Loài vật trong sáng tác của Jack London và Ernest Hemingway
lượt xem 8
download
Jack London (1876 - 1916) và Ernest Hemingway (1899 - 1961) là hai nhà văn lớn của nước Mĩ và của nhân loại. Năm 1899, khi J.London có tác phẩm xuất hiện trên các tạp chí cũng là năm E.Hemingway chào đời. Xét về tuổi tác, họ cách nhau một thế hệ. Tuy nhiên hai nhà văn này có những điểm giống nhau cả về cuộc đời và văn chương. Tại Việt Nam, đây là hai tác giả văn học nước ngoài có nhiều tác phẩm được dịch, phổ biến, nghiên cứu, lựa chọn để giảng dạy trong các nhà trường từ bậc phổ thông đến đại học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Loài vật trong sáng tác của Jack London và Ernest Hemingway
- JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Science., 2010, Vol. 55, N◦ . 5, pp. 57-63 LOÀI VẬT TRONG SÁNG TÁC CỦA JACK LONDON VÀ ERNEST HEMINGWAY Lê Lâm Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn 1. Đặt vấn đề Jack London (1876 - 1916) và Ernest Hemingway (1899 - 1961) là hai nhà văn lớn của nước Mĩ và của nhân loại. Năm 1899, khi J.London có tác phẩm xuất hiện trên các tạp chí cũng là năm E.Hemingway chào đời. Xét về tuổi tác, họ cách nhau một thế hệ. Tuy nhiên hai nhà văn này có những điểm giống nhau cả về cuộc đời và văn chương. Tại Việt Nam, đây là hai tác giả văn học nước ngoài có nhiều tác phẩm được dịch, phổ biến, nghiên cứu, lựa chọn để giảng dạy trong các nhà trường từ bậc phổ thông đến đại học. 2. Nội dung nghiên cứu Hình tượng loài vật từ lâu đã trở nên quen thuộc trong các sáng tác văn chương. Chúng là những đối tượng mà văn học chiếm lĩnh để phản ánh hiện thực. Tuy có thể có sự khác nhau trong phương thức thể hiện nhưng ở mỗi thời đại, mỗi một quốc gia, hình tượng loài vật vẫn tồn tại theo suốt quá trình hình thành và phát triển của lịch sử văn học. Ở các sáng tác của J.London và E.Hemingway, hình tượng loài vật có tần suất xuất hiện với số lượng lớn. Điều này không mới nhưng bằng tài năng và sự trải nghiệm với cuộc sống, cả hai nhà văn đã tạo nên những phương thức thể hiện độc đáo, qua đó chuyển tải ý đồ nghệ thuật của mình. Một số loài vật đã trở thành những hình tượng bất hủ trong các sáng tác của J.London và E.Hemingway. Tiếng gọi nơi hoang dã là tác phẩm nổi tiếng của J.London. Loài vật trong tác phẩm này có nhiều đặc tính nổi bật giống với loài vật mà E.Hemingway miêu tả. Dấu ấn hoang dã ở thế giới loài vật trong sáng tác của Hemingway rất đậm nét. Đa phần những con vật mà ông thể hiện đều là thú hoang. Chúng tôi đã khảo sát 33 tác phẩm của Hemingway có đề cập đến hình tượng loài vật, chỉ có 6 tác phẩm nhắc đến những con vật nuôi. Ngay cả những con vật nuôi này cũng mang 57
- Lê Lâm chất hoang dã. Đây là những con vật không thể thuần hoá, những “con vật bất kham”. Để lý giải hiện tượng chênh lệch này, điểm đầu tiên phải xuất phát từ những lý do: Hemingway là người sống gắn bó với thiên nhiên, cuộc đời ông gắn liền với những cuộc săn (mà hiếm ai đi săn những con vật mình nuôi) nên dấu ấn hoang dã luôn in đậm trong ông. Không những thế, Hemingway còn là người ưa tự do phóng túng (thậm chí báo Revolucion CuBa, số ra ngày 14/8/1961 còn nhận định rằng "Hemingway giống như một con thú không thể thuần hóa") nên những con thú hoang và cuộc sống tự do của chúng đã để lại ấn tượng mạnh trong ông. Đối với J.London, những con vật nhà văn lựa chọn đưa vào trong tác phẩm bao gồm cả vật nuôi đã thuần chủng và loài vật hoang dã. Thế giới loài vật trong các sáng tác của J.London không đa dạng như trong các sáng tác của E.Hemingway. Người ta thường biết đến J.London với hình tượng loài chó (chó nhà và chó sói), là loài vật biểu tượng cho lòng trung thành (các nhà khoa học đã chứng minh chó là một trong những loài được con người thuần dưỡng sớm nhất). Tuy nhiên ngay ở cả những con vật tưởng như thuần hoá một trăm phần trăm vẫn tồn tại “nỗi khao khát hoang sơ” [1;373]. Khát vọng hoang dã luôn tiềm ẩn trong những con vật này, chỉ chờ có cơ hội là trỗi dậy mạnh mẽ. Dấu ấn hoang dã thể hiện rõ qua nhiều hình tượng loài vật mà J.London và E.Hemingway miêu tả. Tuy nhiên vấn đề không chỉ có vậy. Tiếng gọi hoang dã không dừng lại ở các sáng tác của hai nhà văn này. Nhìn một cách tổng quát, đây là một trong những đặc điểm dễ nhận biết ở các tác phẩm có đề cập đến hình tượng loài vật. Thế giới hoang dã chính là “cội nguồn nguyên thuỷ” [1;25]. Trở về với nó chính là trở về với những gì tốt đẹp nhất. Đối với loài vật, thế giới hoang dã là thế giới của tự do, của nguồn sống bất diệt. Tiếng gọi hoang dã là tiếng gọi đến với tự do. Việc con người không thể tách con vật khỏi thế giới hoang dã trong các sáng tác của Ernest Hemingway cũng như hành trình trở về với thế giới hoang sơ của loài vật trong sáng tác của Jack London có thể lí giải và chứng minh điều đó. 2.1. Loài vật và thế giới con người Văn chương viết về con người, về cuộc sống. Loài vật, kể cả vật nuôi và vật hoang dã chính là một phần của cuộc sống. Vì vậy những tác phẩm văn chương có đề cập đến hình tượng loài vật cũng không có gì là lạ. Quan trọng là qua hình tượng ấy nhà văn chuyển tải được ý đồ nghệ thuật gì. - Cho họ (con người) những bài học: Không giống như truyện ngụ ngôn mang đến những bài học luân lí từ những con vật được nhân hoá, trong các sáng tác của J.London và E.Hemingway, những con vật có đời sống riêng của giống loài. Lê Đình Cúc đã có nhận xét về các con vật trong sáng tác của J.London: “ở các tác phẩm ông viết về tự nhiên, về động vật, ông có một cách biểu hiện ý nghĩa nội dung 58
- Loài vật trong sáng tác của Jack London và Ernest Hemingway khác với các tác giả trước đó viết về truyện ngụ ngôn... Tất cả bản tính của con vật tự nhiên tàn khốc ấy được dựng lên làm cái phông cho cuộc đấu tranh vật lộn khốc liệt để tồn tại của con người” [6;434]. Tuy nhiên, ngay cả bản tính vốn có của loài vật cũng mang đến cho con người rất nhiều những bài học. Những con chó mà J.London miêu tả nhiều khi còn "người" hơn một số nhân vật là con người trong các sáng tác của ông. Điều này càng thể hiện rõ ở hình tượng loài vật trong các sáng tác của Hem- ingway. Cái gọi là “bài học” của loài vật trong các sáng tác của ông phong phú và đa dạng hơn. Những cá kiếm, sư tử... đã dạy cho con người về lòng trung thành, dũng cảm, nỗ lực vươn lên để chiến thắng ... - Phép thử lòng dũng cảm, nhân từ: Trong mối quan hệ với các con vật, bản chất của con người luôn được bộc lộ một cách tự nhiên, khó có thể che đậy được. Cả J.London và E.Hemingway đều có phương thức đặt con người trong mối quan hệ đối đầu trực tiếp với những con vật hoang dã, hung dữ để qua đó làm nổi bật lòng quả cảm, can trường của con người. Những cuộc đấu bò, săn thú dữ trong các sáng tác của E.Hemingway cũng không khác các cuộc đấu giữa người với thú dữ trong các sáng tác của J.London. Ngày nay, người ta thường coi các cuộc đấu, cuộc săn này mang tính phi nhân. Tuy nhiên, trong sinh cảnh sống khắc nghiệt, có lúc cái chết của kẻ này là tiền đề cho sự sống của kẻ khác (như con người và chó sói trong Tình yêu cuộc sống) vẫn có thể chấp nhận chúng như những phần gai góc của cuộc sống. Không có lòng dũng cảm chắc chắn con người sẽ bị loại bỏ. Chính vì vậy G. Carey đã nhận xét về phương thức thể hiện hình tượng nhân vật của E.Hemingway: “Hemingway thường đặt nhân vật của mình trong bối cảnh chiến tranh, các cuộc đấu bò hoặc ở Châu Phi, nơi họ phải đối đầu với các con vật có khả năng giết chết họ bất cứ lúc nào. Khi đó bản chất con người được phô bày: sự lạnh lùng, sức hấp dẫn, lòng dũng cảm, cách đối phó với những áp lực... Những ai chưa từng đối đầu với cái chết, chưa từng đối mặt với hiểm nguy thì kẻ đó chưa được kiểm nghiệm” [5;69]. Bản thân E.Hemingway cũng tự nhận thấy rằng: "Đừng bao giờ tin vào bất cứ người nào cho đến khi anh đã thấy hắn bắn vào một con thú nguy hiểm nào đó hoặc hắn thực sự muốn bắn ở cự li năm mươi yards hoặc dưới nữa. Không bao giờ chấp nhận là hắn có giá trị cho đến khi anh thấy hắn bắn thú dữ ở cự li hai mươi yards. Cự li ngắn cho ta thấy cái gì bên trong của họ. Những kẻ yếu kém sẽ luôn hụt hoặc bắn lung tung ở cự li mà người thiện nghệ chỉ cần một phút là hạ gục con mồi tức khắc" [7;62]. Mối quan hệ với thế giới loài vật cũng đồng thời còn làm bộc lộ những nét nhân bản của con người. Đọc những tác phẩm của J.London ta thấy tình cảm của những con người tình nghĩa như thẩm phán Milơ, Pêrôn, Frăngxoa, Thontơn là những chiếc neo tinh thần giúp cho bản năng sói trong những con chó như Bấc, 59
- Lê Lâm Nanh Trắng không trỗi dậy. Ngược lại, Bấc cũng như một tấm gương chiếu yêu để làm hiển lộ toàn bộ bản tính của những con người có quan hệ với nó: nhân từ, gian manh, tham lam, độc ác, hèn nhát... Tương tự ở E.Hemingway, những nhân vật của ông phần lớn là nhân vật hoạt động hiện diện với tư cách là "con người cơ bắp" nhưng đồng thời họ lại là những kẻ giàu lòng trắc ẩn và tình thương yêu. Khi thể hiện hình tượng loài vật, không phải lúc nào Hemingway cũng bộc lộ "con người cứng" của mình. Những con vật mà ông miêu tả không chỉ thuộc về các cuộc đấu hay cuộc săn, ở xu thế đối đầu loại trừ nhau. Nhiều khi đối với con vật, lòng nhân từ của con người được bộc lộ. Ta có thể thấy được sự xót xa, thương cảm, thái độ nâng niu trân trọng hoặc trìu mến mà con người dành cho con vật. Ở truyện ngắn Ông già bên cạnh cái cầu, giữa khung cảnh ồn ảo của chiến tranh nổi bật lên hình ảnh một ông già ngồi trầm tư bên chiếc cầu. Ông chưa muốn rời khỏi vùng chiến sự vì còn lo cho mấy con vật mà ông yêu thương. Ông trăn trở về số phận những con dê cái, những con chim bồ câu, con mèo... Không có một dòng nào lên án chiến tranh nhưng tình thương yêu của con người đã làm nổi bật lên cái phi lý và phi nghĩa của chiến tranh. Chàng trai Enrique trong truyện ngắn Chẳng có ai chết trước khi bị giết bởi những loạt đạn của kẻ thù đã thả con chim mocking ra khỏi chiếc lồng giam giữ nó: "Con chim trong lồng lại khẽ kêu lên rồi cất tiếng hót, người đàn ông trẻ nhìn nó. Rồi anh đứng dậy, tháo chốt cửa, mở lồng ra. Con chim thò đầu ra ngoài ô cửa mở, rụt vào rồi lại thò ra, đưa mỏ mổ vào góc cửa. Bay đi, chàng trai khẽ nói. Không có cạm bẫy nào dành cho mày đâu" [4:267]. Dường như khát vọng tự do của con người đã gửi gắm cả vào đôi cánh bay của chú chim nhỏ bé. Chỉ một chi tiết tưởng chừng như đơn giản này thôi, cũng đủ để thấy sự chính nghĩa ở những người chiến đấu cho tự do như Enrique. Họ biết yêu quý và trân trọng sự sống, dẫu chỉ là sự sống của những sinh linh bé nhỏ. Ở Sông lớn hai lòng, ấn tượng với người đọc là hình ảnh Nick tung con châu chấu nhỏ bé lên trời và thúc giục nó bay đi cùng hình ảnh Nick tháo con cá hồi nhỏ ra khỏi lưỡi câu và thả nó xuống dòng nước. Những con người như Nick, tưởng đã chai sạn đi bởi bom đạn và giết chóc của chiến tranh vẫn có những hành động đẹp xuất phát từ cái gốc nhân bản của con người. Lòng trắc ẩn, tình thương của con người trong sáng tác của Hemingway có lẽ biểu hiện rõ nhất trong tiểu thuyết Ông già và biển cả. Những phẩm chất tốt đẹp đó chủ yếu biểu hiện qua mối quan hệ giữa con người và thế giới loài vật. Chính bởi giàu tình thương yêu mà trong nội tâm ông lão Santiagô có sự mâu thuẫn lớn vừa muốn giết con cá kiếm lại vừa xót xa cho nó. Tuy vậy tình thương yêu của ông lão không chỉ dừng lại ở đây. Dường như ông trải lòng với tất cả những con vật mà ông gặp trên biển (tất nhiên là trừ một số loài như sứa, cá mập. . . ). Người ta thường ví Santiagô với hình ảnh chúa Jesus khi bình luận về nhân vật này nhưng chủ yếu là so sánh ở ngoại diện, 60
- Loài vật trong sáng tác của Jack London và Ernest Hemingway hoàn cảnh và hành động: "Cách Hemingway miêu tả lại bàn tay dang thành hình chữ thập thâm bầm nứt nẻ của ông già khiến có những người liên tưởng tới hình ảnh Chúa bị đóng đinh câu rút" [8:721]. Theo chúng tôi, điểm giống nhau giữa ông lão Santiagô và chúa Jesus còn phải kể đến lòng nhân từ, tình thương yêu rộng lớn của con người này. 2.2. Những con vật phi thường, kì ảo Những con vật mà E.Hemingway và Jack London dụng công miêu tả nhất đều có sự phi thường: đẹp một cách phi thường, to lớn một cách phi thường, thông minh một cách phi thường... J.London đã thể hiện rất thành công hình tượng những chú chó “siêu cẩu” (chữ dùng của Lê Huy Bắc). Bấc và Nanh Trắng là loại chó “trong một ngàn con mới được một con như thế, thậm chí một vạn con mới được một con như thế”. Cá kiếm, sư tử, trâu rừng. . . của E.Hemingway cũng thuộc kiểu “siêu động vật”. Hành trình chinh phục con vật trong sáng tác của E.Hemingway thậm chí còn được ví như hành trình đi tìm chiếc bình thiêng của Chúa. Đây là lời mà nhân vật Miss Mary lý giải với chồng mình trong hành trình săn đuổi con sư tử: "Em biết có người nghĩ là em điên. Nhưng ngày xưa có những người đi tìm chiếc bình thiêng hay đi tìm bộ lông cừu vàng mà họ đâu có bị coi là ngớ ngẩn. Một con sư tử hùng tráng vẫn tốt hơn chiếc cốc hay bộ lông cừu chứ" [7;150]. Chất kì ảo của loài vật trong sáng tác của hai nhà văn này được tạo nên từ chính những nét phi thường của hình tượng loài vật mà họ tạo dựng. Ở Hemingway chất “ảo” còn biểu hiện ở chỗ ông để cho loài vật (đặc biệt là sư tử) xuất hiện nhiều trong các giấc mơ của nhân vật. Francis Macomber (Cuộc đời hạnh phúc ngắn ngủi của Francis Macomber - The short happy life of Francis Macomber ), Santiago (Ông già và biển cả - The Old Man and the Sea ), Miss Mary (Từ ánh sáng đầu tiên - True at first light)... đều có giấc mơ kì lạ về sư tử. Đến mức kì quái là giấc mơ của Miss Mary: “ Một con sư tử có học thức cao và lịch sự có thừa. Nó tự giới thiệu là đã tốt nghiệp Đại học Oxford, nó nói tiếng Anh giọng chuẩn của đài BBC! Em chắc rằng mình đã gặp chàng sư tử ở một nơi nào đó. Thế rồi bỗng dưng chàng ta ngấu nghiến em” [7;96]. Chính phương thức thể hiện này đã làm nên những nét đặc sắc riêng trong các sáng tác của J.London và E.Hemingway khi thể hiện hình tượng loài vật. 2.3. Thủ pháp miêu tả nội tâm đặc sắc Loài vật không biết nói nên khi miêu tả chúng nhà văn phải nói thay “tiếng nói” của chúng. J.London, E.Hemingway và nhiều nhà văn nữa đều áp dụng phương thức này. J.London đã nói thay tiếng nói của loài chó, phô diễn một cách tài tình thế giới tâm lí của chúng lên các trang viết của mình. Trong Tiếng gọi nơi hoang 61
- Lê Lâm dã, đã không ít lần người đọc bắt gặp những “dòng tâm tư” của chú chó Bấc: những giấc mơ, những “suy nghĩ”,... không thể phủ nhận đây chính là những trang viết có sức lôi cuốn nhất. Chính vì vậy có ý kiến còn nhận định rằng Tiếng gọi nơi hoang dã đã kết hợp trong nó nhiều loại tiểu thuyết: tiểu thuyết phiêu lưu, tiểu thuyết lãng mạn, hiện thực... và quan trọng hơn, đấy là cuốn tiểu thuyết tâm lí” [3;359]. Hemingway thường miêu tả loài vật với cái nhìn khách quan (là một mảng của cuộc sống như đã nói ở trên). Tuy vậy, đã không ít lần nhà văn nhập thân vào loài vật để phản ánh nội tâm, đời sống tâm lí của chúng. So với J.London, E.Hemingway không có nhiều trang miêu tả tâm lí nhân vật loài vật nhưng những dòng miêu tả nội tâm của loài vật thực sự là những dòng đặc sắc nhất trong những trang viết về loài vật của E.Heminway. Để thể hiện tâm lí của loài vật, ở một số tác phẩm ông thể hiện chúng qua sự “dự đoán” của con người. Nick trong Sông lớn hai lòng (Big two – hearted river) đã đặt mình vào vị thế của con cá hồi bị mắc câu: “Anh đoán con cá sẽ giận dữ... Trước lúc rời đi, anh cảm nhận như thể chính mình nuốt phải lưỡi câu ấy” [4;56]. Có thể coi đây là một sự nhập thân toàn vẹn. Khảo sát sơ bộ những sáng tác của E.Hemingway, chúng tôi thấy những dòng miêu tả tâm lí loài vật xuất hiện rõ nhất ở hai truyện ngắn Người bất khả bại (The Underfeated) - diễn biến tâm lí của con bò tót và Cuộc đời hạnh phúc ngắn ngủi của Francis Macomber (The short happy life of Francis Macomber) - diễn biến tâm lí của con sư tử. Đây là một đoạn miêu tả tâm lí con sư tử: “Macomber ra khỏi chỗ khoét cong trên thành xe bên cạnh chỗ ngồi phía trước, đặt chân lên bậc rồi bước xuống đất. Con sư tử vẫn đứng im kiêu hãnh và thản nhiên nhìn vật ấy (chiếc xe), vật mà mắt nó nom tựa một con tê giác đặc biệt nào đó” [4;226]. Loài vật sống trong thế giới loài vật và “tư duy” theo kiểu loài vật nên nhìn chiếc xe con sư tử nghĩ ngay đến con tê giác. Sự tinh tường của nhà văn biểu hiện ngay ở những chi tiết tưởng như đơn giản. Dung lượng miêu tả diễn biến tâm lí của loài vật, mức độ nhập thân ở hai nhà văn có khác nhau. Điều này tuỳ vào mục đích chuyển tải ý đồ nghệ thuật của từng cá nhân. Tuy nhiên không thể phủ nhận rằng cả J.London và E.Hemingway đều đã rất thành công ở phương thức thể hiện này. 3. Kết luận Xây dựng hình tượng loài vật trong các sáng tác của mình, cả J.London và E.Hemingway đã tìm thêm được một phương thức thể hiện quan điểm nghệ thuật và chuyển tải hiện thực cuộc sống. Có thể lấy nhận định của Lê Huy Bắc để khẳng định: “Việc phát hiện ra những nét cao quý trong phẩm chất của cả con người lẫn thú vật góp phần làm rõ đâu là điểm giống nhau về bản năng, đâu là điểm khác nhau về ý chí và lòng quả cảm của con người” [2;22]. 62
- Loài vật trong sáng tác của Jack London và Ernest Hemingway TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Kim Anh, 2005. Thiên nhiên đặc trưng trong thi pháp tiểu thuyết của Jack London. Luận án Tiến sĩ. [2] Lê Huy Bắc (biên soạn), 2001. Hemingway những phương trời nghệ thuật. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [3] Lê Huy Bắc, 2002. Văn học Mỹ. Nxb Đại học Sư phạm. [4] Lê Huy Bắc, Đào Thu Hằng (tuyển dịch), 2001. Tác phẩm Ernest Heming- way. Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội 2001. [5] Gary Carey, 1991. The sun also rises notes. Cliff notes, New York. [6] Lê Đình Cúc, 2004. Tác gia văn học Mĩ. Nxb Khoa học Xã hội. [7] Phan Quang Định (dịch), 2002. Từ ánh sáng đầu tiên (True at first light). Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. [8] Nhiều tác giả, 1997 (tái bản). Văn học Phương Tây. Nxb Giáo dục. ABSTRACT Animals in the works of Jack London and Ernest Hemingway Jack London and Ernest Hemingway are the two novelists who wrote a lot of works based on animals. Several animals actually became the main characters and special images of art in their works. Through the animal images, London and Hemingway, with creative talent and life experiences, created the original modes which helped them express their intention of their art form. 63
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giai thoại Việt Nam - 2
81 p | 276 | 88
-
10 Người đàn bà làm chấn động thế giới - Marie Curie
33 p | 145 | 37
-
Văn học Việt Nam hiện đại - Phương pháp tiếp cận các sáng tác của Nguyễn Khải trong giảng dạy: Phần 1
175 p | 155 | 21
-
giai thoại văn học việt nam
77 p | 158 | 15
-
Thân phận con người trong sáng tác của Franz Kafka
9 p | 68 | 14
-
Tìm hiểu văn hóa ứng xử với phụ nữ trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du
8 p | 123 | 9
-
Ngôn ngữ tạo hình trong tác phẩm “Dế mèn phiêu ưu kí” của Tô Hoài
3 p | 161 | 8
-
Hình tượng nhân vật nữ trong “Thủy Hử” của Thi Nại Am
7 p | 126 | 8
-
Van Gogh
13 p | 129 | 8
-
Motif loài vật trong truyện ngắn của Franz Kafka
5 p | 16 | 7
-
Thực trạng tín ngưỡng thờ Mẫu ở Nam Định hiện nay
11 p | 92 | 7
-
10 kiệt tác quân sự của người Việt
12 p | 54 | 6
-
Mặt trận thứ hai của người lính trong tiểu thuyết Chu Lai
9 p | 29 | 3
-
Nhân vật Nguyễn Du từ thơ đến tiểu thuyết
15 p | 39 | 3
-
Hình tượng nhân vật bác sĩ trong Bút kí của một bác sĩ trẻ và kiểu nhân vật bác sĩ trong văn xuôi M.Bulgakov
10 p | 20 | 3
-
Chân dung một số nhân vật trong hồi kí của Tô Hoài
10 p | 45 | 2
-
Tiểu thuyết lịch sử từ góc nhìn phương pháp sáng tác
10 p | 95 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn