T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016<br />
<br />
LIÊN QUAN GIỮA BIẾN THIÊN NHỊP TIM THEO THỜI GIAN VỚI<br />
TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH VÀNH Ở BỆNH NHÂN<br />
BỆNH TIM THIẾU MÁU CỤC BỘ MẠN TÍNH<br />
Nguyễn Nam Giang*; Lương Công Thức**<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: khảo sát mối liên quan giữa biến thiên nhịp tim (BTNT) theo thời gian trên Holter điện<br />
tim 24 giờ với đặc điểm tổn thương động mạch vành (ĐMV) ở bệnh nhân (BN) bệnh tim thiếu máu<br />
cục bộ mạn tính (BTTMCBMT). Đối tượng và phương pháp: 60 BN bị BTTMCBMT được chụp ĐMV<br />
và ghi điện tim 24 giờ để tính các chỉ số BTNT theo thời gian SDNN, SDANN, NN50, rMSSD. Kết<br />
quả: LogSDNN và logSDANN ở BN tắc ĐMV giảm thấp nhất, tiếp đến hẹp khít và hẹp vừa (1,81 ±<br />
0,18; 1,93 ± 0,15 và 1,99 ± 0,09; p < 0,05; 1,11 ± 0,16; 1,25 ± 0,23 và 1,51 ± 0,26; p < 0,05). Các giá<br />
trị logSDNN và logSDANN ở BN hẹp 3 nhánh giảm nhiều nhất, rồi đến 2 nhánh và 1 nhánh (1,8 ±<br />
0,12; 1,89 ± 0,11 và 1,97 ± 0,14; p < 0,05; 1,08 ± 0,15; 1,28 ± 0,21 và 1,38 ± 0,12; p < 0,05).<br />
LogSDNN và logSDANN ở BN hẹp động mạch liên thất trước giảm hơn BN không hẹp (1,81 ± 0,17<br />
so với 1,95 ± 0,16; 1,16 ± 0,20 so với 1,29 ± 0,24; p < 0,05). LogSDNN ở BN hẹp động mạch mũ<br />
giảm so với BN không hẹp (1,80 ± 0,16 so với 1,94 ± 0,18, p < 0,05). Kết luận: giá trị các chỉ số<br />
BTNT theo thời gian giảm theo mức độ hẹp và số nhánh ĐMV bị hẹp. Hẹp động mạch liên thất<br />
trước và hẹp động mạch mũ có liên quan đến giảm BTNT theo thời gian.<br />
* Từ khóa: Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính; Biến thiên nhịp tim; Tổn thương động mạch vành.<br />
<br />
Association between Time Domain Heart Rate Variability with<br />
Coronary Artery Lesion Characteristics in Patients with Stable<br />
Ischemic Heart Disease<br />
Summary<br />
Objectives: To investigate the association between time domain heart rate variability (HRV)<br />
and coronary artery lesion characteristics in patients with stable ischemic heart disease (IHD).<br />
Subjects and methods: 60 patients with stable IHD underwent 24h Holter ECG recording and<br />
coronary arteriography. Time domain HRV parameters (SDNN, SDANN, NN50 Count and<br />
rMSSD) were analysed. Results: LogSDNN and logSDANN decreased accordingly to the<br />
coronary artery stenosis severity: lowest in occlusion then severe and mild stenosis patients.<br />
Similarly, logSDNN and logSDANN in 3 vessels disease patients were lower than in 2 vessels<br />
disease patients, and in 2 vessels disease patients were lower than in 1 vessel disease<br />
patients. LogSDNN and logSDANN in patients with LAD stenosis were lower than those without<br />
LAD stenosis. LogSDNN in patients with LCx stenosis was lower than those without this lesion.<br />
Conclusions: Time domain HRV parameters decreased accordingly to the severity and the<br />
number of stenotic arteries in patients with stable ischemic heart disease. LAD and LCx lesions<br />
were associated with decreased time domain HRV.<br />
* Key words: Chronic ischemic heart disease; Coronary artery lesion; Time domain heart<br />
rate variability.<br />
* Bệnh viện Quân y 211<br />
** Bệnh viện Quân y 103<br />
Người phản hồi (Corresponding): Lương Công Thức (lcthuc@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 30/05/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 16/09/2016<br />
Ngày bài báo được đăng: 27/09/2016<br />
<br />
86<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Phân tích BTNT theo thời gian là một<br />
phương pháp đánh giá chức năng hệ<br />
thần kinh tự động của tim. Giảm BTNT đã<br />
được chứng minh có liên quan với tiên<br />
lượng kém ở nhiều bệnh lý tim mạch.<br />
BTTMCBMT là bệnh lý tim mạch, có xu<br />
hướng tăng nhanh và đang trở thành<br />
nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong<br />
các bệnh tim mạch. Tại Việt Nam, tỷ lệ<br />
bệnh tim thiếu máu cục bộ có khuynh<br />
hướng tăng rõ rệt trong những năm gần<br />
đây [1]. Nhiều nghiên cứu cho thấy đặc<br />
điểm tổn thương ĐMV có liên quan với<br />
các thông số phản ánh hoạt động chức<br />
năng tim cũng như tiên lượng của BN<br />
như phân số tống máu thất trái và nồng<br />
độ BNP. Nghiên cứu của Li HR và CS<br />
(2016) cho thấy giá trị các chỉ số BTNT<br />
theo thời gian ở BN BTTMCBMT giảm<br />
thấp hơn những người bình thường cùng<br />
lứa tuổi [3]. Tuy nhiên tại Việt Nam, chưa<br />
có nhiều nghiên cứu về mối liên quan<br />
giữa BTNT theo thời gian với đặc điểm<br />
tổn thương ĐMV ở BN bị BTTMCBMT. Vì<br />
vậỵ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này<br />
nhằm mục tiêu: Khảo sát mối liên quan<br />
giữa BTNT theo thời gian với đặc điểm<br />
tổn thương ĐMV ở BN bị BTTMCBMT.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
60 BN BTTMCBMT điều trị tại Khoa<br />
Tim mạch (A2), Bệnh viện Quân y 103 từ<br />
tháng 3 - 2014 đến 7 - 2015. Chẩn đoán<br />
BTTMCBMT bằng chụp ĐMV qua da khi<br />
ĐMV hẹp ≥ 50% đường kính. Loại trừ<br />
<br />
những BN có rung nhĩ, block nhĩ thất độ II<br />
- III, bản ghi điện tim 24 giờ không đạt<br />
yêu cầu phân tích.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
- Thiết kế nghiên cứu: tiến cứu, mô tả<br />
cắt ngang.<br />
- Đánh giá tổn thương ĐMV theo mức<br />
độ hẹp: hẹp vừa: 50 - < 75% đường kính;<br />
hẹp khít: 75 - 95% đường kính; tắc hoàn<br />
toàn: > 95% đường kính [4].<br />
- Mọi BN đều được ghi và phân tích<br />
điện tim 24 giờ với 3 đạo trình aVF, V1 và<br />
V5 sửa đổi bằng hệ thống Scottcare<br />
(Ohio, Mỹ). Không dùng các thuốc ảnh<br />
hưởng đến BTNT (chẹn beta giao cảm,<br />
amiodarone) khi ghi điện tim 24 giờ. Phân<br />
tích các thông số về BTNT: SDNN (độ<br />
lệch chuẩn tất cả thời khoảng R-R bình<br />
thường), SDANN (độ lệch chuẩn số trung<br />
bình của tất cả thời khoảng R-R bình<br />
thường trên toàn bộ các đoạn 5 phút của<br />
Holter điện tim 24 giờ), NN50 (số lần mà<br />
thời khoảng R-R bình thường giữa các<br />
nhát bóp sát nhau khác biệt 50 mili giây<br />
trên Holter điện tim 24 giờ) và rMSSD<br />
(căn bậc 2 số trung bình bình phương<br />
khác biệt giữa thời khoảng R-R bình<br />
thường đi sát nhau trong một kết quả<br />
Holter điện tâm đồ).<br />
- Xử lý số liệu: số liệu không tuân theo<br />
phân bố chuẩn nên được logarit hóa. Số<br />
liệu đã logarit trình bày dưới dạng số<br />
trung bình ± độ lệch chuẩn. So sánh các<br />
nhóm bằng thuật toán t-student hoặc<br />
ANOVA. Giá trị p < 0,05 được coi có ý<br />
nghĩa thống kê.<br />
87<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
60 BN có độ tuổi trung bình 65,7 ± 9,8 (năm), tỷ lệ nam/nữ là 43/17.<br />
Bảng 1: Liên quan giữa BTNT theo thời gian với mức độ hẹp ĐMV.<br />
Mức độ tổn thương<br />
<br />
Hẹp vừa<br />
(n = 12)<br />
<br />
Hẹp khít<br />
(n = 26)<br />
<br />
Tắc<br />
(n = 22)<br />
<br />
p<br />
<br />
LogSDNN<br />
<br />
1,99 ± 0,09<br />
<br />
1,93 ± 0,15<br />
<br />
1,81 ± 0,18<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
LogSDANN<br />
<br />
1,51 ± 0,26<br />
<br />
1,25 ± 0,23<br />
<br />
1,11 ± 0,16<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
LogNN50 Count<br />
<br />
3,48 ± 0,60<br />
<br />
3,33 ± 0,69<br />
<br />
3,46 ± 0,64<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
LogrMSSD<br />
<br />
1,55 ± 0,31<br />
<br />
1,47 ± 0,29<br />
<br />
1,57 ± 0,30<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
BTNT<br />
<br />
Chỉ số SDNN và SDANN giảm dần theo mức độ hẹp của ĐMV.<br />
Bảng 2: Liên quan giữa BTNT theo thời gian và số nhánh ĐMV bị hẹp.<br />
Số nhánh tổn thương<br />
<br />
Hẹp 1 nhánh<br />
(n = 30)<br />
<br />
Hẹp 2 nhánh<br />
(n = 20)<br />
<br />
LogSDNN<br />
<br />
1,97 ± 0,14<br />
<br />
1,89 ± 0,11<br />
<br />
1,8 ± 0,12<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
LogSDANN<br />
<br />
1,38 ± 0,12<br />
<br />
1,28 ± 0,21<br />
<br />
1,08 ± 0,15<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
LogNN50 Count<br />
<br />
3,41 ± 0,53<br />
<br />
3,49 ± 0,78<br />
<br />
3,15 ± 0,72<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
LogrMSSD<br />
<br />
1,52 ± 0,28<br />
<br />
1,58 ± 0,35<br />
<br />
1,39 ± 0,17<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
BTNT<br />
<br />
Hẹp 3 nhánh<br />
(n = 10)<br />
<br />
p<br />
<br />
BN có số nhánh ĐMV bị hẹp càng nhiều, chỉ số SDNN và SDANN càng giảm.<br />
Bảng 3: Liên quan giữa BTNT theo thời gian với tổn thương động mạch liên thất trước.<br />
Không tổn thương động mạch<br />
liên thất trước (n = 13)<br />
<br />
Tổn thương động mạch liên<br />
thất trước (n = 47)<br />
<br />
p<br />
<br />
LogSDNN<br />
<br />
1,95 ± 0,16<br />
<br />
1,81 ± 0,17<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
LogSDANN<br />
<br />
1,29 ± 0,24<br />
<br />
1,16 ± 0,20<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
LogNN50 Count<br />
<br />
3,30 ± 0,68<br />
<br />
3,43 ± 0,65<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
LogrMSSD<br />
<br />
1,48 ± 0,26<br />
<br />
1,53 ± 0,31<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Tổn thương<br />
BTNT<br />
<br />
BN bị tổn thương động mạch liên thất trước có giá trị chỉ số SDNN, SDANN giảm<br />
thấp hơn so với BN không bị tổn thương động mạch liên thất trước.<br />
Bảng 4: Liên quan giữa BTNT theo thời gian với tổn thương động mạch mũ.<br />
Tổn thương<br />
<br />
Không tổn thương động<br />
mạch mũ (n = 39)<br />
<br />
Tổn thương động mạch mũ<br />
(n = 21)<br />
<br />
p<br />
<br />
LogSDNN<br />
<br />
1,94 ± 0,18<br />
<br />
1,80 ± 0,16<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
LogSDANN<br />
<br />
1,29 ± 0,23<br />
<br />
1,22 ± 0,16<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
LogNN50 Count<br />
<br />
3,49 ± 0,58<br />
<br />
3,25 ± 0,76<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
LogrMSSD<br />
<br />
1,55 ± 0,29<br />
<br />
1,48 ± 0,32<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
BTNT<br />
<br />
BN bị tổn thương động mạch mũ có giá trị chỉ số SDNN giảm thấp hơn so với BN<br />
không bị tổn thương.<br />
88<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016<br />
Bảng 5: Liên quan giữa BTNT theo thời gian với tổn thương ĐMV phải.<br />
Tổn thương<br />
<br />
Không tổn thương ĐMV<br />
phải (n = 31)<br />
<br />
Tổn thương ĐMV phải<br />
(n = 29)<br />
<br />
p<br />
<br />
LogSDNN<br />
<br />
1,93 ± 0,17<br />
<br />
1,92 ± 0,18<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
LogSDANN<br />
<br />
1,26 ± 0,20<br />
<br />
1,28 ± 0,23<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
LogNN50 Count<br />
<br />
3,44 ± 0,60<br />
<br />
3,37 ± 0,71<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
LogrMSSD<br />
<br />
1,55 ± 0,32<br />
<br />
1,50 ± 0,27<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
BTNT<br />
<br />
Không có sự khác biệt về các thông số BTNT theo thời gian giữa những BN có và<br />
không có tổn thương ĐMV phải.<br />
BÀN LUẬN<br />
Sự mất cân bằng của hệ thống thần<br />
kinh tự động được cho là có liên quan<br />
đến các biến chứng của BTTMCBMT như<br />
rối loạn nhịp thất nặng đe dọa tính mạng<br />
và hội chứng mạch vành cấp. Phân tích<br />
BTNT theo thời gian cho phép đánh giá<br />
chức năng của hệ thần kinh tự động tim.<br />
Một số nghiên cứu cho thấy BTNT giảm<br />
có liên quan đến tổn thương ĐMV. Bigger<br />
JT. Jr và CS (1995) nghiên cứu trên 274<br />
người khỏe mạnh và 278 người bị bệnh<br />
ĐMV mạn tính nhận thấy ở người bệnh<br />
ĐMV, các chỉ số SDNN, SDANN đều<br />
giảm thấp hơn so với người khỏe mạnh<br />
(112 ± 40 so với 141 ± 39 ms và 46 ± 18<br />
so với 54 ± 15 ms, p < 0,05) [6]. Trong<br />
nghiên cứu này, chúng tôi khảo sát mối<br />
liên quan giữa BTNT theo thời gian với<br />
mức độ hẹp ĐMV. Bảng 1 cho thấy giá trị<br />
các chỉ số SDNN và SDANN giảm theo<br />
mức độ hẹp của ĐMV, hẹp càng nặng thì<br />
BTNT càng giảm. Nghiên cứu của Li HR<br />
và CS (2016) cũng có kết quả tương tự: ở<br />
BN bị hẹp nhẹ ĐMV, các chỉ số SDNN,<br />
SDANN và rMSSD đều giảm có ý nghĩa<br />
so với BN hẹp vừa và nặng (lần lượt là<br />
94,73 ± 32,82 so với 103,87 ± 35,62 ms;<br />
80,59 ± 31,12 so với 87,77 ± 33,97 ms;<br />
<br />
35,77 ± 22,38 so với 39,68 ± 26,12 ms)<br />
[3]. Chúng tôi cũng khảo sát mối liên quan<br />
giữa số nhánh ĐMV bị tổn thương và<br />
BTNT. Bảng 2 cho thấy giá trị các chỉ số<br />
SDNN và SDANN giảm theo số nhánh bị<br />
tổn thương, càng bị hẹp nhiều nhánh,<br />
BTNT càng giảm. Tương tự, Jun Feng và<br />
CS (2015) nghiên cứu trên 236 BN bị<br />
BTTMCBMT (98 BN hẹp 1 nhánh, 74 BN<br />
hẹp 2 nhánh và 64 BN hẹp 3 nhánh ĐMV)<br />
nhận thấy các chỉ số BTNT theo thời gian<br />
giảm theo số nhánh bị tổn thương với<br />
SDNN ở BN hẹp 1, 2 và 3 nhánh lần lượt<br />
là 89,1 ± 20,7; 101 ± 25,0 và 112,6 ± 22,2<br />
ms, SDANN ở BN hẹp 1, 2 và 3 nhánh<br />
lần lượt là 82,1 ± 28,0; 95,6 ± 26,2 và<br />
97,8 ± 31,4 (p < 0,05) [7]. JanowskaKulinska A và CS (2009) cũng nhận thấy<br />
tổn thương càng nhiều nhánh ĐMV,<br />
BTNT theo thời gian càng giảm [2]. Mức<br />
độ hẹp của ĐMV và số nhánh động mạch<br />
bị tổn thương phản ánh mức độ thiếu<br />
máu của cơ tim. Diện thiếu máu lớn, tổn<br />
thương thần kinh tự động cũng nặng hơn.<br />
Chính vì vậy, càng nhiều nhánh bị hẹp,<br />
mức độ hẹp càng nặng thì BTNT càng<br />
giảm.<br />
Mỗi nhánh ĐMV nuôi một vùng cơ tim.<br />
Tổn thương các nhánh khác nhau có thể<br />
89<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016<br />
ảnh hưởng khác nhau đến BTNT. Trong<br />
nghiên cứu này, chúng tôi khảo sát mối<br />
liên quan giữa vị trí tổn thương ĐMV với<br />
BTNT. Kết quả cho thấy, tổn thương động<br />
mạch liên thất trước và động mạch mũ có<br />
liên quan với giảm BTNT (bảng 3, 4),<br />
trong khi tổn thương ĐMV phải không có<br />
liên quan với giảm BTNT (bảng 5). Một<br />
nghiên cứu trên BN BTTMCBMT người<br />
Trung Quốc nhận thấy BN tổn thương<br />
động mạch liên thất trước và động mạch<br />
mũ có SDNN và SDANN giảm thấp hơn<br />
so với tổn thương ĐMV phải (103,8 ±<br />
26,8 và 114,9 ± 29,4 so với 116,5 ± 27,0<br />
ms; 90,1 ± 23,0 và 97,3 ± 20,1 so với<br />
101,3 ± 19,7 ms), trong khi ở BN tổn<br />
thương ĐMV phải, các chỉ số này không<br />
khác biệt so với nhóm không có tổn<br />
thương ĐMV [3]. Tuy nhiên, Kanadasi và<br />
CS (2002) nhận thấy vị trí tổn thương<br />
ĐMV không có mối liên quan với BTNT<br />
[4]. Điều này gợi ý tổn thương thần kinh<br />
tự động không chỉ phụ thuộc vào vị trí tổn<br />
thương ĐMV. Một số tác giả cho rằng tổn<br />
thương cơ tim do thiếu máu cục bộ gây ra<br />
mất cân bằng giữa thần kinh giao cảm và<br />
phó giao cảm, dẫn đến giảm BTNT [5].<br />
Tuy cơ chế còn chưa thống nhất, nhiều<br />
nghiên cứu cho thấy BN bị BTTMCBMT<br />
có giảm BTNT, các biến cố tim mạch và<br />
tử vong sẽ cao hơn. Chính vì vậy, giảm<br />
BTNT cũng nên coi là một chỉ dấu tiên<br />
lượng ở những BN này.<br />
KẾT LUẬN<br />
Ở BN BTTMCBMT, giá trị các chỉ<br />
BTNT theo thời gian (SDNN, SDANN)<br />
liên quan với tổn thương ĐMV: mức<br />
hẹp càng nặng, hẹp càng nhiều nhánh<br />
<br />
90<br />
<br />
số<br />
có<br />
độ<br />
thì<br />
<br />
BTNT theo thời gian càng giảm. BN tổn<br />
thương động mạch liên thất trước hoặc<br />
động mạch mũ có BTNT giảm so với BN<br />
không có tổn thương các nhánh động<br />
mạch tương ứng.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Nguyễn Lân Việt, Phạm Mạnh Hùng,<br />
Phạm Việt Tuấn và CS. Nghiên cứu mô hình<br />
bệnh tật ở BN điều trị nội trú tại Viện Tim<br />
mạch Việt Nam trong thời gian 2003 - 2007.<br />
Tạp chí Tim mạch học. 2010, 52, tr.15.<br />
2. Janowska-Kulinska A, Torzynska K,<br />
Markiewicz-Grochowalska A et al. Changes in<br />
heart rate variability caused by coronary<br />
angioplasty depend on the localisation of<br />
coronary lesions. Kardiol Pol. 2009, 67 (2),<br />
pp. 130-8; discussion 139.<br />
3. Li HR, Lu TM, Cheng HM et al. Addictive<br />
value of heart rate variability in predicting<br />
obstructive coronary artery disease beyond<br />
Framingham risk. Circ J. 2016, 80 (2), pp.494-501.<br />
4. Kanadasi M, Kudaiberdieva G, Birand A.<br />
Effect of the final coronary arterial diameter<br />
after coronary angioplasty on heart rate variability<br />
responses, Ann Noninvasive Electrocardiol.<br />
2002, 7 (2), pp.106-113.<br />
5. Sandercock GR, Brodie DA. The role of<br />
heart rate variability in prognosis for different<br />
modes of death in chronic heart failure.<br />
Pacing Clin Electrophysiol. 2006, 29 (8),<br />
pp.892-904.<br />
6. Bigger JT Jr, Fleiss JL, Steinman RC et al.<br />
RR variability in healthy, middle-aged persons<br />
compared with patients with chronic coronary<br />
heart disease or recent acute myocardial<br />
infarction. Circulation. 1995, 91 (7), pp.1936-1943.<br />
7. Feng J, Wang A, Gao C et al. Altered<br />
heart rate variability depend on the characteristics<br />
of coronary lesions in stable angina pectoris,<br />
Anatol J Cardiol. 2015,15 (6), pp.496-501.<br />
<br />