Loại hình kiến trúc nhà bồi và nhà dài
lượt xem 7
download
Tài liệu "Loại hình kiến trúc nhà bồi và nhà dài" cung cấp những kiến thức cơ bản cho các bạn về đặc điểm kiến trúc của nhà bồi và nhà dài, ngoài ra còn có ý nghĩa của từng nhà. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Loại hình kiến trúc nhà bồi và nhà dài
- LOẠI HÌNH KIẾN TRÚC NHÀ BỒI VÀ NHÀ DÀI I. NHÀ BỔI 1. Giới thiệu chung về nhà mái bổi. Nhà lợp bổi gắn liền với cuộc sống , gắn liền với văn hóa mở đất của cư dân ven biển. Ngày nay trong xu thế kiên cố hóa nhà ở nông thôn, nhà mái bổi dần được thay bằng nhà mái bằng, mái ngói. Những mái nhà bổi còn lại tại các vùng quê ven biển là dấu ấn của phong tục tập quán sinh sống của cư dân ven biển cần được bảo tồn, lưu giữ để đọng lại trong tâm thức những người con xa quê một nét hồn quê sâu lắng. 2. Kiến trúc. Nhà thường được xây dựng theo kiểu kiến trúc truyền thống 3 gian hai mái, mái được lợp bổi, bổi là cây cói sống ở các vùng đất bãi mặn, lợ ven biển. Ở tỉnh ta, trước đây có 2 nông trường trồng cói nổi tiếng là Nông trường Bạch Long (Giao Thủy) và Nông trường Rạng Đông (Nghĩa Hưng). Những cây cói khi thu hoạch được chia làm 2 loại; loại có thân nhỏ, dài đều từ 1,51,6m được dùng để dệt chiếu, còn những cây cói thân to, ngắn được cắt, phơi khô dùng để lợp nhà. Do thân xốp, chứa không khí bên trong nên cói có khả năng cách nhiệt tốt, hơn nữa bề mặt cây bóng, trơn nên mưa không bị ngấm. Vì vậy, nhà lợp bằng bổi có ưu điểm mát về mùa hè, ấm về mùa đông nên được người dân ven biển ưa chuộng. Về huyện Nghĩa Hưng, suốt dọc tỉnh lộ 490C qua các xã Nghĩa Bình, Nghĩa Tân, Nghĩa Thắng, Nghĩa Phúc đi đâu cũng bắt gặp hình ảnh các nhà mái bổi xen kẽ các ngôi nhà mái bằng, nhà cao tầng. Mái nhà được lợp bổi khá dày, trong đó phần nóc dày tới 1m, 2 bên mái dày trên 50cm, khối lượng bổi nặng tới 1520 tấn Hệ thống các đòn tay, dui, mè bằng luồng đều được lựa chọn kỹ lưỡng, dây buộc đều bằng mây. Vì vậy, dù nằm trong khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của bão, gió nhưng nhà vẫn vững chắc. Nhà lợp mái bổi được chia làm 2 kiểu kiến trúc:
- + loại có hiên đổ bê tông + loại mái hiên bằng bổi nhà lợp bổi càng nặng thì càng chắc chắn, không sợ mưa, gió. Ngoài ra, nếu bảo quản tốt như thường xuyên cạo sạch lớp mùn, đất, cát trên mái, phòng, chống chuột cắn thì nhà mái bổi bền hơn rất nhiều so với nhà mái ngói. Trung bình mỗi nhà mái bổi “tuổi thọ” 5060 năm, trong khi mái ngói chỉ 2025 năm là phải cải tạo, thay, đảo ngói, kèo, cột, đòn tay… http://baonamdinh.vn/channel/5093/201310/giuginnetdepnhalopmai boi2276148/ 3. Ý nghĩa của nhà mái bổi. Quá trình tồn tại gắn bó với đời sống, sinh hoạt của người dân, nhà mái bổi đã vượt lên công dụng che mưa, che nắng, trở thành nét văn hóa đặc sắc của cư dân vùng biển. Với những giá trị đó, thời gian gần đây nhiều gia đình đã tìm cách gây dựng lại nhà mái bổi. Thời gian qua, ở một số địa phương như Thị trấn Rạng Đông, xã Nghĩa Hải, Nghĩa Thắng, Nghĩa Phúc (Nghĩa Hưng), Giao Long, Giao Thịnh (Giao Thủy)… đã xuất hiện thêm những ngôi nhà mái bổi khá đẹp. Tiêu biểu như nhà mái bổi tại Bảo tàng Đồng Quê ở xã Giao Thịnh (Giao Thủy). Ngoài ra, nhiều cơ quan truyền thông của Trung ương, địa phương đã làm phóng sự về nhà mái bổi để giới thiệu nét đặc trưng vùng ven biển Bắc Bộ với bạn bè trong và ngoài nước. I. NHÀ DÀI. 1. Giới thiệu chung về nhà dài Nhà dài hay còn gọi là nhà sàn là nơi chung sống của đại gia đình theo chế độ mẫu hệ. Được làm bằng vật liệu thô sơ như gỗ, tre, nứa, tranh,… nhà dài của người Ê đê có kết cấu kiểu nhà sàn thấp dài thường từ 15m – hơn 100m tùy theo gia đình nhiều người hay ít người. Ngôi nhà thường xuyên được nối dài mỗi khi một thành viên nữ trong gia đình xây dựng gia thất. Thông thường ngôi nhà dài của đồng bào dân tộc
- Ê đê có từ 7 đến 9 cặp vợ chồng chung sống. Người con trai lấy vợ sẽ đến nhà vợ và không có quyền hành gì. Trong ngôi nhà dài truyền thống, các giá trị điêu khắc, trang trí, tạo hình đều phỏng theo mô típ chế độ mẫu hệ, tín ngưỡng phồn thực. Hiện nay, nhà dài có ở các tỉnh tây nguyên như thành phố Buôn Ma Thuột, tại các huyện buôn Ko Sir, buôn Păm Lăm, buôn Đôn,…vùng xa ở các huyện Krong Ana, Ma Đ’rak… Nó là sản phẩm tiêu biểu của tổ chức công xã thị tộc nhắm thích ứng với môi trường thiên nhiên, tránh thiên tai, thú dữ và bảo vệ sự sống của các thành viên trong cộng đồng, đồng thời cũng là nơi sinh hoạt văn hóa của đồng bào dân tộc Ê đê 2. Đặc điểm kiến trúc. Nhà dài của người Ê đê làm bằng tre, nứa và bằng gỗ, mặt sàn và vách tường bao quanh nhà làm bằng thân cây bương hay thân tre già đập dập, mái lợp bằng cỏ tranh. Nhà có kết cấu cột kèo bằng gỗ tốt, các đà ngang, đòn dông được đẽo bằng tay. Phên dựng ở hai đầu hồi thẳng đứng còn phên dựng theo chiều dài thì ngã ra hai bên, nếu nhìn từ xa ngôi nhà có hình dáng một cái thuyền. Từ mặt đất đến sàn nhà khoảng 1,5 – 2m, đỉnh mái cách sàn nhà 4 – 5m, lòng nhà rộng khoảng 4,5 – 5m, sà ngang dài từ 3,20 – 3.40m, cột cao 3,60 – 4m. Khi nói đến chiều dài thì nói đến số lượng đê tương ướng với một đôi cột. Nhà có bao nhiêu đê là có bấy nhiêu gian. Nhà dài có hai cửa, cửa phía trước giành cho khách và nam giới, cửa phía sau dành cho phụ nữ. Sát với hiên là sàn. Nhà có hai mái chính, nhưng có thêm hai mái phụ ở hai đầu hồi thụt sâu vào hai mái chính để tránh hắt mưa vào nhà mái lợp cỏ tranh. Người Ê đê thường chọn hướng Bắc Nam để dựng các ngôi nhà của mình, cầu thang thì nằm ở hai đầu hồi để tránh được gió Đông Bắc vào mùa mưa và gió Tây Nam vào mùa khô. Với người Ê đê, ngôi nhà dài còn là nơi thể hiện phong cách quy củ của một gia đình, nhà dài Ê đê bao giờ cũng được chia thành 3 phần riêng biêt: sân sàn, ngăn khách (Gah) và ngăn ở (ôk). Có 2 sân sàn là sân sàn trước (Dring Gah) và sân sàn sau (Dring Ôk)
- Ngăn khách thường chiếm khoảng từ 1/3 đến 1/2 diện tích sử dụng. Mỗi phần đều có tác dụng riêng của nó và mỗi ngăn phải được sử dụng theo mục đích yêu cầu của từng ngăn, sao cho mọi người nhìn vào đều phân biệt được cả hình thức và nội dung của từng ngăn trong ngôi nhà dài. Nhà dài Ê dê có hai loại cầu thang: Đực và Cái. Cầu thang Cái (gồm một hoặc hai cái được đặt ở trước nhà dùng cho khách, đàn ông và con trai. Cầu thang Đực nằm khuất phía sau nhà nằm phía sau nhà dùng cho đàn bà con gái. Về hình thức cầu thang cũng có hai loại: cầu thang thân cây chặt khúc và cầu thang ván. Cầu thang ván là 1 thân cây lớn, dày đến ba bốn phân tây, rộng từ 0,8 – 1,2m, dài từ 1,5 – 2,5m có hình chiếc thuyền lướt sóng, phía đầu cong lên và được chạm khắc thủ công hình vành trăng non và đôi bầu vú. Gah và Ôk được ngăn bơi vi cột Kmeh Kpang có khắc hình. Trên những bộ phận này các nghệ nhân thường chạm khắc nhiều họa tiết và hình tượng thực thể của thế giới tự nhiên phác họa một thế giới sinh động. Đối với những nhà giàu có thế lực trong buôn thì cây cột ngăn được chạm trổ rất kì công. Các hình tượng như vòng đồng, hình nồi đồng, cối giã gao,…đến các hình tượng loài vật như con rùa, chim cu đất; các hình ảnh của vụ trũ bao la như mảnh trăng non, ngôi sao…thể hiện rõ hình thái của cư dân nông nghiệp, thể hiện tín ngưỡng đa thần sâu sắc chững tỏ sự phong phú và sự gắn kết giữa con người với thiên nhiên. Nối tiếp ngăn khách là ngăn ở, là chỗ sinh hoạt (ngủ) của vợ chồng chủ nhà cùng các thành viên trong gia đình. Không gian nội thất trong gia đình cũng được phân chia theo hướng Đông và Tây. + Phía Đông: chỗ ngủ, được ngăn đơn giản bằng những thanh tre làm nhiều ngăn + Phía Tây: bếp lửa sinh hoạt cho cả gia đình và các vật dụng sinh hoạt trong gia đình Kho lúa của gia đình để ở sau cùng được tách rời không gian nhà trước nhưng nhỏ hơn và có dáng như hình vuông. 3. Ý nghĩa của nhà dài. Ngôi nhà không chỉ là nơi cư trú của gia đình mà còn thể hiện phong cách, nếp sống, sự giàu sang, đăng cấp của gia đình đó trong cộng đồng. Nhà dài là một công trình kiến trúc độc đáo từ bao đời nay ngôi nhà này đã đi vào
- truyền thuyết, sử thi cuộc sống của đồng bào. Đây là nơi sinh sống của nhiều thế hệ trong một gia đình. Nhà dài là một phức hợp không gian kiến trúc thể hiện nét đặc trưng trong đời sống sinh hoạt, tín ngưỡng, tâm linh. Một công trình sáng tạo văn hóa vật chất ấn tượng của tộc người này. Nhà dài – niềm tự hào của dân tộc Ê đê, là nét đẹp văn hóa rất tiêu biểu của các dân tộc ít người tại việt nam. http://vuontrohbu.com/dichvu/nghiencuusauhonvenhadaicua nguoiede.html
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình kiến trúc dân dụng 19
5 p | 215 | 131
-
Giáo trình môn địa chất công trình 13
12 p | 188 | 77
-
Giáo trình môn địa chất công trình 5
13 p | 85 | 33
-
Tạo vòi phun trong khu vườn của bạn
6 p | 79 | 17
-
Những mẫu đèn trang trí đẹp
22 p | 132 | 6
-
Chọn gương trang trí hoàn hảo cho căn nhà
5 p | 48 | 5
-
Thiết kế nhà phố 4 tầng trên diện tích 3x13m2
6 p | 72 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn