Lịch sử và lý thuyết xã hội học
lượt xem 121
download
Tại sao nói: “Xã hội học với tư cách là một bộ phận của khoa học thực nghiệm nó chỉ ra đời ở các nước Tây Âu thế kỷ XIX?” Xã hội học với tư cách là một bộ phận của khoa học thực nghiệm
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Lịch sử và lý thuyết xã hội học
- LỊCH SỬ VÀ LÝ THUYẾT XÃ HỘI HỌC I. Tại sao nói: “Xã hội học với tư cách là một bộ phận của khoa học thực nghiệm nó chỉ ra đời ở các nước Tây Âu thế kỷ XIX?” Xã hội học với tư cách là một bộ phận của khoa học thực nghiệm đã ra đời ở các nước Tây Âu thế kỷ XIX. Để giải thích được vấn đề này cần phải trở lại với những điều kiện kinh tế - xã hội ở Tây Âu thế kỷ XIX với tư cách là tìm hiểu những tiền đề quan trọng cho sự ra đời của XHH thế giới. 1.1. Vào thế kỷ XIX ở các nước Tây Âu đã trải qua những biến động hết sức to lớn, trước hết là những biến động trong lĩnh vực kinh tế. - Vào thế kỷ XVIII, cuộc cách mạng công nghiệp đã diễn ra ở các nước Anh, Pháp, Đức… Thực chất của cuộc cách mạng công nghiệp này là sự thay thế lao động thủ công bằng lao động máy móc. Chính vì vậy nó đã đem lại những thay đổi to lớn trong lòng xã hội châu Âu. + Cuộc cách mạng công nghiệp đã làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. + Kích thích xu hướng tự do hoá thương mại, tự do hoá sản xuất, tự do hoá lao động làm cho thị trường trong nước và thì trường các nước Tây Âu được mở rộng. + Hình thành những trung tâm công nghiệp mới và các đô thị mới. Nhiều nhà máy, xí nghiệp, tập đoàn kinh tế ra đời thu hút nguồn lao động từ các vùng cận thị và nông thôn. + Hình thái kinh tế phong kiến sụp đổ dành chỗ cho sự phát triển mạnh mẽ của CNTB. + Sự biến đổi trong lĩnh vực kinh tế đã tạo ra xã hội công nghiệp, đó là một bước tiến lớn trong lịch sử châu Âu, nhưng nó cũng nảy sinh những vấn đề kinh tế - xã hội phức tạp như: khủng hoảng, lạm phát, thất nghiệp… + Hệ thống tổ chức quản lý kinh tế theo kiểu truyền thống bị phá vỡ, đòi hỏi s ự thay thế của một phương thức quản lý mới phù hợp với tổ chức xã hội công nghiệp. Đ ể thiết lập phương thức quản lý mới cần có sự hỗ trợ của các ngành khoa học trong đó có xã hội học. 1.2. Thế kỷ XIX là thế kỷ của những biến động chính trị - xã hội ở các nước Tây Âu - Cuộc cách mạng Pháp 1789 là một cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất trong lịch sử . Thắng lợi của cuộc cách mạng này đã đem lại việc thành lập nhà nước tư sản Pháp, các giai cấp mới, các quan hệ xã hội mới được hình thành. Nền dân chủ tư sản đ ược hình thành thay thế cho chế độ chuyên chế độc tài của nhà nước phong kiến. Khẩu hiệu “tự do, bình đẳng, bác ái” đã tạo điều kiện cho sự tự do phát triển của các cá nhân và sự phát triển của các ngành khoa học. - Bên cạnh đó là những biến đổi to lớn trong đời sống xã hội châu Âu dưới tác động của cách mạng công nghiệp và của các cuộc cách mạng xã hội như: s ự thay đ ổi th ể chế chính trị, sự tàn lụi của Thiên chúa giáo và sự đề cao đạo Tin lành, sự di dân, tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường, nạn thất nghiệp, vấn đề nhà ở, sự hình thành lối sống đô thị với các đặc trưng nhanh nhẹn, nhạy bén nhưng lạnh lung, vô danh, cô đơn… - Những sự kiện nói trên đã làm cho xã hội châu Âu mà đặc biệt là các nước Tây Âu thực sự trải qua những biến động dữ dội. Nhiều nhà khoa học và nhà chính trị đã tìm cách để ổn định xã hội, và họ đã tìm đến với khoa học như những công c ụ sắc bén đ ể ổn định xã hội. Đây cũng chính là những tiền đề quan trọng thúc đẩy sự ra đời của XHH. 1
- 1.3. Sự phát triển về tư tưởng, lý luận và khoa học ở châu Âu thế kỷ XVII, XVIII và XIX - Bước vào thời kỳ khai sang, những tư tưởng khoa học và tiến bộ phát triển mạnh mẽ, nhất là các tư tưởng của các nhà CNXH không tưởng như: Xanh-xi-mông, Vôn-te, Rút- xô… - Đặc biệt những thành tựu của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội trong các thế kỷ 17 - 19 đã đem lại cho con người cách nhìn mới về tự nhiên, xã hội. + Về khoa học tự nhiên đã đạt được nhiều thành tựu về lý thuyết và phương pháp: Niu-tơn tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn, Lô-mô-nô-xôp tìm ra định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng. Puốc-kin-giơ tìm ra thuyết tế bào… + Từ những thành tựu này, con người nhận thức rằng: Giới tự nhiên vận động và phát triển theo quy luật khách quan chứ không do một lực lượng siêu nhiên nào quy định sự phát triển của chúng. Và có thể dung phương pháp khoa học tự nhiên đ ể nghiên c ứu về xã hội. + Trong sự phát triển của khoa học xã hội, triết học giữ một vai trò quan trọng. Sự phát triển của triết học thực chứng, và sau này là hệ thống triết học Mac - Lênin đã cung cấp cho con người một cách nhìn khoa học hơn về các sự kiện và hiện tượng xã hội. - Có thể nói vào thế kỷ XIX, các nước Tây Âu đã thực sự bước vào xã hội tư bản với sự phát triển mạnh mẽ của nền đại công nghiệp. Sự phát triển của nền kinh tế và những biến đổi về chính trị - xã hội, về tư tưởng, lý luận và khoa học đã tạo ra những tiền đề cần thiết và đầy đủ cho sự ra đời của xã hội học. Với những điều kiện và ti ền đ ề ấy có thể khẳng định rằng XHH với tư cách là một bộ phận của khoa học thực nghiệm nó chỉ ra đời ở các nước Tây Âu thế kỷ XIX. ------------------------------------------------------------------------------------------------ II. Các lý thuyết 1. Lý thuyết hệ thống xã hội của T.Parson Lược sử Talcott Parson(1902-1979) là nhà xã hội học người Mỹ, nổi tiếng với lý thuy ết hệ thống xã hội, lý thuyết hành động, có công lớn trong việc giới thiệu Weber với xã h ội học Mỹ: ông đã dịch cuốn “Đạo đức Tin Lành và tinh thần chủ nghĩa tư bản” năm 1930.1931, ông đưa xã hội học vào giảng dạy ở trường Havard.Và trở nên nổi tiếng từ khi xuất bản sách”Cấu trúc của hành động xã hội” năm 1937. Với tư cách là nhà khoa học tổ chức, sáng lập ra “Khoa các quan hệ xã hội” ở trường đại học tổng hợp Havard năm 1946.Parson là tác giả của khoảng 270 ấn phẩm nghiên cứu trong đó có công trình xã hội học quan trọng như “Hệ thống xã hội”(1951), “Tiến tới một lý thuyết tổng quát về hành động” (1951). Lý thuyết hệ thống-hành động: Parson sử dụng khái niệm cấu trúc và hệ thống gần như tương đương nhau.Khái niệm cấu trúc nhấn mạnh các yếu tố tạo thành khuôn mẫu, định hình hệ thống một cách tương đối ổn định.Khái niệm hệ thống nhấn mạnh một tập hợp các yếu tố được sắp xếp theo trật tự nhất định, được hình thành vừa độc lập vừa liên tục trao đ ổi qua l ại v ới h ệ thống môi trường xung quanh. Về mặt lý thuyết, Parson xem xét hệ thống trong một trục toạ độ ba chiều : chiều cấu trúc, chiều chức năng, chiều kiểm soát. 2
- Parson phân biệt ít nhất 4 cấp độ và thông qua quá trình xã hội hoá, hành động của con người hình thành và biểu hiện trên các cấp độ hệ thống từ cấp hành vi của cơ thể lên cấp nhân cách, cấp xã hội và cấp văn hoá. Đặc điểm của từng cấp độ hệ thống: - Cấp hệ thống văn hoá tương ứng với hệ thống biểu trưng.Biểu hiện cụ thể là niềm tin tôn giáo, hệ ngôn ngữ, hệ các giá trị, chuẩn mực xã hội. - Cấp hệ thống xã hội bao gồm tập hợp các cá nhân tương tác với nhau trong các tình huống nhất định. - Cấp hệ thống nhân cách có đơn vị cấu thành cơ bản là cá nhân, chủ thể hành động. - Cấp hệ thống hành vi bao gồm các quá trình sinh lý, vật chất hữu cơ của đ ời s ống con người mà quan trọng nhất là hoạt động thần kinh và hệ thống vận động. Tất cả các hệ thống hành động đều phải đương đầu với những vấn đ ề ch ức năng, những nhu cầu của tổng thể, đó là sự thích nghi, hướng đích, thống nhất và duy trì khuôn mẫu. Sơ đồ lý thuyết AGIL Theo Parson, hệ thống xã hội được cấu thành từ 4 tiểu hệ thống tương ứng với 4 loại nhu cầu, chức năng cơ bản: Một là, Thích ứng (Adaptation-A): Có chức năng cung cấp các phương tiện, nguồn lực, năng lượng để thực hiện các mục đích đã xác định. Đây chính là tiểu hệ thống kinh tế. Hai là, Hướng đích (Goal attainment -G): Đóng vai trò xác định các mục tiêu và đ ịnh hướng cho toàn bộ hệ thống vào việc thực hiện mục tiêu đã định. Đây chính là hệ thống chính trị. Ba là, Liên kết (Intergration-I): thực hiện chức năng găn kết các cá nhân, nhóm, tổ chức xã hội, đồng thời kiểm soát xã hội, đây chính là các cơ quan pháp luật. Bốn là, Duy trì khuôn mẫu lặn (Latent pattern maintenance):thực hiện chức năng kích thích, chức năng quản lý, bảo trì các khuôn mẫu hành vi, ứng xử của các thành viên. Đây chính là hệ thống gia đình, tổ chức văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật... Các tiểu hệ thống: - gắn kết với nhau theo nguyên lý điều khiển học - có mối quan hệ với nhau theo nguyên lý chức năng để tạo thành một chính thể toàn vẹn - trao đổi với nhau thông qua một loạt các phương tiện và công cụ xã hội. Các chức năng và tiểu hệ thống có thể tương ứng đan xen, bù trừ với nhau rất phức tạp. --------------------------------------------------------------------------------- THUYẾT TƯƠNG TÁC BIỂU TRƯNG 1.Một số luận điểm gốc: Nguồn gốc:xuất phát từ các quan niệm xã hội học của M. Weber, G.Simmel, R.Park. Tác giả nổi bật: C.H.Cooley, G.H.Mead, H.Blumer, E.Goffman. Tên gọi của thuyết là “tương tác luận biểu trưng” do Blumer đưa ra năm 1937. Nội dung của luận điểm gốc: Xã hội được tạo thành từ sự tương tác của vô số các cá nhân, bất kì hành vi và cử chỉ nào của con người đều có vô số các ý nghĩa khác nhau, hành vi và hoạt động đó phụ thuộc đó không những phụ thuộc mà còn thay đổi với các ý nghĩa biểu trưng. Tư tưởng của Simmel: 3
- Xã hội được tạo thành từ vô số các “nguyên tử xã hội” là các mối tương tác xã hội. Tương tác xã hội phụ thuộc vào số lượng thành viên của nhóm. Kế thừa và phát triển tư tưởng trên, W.Thomas và F.Zanniecki đã phát triển thành trường phái Chicago-cái nôi của thuyết tương tác biểu trưng: -Định lý Thomas: “nếu người ta xác định tình huống một cách thực tế thì kết quả hành động của họ cũng thực tế”. -Nghiên cứu của W. Wund về ý thức, vai trò của yếu tố ngôn ngữ, trí nhớ đối với các quá trình trải nghiệm bên trong của con người. -Quan niệm của W.James về “dòng ý thức”. -Watson cho rằng tâm lý học hành vi là một “cành nhánh” của khoa học thực nghiệm khách quan của khoa học tự nhiên với mục tiêu nghiên cứu là dự báo và kiểm soát hành vi. -Thorndike phát hiện một số quy luật quan trọng của hành vi. 2. Lý thuyết tương tác “ba ngôi” của George Mead. G.H.Mead (1863-1931), nhà triết học thực chứng, nhà tâm lý học hành vi xã hội, nhà xã hội học người Mỹ. Tác phẩm chính : Tâm trí, tôi và xã hội. Phương pháp tiếp cận: Xây dựng và phát triển các khái niệm “cái tôi”, “nhân cách”, “tương tác”, “biểu tượng”, “bản ngã”, “nhân cách”, “tri giác”... Phân biệt rõ cách tiếp cận xã hội học với tâm lý học nói chung và với tâm lý xã hội nói riêng. Quan niệm về cái tôi và lý thuyết tương tác ba ngôi: “Cái tôi” thực chất là một cấu trúc xã hội nảy sinh từ kinh nghiệm xã hội có đ ược trong mối quan hệ “ba ngôi”: -Cá nhân với bản thân. -Cá nhân với người khác. -Cá nhân với xã hội. Cơ chế hành động của cá nhân quan trọng là sự hình thành “cái tôi” và “s ự t ương tác”.Thông qua cơ chế đó các yếu tố môi trường được chia thành: -Sự vật khách quan tôn tại với tư cách là các kích thích, không phụ thuộc vào cá nhân. -Sự vật tồn tại với tư cách là đối tượng của hành động hay yếu tố tạo thành cấu trúc của hành động. Có thể gọi lý thuyết tương tác của Mead là lý thuyết tương tác “ba ngôi” với một ý nghĩa nữa là trong mối quan hệ với người khác mỗi cá nhân đều xuất hiện dưới 3 hình thái: -Tôi (I) bao gồm: + Tôi- chủ thể + Tôi- khách thể -Bản thân (Me) -Tự mình (Self) S.Freud cũng có quan niệm về cấu trúc kiểu “ba ngôi một thể” bao gồm: -Tôi (Ego) -Nó (Id) -Siêu tôi (Super- ego). Trong mối quan hệ xã hội, nhờ “cái tôi” mà con người có các khả năng hành đ ộng quan trọng: -Có thể tự tách ra khỏi bản thân để nhìn mình như một người khác. -Có thể đặt mình vào vị trí của người khác. 4
- Cơ chế hình thành của “cái tôi” thông qua: -Bắt chước, giao tiếp, đóng vai trò trong các trò chơi lúc còn nhỏ và trong quá trình tiếp xúc, trao đổi, tương tác với người khác lúc lớn lên. Kết luận: Cái tôi là một cấu trúc xã hội đặc thù này sinh, phát triển trong mối tương tác xã hội với người khác và với chính bản thân mình. Khái niệm “biểu tượng”: Mead đã đưa ra định nghĩa “biểu tượng” (symbol) theo kiểu chủ nghĩa hành vi: Biểu tượng là một loại kích thích mà phản ứng đáp lại nó đã được đem lại từ trước. ----------------------------------------------- • Tương tác XH? Là là hình thức giao tiếp xh hay trao đổi giữa cá nhân và các cộng đ ồng, trong đó mối quan hệ qua lại của chúng được thực hiện. Hành động xh được diễn ra và đạt đ ược s ự thích ứng của một hành động này với một hành động khác, qua đó cũng còn tìm thấy cái chung trong sự hiểu biết tình huống, ý nghĩa hành động, nhằm đạt được mức độ hợp tác nhất định hoặc sự đồng tình giữa chúng. • Những nội dung cơ bản của lý thuyết tương tác biểu trưng và lý thuyết trao đổi Xh. + Lý thuyết tương tác biểu trưng: - Các cá nhân trong quá trình tương tác với nhau không phản ứng đối với các hành động trực tiếp của người khác mà cố gắng “đọc” và lý giải chúng. Người ta thường hay tìm những ý nghĩa gắn cho các hành động và cử chỉ đó, tức là biểu trưng. - Để hình thành những biểu trưng của tương tác, trước hết cá nhân phải ý thức một cách rõ ràng về một hành động, cử chỉ, phát ngôn, chữ viết hay hình ảnh nào đó. Sau đó cá nhân sẽ quy gán cho chúng những ý nghĩa xác định, dần dần những ý nghĩa quy gán này sẽ được nhiều người thừa nhận và chúng ta có một biểu tượng tương tác. Trước khi trở thành biểu tượng chung cho một nền văn hóa hay của cả nhân loại, chúng chỉ là bi ểu t ượng tương tác của một tiểu văn hóa. - Các biểu tượng có một đặc điểm chung là chúng mang những ý nghĩa nhất định và tạo ra sự phản ứng giống nhau ở các cá nhân. Ý nghĩa của biểu tượng không trùng với ý nghĩa trực tiếp của những cái thể hiện chúng. - Trong tương tác biểu trưng và phân tích một mô hình tương tác biểu trưng cần hết sức chú ý đến biểu tượng, ký hiệu, cử chỉ, khi “đọc” và “giải thích” về hành động của người khác. Hệ htoongs biểu tượng dtrong tương tác có thể gồm: cử chỉ và hành động của cá nhân, ngôn ngữ nói và viết. Theo lý thuyết này con người như một thực thể s ống trong thế giới của các biểu tượng và môi trường ký hiệu, xh điều khiển đối với các cá nhân thông qua các biểu tượng. - Để có thể hiểu được ý nghĩa những hành động, cử chỉ của người khác chúng ta cần nhập vai của người đó, hay đặt mình vào vị trí của họ. Chỉ khi ở vị trí của người đó chúng ta mới hiểu hết ý nghĩa những phát ngôn, cử chỉ, hành động của họ. - Khả năng của con người đặt mình vào vị trí, vai trò của đối tác và nhìn nhận mình như một đối tác hành động là cơ sở quan trọng bậc nhất trong sự tương tác của họ đối với môi trường xung quanh. Chính cơ chế này giúp con người tạo ý nghĩa cho các sự vật, hiện tượng và hành dộng xung quanh. + Lý thuyết trao đổi XH: - Các cá nhân hành động tuân theo nguyên tác trao đổi các giá trị vật chất và tinh thần như sự ủng hộ, tán dương hay danh dự. Những người trao nhiều cho người khác có xu 5
- hướng được nhận lại nhiều lần. Những người nhận nhiều từ người khác sẽ cảm thấy có sự tác động, hay áp lực từ phía họ. Chính tác động của áp lực này giúp cho những người cho nhiều nhận lại được nhiều từ phía những người mà họ đã được trao nhiều. Người ta gọi đó là sự cân bằng và lợi ích. Có 4 nguyên tắc trong traoo đổi XH như sau: - Nếu một hành vi được thưởng, hay có lợi thì hành vi đó có xu hướng lặp lại. - Hành vi được hưởng, được lợi trong hoàn cảnh nào thì cá nhân sẽ có xu h ướng l ặp lại hành vi đó trong hoàn cảnh tương tự. - Nếu như phần thưởng, mối lợi đủ lớn thì cá nhân sẽ sẵn sàng bỏ ra nhiều chi phí vật chất và tinh thần để đạt được nó. - Khi nhi cầu cá nhân gần như hoàn toàn được thỏa mãn thì ít cố gắng hơn trong việc nỗ lực tìm kiếm chúng. • Không có hành động Xh thì không có tương tác Xh. - Không có hành động xh thì không có giao tiếp xh. HĐXH là cơ sở, là tiền đ ề c ủa tương tác xh. Chỉ có HĐXH mới tạo ra tương tác xh mà thôi. - HĐXH diễn ra lặp đi lặp lại mới tạo ra tương tác. Mức độ bền vững của tương tác phụ thuộc số lần hành động xh diễn ra trong khoảng thời gian mà các đ ối tượng giao ti ếp xh với nhau. - Khuynh hướng hoặc tính chất của HĐXH quyết định khuynh hướng của tương tác xh. --------------------------------------------------------- Thay lời tạm kết: Những hàm ý thực tiễn Xã hội học là một khoa học về xã hôi, vì thế mọi người ở mọi lĩnh vực và c ấp đ ộ hoạt động đều có thể và nên vận dụng vào cuộc sống, cho nên những hàm ý của mọi tri thức xã hội chắc chắn thể hiện ra ở mọi cấp độ. Trên giá nhiều cửa hàng sách, ta luôn thấy cả loạt những cuốn dạy ta hiểu cách sống (tức là cách quan hệ với người khác) trong hôn nhân và gia đình. trong thương trường và nơi làm việc. Người ta cũng dạy cả cách cư xử với chính bản thân mình nữa. Khi tư vấn cho ta, những tác giả ấy đề cập vấn đề từ cấp độ triết học đến những kỹ năng cụ thể. Đằng sau mọi phiên bản đa dạng của những cuốn sách kiểu ấy, cái chung của chúng là triết lý về hành động xã hội. Ấy là đối tượng ("công việc") duy nhất của chúng ta, những con người, là hành động của mình và c ủa người khác và hành động xã hội có nghĩa là những "ý nghĩa" gắn với hành động. Do đó, hãy cố gắng hiểu (thông điệp) hành động của người khác và đưa ra (thông điệp) hành đ ộng của mình một cách "đúng" và lương tác hành động tuân theo và (đồng thời) tạo ra những khuôn mẫu, hiển nhiên chúng là sự câu thúc (hạn chế, định hình) hành động của chúng ta, nhưng cũng có thể (và thực ra là như vậy) chỉ là "khung tham khảo". Nghĩa là ta cần và có thể "làm khác đi", "vượt lên" chúng coi chúng là "nguồn lực" của hành động chứ không phải là cái "l ồng sắt” (chữ dùng của Weber) phải tuyệt đối tuân thủ. Từ khóa then chốt của những cuốn giáo trình về cách sống này là "tích cực", "thay đổi", "khác đi". Điều đúng với cấp độ cá nhân thì cũng đúng với mọi cấp độ trên cá nhân: gia đình, tổ chức, cộng đồng, thiết chế, Nhà nước, dân tộc, loài người. Vì thực ra ở cấp độ nào dù lớn đến đâu thì đơn vị tác nhân vẫn là những cá nhân cụ thể. Theo quan sát của tác giả bài viết, hiện nay nhiều chương trình giảng dạy và giảng viên môn xã hội học hoặc những lĩnh vực liên quan đến xã hội học vẫn dựa trên nh ững mặc định tư tưởng và tập quán đã bị vượt qua trên thế giới từ vài thập niên trước (quá 6
- nhấn mạnh vào quy luật, cấu trúc tính tất yếu...). Về mặt học thuật, chỉ nói đến khía cạnh này thì hoàn toàn không phản ánh đầy đủ diện mạo tư tưởng xã hội hiện đại n ửa sau th ế kỷ XX. Quan trọng nữa là về mặt thực tiễn, thông điệp hàm ý (hoặc ẩn ngầm hoặc không có ý thức) của nó có xu hướng khích lệ người ta chỉ thấy một chiều những câu thúc, chấp nhận những tính tất yếu, cái xã hội khách quan và một diễn ngôn thông dụng hơn trong đời thường: định mệnh, số phận. Kết quả phụ kèm theo là nó không trang bị cho người ta tính sẵn sàng thay đổi đón nhận vai trò "chủ thể hành động". Sự nhấn mạnh thái quá và một chiều nói trên thể hiện khuynh hướng tôi muốn gọi là "bái cấu trúc giáo" (vận dụng khái niệm bái vật giáo của Mác). Xã hội học hành động xã hội giúp ta chú ý và nhấn mạnh đến một chiều cạnh khác của hiện thực xã hội đối lập với hệ tri thức mà tôi tạm gọi là hệ tri thức chức năng- c ấu trúc - tiến hóa. trong hiện thực xã hội của xã hội học hành động, có một không gian r ộng lớn dành cho chủ thể sáng tạo. Điều này rất quan trọng cho những con người đang sống trong những xã hội biến đổi nhanh: nó chỉ cho họ thấy rằng người ta có thể tạo nên tương đối nhanh chóng những cấu trúc xã hội hoàn toàn mới bằng hiểu biết và hành động xã hội. Không phải con người bị giam hãm trong những cấu trúc, thụ động chờ đợi cấu trúc "t ự tiến hóa", mà cấu trúc là sản phẩm của hành động con người, hoàn toàn có thể và chỉ có thể "bị" thay đổi duy nhất bởi chính hành động con người. Xã hội Việt Nam đang ở thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa mạnh mẽ. Nếu so sánh với khu vực và thế giới, khó có thể dự đoán rằng, với nhiều cách thức mà ta làm trong 15 năm qua, thì có thể khắc phục đ ược sự tụt hậu của mình hay không. Do đó, việc nhấn mạnh vào chủ thể hành động như trong xã hội học hành động là rất quan trọng đối với người Việt Nam. Bởi vì ta đang cần thoát khỏi sự câu thúc của các "định luật" cấu trúc - tiến hóa gồm cả sự câu thúc của những tri thức phụ thuộc vào chúng, thay vào đó là chủ động tổ chức nên những cấu trúc - chức năng hiện tại của thời đại, thông qua chủ thuyết nhấn mạnh vào hành động xã hội. Như Mác đã nói: con người là chủ thể sáng tạo nên lịch sử và như xã hội học hành động hiện đ ại nói: c ấu trúc và thiết chế là do con người tạo ra. Xã hội học tại Việt Nam Xã hội học ở Việt Nam nhìn chung còn tương đối mới mẻ. Các nghiên cứu về xã hội học chưa gây được sự quan tâm của xã hội. Mặt khác, chất lượng của các công trình nghiên cứu này cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Một số nhà nghiên cứu mải chạy theo các d ự án để tăng thu nhập mà ít quan tâm tới chất lượng nghiên cứu. Đây cũng là th ực tr ạng chung của các nghiên cứu ở Việt Nam. Sản phẩm nghiên cứu xong đ ể cất vào tủ, ít đ ược (và khó được) áp dụng trong thực tiễn. --------------------------------------------------------------------- VAI TRÒ VÀ SỰ VẬN DỤNG LÝ THUYẾT TRONG NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC Một trong những "hòn đá tảng" quyết định thành công của một nghiên cứu khoa học là LÝ THUYẾT. Chọn lý thuyết nào? Sử dụng và vận dụng vào một trường hợp cụ thể như thế nào? Đó là điều luôn luôn thách thức các nhà nghiên cứu nghiêm túc nhất. Xahoihoc.info xin trân trọng giới thiệu quan điểm của Th.S Nguyễn Văn Đáng trong bài viết "Vai trò và sự vận dụng lý thuyết trong nghiên cứu xã hội học". Mời quý vị và các bạn cùng tham khảo và thảo luận. 1. Đặt vấn đề. 7
- Bất cứ một lĩnh vực khoa học nào cũng phải có lý thuyết. Nghiên cứu khoa học là phải dựa trên cơ sở lý thuyết và sản phẩm cuối cùng, quan trọng nhất của nghiên cứu khoa học chính là các lý thuyết[1]. Tri thức lý thuyết - những luận điểm khoa học được khái quát lên từ thế giới tự nhiên và xã hội mà con người đang sống - là s ự chắt l ọc t ừ hàng ngàn nghiên cứu thực nghiệm, là sự kêt tinh trí tuệ của nhiều thế hệ các nhà khoa học. Đến lượt mình, mỗi nhà khoa học lại sử dụng lý thuyết để làm điểm tựa cho các nghiên cứu và sự đóng góp của họ cho khoa học (nếu có) chính là sự bổ sung vào kho tàng lý thuy ết. Bởi vậy, hàng năm, khi công bố danh sách các nhà khoa học đoạt giải Nobel thi tên tuổi của họ luôn gắn liền với một lý thuyết nào đó mới được công bố. Trong các chương trình đào tạo, trình độ càng cao (Th.s; TS) thì khối lượng kiến thức lý thuyết mà sinh viên phải nghiên cứu càng lớn. Nền tảng lý thuyết vững vàng là yêu cầu tất yếu đ ối với những người làm khoa học, nhất là những ai theo đuổi thiên hướng nghiên cứu hàn lâm. Bài viết này sẽ trình bày quan điểm cá nhân của tác giả về vai trò và sự vận dụng lý thuy ết trong nghiên c ứu khoa học xã hội học. 2. Những vấn đề từ thực tiễn. Thực tế vận dụng lý thuyết trong các nghiên cứu xã hội học ở Việt Nam hiện nay cho thấy những biểu hiện đáng quan tâm. Chẳng hạn, có học viên cao học XHH đã cho r ằng: “theo em, một luận văn cao học chỉ cần dùng hai lý thuyết là đủ! ”. Nếu tư duy như vậy thì rất có thể luận án tiến sỹ sẽ cần đến 4 hoặc 5 lý thuy ết! Phổ biến hơn là tình tr ạng trình bày tràn lan hàng loạt lý thuyết trong một nghiên cứu nhưng l ại không hề có s ự gắn k ết giữa các lý thuyết với nhau hoặc giữa lý thuyết với nghiên cứu đó [2]. Chẳng hạn, có những tác giả đã áp dụng đồng loạt thuyết cấu trúc - chức năng, quan điểm duy vật biện chứng, thuyết xung đột, quan điểm, đường lối của Đảng…vv trong nghiên cứu của mình. Thật khó hình dung tác giả lại có thể kết hợp tất cả các lý thuyết này trong nghiên c ứu c ủa mình. Bởi lẽ, quan điểm cấu trúc - chức năng vốn có xu hướng bảo thủ, muốn bảo vệ cái trật tự xã hội hiện có nhưng ngược lại, quan điểm xung đột nhấn mạnh mâu thuẫn và coi đó là tác nhân quan trọng nhất của sự biến đổi xã hội. Một bên muốn duy trì trật tự và sự ổn định xã hội còn một bên lại ủng hộ việc giải quyết mâu thuẫn và thay đổi xã hội. Việc giới thiệu rất nhiều lý thuyết, thậm chí các lý thuyết đối nghịch nhau như vậy là bằng chứng cho thấy nhiều tác giả đã không làm chủ được kiến thức lý thuyết, tức là chưa biết cách s ử dụng lý thuyết trong nghiên cứu xã hội học. Thực tế, tác giả chỉ trình bày các luận điểm lý thuyết chứ chưa vận dụng các lý thuyết đó trong nghiên cứu của mình, chưa gắn kết được lý thuyết với thực nghiệm. Hậu quả: cơ sở lý luận một đằng, kết quả thực nghiệm một nẻo, các phân tích mang nặng tính chất suy diễn chủ quan! Theo quan điểm cá nhân, tôi cho rằng có mấy nguyên nhân chính sau đây: Một là: Tất cả các lý thuyết xã hội học đều do các tác giả châu Âu (nhất là Tây Âu) sáng tạo ra từ cách đây hơn 200 năm và kho tàng tri thức này liên tục đ ược vun đ ắp, đ ược bổ sung trong quá trình phát triển của xã hội học. Do mới được du nhập vào Việt Nam chưa lâu cho nên sự phát triển các nghiên cứu xã hội học đến nay còn thiên về mảng nghiên cứu thực nghiệm, ứng dụng. Hiện tượng này không chỉ xuất hiện trong các chương trình nghiên cứu của cơ quan quản lý nhà nước mà còn khá phổ biến ở một bộ phận đáng kể cán bộ nghiên cứu trong giới học thuật. Theo đó, cứ nghiên cứu là phải đ ề xuất giải pháp, chính sách. Hiện tượng này phổ biến đến mức có cảm giác một bộ phận cán bộ nghiên cứu đã bỏ quên chức năng chinh của nhà khoa học (scientists - sản xuất tri thức) đ ể làm thay [ [ 8
- chức năng của nhà lập chính sách (policy makers – xây dựng chính sách). Hậu quả của tình trạng này là sự thiếu vắng các công trình nghiên cứu lý luận có thể trở thành dấu mốc cho sự phát triển của khoa học xã hội học ở Việt Nam. Hai là: trong các trường đại học đào tạo xã hội học, người ta chủ yếu trình bày nội dung các lý thuyết cho sinh viên chứ chưa dạy họ cách vận dụng lý thuyết như thế nào trong một nghiên cứu cụ thể. Do đó, ở phần lý luận, sinh viên cứ trình bày K. Mark nói rằng, Durkheim và Weber cho rằng hay Talcott Parson nói rằng…. nhưng đ ến phần phân tích, lý giải và đề xuất chính sách thì người đọc lại không thấy bóng dáng tinh thần của các lý thuyết đâu cả. Thay vào đó, các phân tích còn nặng về mô tả mà ít sự nghiền ngẫm, phân tích theo chiều sâu. Sinh viên cũng không được khuyến cáo về nguồn gốc châu Âu của các lý thuyết xã hội học. Họ được giới thiệu và hiển nhiên áp dụng vào nghiên cứu xã hội Việt Nam cứ như là các lý thuyết đó được sinh ra ở Việt Nam. Các nghiên cứu kiểm định lý thuyết hoàn toàn không được đề cập đến trong các buổi thuyết trình của chuyên gia tại các cơ sở đào tạo. Ba là: Có thể chia lý thuyết xã hội học ra thành hai bộ phận: lý thuyết xã hội học đại cương (tổng quát) và lý thuyết xã hội học chuyên biệt. Cùng là các khuynh hướng lý thuyết (thuyết chức năng, thuyết xung đột, thuyết tương tác biểu trưng, thuyết nữ quy ền, thuy ết sự lựa chọn hợp lý…) nhưng khi vận dụng vào các lĩnh vực khác nhau thì nội dung các lý thuyết cũng có những điểm khác nhau. Chẳng hạn, cùng là thuyết cấu trúc chức năng nhưng nội dung của thuyết này sẽ thay đổi theo từng lĩnh vực nghiên cứu, đó có thể là thuyết chức năng về gia đình, về biến đổi xã hội hoặc về tội phạm và tệ nạn xã hội…vv. Trong các chương trình đào tạo xã hội học, sinh viên được giới thiệu khá kỹ về các khuynh hướng lý thuyết tổng quát nhưng phần lý thuyết chuyên biệt gắn với từng lĩnh vực nghiên cứu cụ thể còn tỏ ra hạn chế. Theo tôi, đây chính là căn nguyên của tình trạng, sinh viên chỉ trình bày những nét chung chung của lý thuyết đại cương mà không thể vận dụng lý thuyết, thậm chí vận dụng sai lý thuyết trong nghiên cứu cụ thể của mình. Chẳng hạn, có NCS đã vận dụng quan điểm của Randal Collin và K.Mark để nghiên cứu và giải quyết tranh chấp nảy sinh giữa người nông dân bị thu hồi đất và doanh nghiệp cũng như chính quyền sở tại. Đây đích thực là sự vận dụng hết sức nguy hiểm tư tưởng xung đột vào việc giải quy ết một vấn đề thực tiễn trong bối cảnh Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, cũng phải th ừa nhận thực tế là, do lịch sử còn rất non trẻ, nhiều cán bộ nghiên cứu xã hội học mới chỉ tiếp cận các lý thuyết đại cương (kiểu như quan điểm của Durkheim, Weber, Mark…) mà phần kiến thức lý thuyết chuyên biệt còn rất hạn chế. 2. Lý thuyết khoa học là gì? Vận dụng lý thuyết trong nghiên cứu xã hội học như thế nào? Trong các từ điển khoa học trên thế giới, lý thuyết được coi là hệ thống các ý tưởng giải thích sự vật, là những luận điểm về bản chất sự vật và hiện tượng. Nhà vật lý học nổi tiếng người Anh là Stephen Hawking cho rằng: lý thuyết phải thoả mãn hai đòi hỏi: (1) phải mô tả một cách mạch lạc một lớp lớn các quan sát trên cơ sở một mô hình gồm một số rất ít các yếu tố tuỳ hứng; (2) phải có thể sử dụng mô hình ấy để đoán trước được các kết quả quan sát trong tương lai[3]. Đơn giản hơn, lý thuyết khoa học là hệ thống luận điểm về một đối tượng nghiên cứu của khoa học. Lý thuyết cung cấp một quan niệm hoàn chỉnh về bản chất sự vật, những liên hệ bên trong của sự vật và mối liên hệ c ơ bản gi ữa sự vật với thế giới hiện thực (Vũ Cao Đàm, 2007: 31). Tóm lại, lý thuy ết khoa học là t ập [ 9
- hợp các luận điểm được dùng để giải thích một vấn đề gì đó, dùng để lý giải bản chất các mối liên hệ bên trong cũng như bên ngoài của vấn đề mà chúng ta quan tâm. Xét riêng trong lĩnh vực xã hội học, bất cứ một công trình nghiên cứu nào cũng phải bao gồm hai bộ phận thiết yếu, đó là lý thuyết và thực nghiệm (Ferrante, 2006: 34). Theo tôi, “Lý thuyết xã hội học (sociological theory) là hệ thống các nguyên lý và luận điểm trừu tượng được dùng để cắt nghĩa, lý giải các mối quan hệ và tương tác xã hội, các hành vi cá nhân, các cấu trúc tổ chức xã hội, sự vận động và biến đổi của xã hội…” [4]. Nói cách khác, lý thuyết xã hội học trả lời câu hỏi: tại sao lại như vậy? Chẳng hạn, tại sao người ta lại nghiện hút? tại sao lại có sự phân tầng xã hội hoặc bất bình đẳng giới?. Ở góc độ khác, “nghiên cứu thực nghiệm (experimental research) là hoạt động thu thập dữ liệu về các sự kiện xã hội, tương tác xã hội, quá trình xã hội… và lý giải các vấn đ ề đó theo nh ững nguyên tắc đã được quy định chặt chẽ”. Giữa lý thuyết và thực nghiệm tồn tại một mối quan hệ độc lập bởi hai lý do sau đây: - Thứ nhất: Lý thuyết là cơ sở, là điểm tựa của thực nghiệm và ngược lại, kết quả nghiên cứu thực nghiệm được sử dụng để củng cố, bác bỏ hoặc điều chỉnh các lý thuyết. - Thứ hai: dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm sẽ trở nên vô nghĩa, vô giá trị nếu không có lý thuyết để phân tích và lý giải. Nói cách khác, các phân tích k ết qu ả thực nghiệm chỉ có chất lượng khoa học khi nó dựa trên một hướng tiếp cận lý thuyết nhất định. Trong xã hội học, việc sử dụng lý thuyết nào và bao nhiêu lý thuy ết ph ụ thuộc vào chủ đề, đề tài nghiên cứu cũng như cách thức mà tác giả tiếp cận vấn đ ề đó. Thông thường, mỗi một nghiên cứu các tác giả chỉ áp dụng một lý thuyết, tức là một cách lý giải vấn đề. Chẳng hạn, hãy lấy tình trạng nghiện hút ở thanh thiếu niên làm ví dụ. Mối quan tâm chính của các nhà xã hội học là: tại sao họ lại nghiện hút? Lý giải vấn đ ề này có th ể có nhiều cách khác nhau. Những người áp dụng thuyết kiểm soát xã hội sẽ quan tâm đ ến vai trò kiểm soát của các thiết chế xã hội (gia đình – nhà trường – nhóm thành viên – c ơ quan làm việc). Họ có thể lập luận rằng người ta nghiện là do khả năng tự kiểm soát kém và thiếu vắng sự kiểm soát từ phía các thiết chế nêu trên. Ngược lại, những người áp dụng thuyết bắt chước xã hội lại chỉ quan tâm đến các mối quan hệ xã hội, môi trường xã hội mà cá nhân thường xuyên tiếp xúc. Họ cho rằng: người ta nghiện là do có quan hệ với những người nghiện, bắt chước thái độ và hành vi của họ. Hoặc là, cùng quan tâm lý gi ải hiện tượng phân tầng xã hội, trong khi lý thuyết của K.Mark tập trung vào các yếu tố kinh tế thì mô hình của Max Weber lại mở rông ra các yếu tố chính trị và văn hóa xã h ội. Nh ư vậy, mỗi lý thuyết sẽ lý giải vấn đề theo một cách khác nhau. Vấn đề là tác giả chọn cách tiếp cận nào? Mark và Weber (xung đột) hay T. Parson và R. Merton (cấu trúc - chức năng). Sẽ rất khó khăn, thạm chí thật là khôi hài nếu như tác giả vận dụng cả quan điểm xung đột và quan điểm cấu trúc - chức năng trong nghiên cứu của minh. Trên thực tế, cũng có khi người ta kết hợp nhiều lý thuyết trong một nghiên c ứu (Integrated theory - tổng tích hợp lý thuyết). Đó là khi tác giả cho rằng vấn đ ề mà anh ta nghiên cứu chịu tác động cộng hưởng từ các yếu tố có mối quan hệ mật thiết v ới nhau. Chẳng hạn, trở lại với ví dụ trên, sẽ có người cho rằng cá nhân nghiện hút là do ảnh hưởng từ những người bạn nghiện đồng thời sự kiểm soát đối với hành vi của anh ta lỏng lẻo. Do đó, nhà nghiên cứu sẽ vận dụng cách lý giải tổng tích hợp từ hai khuynh hướng lý thuyết là thuyết bắt chước xã hội và thuyết kiểm soát xã hội. Họ sẽ tìm cách chứng minh: hành vi nghiện hút là sản phẩm của sự lôi kéo mạnh mẽ từ phía bạn nghiện, kết hợp với [ 10
- sự thiếu vắng sự kiểm soát từ phía các thiết chế xã hội. Khả năng nghiện hút của cá nhân tỷ lệ thuận với mức độ quan hệ mật thiết với bạn nghiện và mức độ kiểm soát lỏng lẻo bởi các thiết chế xã hội. Cần lưu ý là, sự kết hợp nhiều lý thuyết trong một nghiên cứu không phải là hiện tượng phổ biến trong giới nghiên cứu xã hội học trên thế giới. Điều này có thể trái ngược với rất nhiều nghiên cứu xã hội học ở Việt Nam hiện nay. 3. Kết luận. Như bất kỳ khoa học nào khác, mối quan tâm hàng đầu của các nhà xã hội học không phải chỉ là mô tả một vấn đề đang diễn ra như thế nào mà phải lý giải tại sao lại có v ấn đề đó. Chính vì vây, kiến thức lý thuyết giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Không dựa trên lý thuyết, nhà nghiên cứu sẽ không biết bắt đầu như thế nào, tiến hành ra sao và kết thúc khi nào. Không vận dụng lý thuyết, các phân tích của nhà nghiên cứu có thể s ẽ rất lan man, vụn vặt, các gợi ý chính sách có thể sẽ đầy cảm tính, duy ý chí, thiếu căn cứ khoa học cho nên tất yếu sẽ thiếu thuyết phục. Cùng một vấn đề nhưng yếu tố phân biệt đẳng cấp nhà khoa học chính là cách thức người ta lý giải vấn đề đó. Bởi vậy, đ ịa vị khoa học c ủa K.Mark, E.Durkheim, M. Weber, Talcott Parson, Robert Merton hay M. Falcault… phụ thuộc vào di sản lý thuyết mà họ đóng góp vào kho tàng tri thức xã hội học. Sa đà vào việc đưa ra các giải pháp, chính sách cụ thể, nhà nghiên cứu không chỉ nhầm lẫn vai trò với các nhà lập chính sách mà còn xa rời nhiệm vụ của nhà khoa học. Cái đích cuối cùng của nghiên cứu khoa học là sản xuất ra tri thức khoa học đ ể làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách. Từ kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học (scientists) đến việc xây dựng các chính sách là một quá trình đầy khó khăn. Nhà xã hội học có thể tham gia vào quá trình đó cùng các nhà lập chính sách chuyên nghiệp (policy makers) chứ họ không thể chỉ dựa trên một nghiên cứu của mình để đưa ra chính sách cụ thể và khuy ến nghị các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC 1. Kỹ thuật xây dựng bảng hỏi Khái niệm Bảng hỏi là hệ thống các câu hỏi được sắp xếp, sắp đặt theo một nguyên tắc nh ất định (lô gic, tâm lý…) mà trong đó nộ dung các câu hỏi thể hiện được vấn đề - mục đích – nghiên cứu của người thiết lập – nghiên cứu đề tài khoa học. Vai trò của bảng hỏi trong nghiên cứu xã hội học Bảng hỏi là một công cụ đắc lực cho việc nghiên cứu xhh thực nghiệm. - Thể hiện bên ngoài của giả thuyết cũng như các mục tiêu của đề tài nghiên cứu - Công cụ quan trọng cho việc thu thập thông tin thực tế. - Bảng hỏi là phương tiện để chứa đựng và lưu trữ các thông tin. Từ đó tạo cơ sở cho việc thực hiện các bước xử lý kết quả - đo đạc định lượng. Chức năng của bảng hỏi - Đáp ứng được nhu cầu điều tra trong nghiên cứu xhh thực nghiệm. - Kiểm tra sự am hiểu của người hỏi - Kiểm tra tính trung thực của người trả lời - Chức năng tâm lý: tạo ra sự hứng thú, xóa bỏ các rào cản tâm lý, giảm bớt sự căng thẳng, nói cho người trả lời. Các loại câu hỏi - Câu hỏi đóng 11
- - Câu hỏi nội dung - Câu hỏi mở - Các lọa câu hỏi khác(ma trận, …) Câu hỏi theo nội dung Dạng câu hỏi về các khía cạnh của thực tế xã hội mà thông tin thu được từ các câu hỏi tương ứng. Có hai loại câu hỏi nội dung: - Nhóm 1: những câu hỏi đặc trưng cho một sự kiện có thạt nào đó. Nghĩa là hỏi về một cái gì đó tồn tại một cách hiện thực trong thời gian, không gian xác định. - Nhóm 2: bao gồm các câu hỏi thể hiện sự mong muốn, dánh giá của cá nhân, của nhóm và một vấn đề gì đó. Câu hỏi đóng 1.1. Là lạo câu hỏi sơ bộ đã có sẵn các phương án trả lời được chuẩn bị trước (các khả năng trả lời có thể đối với người trả lời). Nhiệm vụ của người trả l ời là xem xét – cân nhắc phương án trả nào phù hợp nhất với quan điểm – suy nghĩ của mình. Vd: kết quả học tập vủa anh chị trong kỳ vừa rồi được đánh giá vào loại nào? - Xuất sắc - Giỏi - Khá - Trung bình - Yếu, kém Ưu , nhược điểm của câu hỏi đóng Ưu diểm: - Các câu hỏi là chuẩn bị trước và làm rõ nghĩa them cho nội dung của câu hỏi, tạo điều kiện cho mọi người hiểu câu hỏi đó theo cùng một cách. - Loại câu hỏi này để trả lời, các thuận lợi cho việc xử lý thống kê. Nhược điểm Người trả lơi bị bó hẹp trong phạm vi các câu trả lời chuẩn bị tr ước, hạn ch ế kh ả năng sáng tạo, khả năng tư duy của họ. 1.2. Câu hỏi mở Khái niệm: Là các loại câu hỏi không có câu trả lời chuẩn bị trước, ở đây người ta chỉ nêu ra các câu hỏi , các câu trả lời thì hoàn toàn tùy thuộc vào người trả lời. Ví dụ: Nhận xét của ông bà về việc đầu tư cho cái học hiện nay? Ví dụ: Theo anh\ chị đặc điểm tích cực nổi bật nhất của sinh viên hiện nay là gì? Ưu/nhược điểm của câu hỏi mở Ưu điểm - Người đọc tự do trả lời cái gì mà họ muốn, họ nghĩ. - Giúp người nghiên cứu thấy được những suy nghĩ khác nhau của nhiều đ ối tượng trả lời khác nhau. - Rất phù hợp với nghiên cứu những hiện tượng còn chưa đ ược hiểu một cách đ ầy đủ. - Dùng câu hỏi mở trong nghiên cứu thử để kiểm tra tính đầy đủ và chất lượng của câu hỏi đóng. Nhược điểm - Các câu trả lời trong câu hỏi mở có nhiều nghĩa khác nhau, gây khó khăn cho việc xử lý thống kê. Đôi khi không xử lý được với trường hợp người trả lời dùng từ đa nghĩa. 12
- 2. Bố cục bảng hỏi Gồm ba phần - Phần mở đầu: Thông báo tên và bảng hỏi, tên người hay cơ quan tổ chức nghiên cứu và trả lời giới thiệu. - Phần nội dung: gồm tất cả các câu hỏi nhằm thu thập thông tin chủ yếu cho đ ề tài. - Phần kết thúc: một số câu hỏi phụ hoặc một vài câu hỏi nhằm đi ra khỏi cuộc tiếp xúc. PHỎNG VẤN SÂU 1. Phỏng vấn là gì? Là một phương pháp thu thập thông tin xã hội học thông qua việc tác động tâm lý xã hội trực tiếp giữa người đi phỏng vấn và người được phỏng vấn trên cơ sở mục tiêu c ủa đề tài nghiên cứu. Nguồn thông tin trong phỏng vấn là tất cả các câu trả lời của người đ ược phỏng vấn thể hiện quan điểm, ý thức, trình độ của trả lời và toàn bộ hành vi của họ. Người đi phỏng vấn cần căn cứ vào hai nguồn thông tin này để xác định chính xác câu trả lời và sau đó tiến hành ghi chép. Khi có mâu thuẫn giữa trả lời và hành vi thì ta phải đưa ra câu hỏi phụ để xác minh độ chính xác của thông tin. 2. Phân loại phỏng vấn - Phỏng vấn sâu - Phỏng vấn theo bảng hỏi - Phỏng vấn qua điện thoại - Phỏng vấn nhóm 3. Phương pháp phỏng vấn sâu và phỏng vấn/thảo luận nhóm tập trung - Phỏng vấn sâu được thực hiện đối với từng cá nhân để tìm hiểu ý kiến của mỗi người khác nhau đối với cùng một vấn đề đang được nghiên cứu. - Khác với phỏng vấn sâu, phỏng vấn/thảo luận nhóm tập trung là để thu thập các ý kiến của cùng một nhóm đối tượng đối với cùng chủ đề đang được quan tâm. 4. Phương pháp tiến hành - Thảo luận nhóm tập trung thường được tiến hành theo một nhóm 5 - 6 đối t ượng có cùng đặc trưng nghiên cứu gần giống nhau và đội nghiên cứu gồm 2 người: người hướng dẫn thảo luận và người trợ giúp. Thông thường nếu chọn nhóm thảo luận quá đông thì một số người rụt rè thường hay ngồi yên và không có ý kiến gì. Nhưng n ếu một nhóm quá ít thành viên tham gia thì không phản ánh hết được những quan niệm và các mối quan hệ xã hội phức tạp cần biết. Các thành viên tham gia phỏng vấn nói chung nên có đặc trưng không khác nhau đáng kể. Ví dụ, phỏng vấn phụ nữ lớn tuổi cùng với nhóm người mới lập gia đình để đánh giá hiểu biết tránh thai và chất lượng dịch vụ thì người ta mới lập gia đình có thể sẽ không tham gia tích cực trong quá trình thảo luận. - Ý kiến của từng cá nhân trong nhóm có thể thống nhất với nhau, nhưng cũng có thể trái ngược nhau. Người ta hướng dẫn phỏng vấn nhóm không nêu ra quan điểm c ủa mình mà chỉ gợi ý để các thành viên trong nhóm nêu rõ các ý kiến trái ngược đó đ ể thu được không chỉ các quan điểm riêng lẻ mà còn cả những quan điểm tranh luận xung quanh những vấn đề phức tạp tế nhị. Thông qua thảo luận nhóm tập trung nhà nghiên cứu có thể mô tả sâu hơn hiện tượng cần nghiên cứu và những mối quan hệ xã hội phức tạp đằng sau những hiện tượng. 13
- - Công cụ và chuẩn bị phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm. Công cụ chủ yếu là bản hướng dẫn phỏng vấn. Hướng dẫn phỏng vấn không phải là bằng bảng hỏi được xây dựng trên hệ thống biến số được xác định mà đơn thuần là gợi ý các câu hỏi. Người ta hướng dẫn phỏng vấn và thảo luận nhóm dựa trên bảng h ướng dẫn phỏng vấn để gợi ý thảo luận và căn cứ vào các tình huống trả lời mà phát biểu thêm các câu hỏi cần thiết khác. Bảng hướng dẫn cần được xây dựng dựa trên các mục tiêu nghiên cứu và các giả định nghiên cứu nhằm phát hiện những mối quan hệ và những nguyên nhân sâu xa của hiện tượng cần nghiên cứu. + Một khung sơ lược thành viên tham gia phỏng vấn/thảo luận. Mô tả đ ặc tính c ủa những đối tượng được mời tham gia thảo luận và phỏng vấn sâu. + Bảng hướng dẫn để xác định cho những người thực hiện phỏng vấn sâu. Hướng dẫn thảo luận nhóm cũng đưa ra các yêu cầu: - Giới thiệu một nội dung và yêu cầu nghiên cứu. Giải thích cho những người tham gia phỏng vấn/thảo luận biết rằng những quan điểm trao đổi sẽ được giữ bí mật. - Giới thiệu tên cán bộ nghiên cứu và yêu cầu các thành viên tham gia gi ới thi ệu v ề mình. - Giải thích và đề nghị cho phép ghi âm để nghe lại. Trong một số thảo luận nhóm có thể xây dựng một câu chuyện mang tính thăm dò. Chuỵện này được chuẩn bị như là một câu chuyện giúp thảo luận sâu và thăm dò các ý kiến về nội dung nghiên cứu một cách khái quát nhất và thăm dò các quan điểm khi chúng ta không hỏi về họ mà hướng chú ý của các thành viên vào câu chuyện của người khác đ ể họ nói lên quan điểm của mình. - Khác với phỏng vấn sâu chỉ cần một cán bộ trực tiếp phỏng vấn, thảo luận nhóm tập trung cần hai cán bộ nghiên cứu tham gia. Một cán bộ nghiên cứu chính làm người hướng dẫn và một người trợ giúp. + Hướng dẫn phỏng vấn cần phải có phần linh động để cho phép người điều hành chủ động trong công việc của mình. Nhưng những hướng dẫn đó cũng phải thật chính xác để đảm bảo cho các cuộc phỏng vấn nhóm khác nhau đều thực hiện như nhau để có thể so sánh được. + Tiến hành phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm tập trung đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và tính bền bỉ. Những người điều hành giỏi thiết lập mối quan hệ với nhóm và giúp họ thấy thoải mái ngay từ đầu cuộc thảo luận. Người điều hành cần biết đầy đủ về các vấn đề sẽ tìm hiểu nhưng không nhất thiết phải là nhà khoa học xã hội. Người điều hành tốt là cốt yếu cho sự thành công của phỏng vấn nhóm, anh ta chắc chắn cần đ ược đào t ạo và đánh giá trước khi vào cuộc. Nhiệm vụ của người ghi chép biên bản thảo luận là chuẩn bị ban đầu cho người điều hành. Người ghi chép làm việc với máy ghi âm và sắp xếp chỗ ngồi cho mọi người đến dự, thu băng người nói và ghi chép vài lời chuyển tiếp để sau này biết ai đang nói. Thành viên đến dự mỗi nhóm nên cùng trình độ. 28.5. Kỹ thuật phỏng vấn Sẽ có một người hướng dẫn và một người giúp việc ở mỗi nhóm. Cả hai sẽ đ ược giới thiệu trong phỏng vấn/thảo luận nhóm. Vai trò của người hướng dẫn là đặt các câu hỏi, sử dụng chúng để dẫn dắt thảo luận và làm sao có thể dễ dàng tìm đ ược các quan điểm của thành viên tham gia thảo luận. Đối với phỏng vấn sâu, chỉ cần một người hướng dẫn để trao đổi ý kiến với đối tượng đang được phỏng vấn và ghi băng. 14
- Vai trò của người trợ lý là điều chỉnh máy ghi âm, thực hiện ghi âm và thỉnh thoảng có thể nhắc khi người hướng dẫn quên đi một ý nào đó. Những lời cắt ngang này của trợ lý nên càng ít càng tốt. Nếu có bất kỳ một người quan sát nào, họ nên giới thiệu và giải thích s ự có mặt. Có càng ít người quan sát càng tốt đối với cuộc thảo luận thực sự, thành viên thảo luận nhóm không thể tập trung vào thảo luận nếu có người quan sát ngồi phán xét những điều họ nói. - Không khí thảo luận nhóm/phỏng vấn sâu: Điều quan trọng là làm thế nào để những người tham gia thảo luận hoặc phỏng vấn sâu nhiệt tình trả lời câu hỏi. Những giây phút đầu tiên là thời gian quan trọng cho việc tạo dựng không khí thoải mái cho phỏng vấn/thảo luận nhóm. Cố gắng làm cho người tham gia thấy dễ chịu, coi họ như khách mà bạn đã mời đến nhà. Sẽ rất hữu ích khi nói chuyện một cách bình thường để bắt đầu cuộc thảo luận. - Giới thiệu ý nghĩa nghiên cứu cho người tham dự phỏng vấn/thảo luận. Nêu lên mục đích, vai trò và ý nghĩa của cuộc phỏng vấn và thảo luận mà bạn cần thu thập thông tin. Chú ý: Bạn không được đưa ra quan điểm của mình trong cuộc thảo luận. - Ghi chép: + Ghi văn bản: Ghi chép đầy đủ các thông tin, có thể tập trung ghi lại những ý tưởng và các từ khoá quan trọng. Viết nguyên văn cái gì người tham gia nói. + Sử dụng máy ghi âm: Kiểm tra máy trước khi ghi âm (pin, băng…), tốt nhất có 2 máy ghi âm. - Khuyến khích người tham gia thảo luận trả lời hết ý kiến: + Thực hiện linh hoạt các chỉ dẫn thảo luận nhóm + Duy trì giao tiếp bằng mắt + Ủng hộ một cách tích cực + Sử dụng ngôn ngữ cử chỉ + Các cố gắng không sử dụng từ “tại sao”? - Điều chỉnh cuộc phỏng vấn: + Thay đổi từ của các câu hỏi chính + Thay đổi trật tự của câu hỏi chính + Thăm dò + Giữ yên lặng + Nhắc lại lời + Giả ngây ngô + Các ví dụ + Hỏi về xúc cảm và cảm giác ---------------------------------------------------------------- 1. Phỏng vấn không cấu trúc Là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất trong nghiên cứu xã hội. Khi s ử d ụng phương pháp này nghiên cứu viên phải nhớ một số chủ đề cần phỏng vấn và có th ể s ử dụng một danh mục chủ đề để khỏi bỏ sót trong khi phỏng vấn. Nghiên cứu viên có thể chủ động thay đổi thứ tự của các chủ đề tuỳ theo hoàn cảnh phỏng vấn và câu trả lời của người được phỏng vấn. Phỏng vấn không cấu trúc giống như nói chuyện, làm cho người được phỏng vấn cảm thấy thoải mái và cởi mở trả lời theo các chủ đề phỏng vấn. Điều cốt yếu quyết định 15
- sự thành bại của phỏng vấn không cấu trúc là khả năng đặt câu hỏi khơi gợi một cách có hiệu quả, tức là khả năng kích thích người trả lời cung cấp thêm thông tin. - Ưu điểm của PVKCT: Cho phép nghiên cứu viên linh hoạt thay đổi cấu trúc phỏng vấn tùy theo ngữ cảnh và đặc điểm của đối tượng. PVKCT đặc biệt có ích trong nh ững trường hợp khi mà NCV cần phỏng vấn những người cung cấp thông tin nhiều l ần, trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Phỏng vấn không cấu trúc cũng hữu ích trong những trường hợp không thể sử dụng được phỏng vấn chính thức (ví dụ khi nghiên cứu về gái mãi dâm đứng đường hoặc trẻ em lang thang ...). PVKCT đặc biệt hữu ích trong nghiên cứu các chủ đ ề nhạy c ảm nh ư tình dục, mãi dâm, ma túy hoặc HIV/AIDS ... - Nhược điểm: Không có mẫu chuẩn bị sẵn nên mỗi cuộc PV là một cuộc trò chuyện không lặp lại vì vậy rất khó hệ thống hoá các thông tin và phân tích số liệu. 2. Phỏng vấn bán cấu trúc Phỏng vấn bán cấu trúc là PV dựa theo danh mục các câu hỏi hoặc các chủ đề cần đề cập đến. Tuy nhiên thứ tự và cách đặt câu hỏi có thể tuỳ thuộc vào ngữ cảnh và đặc điểm của đối tượng PV. Các loại phỏng vấn bán cấu trúc gồm: Phỏng vấn sâu Được sử dụng để tìm hiểu thật sâu một chủ đề cụ thể, nhằm thu thập đến mức tối đa thông tin về chủ đề đang nghiên cứu. PVS sử dụng bản hướng dẫn bán cấu trúc trên cơ sở những phỏng vấn thăm dò trước đó về chủ đề nghiên cứu để có thể biết được câu hỏi nào là phù hợp. Nghiên cứu trường hợp Nhằm thu thập thông tin toàn diện, có hệ thống và sâu về các trường hợp đang quan tâm. “Một trường hợp” ở đây có thể là một cá nhân, một sự kiện, một giai đoạn bệnh, một chương trình hay một cộng đồng. Nghiên cứu trường hợp đặc biệt cần thiết khi nghiên cứu viên cần có hiểu biết sâu về một số người, vấn đề và tình huống cụ thể, cũng như khi các trường hợp có nhiều thông tin hay mà có thể đem lại một cách nhìn sâu sắc về hiẹn tượng đang quan tâm. Lịch sử đời sống. Thông tin về lịch sử đời sống của cá nhân thường được thu thập qua rất nhiều cuộc phỏng vấn kéo dài (thường là phỏng vấn bán cấu trúc và không cấu trúc) Ưu điểm của PV bán cấu trúc - Sử dụng bản hướng dẫn phỏng vấn sẽ tiết kiệm thời gian phỏng vấn - Danh mục các câu hỏi giúp xác định rõ những vấn đề cần thu thập thông tin nh ưng vẫn cho phép độ linh hoạt cần thiết để thảo luận các vấn đề mới nảy sinh. - Dễ dàng hệ thống hoá và phân tích các thông tin thu được Nhược điểm: Cần phải có thời gian để thăm dò trước chủ đề quan tâm để xác định chủ đề nghiên cứu và thiết kế câu hỏi phù hợp 3. Phỏng vấn có cấu trúc hoặc hệ thống Là phương pháp phỏng vấn tất cả các đối tượng những câu hỏi như nhau. Thông tin thu được bằng phương pháp này có thể bao gồm cả các con số và các dữ liệu có th ể đo đếm được. Các phương pháp này được coi là một bộ phận trong nghiên cứu đ ịnh tính vì chúng giúp cho việc mô tả và phân tích các đặc điểm văn hóa và hành vi c ủa đối t ượng nghiên cứu. 16
- Các phương pháp này nhằm phát hiện và xác định rõ các phạm trù văn hóa thông qua sự tìm hiểu “những quy luật văn hóa” trong suy nghĩ của cá nhân, tìm hiểu xem họ nghĩ và biết gì về thế giới xung quan họ và cách họ tổ chức các thông tin này như thế nào. Liệt kê tự do (Free listing) Tách biệt và xác định các phạm trù cụ thể. NCV yêu cầu đối tượng liệt kê mọi thông tin mà họ có thể nghĩ tới trong một phạm trù cụ thể. Ví dụ, khi tìm hiểu kiến th ức v ề các bệnh lây truyền qua đường tình dục ta có thể yêu cầu đối tượng liệt kê tên của các bệnh đó hoặc liệt kê các con đường lây nhiễm HIV ... Phân loại nhóm Phương pháp này tìm hiểu kiến thức của đối tượng về các phạm trù khác nhau và mối liên hệ giữa chúng. Ví dụ, NCV có thể yêu cầu đối tượng phân loại các bệnh của đ ường sinh dục và các bệnh lây qua đường tình dục hoặc phân loại những tiếp xúc không gây lây nhiễm HIV và những tiếp xúc có thể làm lây nhiễm. Phân hạng sử dụng thang điểm Là phương pháp rất phổ biến trong khoa học xã hội. Các thang điểm thường được sử dụng để phân hạng các khoản mục trong một phạm trù nào đó. Thang điểm có th ể là một dẫy số có thể là đồ thị. Ví dụ: Khi tìm hiểu kiến thức của cá nhân về các biểu hiện của bệnh AIDS, sau khi đưa ra danh sách của một số triệu chứng NCV có thể sử dụng thang điểm để xác định hiểu biết của đối tượng và yêu cầu đối tượng khoanh vào số mà theo bạn biểu thị mức độ trầm trọng của bệnh AIDS: 0 1 2 3 4 5 6 7 (từ nhẹ cho đên mức độ nặng nhất) Hoặc đánh dấu trên đường thẳng *________________________* Nhẹ-------------------Nặng THẢO LUẬN NHÓM Một điều cần lưu ý là đơn vị nghiên cứu và phân tích trong thảo luận nhóm sẽ là nhóm chứ không phải là cá nhân. Thảo luận nhóm tập trung Một nhóm tập trung thường bao gồm từ 6 đến 8 người có chung một số đ ặc điểm nhất định phù hợp với chủ đề cuộc thảo luận, ví dụ cùng một trình độ học vấn, cùng một độ tuổi, cùng một giới tính ... Thảo luận nhóm tập trung thường được sử dụng để đánh giá các nhu cầu, các biện pháp can thiệp, thử nghiệm các ý tưởng hoặc chương trình mới, cải thiện chương trình hiện tại và thu thập các thông tin về một chủ đề nào đó phục vụ cho việc xây dựng bộ câu hỏi có cấu trúc ... • Ưu điểm của phương pháp - Cung cấp một khối lượng thông tin đáng kể một cách nhanh chóng và rẻ hơn so với phỏng vấn cá nhân. - Rất có giá trị trong việc tìm hiểu quan niệm, thái độ và hành vi của cộng đồng - Hỗ trợ việc xác định những câu hỏi phù hợp cho phỏng vấn cá nhân • Nhược điểm - Nghiên cứu viên khó kiểm soát động thái của quá trình thảo luận so với phỏng vấn cá nhân 17
- - Thảo luận nhóm tập trung không thể đưa ra tần suất phân bố của các quan niệm và hành vi trong cộng đồng. - Kết quả TLNTT thường khó phân tích hơn so với phỏng vấn cá nhân. - Số lượng vấn đề đặt ra trong TLNTT có thể ít hơn so với PV cá nhân - Việc chi chép lại thông tin và chi tiết của cuộc thảo luận nhóm tập trung r ất khó, nhất là việc gỡ băng ghi âm. Phỏng vấn nhóm không chính thức Ví dụ phỏng vấn các nhóm tự nhiên như nhóm thành viên gia đình, nhóm đàn ông uống trà trong quán, nhóm phụ nữ đi khám bệnh ... Phương pháp này dùng kỹ thuật phỏng vấn bán cấu trúc hoặc phỏng vấn tự do Phương pháp phỏng vấn nhóm không có trọng tâm dễ dàng thực hiện nhưng ít có tính hệ thống do đó khó sử dụng để so sánh giữa các nhóm. Phương pháp này có giá trị đối với các can thiệp đã được lập kế hoạch từ trước. PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT Phương pháp phỏng vấn cung cấp các thông tin về quan niệm, thái độ, giá trị và hành vi tự thuật của đối tượng. Các phương pháp quan sát cung cấp thông tin về hành vi th ực cho phép hiểu rõ hơn hành vi được nghiên cứu. Người ta có thể quan sát trực tiếp các hành vi thực tế hoặc có thể quan sát các dấu hiệu của hành vi. Đôi khi chỉ có thể quan sát gián tiếp dấu hiệ phản ảnh hành vi. Ví d ụ muốn nghiên cứu hành vi sử dụng bao cao su trong số gái mãi dâm, NCV không th ể tr ực tiếp quan sát hành vi thực tế sử dụng bao cao su như thế nào. Cũng không thể chỉ dựa vào câu trả lời của các cô gái mãi dâm về số bao cao su mà họ đã sử dụng. Do đó NCV có th ể đếm số bao cao su được vứt trong các thùng rác sau mỗi buổi sáng hay sau một khoảng thời gian nhất định nào đó. Các hình thức quan sát Quan sát tham gia/ hoặc không tham gia Quan sát công khai/ hay bí mật Giải thích rõ mục tiêu của quan sát/ hoặc không nói rõ về mục đích thực của quan sát cho đối tượng bị quan sát biết Quan sát một lần/Quan sát lặp lại Quan sát một hành vi/Quan sát tổng thể Quan sát thu thập số liệu định tính, mở và mô tả/Quan sát thu thập số liệu định lượng dựa trên danh mục các điểm cần quan sát. CHỌN MẪU TRONG NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH Vì không có đủ thời gian và nguồn lực để có thể phỏng vấn hoặc quan sát từng cá nhân trong quần thể do đó NCV phải tiến hành chọn mẫu đại diện cho quần th ể nghiên cứu. Có 2 loại chọn mẫu chủ yếu: - Mẫu chọn xác suất nhằm bảo đảm kết quả thu được mang tính đại diện có ý nghĩa thống kê cho quần thể nghiên cứu mà từ đó mẫu được rút ra. Mẫu chọn xác suất bao gồm các mẫu ngẫu nhiên dơn, mâu xngẫu nhiên phân tầng và mẫu chùm. - Chọn mẫu không xác suất có thể có tính đại diện về mặt lý thuy ết cho quần th ể nghiên cứu nếu sử dụng tối đa phạm vi và sự đa dạng của đ ối tượng nghiên c ứu. NCV chọn địa điểm nghiên cứu hay các đối tượng cung câp thông tin có tính đại diện cho một số 18
- đặc điểm quan trọng đối với chủ đề nghiên cứu (ví dụ đặc điểm địa lý, nhóm dân tộc, học vấn, tuổi ...). Trong trường hợp này, một số lượng nhỏ các đại điểm nghiên c ứu hoặc đ ối tượng nghiên cứu được chọn một cách đặc biệt có thể cung cấp một l ượng thông tin xác thực và có tính đại diện. Lựa chọn thực địa nghiên cứu Vì NCĐT chủ yếu tập trung vào một số lượng nhỏ cộng đồng hoặc khu vực và trong các khu vực này, vào một số lượng nhỏ các dối tượng cung cấp thông tin nên việc chọn địa điểm nghiên cứu có vai trò rất quan trọng. Qua trình lựa chọn thường được bắt đ ầu bằng một vùng lớn nhất, với quần thể mẫu cần thiết theo lý thuy ết và khu trú d ần l ại ở một hoặc vài địa điểm để tiến hành nghiên cứu. - Bước đầu tiên là xác định vùng lớn nhất phù hợp với chủ đề và mục tiêu nghiên cứu. Ví dụ: Chương trình phòng chống AIDS muốn tìm hiểu nhận thức, thái độ và hành vi của cộng đồng liên quan đến sử dụng ma tuý hoặc mãi dâm và HIV/AIDS với mục đích là xây dựng tài liệu giáo dục tuyên truyền và các giải pháp can thiệp phù hợp. Do đó những khu vực nào được coi là có nhiều người sử dụng ma tuý hoặc mãi dâm mới nên chọn vào nghiên cứu. - Bước tiếp theo là cân nhắc đến mức độ phức tạp của quần thể nghiên cứu và chọn vùng hay cộng đồng mà có thể đại diện được cho tính đa dạng của các đặc điểm quan trọng nhất. - Cuối cùng, khi đã chọn được địa điểm thoả mãn các yêu cầu của cuộc nghiên cứu thì phải có được sự đồng ý tham gia của chính quyền địa phương. Lựa chọn đối tượng nghiên cứu Bảng. Các loại chiến lược chọn mẫu Kiểu chọn mẫu Mục đích 1. Chọn mẫu xác suất ngẫu nhiên: Có tính đại diện, cỡ mẫu là một hàm số của độ tin cậy mong muốn. Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn: Cho phép khái quát hóa kết quả từ mẫu tới quần thể nghiên cứu mà nó đại diện Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng hoặc mẫu chùm: Tăng mức độ tin cậy trong việc đưa ra các khái quát hóa cho từng phân nhóm cụ thể hay từng vùng cụ thể 2. Chọn mẫu không ngẫu nhiên hay chọn mẫu có mục đích: Chọn các trường hợp co nhiều thông tin cho nghiên cứu sâu. Số lượng và trường hợp cụ thể phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu. Chọn đối lập hay chọn lệch: Tìm hiểu từ các biểu hiện đi lệch một cách khác thường của các hiện tượng ta đang quan tâm Chọn với cường độ mạnh: Cung cấp nhiều thông tin từ một vài trường hợp mà có nhiều đặc điểm của hiện tượng mà ta đang quan tâm (nhưng không phải là trường hợp quá lệch) Chọn mẫu với mức độ đa dạng tối đa (chọn một cách có chủ định một khoảng thay đổi rộng của các đặc điểm ta quan tâm): Ghi chép các trường hợp duy nhất hay các sự biến đổi khác nhau mà có thể giúp xác định được các mô hình thông thường mật độ thông thường khi tiến hành nghiên cứu ngang qua sự thay đổi đó Chọn mẫu đồng nhất: Tập trung vào các đối tượng có đặc điểm giống nhau đơn giản cho việc phân tích, giúp đỡ cho việc phỏng vấn nhóm. Chọn trường hợp điển hình: Làm rõ hay nhấn mạnh cái gì là điển hình, thông th ưòng và trung bình 19
- Chọn mẫu có mục đích phân tầng (chọn người cung cấpthông tin từ các tiểu nhóm đối tượng mà ta quan tâm) Minh họa các đặc điểm của từng nhóm cụ thể ta quan tâm; hỗ tr ợ cho việc so sánh. Chọn trường hợp, địa điểm nghiên cứu, sự kiện, cá nhân mà giúp nhấn mạnh một lý thuyết nào đó và thu thập thông tin đến mức tối đa khi các nguồn lực có hạn có thể làm hạn chế số địa điểm nghiên cứu hay cỡ mẫu chung. CÁC DẠNG CÂU HỎI TRONG NGHIÊN CỨU XHH Bảng hỏi là gỉ? Các loại câu hỏi và các loại thanh đo trong bảng hỏi? Kỹ thuật điều tra bằng bảng hỏi? 1. Bảng hỏi là gì? Bảng hỏi là một tập hợp gồm nhiều câu hỏi được sắp xếp theo một trật tự dựa trên những nguyên tắc logic, tâm lý và nội dung đề ra. Với sự giúp đỡ của bảng hỏi ta có thể thu nhập được thông tin đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài. * Vai trò của bảng hỏi trong nghiên cứu định hướng: - Là công cụ chủ yếu cho nghiên cứu định lượng trong xã hội học thực nghiệm. - Bảng hỏi là sự thể hiện bề ngoài của chương trình nghiên cứu: + Là công cụ để lưu giữ thông tin và thực hiện việc đo đạc các hiện tượng xã hội. + Là cơ sở dữ liệu để ta tiến hành xử lý thông tin. 2. Các loại câu hỏi trong bảng hỏi và các loại thang đo trong bảng hỏi ? Các loại câu hỏi : Có thể phân chia câu hỏi theo nhiều dạng khác nhau: Câu hỏi đóng, câu hỏi mở, câu hỏi hỗn hợp, câu hỏi chức năng… * Căn cứ vào sự có sẵn hay không có sẵn các phương án trả lời trước người ta chia câu hỏi thành câu hỏi đóng và câu hỏi mở và câu hỏi hỗn hợp. - Câu hỏi mở: là loại câu hỏi không có sẵn các phương án trả lời trước, người trả lời đơn thuần chỉ nhận câu hỏi. Ví dụ: - Trong vụ mùa vừa qua, ông (bà) đã sử dụng những loại phân bón nào? - Theo anh (chị) dư luận đánh giá về năng lực lãnh đạo của thủ trưởng đơn vị anh (chị) như thế nào? Đối với câu hỏi này thường phụ thuộc vào trình độ học vấn, mức độ hiểu biết, tâm trạng cá nhân, ý thức người trả lời mà ta nhận được câu trả lời rất khác nhau cả về nội dung lẫn hình thức. + Ưu điểm: Người trả lời không bị phụ thuộc vào các phương án đã đ ược tr ả lời trước, họ tự do trả lời những gì mà họ muốn hoặc họ nghĩ đến. Vì thế chúng có khả năng chỉ ra được các khía cạnh của các hướng xã hội mà đôi khi tác giả nghiên cứu chưa nghĩ đến. Vì lý do này mà câu hỏi mở thường sử dụng trong nghiên cứu phát hiện hay nghiên cứu thử để kiểm tra về chất lượng câu hỏi đó. + Nhược điểm: Kết quả trả lời rất khác nhau điều đó gây khó khăn lớn cho việc xử lý thống kê, đôi khi người ta không thể xử lý được (người trả l ời dùng các t ừ đa nghĩa), muốn xử lý bắt buộc phải thêm thao tác phân tích nội dung. - Câu hỏi đóng: là loại câu hỏi có sẵn các phương án trả lời trước. ------------------------------------------------------------ Cần đặc biệt lưu ý tới các câu hỏi bị tác động bởi ý thức chủ quan của người tr ả l ời (câu hỏi mở, câu hỏi đánh giá); câu hỏi hồi cố, các phương án câu hỏi đóng (số l ượng và xếp đặt trật tự của các phương án); câu hỏi kiểm tra và các câu hỏi lọc. 1. Câu hỏi mở 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nhập môn kiến thức lịch sử tâm lý học: Phần 1
381 p | 537 | 106
-
lịch sử và lý thuyết xã hội học: phần 2
264 p | 319 | 82
-
lịch sử và lý thuyết xã hội học: phần 1
214 p | 506 | 78
-
Câu hỏi ôn thi lịch sử học thuyết kinh tế
16 p | 328 | 68
-
Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế: Chương 5
42 p | 448 | 34
-
Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế: Chương 4 (tt)
21 p | 161 | 12
-
Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế - Chương 6: Học thuyết J.M.Keynes và trường phái Keynes
20 p | 96 | 10
-
Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế - Chương 9: Lý thuyết tăng trưởng kinh tế và thương mại quốc tế
18 p | 77 | 8
-
Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế - Chương 8: Trường phái chính hiện đại
18 p | 68 | 8
-
Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế - Chương 5: Trường phái tân cổ điển
12 p | 106 | 8
-
Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế - Chương 7: Trường phái tự do mới
44 p | 61 | 5
-
Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết của Murakami Haruki
12 p | 24 | 5
-
Tổ chức học tập qua dự án để hình thành năng lực Lịch sử và Địa lí, cho học sinh lớp 4
12 p | 37 | 5
-
Sự thật lịch sử và hư cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh
8 p | 64 | 3
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Lịch sử các học thuyết kinh tế năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
2 p | 31 | 3
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Lịch sử các học thuyết kinh tế năm 2019-2020 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
2 p | 24 | 3
-
Lịch sử văn minh Mỹ theo cách lý giải của các học thuyết về lịch sử và văn hoá của các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ học
9 p | 61 | 2
-
Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 2
172 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn