intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Loài lưỡng cư ( phần 3 ) Sự phát triển hậu phôi (sự biến thái)

Chia sẻ: Chuphu Phuochau | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

190
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Loài lưỡng cư ( phần 3 ) Sự phát triển hậu phôi (sự biến thái) Lưỡng cư (Amphibia) Sự biến thái xảy ra qua 2 thời kỳ: Thời kỳ thứ nhất là nòng nọc có khe mang, lá mang, chưa có phổi và chi, thời kỳ thứ 2 là là nòng nọc có phổi và chi, mang và đuôi tiêu giảm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Loài lưỡng cư ( phần 3 ) Sự phát triển hậu phôi (sự biến thái)

  1. Loài lưỡng cư ( phần 3 ) Sự phát triển hậu phôi (sự biến thái) Lưỡng cư (Amphibia) Sự biến thái xảy ra qua 2 thời kỳ: Thời kỳ thứ nhất là nòng nọc có khe mang, lá mang, chưa có phổi và chi, thời kỳ thứ 2 là là nòng nọc có phổi và chi, mang và đuôi tiêu giảm. - Thời kỳ thứ nhất chia làm 3 giai đoạn: + Nòng nọc mới nở chưa có khe mang, miệng và mũi, mắt ẩn dưới da. sống bằng noãn hoàng còn lại trong ống tiêu hoá + Nòng nọc có mang ngoài: Sau vài ngày hình thành miệng, đuôi kéo dài, màng bơi phát triển. + Nòng nọc có mang trong: Mang ngoài tiêu biến thay thế bằng 3 đôi khe mang với lá mang. Lúc này nòng nọc giống cá về hình dạng và cấu tạo (tim có 1 tâm nhĩ và 1 tâm thất, một vòng tuần hoàn). - Thời kỳ thứ hai gồm quá trình hình thành phổi, chi và tiêu biến đuôi. + Phổi được hình thành ở trước khe mang mỗi b ên, do nếp da phát triển về phía sau, che lấp mang. Lúc này nòng nọc chuyển sang hô hấp bằng phổi, chúng bắt đầu ngoi lên mặt nước để đớp không khí. + Sự xuất hiện của phổi kéo theo sự hình thành vách ngăn của tâm nhĩ, các cung động mạch mang có sự biến đổi sâu sắc: Đôi cung động mạch mang I biến thành động mạch cảng, đôi cung động mạch II biến thành cung động mạch chủ, đôi III tiêu biến, dôi IV biến thành động mạch phổi. Các khe mang và lá mang tiêu biến. + Tiếp theo chi chẵn hình thành (chi trước hình thành trước như do bi da nắp mang che phủ nên chi sau lại xuất hiện ra ngoài trước). + Tiêu biến đuôi do sự tham gia phân hủy của tiêu thể (lysoxom). + X uất hiện trung thận, hình thành một số cơ quan mới, nòng nọc biến thành ếch con. Sự biến thái của nòng nọc lưỡng cư có ý nghĩa lý thuyết rất lớn, chứng tỏ lưỡng cư có nguồn gốc từ động vật ở nước giống cá và sự cơ quan (nhất là cơ quan tuần hoàn và hô hấp) khi con vật chuyển từ đời sống dưới nước lên cạn đặc biệt có ý nghĩa về mặt tiến hoá.
  2. Tuổi thọ của lưỡng cư không cao lắm. Trong điều kiện nuôi tuổi thọ một số loài như sau: Lưỡng cư có đuôi khổng lồ (Megalobatrachus) sống 55 năm; sa giông (Triturus) khoảng 25 năm; cóc (Bufo) khoảng 30 năm, ếch - 18 năm, nhái nhỏ - 5 năm. Trong điều kiện tự nhiên tuổi thọ lưỡng cư thấp rất nhiều, ếch khoảng 6 năm, sa giông - 3 năm. Sự tử vong ở lưỡng cư vùng ôn đ ới là do điều kiện khí hậu, do thời gian ngủ đông nhiệt độ lạnh và có nhiều băng tuyết; hoặc sau khi đẻ trứng thì khí hậu quá khô. Ở vùng nhiệt đới sự tử vong do các kẻ thù như cá, bò sát, chim ăn lưỡng cư... hay cá và lưỡng cư khác ăn trứng và nòng nọc, ngoài ra cũng do các ký sinh trùng gây bệnh. Chu kỳ phát triển phôi và hậu phôi của ếch (theo Hickman) Sự phát triển phôi lưỡng cư (Amphibia) Sau khi thụ tinh vài giờ, trứng bắt đầu phân cắt tạo thành 2 loại phôi bào: Phôi bào nhỏ ở cực động vật phân cắt nhanh hơn, phôi bào lớn ở cực thực vật (cực noãn hoàng) phân cắt chậm hơn, kết quả hình thành một phôi nang có xoang phôi lệch về cực động vật.
  3. Quá trình phôi vị hóa (gastrula) ở ếch (theo Raven) (a).Chuyển động của các tế bào cực động vật; b). Hình thành 3 lá phôi; (c). Hình thành xoang vị; (d). H ình thành tấm thần kinh; (e). Rãnh và ống thần kinh (màu xanh). 1. Ngoại bì; 2. Lỗ phôi; 3. Xoang phôi; 4. Ruột nguyên thuỷ; 5. Trung bì; 6. Nội bì; 7. Cực thực vật; 8. Môi lưng; 9. Lồi noãn hoàng; 10. Môi bụng; 11. Sống thần kinh; 12. Tấm thần kinh Sau 24 giờ sau khi thụ tinh, phôi bào nhỏ màu đen chiếm tới 2/3 bề mặt trứng, bắt đầu quá trình phôi vị hoá. Tế b ào ở cực thực vật lõm vào và tế bào nhỏ ở cực động vật trùm xuống, được gọi là sự bao phủ. Kết quả hình thành một phôi vị có miệng phôi được nút kín bởi các phôi bào noãn hoàng, làm thanh nút noãn hoàng. Trung bì hình thành trung gian giữa ngoại bì và nội bì. Khoảng 3 - 4 ngày sau, phôi bắt đầu dài ra và hình thành các cơ quan, phôi hoàn chỉnh sau đó nòng nọc xuyên qua màng trứng ra ngoài. Sự sinh sản ở lưỡng cư (Amphibia) 1. Sự sai khác đực và cái Sự khác biệt giữa con đực và con cái có thể cố định hoặc chỉ tạm thời vào mùa sinh sản, phổ biến là về kích thước. Con cái vì phải mang trứng nên có cỡ lớn hơn con đực, cá biệt một số loài ếch núi (Rana kuhli, R. spinosa) con đực lớn hơn con cái.
  4. Một số ít lo ài có sự sai khác về mặt hình thái: Loài Rana catesbeiana có màng nhĩ to hơn con cái, một số ếch đực sống ở Nam Mỹ có bàn chân trước to hơn so với ếch cái, loài kỳ giông đầu dẹp (Hydromantes platycephalus) sống dưới nước, thiếu phổi thở bằng da, cá thể đực trên xương hàm có những răng mọc chìa ra ngoài để kích thích cá thể cái trong khi giao phối. Ðối với các lưỡng cư gọi cái trong mùa sinh sản (ếch, nhái ... ) thì phần cổ cá thể đực có hai túi thanh âm thông với xoang miệng có tác dụng như cơ quan cộng hưởng để làm tăng cường độ tiếng kêu ... Ở nhiều loài lưỡng cư sự khai khác rõ rệt về hình thái chỉ thể hiện trong thời kỳ sinh dục như màu sắc, vết chai sừng, m ào: Vào mùa sinh dục con đực có màu sắc sặc sỡ gọi bộ áo cưới. Chẳng hạn cá cóc Tam Ðảo đực có bụng màu da cam đỏ hơn cá cóc cái, cóc nhà đực có cổ họng màu đỏ gạch. Kỳ giông (Triturus) vào mùa sinh sản ở lưng có màu da chứa nhiều mạch máu, ếch lông châu Phi đực phát triển ở hai bên sườn và đùi những nếp da mỏng như lông có nhiều mạch máu nhỏ. Một vài bộ phận thuận lợi cho sự giao phối cũng xuất hiện ở con đực: Gốc ngón cái của chân trước, hoặc trên ống tay của con đực (ếch, nhái) có mấu da hóa sừng gọi là chai sinh dục, ngực của ếch gai đực (Rana spinosa ) có nhiều mấu gai hơn lúc thường. Sự xuất hiện những đặc điểm sinh dục thứ cấp tạm thời gắn liền với sự tiết các kích thích tố (hormon) của tinh hoàn cá thể đực vào mùa sinh sản. Sự xuất hiện "bộ áo cưới" là dấu hiệu lựa chọn của đối tượng giao phối tránh sự nhầm lẫn. Ngoài ra màu sắc rực rỡ của bộ áo cưới, hình thù đ ặc biệt của con đực có tác dụng kích thích con cái đẻ trứng. Mào da trên lưng kỳ giông, hoặc những nếp da mỏng hai bên sườn và đùi của ếch lông châu Phi có nhiều mạch máu làm tăng việc hô hấp qua da để thích nghi với yêu cầu trao đổi chất cao trong mùa sinh dục. Vết chai sinh dục có tác dụng như cái mấu làm cho động tác ôm cá thể cái khi ghép đôi đ ược chặt chẽ hơn. Cắt bỏ chai sinh dục ở cá thể đực dẫn đến khi ghép đôi do thiếu sự kích thích của chai đó mà cá thể cái tưởng lầm là một cá thể cái khác. Ở nhiều loài lưỡng cư, mặc dù con đực và con cái có những sự khác biệt nhất định nhưng vẫn xảy ra sự nhầm lẫn đáng tiếc. Do đó tiếng kêu của con đực là một "khẩu lệnh" trong khi đó cá thể cái chỉ phát ra những tiếng kêu nhỏ và rời rạc. Cơ quan sinh dục lưỡng cư (Amphibia) Các loài lưỡng cư phân tính: Con đực có một đôi tinh ho àn dài, phía trên có thể mỡ màu vàng để nuôi tinh hoàn, có ống dẫn tinh là ống Volff.
  5. Con cái có hai buồng trứng hình túi, có ống dẫn trứng là ống Muller có thành dày, có loa kèn để hứng trứng. Khi chín trứng rơi vào xoang cơ thể rồi vào ố ng dẫn. Phần sau của ống dẫn trứng phình ra thành tử cung, thông riêng vào huyệt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2