và bạn bè, đồng nghiệp. Mặc dù rất cẩn trọng, nhưng chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, Ban Biên soạn mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để khi có điều kiện tái bản cuốn sách được hoàn thiện hơn. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2016 BAN BIÊN SOẠN 14
  15. CÁC CHỮ VIẾT TẮT BV : Bắc Việt CS : Cộng sản CSBV : Cộng sản Bắc Việt CPCMLTCHMNVN : Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ĐICH : Đệ Nhất Cộng hòa (1955 - 1963) ĐIICH : Đệ Nhị Cộng hòa (1967 - 1975) LMLLDTDCHB : Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình MACV : The US Military Assistance Command, Vietnam MTDTGPMN : Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam QLVNCH : Quân lực Việt Nam Cộng hòa VC : Việt cộng VNDCCH : Việt Nam Dân chủ Cộng hòa VNCH : Việt Nam Cộng hòa TTLTII : Trung tâm Lưu trữ quốc gia II 15
  16. 16
  17. Chương 1 SỰ RA ĐỜI CỦA MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM (1954 - 1960) 1.1. CHÍNH SÁCH CỦA MỸ - DIỆM TẠI MIỀN NAM VIỆT NAM SAU HIỆP ĐỊNH GENÈVE 1.1.1. Về chính trị Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ toàn thắng, kết thúc oanh liệt cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân năm 1953 - 1954 của quân và dân Việt Nam, làm thất bại hoàn toàn kế hoạch Navarre, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp và âm mưu mở rộng, kéo dài chiến tranh tại Đông Dương của đế quốc Mỹ, buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Genève về chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược đối với ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia. Theo điều khoản của Hiệp định Genève, thực dân Pháp tạm thời nắm quyền kiểm soát trong hai năm khi “một giới tuyến quân sự tạm thời sẽ được quy định rõ để lực lượng của hai bên, sau khi rút lui, sẽ tập hợp ở bên này và bên kia giới tuyến ấy: lực lượng Quân đội 17
  18. nhân dân Việt Nam ở phía Bắc giới tuyến, lực lượng quân đội Liên hiệp Pháp ở phía Nam giới tuyến”1. Các lực lượng Liên hiệp Pháp rút khỏi khu vực đóng quân tạm thời tới khu vực tập kết ở Nam đường giới tuyến. “Thời hạn cần thiết để thực hiện việc di chuyển hoàn toàn các lực lượng của hai bên về vùng tập hợp của họ ở hai bên giới tuyến quân sự tạm thời không được quá ba trăm (300) ngày, kể từ ngày Hiệp định này bắt đầu có hiệu lực”2. Theo Điều 7 của Hiệp định, con đường để củng cố hòa bình, thống nhất đất nước sẽ “thực hiện tổng tuyển cử tự do bằng bầu phiếu kín”. Các cuộc tổng tuyển cử sẽ tổ chức vào tháng 7-1956 dưới sự kiểm soát của một ban quốc tế gồm đại biểu những nước có chân trong ban giám sát và kiểm soát quốc tế đã nói trong Hiệp định. Kể từ ngày 20-7-1955, những nhà đương cục có thẩm quyền trong hai vùng sẽ có những cuộc hiệp thương về vấn đề đó. Để đảm bảo quyền tự do dân chủ cho nhân dân ở hai vùng, tại Điều 14C của Hiệp định ghi rõ: “Mỗi bên cam kết không dùng cách trả thù hoặc phân biệt đối xử với những cá nhân hoặc tổ chức, vì lí do hoạt động của họ trong lúc chiến tranh, và cam kết bảo đảm những quyền tự do dân chủ của họ”. “Trong khi đợi Tổng tuyển cử để thực hiện thống nhất Việt Nam, bên nào có quân đội của mình tập hợp ở vùng nào theo quy định của Hiệp định này thì bên ấy sẽ phụ trách quản trị hành chính của vùng ấy”. Mặt khác, các bên “phải thi hành những biện pháp để tránh sự gián đoạn trong vấn đề chuyển giao trách nhiệm này. Để đạt mục đích ấy, bên rút đi phải kịp thời báo trước cho bên kia để bên kia có sự sắp xếp cần thiết”3. Với chủ trương nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Genève, ngày 22-7-1954, Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam 1 Chương I, Điều 1, Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (Genève) năm 1954, hồ sơ B7-19, phông Tòa Đại biểu Chính phủ Nam phần, TTLTII. 2 Chương I, Điều 2, Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (Genève) năm 1954, hồ sơ B7-19, phông Tòa Đại biểu chính phủ Nam phần, TTLTII. 3 Chương II, Điều 14ab, Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (Genève) năm 1954, hồ sơ B7-19, phông Tòa Đại biểu chính phủ Nam phần, TTLTII. 18
  19. đã ra lệnh cho các lực lượng vũ trang ngừng bắn trên chiến trường toàn quốc theo các điều khoản quy định của Hiệp định: “ở Bắc Bộ Việt Nam, đúng 8 giờ (địa phương) ngày 27-7-1954; ở Trung Bộ Việt Nam, đúng 8 giờ (địa phương) ngày mùng 1-8-1954; ở Nam Bộ Việt Nam, đúng 8 giờ (địa phương) ngày 11-8-1954”1. Trong khi đó, quân Pháp rút toàn bộ khỏi miền Nam Việt Nam khi còn nhiều điều khoản Hiệp định có liên quan đến trách nhiệm của họ chưa được thi hành, trong đó có điều khoản về việc tổ chức hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất hai miền Bắc - Nam Việt Nam. Pháp trút bỏ trách nhiệm thi hành những điều khoản còn lại của Hiệp định cho Mỹ - Diệm, người kế tục chúng ở miền Nam. Sau khi thất bại trong việc ngăn chặn ký kết Hiệp định Genève, Mỹ ra sức thực hiện ý đồ đã vạch ra từ trước nhằm độc chiếm miền Nam Việt Nam, tiến tới độc chiếm toàn Đông Dương. Ngày 24-6-1954, Ngoại trưởng Mỹ Dulles thông báo cho các nhà lãnh đạo Quốc hội Mỹ rằng họ có thể vãn hồi được điều gì đó tại khu vực Đông Nam Á, không còn dấu vết của Pháp và Mỹ sẽ thay Pháp đảm nhận trách nhiệm bảo vệ Lào, Campuchia và miền Nam Việt Nam. Từ chối không ký kết vào tuyên bố chung của Hiệp định Genève, Mỹ cho rằng việc chia cắt Việt Nam là cơ hội cho Mỹ xây dựng lực lượng phi Cộng sản tại miền Nam Việt Nam. Cùng với việc đẩy mạnh các hoạt động xâm nhập vào Đông Dương về kinh tế, quân sự, Mỹ không ngừng dùng áp lực với Pháp để trực tiếp “kiểm soát” Việt Nam. Sau nhiều lần mặc cả, đến tháng 6-1954, Mỹ đã buộc được Pháp chấp thuận Ngô Đình Diệm (đang sống lưu vong) về nước làm Thủ tướng Quốc gia Việt Nam. Và chỉ trong một ngày, ngày 16-6-1954, Quốc trưởng Bảo Đại buộc phải ký liên tiếp hai sắc lệnh: một là, Sắc lệnh số 37-QT giải tán Chính phủ của Hoàng thân Bửu Lộc; hai là, Sắc lệnh số 38-QT chỉ định Ngô Đình Diệm về nước làm Thủ tướng. 1 Chương II, Điều 11, Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (Genève) năm 1954, hồ sơ B7-19, phông Tòa Đại biểu Chính phủ Nam phần, TTLTII. 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1