Loài cá ( phần 1 ) Hệ bài tiết và sinh dục Cá xương
lượt xem 17
download
Loài cá ( phần 1 ) Hệ bài tiết và sinh dục Cá xương 1. Hệ bài tiết Thận cá ở giai đoạn phôi là tiền thận, còn ở dạng trưởng thành là kiểu trung thận hình dải. Phần đầu rộng có chức năng của cơ quan sinh bạch huyết. Hai niệu quản đổ vào bóng đái thông với xoang niệu sinh dục.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Loài cá ( phần 1 ) Hệ bài tiết và sinh dục Cá xương
- Loài cá ( phần 1 ) Hệ bài tiết và sinh d ục Cá x ương 1. Hệ bài tiết Thận cá ở giai đoạn phôi là tiền thận, còn ở d ạng trưởng thành là kiểu trung thận hình d ải. Phần đầu rộng có chức năng của cơ quan sinh bạch huyết. Hai niệu quản đổ vào bóng đái thông với xoang niệu sinh dục. Cá nước ngọt, thận b ài tiết nước tiểu loãng (NH 3), còn cá biển thì bài tiết muối MgSO4 . 2. Hệ sinh dục Hầu hết cá xương phân tính. Thụ tinh ngoài, phát triển ngoài cơ thể mẹ. 2.1 Cơ quan sinh dục
- Con đ ực có 2 dịch hoàn hình dải, m àu trắng đục, phân thành các thuỳ con. Phần cuối tinh hoàn có ố ng dẫn tinh ngắn, 2 ống dẫn nhập làm một đổ vào xoang niệu sinh dục. Con cái có 2 buồng trứng màu trắng - vàng. Hai ống dẫn trứng ngắn nhập với nhau rồi đổ vào xoang niệu sinh dục hay vào huyệt hay đổ ra huyệt sinh dục riêng biệt. Hệ niệu sinh dục của cá có sai khác nhau đối với cá xương và cá phổi: Ở cá phổi, ống dẫn sinh dục do ống Volff và ống Muller biến đổi thành. Ở con cái ống Muller thành ống dẫn trứng, ở con đực, ống Volff thành ống dẫn tinh. Ở các xương ố ng dẫn sinh dục không liên quan gì đ ến ống Volff hay Muler, mà được hình thành mới, ống Volff làm nhiệm vụ dẫn niệu ở cả cá đực và cái. 2.2 Trứng Có 2 loại trứng là trứng nổi và trứng chìm. Trứng nổi có kích thước nhỏ hơn, có giọt mỡ lớn làm phao, trứng cìm có màng dính để trứng bám vào đá, cây thủy sinh hay gắn với nhau thành đám. - Mùa đẻ trứng ở cá xương khác nhau tùy loài, thường đẻ vào mùa xuân, hè, một số loài đẻ trứng vào mùa đông hay đẻ trứng quanh năm. - Sự sai khác đực cái (Dị hình chủng tính): Về kích thước và màu sắc. Thường thì cá cái lớn hơn và màu sắc ít sặc sỡ hơn so với cá đực. Hệ tuần hoàn Cá xương Tuần hoàn cá x ương Hệ tuần hoàn cá xương gồm có tim, hệ động mạch và hệ tĩnh mạch. 1. Tim Có 3 phần là tâm thất, tâm nhĩ và xoang tĩnh mạch. Có bầu chủ động mạch nhưng cấu tạo đơn giản chỉ là phần phình rộng của động mạch, không có van và cơ nên không co bóp và không được xem là một bộ phận của tim.
- SV=1. Xoang tĩnh mạch; A=2. Tâm nhĩ; V=3. Tâm thất; CA=4. Nón động mạch; 2. Hệ mạch - Động mạch bụng dẫn máu tĩnh mạch từ tâm thất về phía trước, chia thành 4 động mạch tới mang. Máu sau khi được trao đổi khí ở mang theo 4 động mạch rời mang, tới mỗi b ên tập trung vào rễ chủ động mạch. Đi về phía sau 2 rễ chủ động mạch nhập thành động mạch lưng phân nhánh tới nội quan. Đi về phía trước nối với nhau thành động mạch đầu. Từ vòng đầu có động mạch cảnh trong và ngoài.
- - H ệ tĩnh mạch: Máu ở phần đuôi tập trung thành tĩnh mạch đuôi, sau đó phân thành 2 nhánh: Một nhánh đổ vào tĩnh mạch dưới ruột, một nhánh đổ vào tĩnh mạch thận, qua thận vào tĩnh mạch chính sau. Ở cá xương các mạch máu bên trái làm thành gánh thận, còn ở bên phải, tĩnh mạch chính sau không phân mao quản, hình thành hệ gánh thận rồi đi tới ống Cuvie. Tĩnh mạch cảnh trên đưa máu từ phần đầu tập trung vào tĩnh mạch chính sau, đổ vào ống Cuvie. Tĩnh mạch cảnh dưới mang máu phần bụng của mang hợp với tĩnh mạch gan rổi đổ vào ống Cuvie. Máu từ ống Cuvie mỗi bên đổ vào đi vào xoang tĩnh mạch rồi sang tâm nhĩ, sang tâm thất. Máu lại vào vòng tuần ho àn tiếp theo. Tuần hoàn cá phổi Ở cá phổi, ngoài mang ra còn có phổi, thông với mặt bụng của thực quản, có vách bên trong ngăn thành tổ ong. Cá phổi không có bóng hơi mà có lỗ mũi trong (lỗ khoan). Hệ tuần hoàn cá phổi có các đặc điểm sau: - Tâm nh ĩ có vách ngăn không hoàn toàn, chia thành 2 nửa trái phải và có nón chủ động mạch, có van dọc chia thành 2 phần.
- - Có đôi động mạch phổi xuất phát từ đôi động mạch rời mang gần tim và đôi tĩnh mạch phổi đi từ phổi, đưa máu từ phổi về nửa trái tâm nhĩ. Khi mang hoạt động, động mạch phổi cũng mang máu động mạch có ôxy, khi mang không hoạt động thì động mạch phôi mang máu có khí cacbonic từ tim đến phổi. - N goài tĩnh mạch chính sau, ở cá phôi còn có tĩnh mạch chủ sau, nhận máu của tĩnh mạch thận. Như vậy hệ tĩnh mạch cá phổi có vị trí trung gian giữa tuần hoàn của động vật Có xương sống ở nước và ở cạn. Hệ hô hấp Cá xương 1. Mang - Cấu tạo cơ bản một mang gồm cung mang bằng chất sụn hay xương, khe mang và lá mang. Khe mang do nội bì và ngoại bì hình thành, còn lá mang do ngoại bì. Số khe mang nhiều, ở cá sụn có 5 đôi, ở cá xương có 4 đôi mang đủ và 1 đôi mang giả. Lá mang do vô số sợi mang hợp thành, tạo nên một diện tích rất lớn. Ví dụ 1 con cá diếc nặng 10 gam, diện tích sợi mang lên đến 1596cm2. Khoang mang có nắp mang che phủ bên ngoài. - H oạt động hô hấp của cá xương như sau: Cá thở được là nhờ cử động của xương nắp mang. Khi cá nâng nắp mang, màng da mỏng ở cạnh sau nắp mang, dưới tác động của áp suất dòng nước đã bám vào khe mang, làm cho áp suất trong trong khoang mang giảm, nước qua khoang miệng hầu vào xoang bao mang. Khi nắp mang hạ xuống, miệng cá đóng chặt, áp suất trong xoang mang tăng và nước thoát ra phía sau qua khe mang. Chính sự thay đổi áp lực sau mỗi lần nâng - hạ nắp mang và đóng - mở miệng cá m à cá có thể hô hấp. Ở cá xương, mang được thông khí liên tục bởi một dòng nước liên tiếp đi vào miệng, thông qua khe ở hầu, thổi qua mang và sau đó thoát ra ở p hía sau của nắp mang. Vì nước có ít oxy trên một đơn vị thể tích hơn không khí nên cá phải dành một số năng lượng nhất định cho sự thông khí ở mang. Sự sắp xếp các mao mạch trong mang cá cũng tăng cường sự trao đổi khí. Máu chảy theo hướng ngược với hướng nước chảy qua mang. Phương thức này làm cho oxy được chuyển vào máu bởi một quá trình rất hiệu quả gọi là sự trao đổi ngược dòng.
- Khi máu chảy ngang qua mao mạch, nó càng lúc càng tải nhiều oxy do nước có oxy hòa tan liên tục chảy qua mang. Ð iều này có nghĩa là dọc theo toàn bộ chiều dài của mao mạch có một gradient khuếch tán phù hợp cho sự chuyên chở oxy từ nước vào máu. Cơ chế trao đổi ngược dòng này có hiệu quả đến mức mang có thể lấy hơn 80% oxy hòa tan trong nước đi ngang qua bề mặt hô hấp. 2. Cơ quan hô hấp phụ Cá xương có các cơ quan hô hấp phụ sau: - H ô hấp qua da do lớp biểu bì và lớp bì có nhiều mạch máu. Ví dụ như lươn, chạch, cá thóc lóc (Periophthalmus)... - Hô hấp qua ruột do thành ruột mỏng có nhiều mạch máu. Ví dụ cá đòng đong (Puntius)...
- - Hô hấp qua cơ quan trên khoang mang mang (hoa khế) có nhiều mao quản, hấp thụ ôxy không khí, do cung mang thứ 5 biến đổi thành. Ví dụ cá rô (Clarias), cá chuối (Ophiocephalus), cá trèo đồi (Channa)... có hoa khế - Hô hấp bằng phổi (cá phổi cá nhiểu vây...) hay túi khí kéo dài tận đuôi. - Bóng hơi của cá xương được hình thành từ đôi túi phổi của cá xương nguyên thủy từ kỷ Đêvon. Đó là túi màng mỏng thắt khúc chia thành khoang lớn (phía trước) và khoang nhỏ (phía sau). Chứa ôxy, nitrogen và khí cacbonic, mặt trong có nhiều mạch máu hình thành các đám rối mao quản. Có các chức năng là tham gia hô hấp và thăng bằng... Bóng hơi có ống nối với thực quản, cá nổi lên nuốt khí vào bóng hơi. Khí được hình thành trong máu và được tiết vào bóng hơi ở một vùng chuyên biệt được gọi là tuyến khí. Tuyến khí nhả khí vào bóng hơi và vùng hấp thụ thì hút khí ra khỏi bóng hơi.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Việt Nam Sách đỏ (Phần 1 - Động vật): Phần 1
268 p | 923 | 180
-
Giáo trình Động vật có xương sống (Tập 1: Cá và Lưỡng cư): Phần 1
274 p | 286 | 63
-
Bài giảng Đặc điểm sinh học của một số loài cá biển: Phần 1 - Ngô Văn Mạnh
44 p | 329 | 51
-
Nhập môn Thủy sinh học đại cương: Phần 1
139 p | 151 | 19
-
Thành phần loài cá ở vùng cửa sông Ba Lạt (giai đoạn 2010-2011)
12 p | 58 | 5
-
Điều tra thành phần loài cá ở một số nhánh sông, suối chính chảy vào Hồ Dầu Tiếng thuộc huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh
15 p | 71 | 5
-
Bài giảng Hóa hữu cơ 1: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (GV. Nguyễn Hoàng Sơn)
90 p | 14 | 4
-
Thành phần loài và phân bố cá nhám mập ở vùng biển Quy Nhơn và lân cận
10 p | 69 | 3
-
Biến đổi hình dạng đá tai theo sự phát triển của ấu trùng và cá con loài cá đục bạc sillago sihama (forsskal, 1775) ở cửa sông Tiên Yên, Quảng Ninh
6 p | 40 | 3
-
Thế giới động vật và con đường chiếm lĩnh tri thức: Phần 1
90 p | 37 | 3
-
Đặc trưng hình thái và ảnh hưởng nhiệt độ lên phát triển phôi của trứng loài cá cơm sọc xanh (ecrasicholina punctifer)
9 p | 40 | 2
-
Động vật và 10 vạn câu hỏi vì sao: Phần 1
88 p | 6 | 2
-
Nghiên cứu cấu trúc thành phần loài khu hệ cá phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên - Huế
11 p | 34 | 1
-
Đặc điểm hình thái giới tính loài cà cuống Lethocerus Indicus (Lepeletier Et Serville, 1825) và môi trường sống của chúng ở Việt Nam
7 p | 51 | 1
-
Đa dạng các loài cá ở các vùng nước nội địa thành phố Hồ Chí Minh và những ghi nhận mới cho khu hệ cá Việt Nam
12 p | 59 | 1
-
Thành phần loài cá ở lưu vực sông Hậu thuộc địa phận tỉnh Hậu Giang
15 p | 65 | 1
-
Điều tra thành phần các loài cá ở một số nhánh sông, suối chính chảy vào sông Sài Gòn thuộc tỉnh Bình Phước
15 p | 43 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn