Journal of Science – 2016, Vol. 9 (1), 47 – 53<br />
<br />
Part A: Social Sciences, Humanities and Education<br />
<br />
LỖI CÚ PHÁP CỦA HỌC SINH KHMER TẠI TRƯỜNG DÂN TỘC NỘI TRÚ<br />
TỈNH AN GIANG VÀ HƯỚNG KHẮC PHỤC<br />
Trương Chí Hùng<br />
CN. Trường Đại học An Giang<br />
Thông tin chung:<br />
Ngày nhận bài: 27/08/14<br />
Ngày nhận kết quả bình duyệt:<br />
21/03/15<br />
Ngày chấp nhận đăng: 03/16<br />
Title:<br />
Syntactical errors of Khmer<br />
students in An Giang ethnic<br />
minority boarding school<br />
Từ khóa:<br />
Học sinh Khmer, lỗi cú pháp,<br />
tiếng Việt, kiến thức, phương<br />
pháp, khắc phục<br />
Keywords:<br />
Khmer student, syntax error,<br />
Vietnamese language,<br />
knowledge, methods, overcome<br />
<br />
ABSTRACT<br />
Fixing the syntax error is one of the important factorial to enhance ability in<br />
using Vietnamese language of students in general and particular Khmer<br />
students. Therefore, when teaching Vietnamese Literature in the school with<br />
high rates Khmer students as the Ethnic Minority Boarding School of An Giang,<br />
this matter should be interested in doing. Detecting and correcting syntax<br />
errors are not only stop at the goal of marking and correcting the students’<br />
lessons, the teachers also provide students knowledge and methods that the<br />
students can find and fix any mistakes, further they can choose false or correct<br />
sentences. For this viewpoint, in the article, we will analysis syntax errors of<br />
Khmer students in learning Vietnamese language and propose some specific<br />
ways to overcome.<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Việc khắc phục lỗi cú pháp là một trong những yếu tố quan trọng góp phần<br />
nâng cao năng lực tiếng Việt cho học sinh nói chung và học sinh Khmer nói<br />
riêng. Do vậy, trong quá trình dạy học môn Ngữ văn tại các trường có tỉ lệ học<br />
sinh người Khmer cao như Trường Dân tộc nội trú An Giang, vấn đề này càng<br />
phải được quan tâm thực hiện. Phát hiện và sửa lỗi cú pháp không chỉ dừng lại<br />
ở mức độ giáo viên khi chấm bài, sửa bài cho học sinh, mà phải hướng đến việc<br />
cung cấp cho học sinh những kiến thức, những biện pháp để các em biết tự phát<br />
hiện và sửa lỗi, dần dần đi đến việc dùng câu đúng, câu hay. Từ quan niệm đó,<br />
trong bài viết, chúng tôi sẽ tiến hành phân tích các lỗi cú pháp của học sinh<br />
Khmer và đề ra những hướng khắc phục cụ thể.<br />
<br />
chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp<br />
luật của Nhà nước. Thực tế cho thấy, mặc dù<br />
chúng ta đã thống nhất sử dụng tiếng Việt làm<br />
ngôn ngữ toàn dân, nhưng vì nhiều lí do khác<br />
nhau, năng lực sử dụng tiếng Việt của đồng bào<br />
các dân tộc ít người vẫn còn khá nhiều điều đáng<br />
băn khoăn. Chính vì thế, thời gian qua, các chính<br />
sách về ngôn ngữ dân tộc thiểu số không ngừng<br />
được ban hành, nhằm bảo tồn và phát huy vốn<br />
ngôn ngữ của dân tộc ít người, đồng thời tăng<br />
<br />
1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG<br />
Ở tỉnh An Giang, ngoài người Kinh còn có các<br />
dân tộc anh em Chăm, Hoa, Khmer cùng sinh<br />
sống. Do vậy, vấn đề ngôn ngữ cần phải đặc biệt<br />
quan tâm, chú trọng. Bởi lẽ, khi giải quyết thấu<br />
đáo vấn đề ngôn ngữ thì các chủ trương chính<br />
sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước mới có thể<br />
đến được với toàn dân một cách hiệu quả, triệt để.<br />
Nói cách khác, khả năng ngôn ngữ của cộng đồng<br />
dân tộc có ảnh hưởng trực tiếp đến sự quán triệt<br />
47<br />
<br />
Journal of Science – 2016, Vol. 9 (1), 47 – 53<br />
<br />
Part A: Social Sciences, Humanities and Education<br />
<br />
cường công tác giáo dục song ngữ, nâng cao năng<br />
lực tiếng Việt cho đồng bào dân tộc ít người, nhất<br />
là đối tượng học sinh.<br />
<br />
Mẫu khảo sát của chúng tôi là học sinh Khmer tại<br />
các lớp 10A1 (33 học sinh), 10A2 (34 học sinh)<br />
và 10A3 (32 học sinh) Trường THPT Dân tộc nội<br />
trú An Giang năm học 2013-2014. Tổng số lượng<br />
là 99 học sinh. Dẫn liệu khảo sát là các lỗi cú<br />
pháp trong bài kiểm tra viết của học sinh ở học kỳ<br />
2, năm học 2013-2014. Cụ thể là bài viết số 3,<br />
thời gian 90 phút, tại lớp, chủ đề “Nghị luận về<br />
một hiện tượng xã hội” (99 bài) và bài viết số 5,<br />
thời gian 90 phút, tại lớp, chủ đề “Thuyết minh về<br />
một đối tượng” (99 bài).<br />
<br />
Học sinh dân tộc ít người ở Việt Nam nói chung,<br />
trong đó có học sinh Khmer ở An Giang, cần phải<br />
học tiếng Việt ở nhà trường. Việc học tiếng Việt<br />
của học sinh Khmer trong nhà trường hiện nay<br />
nhằm vào 2 vai trò chủ yếu. Thứ nhất, học tiếng<br />
Việt như một phân môn độc lập. Thứ hai, học<br />
tiếng Việt để làm công cụ hỗ trợ cho việc học tập<br />
các môn học văn hoá khác cũng như vận dụng vào<br />
giao tiếp cộng đồng. Dù ở vai trò nào, cũng có thể<br />
khẳng định, nâng cao năng lực tiếng Việt cho học<br />
sinh Khmer là điều hết sức cần thiết.<br />
<br />
2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT<br />
2.1 Hiện trạng lỗi cú pháp của học sinh<br />
Khmer ở Trường THPT Dân tộc nội trú<br />
An Giang<br />
<br />
Qua quá trình khảo sát và thực tế giảng dạy bộ<br />
môn Ngữ văn tại Trường THPT Dân tộc nội trú<br />
An Giang thời gian qua, chúng tôi nhận thấy năng<br />
lực tiếng Việt của học sinh Khmer trong nhà<br />
trường là một vấn đề rất đáng quan tâm. Năng lực<br />
sử dụng tiếng Việt của hầu hết học sinh Khmer<br />
còn nhiều hạn chế. Các em thường mắc các lỗi về<br />
phát âm, chính tả, dùng từ, cú pháp… Nguyên<br />
nhân do tiếng Việt không phải tiếng mẹ đẻ của<br />
học sinh Khmer. Học sinh Khmer tiếp cận tiếng<br />
Việt như một ngoại ngữ. Các em đến trường thì<br />
học tiếng Việt nhưng phần lớn thời gian ở nhà, ở<br />
chùa, trong phum sóc thì các em giao tiếp bằng<br />
tiếng mẹ đẻ Khmer. Điều này ảnh hưởng đến khả<br />
năng sử dụng thành thạo tiếng Việt, ảnh hưởng<br />
trực tiếp đến kết quả học tập của các em.<br />
<br />
Sau khi khảo sát bài làm (bài viết số 3) của học<br />
sinh, chúng tôi nhận thấy các em còn mắc khá<br />
nhiều lỗi cú pháp. Có thể liệt kê như sau:<br />
-<br />
<br />
Câu có cấu trúc không hoàn chỉnh: Đây là<br />
loại câu thiếu một trong hai thành phần chính<br />
(chủ ngữ hoặc vị ngữ) hoặc thiếu kết cấu<br />
chủ-vị (c –v) nòng cốt mà dựa theo ngữ cảnh<br />
chung, chúng ta khó có thể phục hồi cấu trúc<br />
đầy đủ. Lỗi này chia thành ba loại nhỏ là:<br />
Câu thiếu thành phần chủ ngữ, câu thiếu<br />
thành phần vị ngữ, câu thiếu kết cấu c–v<br />
nòng cốt.<br />
Ví dụ:<br />
<br />
(1) Qua Truyện Kiều cho thấy một tinh<br />
thần nhân đạo. (câu thiếu chủ ngữ)<br />
<br />
Từ cơ sở đó, chúng tôi nhận thấy cần phải có biện<br />
pháp hữu hiệu nhằm phát hiện những hạn chế<br />
trong việc sử dụng tiếng Việt của học sinh Khmer,<br />
phân tích lỗi đồng thời hướng dẫn cho các em<br />
khắc phục để ngày càng sử dụng tiếng Việt đúng<br />
và hiệu quả hơn.<br />
<br />
(2) Nguyễn Du, một nhà thơ có trái tim<br />
nhân đạo. (câu thiếu vị ngữ)<br />
(3) Bằng sự nhận thức về cuộc sống. (câu<br />
thiếu kết cấu c-v nòng cốt)<br />
-<br />
<br />
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ tập<br />
trung khảo sát, phân tích và đề ra cách thức giúp<br />
học sinh Khmer khắc phục lỗi cú pháp khi làm bài<br />
kiểm tra viết bằng tiếng Việt. Đây là những lỗi<br />
liên quan đến cách đặt câu, sắp xếp trật tự các từ<br />
trong câu, cụm từ…<br />
<br />
Câu ghép chính phụ thiếu cấu trúc bắt buộc:<br />
Câu ghép chính phụ là loại câu có hai cấu<br />
trúc (kết cấu c–v) quan hệ lệ thuộc nhau,<br />
nương tựa nhau, không thể tách rời. Câu<br />
thiếu một trong hai cấu trúc bắt buộc ấy được<br />
xem là câu sai về cú pháp.<br />
Ví dụ:<br />
<br />
48<br />
<br />
Journal of Science – 2016, Vol. 9 (1), 47 – 53<br />
<br />
Part A: Social Sciences, Humanities and Education<br />
<br />
(4) Vì Thuý Kiều là một cô gái tốt đẹp.<br />
<br />
-<br />
<br />
(5) Mà còn giúp ích được gia đình.<br />
-<br />
<br />
Câu chập cấu trúc cú pháp: Đây là câu mà<br />
các thành phần trong câu đan chéo nhau, lẫn<br />
lộn về chức năng ngữ pháp.<br />
Ví dụ:<br />
<br />
Câu sai do vi phạm các qui tắc kết hợp:<br />
Trường hợp này, dạng thức câu vẫn hoàn<br />
chỉnh, các thành phần nòng cốt được đảm<br />
bảo. Song, do sự kết hợp các thành phần sai<br />
nguyên tắc, sai qui định ngữ pháp nên dẫn<br />
đến câu sai.<br />
Ví dụ:<br />
<br />
(6) Chúng ta phải hiểu cuộc sống chúng ta<br />
có nhiều mối quan hệ.<br />
<br />
(7) Học tập em đã cho nhiều bài học bổ<br />
ích. (đúng ra phải là “đã cho em…”)<br />
<br />
Bảng 1. Lỗi cú pháp của học sinh Khmer qua bài viết số 3<br />
<br />
Số lượt lỗi cú pháp/số bài viết có mắc lỗi<br />
Sĩ số<br />
= số<br />
bài<br />
viết<br />
<br />
Câu có cấu trúc không hoàn<br />
chỉnh<br />
Thiếu chủ<br />
ngữ<br />
<br />
Thiếu<br />
vị ngữ<br />
<br />
Thiếu<br />
kết cấu<br />
c-v<br />
<br />
10A1<br />
<br />
33<br />
<br />
9/7<br />
<br />
4/4<br />
<br />
10A2<br />
<br />
34<br />
<br />
11/7<br />
<br />
10A3<br />
<br />
32<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
99<br />
<br />
Lớp<br />
<br />
Câu ghép<br />
thiếu cấu<br />
trúc bắt<br />
buộc<br />
<br />
Câu chập<br />
cấu trúc<br />
cú pháp<br />
<br />
Câu vi<br />
phạm các<br />
qui tắc<br />
kết hợp<br />
<br />
Khác<br />
<br />
4/3<br />
<br />
6/5<br />
<br />
2/2<br />
<br />
6/6<br />
<br />
1/1<br />
<br />
32/28<br />
<br />
8/7<br />
<br />
6/6<br />
<br />
5/4<br />
<br />
4/4<br />
<br />
3/2<br />
<br />
3/1<br />
<br />
40/31<br />
<br />
15/9<br />
<br />
9/6<br />
<br />
9/6<br />
<br />
8/7<br />
<br />
4/3<br />
<br />
3/3<br />
<br />
2/1<br />
<br />
50/35<br />
<br />
35/23<br />
<br />
21/17<br />
<br />
19/15<br />
<br />
19/16<br />
<br />
10/9<br />
<br />
12/11<br />
<br />
6/3<br />
<br />
Qua Bảng 1 chúng ta nhận thấy, lỗi cú pháp của<br />
học sinh Khmer xuất hiện khá phổ biến. Phổ biến<br />
nhất trong số này là hiện tượng viết câu thiếu chủ<br />
ngữ (35/23), kế đến là câu thiếu vị ngữ (21/17).<br />
Câu thiếu kết cấu c–v nòng cốt và câu ghép chính<br />
phụ thiếu cấu trúc bắt buộc cùng xuất hiện 19<br />
lượt. Câu chập cấu trúc cú pháp xuất hiện ít hơn,<br />
với 10 lượt. Nguyên nhân dẫn đến các lỗi này<br />
phần lớn là do học sinh chưa nắm vững các kiến<br />
thức cơ bản về câu, thành phần câu, các quy tắc<br />
kết hợp… Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy hầu<br />
hết các lỗi do thiếu chủ ngữ hoặc thiếu vị ngữ của<br />
học sinh nằm ở các câu có chứa thành phần phụ<br />
(trạng ngữ, đề ngữ, chú thích ngữ). Điều này dẫn<br />
đến việc nhằm lẫn giữa các thành phần câu, tạo<br />
thành câu sai cấu trúc.<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
Có những bài làm, học sinh không mắc lỗi nào về<br />
cấu trúc cú pháp trong diễn đạt. Trong khi đó có<br />
những bài làm lại mắc rất nhiều lỗi (bài mắc nhiều<br />
lỗi nhất là 6/7 lỗi mà chúng tôi đã chỉ ra ở trên).<br />
Các bài nhiều lỗi thường rơi vào trường hợp các<br />
em học sinh yếu hoặc trung bình, năng lực sử<br />
dụng tiếng Việt có phần hạn chế.<br />
Cũng cần nói thêm, ngay từ đầu năm học 20132014, nhà trường có tiến hành phân loại học sinh<br />
dựa trên cơ sở điểm tuyển sinh vào lớp 10 của các<br />
em. Theo đó, học sinh trúng tuyển điểm cao sẽ<br />
xếp học ở lớp 10A1, kế đến là 10A2 và cuối cùng<br />
là 10A3. Xem lại các thống kê về lỗi cú pháp ở<br />
Bảng 1, chúng tôi cũng nhận thấy số lượt mắc lỗi<br />
ở các lớp 10A2 và 10A3 cao hơn so với lớp 10A1.<br />
Điều này cho thấy, học sinh càng có học lực tốt<br />
càng ít mắc các lỗi cú pháp. Ngược lại, học sinh<br />
49<br />
<br />
Journal of Science – 2016, Vol. 9 (1), 47 – 53<br />
<br />
Part A: Social Sciences, Humanities and Education<br />
<br />
trung bình yếu thì tỉ lệ mắc lỗi cú pháp trong bài<br />
văn cao hơn. Trên cơ sở những cứ liệu khảo sát và<br />
tổng hợp được, chúng tôi tiến hành các bước<br />
nhằm giúp học sinh sửa lỗi cú pháp trong diễn đạt.<br />
<br />
bậc trung học cơ sở. Điển hình như vấn đề thành<br />
phần chính của câu, câu đơn, câu trần thuật trong<br />
chương trình lớp 6; thành phần trạng ngữ, câu<br />
đặc biệt, câu phức trong chương trình lớp 7; câu<br />
ghép, câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán<br />
trong chương trình lớp 8; thành phần khởi ngữ và<br />
các thành phần biệt lập, liên kết câu, các thành<br />
phần phụ chú, gọi đáp, cảm thán trong chương<br />
trình lớp 9. Để học sinh lớp 10 nắm được các kiến<br />
thức này, chúng tôi tiến hành tổng hợp những nội<br />
dung cơ bản, lập thành sổ tay ngữ pháp cho các<br />
em.<br />
<br />
2.2 Các bước giúp học sinh Khmer khắc phục<br />
lỗi cú pháp<br />
Với phương châm đảm bảo các mục tiêu giáo dục<br />
nói chung, đảm bảo yêu cầu của việc dạy học môn<br />
Ngữ văn ở nhà trường phổ thông nói riêng, chúng<br />
tôi tiến hành các bước giúp học sinh lớp 10<br />
Trường THPT Dân tộc nội trú An Giang khắc<br />
phục lỗi về cú pháp theo quy trình sau:<br />
<br />
2.2.4 Lựa chọn phương pháp sửa lỗi<br />
<br />
2.2.1 Thống kê, phân loại các lỗi<br />
<br />
Đây là bước quan trọng trong quy trình. Chúng tôi<br />
dựa vào những cứ liệu phân tích ở các bước trên,<br />
lựa chọn các phương pháp sửa lỗi phù hợp.<br />
Phương châm của chúng tôi là các phương pháp<br />
phải giúp học sinh nhận diện được những lỗi cú<br />
pháp mà các em mắc phải, bước đầu biết tự sửa<br />
lỗi và không tái mắc lỗi trong các bài viết tiếp sau.<br />
Dựa trên những phương châm đó, chúng tôi chọn<br />
các cách thức sửa lỗi mang tính đơn giản, phù hợp<br />
với đối tượng là học sinh lớp 10. Cụ thể như:<br />
<br />
Đây là bước đầu tiên trong quy trình. Hoạt động<br />
này nhằm giúp giáo viên nhận diện vừa bao quát<br />
vừa chi tiết các lỗi cú pháp của học sinh. Trên cơ<br />
sở đó sẽ tiến hành các bước tiếp theo. Các câu văn<br />
có lỗi cú pháp được lọc ra, ghi chép vào những<br />
phiếu riêng biệt, sau đó xếp các phiếu vào từng<br />
nhóm. Mỗi nhóm tương ứng với một kiểu lỗi cú<br />
pháp. Ví dụ: nhóm lỗi câu thiếu thành phần chủ<br />
ngữ; nhóm lỗi câu thiếu thành phần vị ngữ; nhóm<br />
lỗi câu thiếu kết cấu c–v nòng cốt… Sau đó, giáo<br />
viên thống kê từng nhóm phiếu để nắm các thông<br />
số chung.<br />
<br />
-<br />
<br />
2.2.2 Phân tích lỗi<br />
Sau khi thống kê, phân loại các lỗi cú pháp của<br />
học sinh, chúng tôi tiến hành phân tích các lỗi để<br />
tìm ra những nguyên nhân khiến học sinh mắc lỗi<br />
cú pháp, xem xét tỉ lệ mắc lỗi cú pháp trong bài<br />
làm của từng lớp, tỉ lệ lỗi trong cùng một lớp.<br />
Bước này giúp người nghiên cứu nắm bắt được<br />
những lỗi cú pháp phổ biến của học sinh, nắm<br />
được các đối tượng học sinh thường mắc lỗi cú<br />
pháp cũng như những nguyên nhân chủ yếu của<br />
hiện tượng này.<br />
<br />
Tỉnh lược từ ngữ là phương pháp phổ biến<br />
nhằm giúp học sinh sửa các lỗi như câu thiếu<br />
thành phần chủ ngữ, câu thiếu thành phần vị<br />
ngữ, câu thiếu kết cấu c–v nòng cốt…<br />
Ví dụ:<br />
<br />
(8) Qua Truyện Kiều cho thấy một tinh<br />
thần nhân đạo sâu sắc. (câu thiếu chủ ngữ)<br />
Chỉ cần tỉnh lược yếu tố “qua”, ta sẽ có câu đúng<br />
cấu trúc cú pháp: Truyện Kiều cho thấy một tinh<br />
thần nhân đạo sâu sắc.<br />
(9) Đối với việc học tập của chúng ta phải<br />
cố gắng hết sức. (câu sai)<br />
(10) Đối với việc học tập, chúng ta phải cố<br />
gắng hết sức. (câu đúng)<br />
<br />
2.2.3 Lập sổ tay ngữ pháp cho học sinh<br />
Chúng tôi nhận thấy, phần lớn các lỗi cú pháp<br />
học sinh mắc phải là do các em không nắm rõ<br />
những kiến thức cơ bản về ngữ pháp tiếng Việt.<br />
Trong khi đó, những kiến thức này thực chất đã<br />
được giảng dạy trong chương trình Ngữ văn từ<br />
<br />
-<br />
<br />
50<br />
<br />
Thêm từ ngữ là phương pháp đơn giản giúp<br />
học sinh khắc phục các lỗi cú pháp phổ biến.<br />
Chỉ cần thêm một vài từ ngữ và dấu câu thích<br />
hợp, ta sẽ biến những câu sai thành câu đúng.<br />
<br />
Journal of Science – 2016, Vol. 9 (1), 47 – 53<br />
<br />
Part A: Social Sciences, Humanities and Education<br />
<br />
Trong câu (19), “Khnhum” = tôi, “ting” = mua,<br />
“bai” = cơm, “tâu” = đi. Vậy, trật tự các từ sẽ là:<br />
“Tôi mua cơm đi”, hoàn toàn khác với trật tự<br />
trong ngữ pháp tiếng Việt. Hay, một câu tiếng<br />
Việt “Bốn con trâu đang ăn cỏ” thì người Khmer<br />
lại nói là “Kro buôn kompung si smau” (Con trâu<br />
bốn đang ăn cỏ). Việc đối chiếu giữa hai ngôn<br />
ngữ sẽ giúp học sinh dễ nhận ra lỗi để sửa chữa<br />
đồng thời hạn chế tái diễn việc mắc lỗi trong<br />
những bài viết sau.<br />
<br />
Ví dụ:<br />
(11) Qua Truyện Kiều cho thấy một<br />
tinh thần nhân đạo sâu sắc. (câu sai)<br />
(12) Qua Truyện Kiều, Nguyễn Du đã<br />
cho thấy một tinh thần nhân đạo sâu<br />
sắc. (câu đúng)<br />
(13) Nguyễn Du, một nhà thơ có trái<br />
tim nhân đạo. (câu sai)<br />
(14) Nguyễn Du là một nhà thơ có trái<br />
tim nhân đạo. (câu đúng)<br />
-<br />
<br />
Khi vận dụng các phương pháp này cần lưu ý, thứ<br />
nhất, chúng ta có thể thêm hoặc bớt dấu câu (chủ<br />
yếu là dấu phẩy) một cách linh hoạt. Thứ hai, có<br />
thể cùng một lúc vận dụng nhiều phương pháp<br />
khác nhau để không chỉ tạo ra câu đúng mà còn<br />
tạo ra câu hay. Thứ ba, việc sửa lỗi câu phải dựa<br />
vào cấu trúc chung của đoạn văn, của các câu<br />
trước và các câu sau câu sai để tránh trường hợp<br />
tạo ra một câu đúng nhưng không hợp ngữ cảnh.<br />
Thứ tư, khi sửa câu cần cố gắng tôn trọng ý đồ<br />
diễn đạt của học sinh.<br />
<br />
Thêm kết cấu c–v cho câu ghép thiếu thành<br />
phần<br />
Ví dụ:<br />
(15) Vì Thuý Kiều là một cô gái tốt<br />
đẹp. (câu sai)<br />
(16) Vì Thuý Kiều là một cô gái tốt<br />
đẹp nên nàng phải được sống trong<br />
hạnh phúc. (câu đúng)<br />
(17) Mà còn giúp ích được gia đình.<br />
(câu sai)<br />
<br />
2.2.5 Sửa lỗi và hướng dẫn học sinh sửa lỗi<br />
<br />
(18) Học tập không chỉ giúp ích được<br />
cho bản thân chúng ta mà còn giúp<br />
ích được gia đình. (câu đúng)<br />
-<br />
<br />
Sau khi phân tích lỗi cú pháp trong bài làm của<br />
học sinh, lựa chọn các biện pháp sửa lỗi phù hợp,<br />
chúng tôi tiến hành áp dụng trong tiết trả bài viết<br />
số 3. Kết quả cho thấy, hầu hết học sinh đều hiểu<br />
được những lỗi về cú pháp trong bài làm của<br />
mình, đồng thời, biết cách vận dụng các phương<br />
pháp do giáo viên cung cấp để tự sửa lỗi.<br />
<br />
Tham chiếu với tiếng mẹ đẻ của học sinh<br />
(tiếng Khmer) để sửa các câu sai do vi phạm<br />
qui tắc kết hợp. Ngoài những câu sai cú pháp<br />
khá phổ biến (mà cả học sinh người Kinh cũng<br />
hay mắc phải) như đã nêu, chúng tôi nhận thấy<br />
trường hợp câu sai về kết hợp là lỗi đặc trưng<br />
của học sinh Khmer. Nguyên do là các em<br />
nhầm lẫn giữa ngữ pháp tiếng mẹ đẻ Khmer và<br />
ngữ pháp tiếng Việt. Do đó, để sửa loại câu<br />
này, người dạy cần phải tham chiếu giữa câu<br />
tiếng Việt và câu tiếng Khmer, từ đó chỉ ra sự<br />
khác biệt cơ bản, đồng thời giúp học sinh nhận<br />
diện và tự sửa lỗi.<br />
<br />
2.2.6 Luyện tập thực hành<br />
Vì thời lượng dành cho một tiết trả bài viết là rất<br />
ngắn, do vậy, ngoài việc hướng dẫn học sinh phát<br />
hiện và sửa lỗi cú pháp tại lớp, chúng tôi còn<br />
hướng dẫn các em phương pháp luyện tập thực<br />
hành. Đây là cách để học sinh Khmer có thể tự<br />
trau dồi kỹ năng phát hiện lỗi, sửa lỗi về cú pháp,<br />
từ đó dẫn đến viết câu đúng, câu hay.<br />
Việc sửa lỗi cú pháp của học sinh là rất quan<br />
trọng. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn nữa là sau<br />
quá trình hướng dẫn học sinh cách phát hiện và<br />
sửa lỗi cú pháp, các em từng bước hạn chế lỗi.<br />
<br />
Ví dụ:<br />
(19) Khnhum ting bai tâu. (Tôi đi mua<br />
cơm.)<br />
<br />
51<br />
<br />