Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
<br />
LIÊN QUAN GIỮA SỰ TĂNG TRƯỞNG XƯƠNG HÀM DƯỚI<br />
VÀ CÁC GIAI ĐOẠN TRƯỞNG THÀNH ĐỐT SỐNG CỔ<br />
(NGHIÊN CỨU TRÊN PHIM SỌ NGHIÊNG)<br />
Huỳnh Thị Ngọc Châu*, Đống Khắc Thẩm**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: xác định đặc điểm hình thái xương hàm dưới và thân đốt sống C2, C3, C4 tại các giai đoạn trưởng<br />
thành đốt sống cổ phân chia theo Baccetti và cs. (2005). Từ đó, đánh giá mối liên quan giữa sự tăng trưởng<br />
xương hàm dưới với các giai đoạn trưởng thành đốt sống cổ.<br />
Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu dọc hỗn hợp được thực hiện trên 29 nam và 29 nữ, từ 7-17 tuổi<br />
với khớp cắn bình thường, có phim đo sọ nghiêng ít nhất ở ba giai đoạn từ CS1 đến CS6. Đánh giá sự tăng<br />
trưởng của xương hàm dưới cũng như sự thay đổi hình dạng, kích thước thân đốt sống cổ C2, C3, C4 qua các<br />
giai đoạn trưởng thành đốt sống cổ.<br />
Kết quả: Các đốt sống cổ có sự thay đổi hình dạng và gia tăng kích thước qua các giai đoạn trưởng thành.<br />
Xương hàm dưới cũng có sự gia tăng kích thước đáng kể, đặc biệt đỉnh tăng trưởng xuất hiện vào thời điểm giữa<br />
giai đoạn CS3 và CS4. Khoảng cách trung bình giữa hai giai đoạn này là 1,55 năm. Độ tuổi trung bình giai đoạn<br />
CS3 ở nam là 12,42±1,53 và ở nữ là 11,33±0,75.<br />
Kết luận: có thể sử dụng phương pháp trưởng thành xương đốt sống cổ để đánh giá sự trưởng thành xương<br />
hàm dưới cho từng cá nhân riêng lẻ, dựa trên quan sát phim đo sọ nghiêng của người đó.<br />
Từ khóa: xương hàm dưới, tăng trưởng, đốt sống cổ, trưởng thành<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE RELATIONSHIP OF MANDIBULAR GROWTH<br />
AND CERVICAL VERTEBRAL MATURATION STAGES<br />
Huynh Thi Ngoc Chau, Dong Khac Tham<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 44 - 53<br />
Objectives: The purpose of this study was to determine the morphologic characteristics of the mandible and<br />
the second, third and fourth cervical vertebrae bodies at each cervical vertebrae maturation stage, which was<br />
evaluated by using the method developed by Baccetti et al (2005). Consequently, we evaluated the relationship<br />
between mandibular growth and cervical vertebral maturation stages.<br />
Methods: Mixed longitudinal data were used. The samples included 58 subjects (29 boys, 29 girls) from 7 to<br />
17 years old with normal occlusion, had at least three lateral cephalometric radiographs, taken from CS1 to CS6.<br />
This study was to evaluate the mandibular growth as well as the change of the shape of the second, third and<br />
fourth cervical vertebrae bodies through cervical vertebral maturation stages.<br />
Results: The cervical vertebrae bodies changed shape and increased in size through maturation stages.<br />
Mandibular size also increased significantly, particularly the pubertal spurt taken place at a definite interval from<br />
CS3 to CS4. Average interval between the two periods was 1.55 years. At CS3, the average age for men was 12.42<br />
± 1.53 and 11.33 ± 0.75 in women.<br />
* Học viên Cao học 2011-2013 Khoa RHM, Đại học Y Dược TP. HCM<br />
** Bộ môn CHRM-Khoa RHM, Đại học Y Dược TP. HCM<br />
Tác giả liên lạc: ThS. Huỳnh Thị Ngọc Châu<br />
ĐT: 0907414606<br />
<br />
44<br />
<br />
Email: utna1986@yahoo.com<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Conclusions: Cervical vertebral maturation appears to be an appropriate method for the appraisal of<br />
mandibular skeletal maturity in individual patients on the basic of a single cephalometric observation.<br />
Keywords: mandibular, growth, cervical vertebrae, maturation.<br />
.<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
Việc đánh giá đúng thời điểm tăng trưởng ở<br />
lứa tuổi dậy thì trong điều trị chỉnh hình răng<br />
mặt là một yếu tố rất quan trọng, góp phần cung<br />
cấp thêm thông tin để lập kế hoạch điều trị, xác<br />
định thời điểm điều trị tối ưu cũng như đánh giá<br />
sự ổn định khớp cắn sau can thiệp chỉnh hình ở<br />
trẻ vị thành niên.<br />
Do thời điểm diễn ra đỉnh tăng trưởng<br />
thường khác nhau đáng kể giữa các cá thể, tuổi<br />
tính theo năm sinh được xem là chỉ báo ít có giá<br />
trị nhất(0,0). Sự khác biệt giữa các cá nhân có thể<br />
giảm đi nếu sử dụng khái niệm “tuổi sinh học”<br />
hay “tuổi phát triển” thay cho tuổi năm sinh khi<br />
đánh sự tăng trưởng. Có rất nhiều cách để tính<br />
“tuổi sinh học”, như dựa vào sự tăng trưởng<br />
chiều cao, sự xuất hiện các đặc điểm giới tính thứ<br />
cấp, quá trình khoáng hóa và/hoặc mọc răng<br />
cũng như mức độ khoáng hóa một số xương trên<br />
phim tia X(10). Trong đó, sự trưởng thành xương<br />
đánh giá trên phim tia X bàn-cổ tay là phương<br />
pháp kinh điển, khoa học và ngày nay vẫn còn<br />
được sử dụng phổ biến(7,15). Tuy nhiên, khi áp<br />
dụng phương pháp này, ngoài các phim thông<br />
thường sử dụng trong chỉnh hình răng mặt như<br />
phim toàn cảnh và đo sọ nghiêng, bệnh nhân cần<br />
chụp thêm phim bàn-cổ tay.<br />
Trong quá trình tăng trưởng giai đoạn dậy<br />
thì, các đốt sống cổ cũng trải qua những thay đổi<br />
và còn là những xương gần hệ thống xương sọ<br />
mặt hơn các xương bàn tay. Nhiều tác giả đã đề<br />
nghị sử dụng hình ảnh thân các đốt sống cổ<br />
quan sát được trên phim đo sọ nghiêng để đánh<br />
giá các giai đoạn trưởng thành xương. Từ đó,<br />
phương pháp đánh giá trưởng thành xương đốt<br />
sống cổ trong mối liên quan với sự tăng trưởng<br />
của hệ thống sọ mặt đã ra đời và phát triển.<br />
Mối liên quan giữa các giai đoạn trưởng<br />
thành đốt sống cổ và sự tăng trưởng của xương<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
hàm dưới là một vấn đề được nhiều tác giả quan<br />
tâm, trong đó có thể kể đến các nghiên cứu của<br />
O’Reilly và Yanniello(18), Franchi(8), Chen F(0),<br />
Chen LL(5), Mito(16,17).<br />
Để khảo sát mối liên quan giữa sự tăng<br />
trưởng xương hàm dưới và các giai đoạn trưởng<br />
thành đốt sống cổ ở người Việt Nam, nghiên cứu<br />
này được thực hiện với các mục tiêu sau:<br />
Xác định đặc điểm hình thái thân đốt sống cổ<br />
C2, C3, C4 và kích thước xương hàm dưới ở trẻ<br />
7-17 tuổi tại các giai đoạn trưởng thành đốt sống<br />
cổ phân chia theo Baccetti và cs. (2005).<br />
Đánh giá mức độ tăng trưởng các đặc điểm<br />
nghiên cứu qua các giai đoạn trưởng thành đốt<br />
sống cổ.<br />
Xác định mối liên quan giữa sự tăng trưởng<br />
xương hàm dưới và các giai đoạn trưởng thành<br />
đốt sống cổ.<br />
So sánh sự khác biệt về các đặc điểm nghiên<br />
cứu giữa nam và nữ.<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu được chọn ra từ<br />
nhóm 287 trẻ của 4 trường mẫu giáo tại thành<br />
phố Hồ Chí Minh, tham gia chương trình<br />
“Theo dõi và chăm sóc răng miệng đặc biệt<br />
trong 15 năm (1996-2010)” do Bộ Y Tế quản lý,<br />
được thực hiện tại Khoa Răng Hàm Mặt, Đại<br />
Học Y Dược TP.HCM.<br />
Tiêu chuẩn chọn mẫu: cha mẹ là người<br />
Việt dân tộc Kinh, trẻ có tình trạng sức khỏe<br />
bình thường, không có bất hài hòa mặt, tương<br />
quan xương hạng I (1˚≤ANB≤5˚)(13), chưa từng<br />
điều trị chỉnh hình răng mặt, khớp cắn bình<br />
thường, tuổi trung bình khi bắt đầu nghiên<br />
cứu là 7 tuổi ± 3 tháng.<br />
Mỗi đối tượng có phim đo sọ nghiêng của ít<br />
<br />
45<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
<br />
nhất ba giai đoạn trưởng thành đốt sống cổ, chất<br />
lượng phim tốt, thấy rõ hình ảnh mô cứng, có<br />
thể quan sát được hình ảnh từ đốt sống cổ thứ 2<br />
đến đốt sống cổ thứ 4, răng ở tư thế lồng múi tối<br />
đa và môi ở vị trí thư giãn tự nhiên.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
Có tất cả 58 trẻ (29 nam, 29 nữ), từ 7-17 tuổi<br />
thỏa mãn các tiêu chuẩn chọn mẫu. Do giai đoạn<br />
CS1 và CS6 có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác<br />
nhau, chúng tôi chỉ chọn phim giai đoạn CS1 ở<br />
độ tuổi lớn nhất khi chuẩn bị chuyển sang CS2,<br />
và phim giai đoạn CS6 ở độ tuổi thấp nhất khi<br />
vừa chuyển từ CS5 sang. Tổng số phim được<br />
khảo sát là 300 phim (158 phim của nam, 142<br />
phim của nữ). Ở các giai đoạn trung gian như<br />
CS2, CS3, CS4, CS5, nếu đối tượng có nhiều<br />
<br />
Mô tả phương pháp<br />
Trên mỗi phim đo sọ nghiêng, xác định giai<br />
đoạn trưởng thành đốt sống cổ theo tiêu chuẩn<br />
của Baccetti và cs. (2005)(2). Có hai yếu tố cần lưu<br />
ý trong phân loại này là sự xuất hiện độ cong<br />
lõm ở bờ dưới và sự thay đổi hình dạng phần<br />
thân các đốt sống cổ. Bờ dưới được ghi nhận là<br />
cong lõm khi độ sâu ≥1mm.<br />
<br />
phim, giá trị ghi nhận là giá trị trung bình của<br />
các biến số.<br />
<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Nghiên cứu dọc hỗn hợp.<br />
<br />
Bảng 1: Phân loại các giai đoạn trưởng thành đốt sống cổ theo Baccetti và cs. (2005)(0)<br />
<br />
CS1<br />
<br />
- Bờ dưới C2, C3, C4 phẳng.<br />
- Thân C3, C4 hình thang (bờ trên của<br />
thân đốt sống cổ nghiêng từ sau ra<br />
trước)<br />
- Đỉnh tăng trưởng của xương hàm<br />
dưới sẽ xảy ra trung bình khoảng 2<br />
năm sau giai đoạn này.<br />
<br />
CS2<br />
<br />
- Bờ dưới C2 lõm (trong 4/5 trường<br />
hợp, một số vẫn còn phẳng).<br />
- Thân C3, C4 vẫn dạng hình thang.<br />
- Đỉnh tăng trưởng của xương hàm<br />
dưới sẽ xảy ra trung bình khoảng 1<br />
năm sau giai đoạn này.<br />
<br />
CS5<br />
<br />
CS3<br />
<br />
- Bờ dưới C2, C3 lõm.<br />
- Thân C3, C4 dạng hình thang hoặc<br />
hình chữ nhật nằm ngang.<br />
- Đỉnh tăng trưởng của xương hàm<br />
dưới sẽ xảy ra trong vòng 1 năm sau<br />
giai đoạn này.<br />
<br />
CS6<br />
<br />
Hình dạng thân đốt sống cổ<br />
Bảng 2: Hình dạng thân đốt sống cổ<br />
Hình dạng<br />
Đặc điểm<br />
Hình thang<br />
Bờ trên dốc xuống từ sau ra trước<br />
Hình chữ nhật Bờ sau và bờ trước bằng nhau, bờ trên và<br />
ngang<br />
bờ dưới dài hơn bờ trước và bờ sau<br />
Bờ sau, bờ trước, bờ trên, bờ dưới bằng<br />
Hình vuông<br />
nhau<br />
Hình chữ nhật Bờ sau và bờ trước dài hơn bờ trên và bờ<br />
đứng<br />
dưới<br />
<br />
Kích thước thân đốt sống cổ<br />
<br />
CS4<br />
<br />
- Bờ dưới C2, C3, C4 lõm.<br />
- Thân C3, C4 hình chữ nhật nằm ngang.<br />
- Đỉnh tăng trưởng của xương hàm dưới đã<br />
xảy ra 1 hoặc 2 năm trước giai đoạn này.<br />
- Bờ dưới C2, C3, C4 lõm.<br />
- Ít nhất một trong hai thân của C3, C4 hình<br />
vuông, thân của đốt sống còn lại hình chữ<br />
nhật ngang; hoặc cả hai thân C3, C4 hình<br />
vuông.<br />
- Đỉnh tăng trưởng của xương hàm dưới đã<br />
kết thúc ít nhất 1 năm trước giai đoạn này.<br />
- Bờ dưới C2, C3, C4 lõm.<br />
- Ít nhất một trong hai thân của C3, C4 hình<br />
chữ nhật đứng, thân của đốt sống còn lại<br />
hình vuông; hoặc cả hai thân C3, C4 hình<br />
chữ nhật đứng.<br />
- Đỉnh tăng trưởng của xương hàm dưới đã<br />
kết thúc ít nhất 2 năm trước giai đoạn này.<br />
<br />
kích thước bờ trước, bờ sau, bờ dưới. Đây cũng<br />
là phương pháp đo mà Baccetti đã sử dụng khi<br />
nghiên cứu và đưa ra những tiêu chuẩn đánh giá<br />
các giai đoạn trưởng thành đốt sống cổ.<br />
Vị trí của các điểm mốc này được mô tả bởi<br />
Hellsing (1991)(12); từ đó, chúng tôi xác định điểm<br />
chuẩn và thực hiện các phép đo như trình bày<br />
trong bảng 3.<br />
- C2p, C2m, C2a: điểm sau nhất, sâu nhất và<br />
trước nhất trên bờ dưới thân C2.<br />
<br />
Được đánh giá qua độ cong lõm bờ dưới,<br />
<br />
46<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
- C3up, C3ua: điểm trên nhất của bờ sau và<br />
bờ trước thân C3.<br />
- C3lp, C3m, C3la: điểm sau nhất, sâu nhất và<br />
trước nhất trên bờ dưới thân C3.<br />
- C4up, C4ua: điểm trên nhất của bờ sau và<br />
bờ trước thân C4.<br />
- C4lp, C4m, C4la: điểm sau nhất, sâu nhất và<br />
trước nhất trên bờ dưới thân C4.<br />
<br />
Hình 1: Các điểm chuẩn của thân các đốt sống cổ C2,<br />
C3, C4 xác định trên phim đo sọ nghiêng.<br />
Bảng 3: Các biến số phụ thuộc đo đạc trên thân các đốt sống cổ C2, C3, C4. Nguồn Hellsing (1991)(12)<br />
STT<br />
<br />
Biến<br />
<br />
Tên biến-Đơn vị<br />
<br />
1<br />
<br />
C2Conc<br />
<br />
Độ cong lõm bờ dưới C2 (mm)<br />
<br />
2<br />
<br />
C3Conc<br />
<br />
Độ cong lõm bờ dưới C3 (mm)<br />
<br />
3<br />
<br />
C4Conc<br />
<br />
Độ cong lõm bờ dưới C4 (mm)<br />
<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
10<br />
11<br />
12<br />
13<br />
<br />
AH3<br />
PH3<br />
AP3<br />
AH4<br />
PH4<br />
AP4<br />
C3BAR<br />
C3PAR<br />
C4BAR<br />
C4PAR<br />
<br />
Bờ trước C3 (mm)<br />
Bờ sau C3 (mm)<br />
Bờ dưới C3 (mm)<br />
Bờ trước C4 (mm)<br />
Bờ sau C4 (mm)<br />
Bờ dưới C3 (mm)<br />
Tỉ lệ giữa bờ dưới và bờ trước của thân C3<br />
Tỉ lệ giữa bờ sau và bờ trước của thân C3<br />
Tỉ lệ giữa bờ dưới và bờ trước của thân C4<br />
Tỉ lệ giữa bờ sau và bờ trước của thân C4<br />
<br />
Kích thước xương hàm dưới<br />
Các điểm chuẩn<br />
- Điểm Articulare (Ar): giao điểm giữa bờ sau<br />
nhánh đứng xương hàm dưới và bờ dưới của<br />
nền sọ sau (phần xương chẩm).<br />
- Điểm Gonion (Go): điểm sau nhất và dưới<br />
nhất của góc hàm dưới.<br />
- Điểm Gnathion (Gn): điểm trước nhất và<br />
dưới nhất của cằm.<br />
- Điểm Pogonion (Pog): điểm trước nhất của<br />
cằm trên mặt phẳng dọc giữa.<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Cách đo<br />
Khoảng cách từ đường nối C2p và C2a<br />
với C2m<br />
Khoảng cách từ đường nối C3lp và C3la<br />
với C3m<br />
Khoảng cách từ đường nối C4lp và C4la<br />
với C4m<br />
Khoảng cách giữa C3ua và C3la<br />
Khoảng cách giữa C3up và C3lp<br />
Khoảng cách giữa C3la và C3lp<br />
Khoảng cách giữa C4ua và C4la<br />
Khoảng cách giữa C4up và C4lp<br />
Khoảng cách giữa C4la và C4lp<br />
AP3/AH3<br />
PH3/AH3<br />
AP4/AH4<br />
PH4/AH4<br />
<br />
Loại biến<br />
Định lượng, liên tục<br />
Định lượng, liên tục<br />
Định lượng, liên tục<br />
Định lượng, liên tục<br />
Định lượng, liên tục<br />
Định lượng, liên tục<br />
Định lượng, liên tục<br />
Định lượng, liên tục<br />
Định lượng, liên tục<br />
Định lượng, liên tục<br />
Định lượng, liên tục<br />
Định lượng, liên tục<br />
Định lượng, liên tục<br />
<br />
Bảng 4: Các biến số phụ thuộc đo đạc trên<br />
xương hàm dưới<br />
Biến<br />
<br />
Tên biến-Đơn vị<br />
<br />
Loại biến<br />
Định lượng,<br />
Ar-Go Chiều cao nhánh đứng (mm)<br />
liên tục<br />
Chiều dài thân xương hàm Định lượng,<br />
Go-Gn<br />
dưới (mm)<br />
liên tục<br />
Chiều dài tương đối xương Định lượng,<br />
Ar-Gn<br />
hàm dưới (mm)<br />
liên tục<br />
Góc tạo bởi hai đường thẳng Định lượng,<br />
Góc Go<br />
Ar-Go và Go-Gn (°)<br />
liên tục<br />
<br />
Dụng cụ<br />
Đối với các kích thước, dùng thước kẹp<br />
điện tử (Electronic Digital Caliper) có độ nhạy<br />
0,01 mm. Đối với các số đo góc, dùng thước đo<br />
góc chuyên dụng (Hiệu Ormco Sybron).<br />
<br />
47<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
<br />
Xử lý số liệu<br />
Phần mềm SPSS 16.0.<br />
<br />
Thống kê mô tả<br />
Trung bình và độ lệch chuẩn.<br />
<br />
Thống kê suy lý<br />
Kiểm định sự khác biệt giữa nam và nữ<br />
dùng kiểm định t-test cho 2 mẫu độc lập hay<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
Đặc trưng của mẫu nghiên cứu<br />
Xét theo tuổi<br />
Nhìn chung, độ tuổi từ 11 đến 16 chiếm tỉ lệ<br />
khá cao. Nhóm 7 tuổi chiếm tỉ lệ thấp nhất với<br />
0,67% (2 phim) và nhóm 14 tuổi chiếm tỉ lệ cao<br />
nhất với 17% (51 phim) trên tổng số phim.<br />
<br />
phép kiểm Mann-Whitney, giữa các giai đoạn<br />
trưởng thành đốt sống cổ dùng phân tích Oneway Anova kết hợp Turkey hay phép kiểm<br />
Kruskal-Wallis.<br />
Tất cả các phép kiểm có độ tin cậy 95%.<br />
<br />
Đánh giá sự tăng trưởng<br />
Mức gia tăng từng giai đoạn: là hiệu số của<br />
giá trị trung bình một số đo kích thước tại thời<br />
điểm sau với giá trị của số đo kích thước đó tại<br />
thời điểm trước đó, tính bằng mm đối với kích<br />
thước và độ (°) cho số đo góc.<br />
Tỉ lệ tăng trưởng từng giai đoạn (%): là tỉ lệ<br />
phần trăm của khác biệt từng giai đoạn so với<br />
giá trị trung bình tại thời điểm trước đó; tính<br />
theo công thức: (mức gia tăng từng giai đoạn x<br />
100) / giá trị trung bình tại thời điểm trước đó.<br />
<br />
Biểu đồ 1: Phân bố phim đo sọ nghiêng của mẫu<br />
nghiên cứu theo tuổi<br />
<br />
Xét theo các giai đoạn trưởng thành đốt sống<br />
cổ<br />
CS5 là giai đoạn chiếm tỉ lệ cao nhất (21,15%)<br />
và CS2 chiếm tỉ lệ thấp nhất (10,57%).<br />
<br />
Kiểm soát sai lệch thông tin<br />
Việc xác định các giai đoạn trưởng thành đốt<br />
sống cổ và đo đạc được định chuẩn và thực hiện<br />
bởi cùng một người. Sau hai tuần, người này tiến<br />
hành rút ngẫu nhiên 40 phim trong mẫu nghiên<br />
cứu, xác định giai đoạn trưởng thành đốt sống cổ<br />
và đo lại lần hai. Kết quả cho thấy tương quan<br />
giữa hai lần đo >0,959 và chỉ số Kappa giữa hai<br />
lần đánh giá giai đoạn trưởng thành đốt sống cổ<br />
>0,81. Như vậy, các phép đo và đánh giá có độ<br />
kiên định cao.<br />
<br />
Biểu đồ 2: Phân bố phim đo sọ nghiêng theo giới và<br />
các giai đoạn trưởng thành đốt sống cổ<br />
<br />
Tuổi trung bình các giai đoạn trưởng thành<br />
ĐSC<br />
Tuổi trung bình tăng dần (p