intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lựa chọn hướng đi phù hợp cho hoạt động cho vay ngang hàng tại Việt Nam

Chia sẻ: Vương Tâm Lăng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

32
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này nhằm mục tiêu cung cấp một bức tranh tổng quan về cho vay ngang hàng trên thế giới và Việt Nam, qua đó gợi ý một số chính sách cho phát triển hoạt động này ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lựa chọn hướng đi phù hợp cho hoạt động cho vay ngang hàng tại Việt Nam

  1. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM 60. 1Phan Chung Thủy* Trần Phương Thảo* Lê Văn Lâm* Tóm tắt Cho vay ngang hàng (Peer-to-peer lending – P2P) là thuật ngữ dùng để chỉ mô hình kinh doanh mới sử dụng nền tảng công nghệ trực tuyến để kết nối các nhà đầu tư với các cá nhân hay doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn. Mặc dù chỉ mới ra đời trên thế giới vào khoảng năm 2005, nhưng sản phẩm tài chính mới này đã có những bước phát triển vượt bậc cả về tính chất, quy mô và khối lượng giao dịch. Hiện nay đã có 5 loại hình thức khác nhau của hoạt động cho vay ngang hàng. Tính đến cuối năm 2018, lượng vốn cho vay bằng hình thức này đạt khoảng 245 tỷ USD tăng đến gần 2433 % so với năm 2013 (chỉ tính riêng trong top 9 thị trường lớn nhất trên thế giới). Mặc dù đã có hơn 40 công ty triển khai mô hình cho vay ngang hàng tại Việt Nam, nhưng hoạt động cho vay ngang hàng hiện nay vẫn còn khá sơ khai. Bài viết này nhằm mục tiêu cung cấp một bức tranh tổng quan về cho vay ngang hàng trên thế giới và Việt Nam, qua đó gợi ý một số chính sách cho phát triển hoạt động này ở Việt Nam. Từ khóa: Cho vay ngang hàng, mô hình kinh doanh, môi trường pháp lý, hàm ý chính sách. 1. Tổng quan về P2P lending 1.1. Lịch sự ra đời và phát triển của cho vay ngang hàng Sự ra đời của hoạt động cho vay ngang hàng (Peer to Peer lending) hay rộng hơn là tài chính ngang hàng (peer to peer finance) được phát triển dựa trên nền tảng “peer to peer”- một hệ thống mô tả sự tương tác giữa hai bên liên quan không cần sự tham gia của thành phần trung gian. Có thể thấy rằng thuật ngữ này bắt nguồn từ lĩnh vực mạng máy tính để mô tả về mạng lưới mà ở đó mỗi máy tính bất kỳ đều có thể vận hành như khách hàng * Trường Đại học Kinh tế TP. HCM | Email liên hệ: phanthuy@ueh.edu.vn 900
  2. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM hoặc máy chủ đối với các máy tính khác trong cùng hệ thống mạng không cần kết nối với hệ thống trung tâm. Hệ thống này được biết dưới tên gọi là mạng lưới ngang hàng (peer- to peer network). Dựa trên sự phát triển của hệ thống mạng internet, mạng lưới ngang hàng đã thúc đẩy sự phát triển các giao dịch giữa các khách hàng không có sự tham gia của các tổ chức trung gian ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Hoạt động ban đầu có thể kể đến là hoạt động chia sẻ tài liệu giữa các cá nhân (peer-to-peer file sharing) thông qua việc cài đặt các phần mềm liên quan trên các thiết bị máy tính, sau đó có thể kết nối trực tiếp vào các máy tính khác nhau trên mạng lưới, thông qua các phần mềm này để chia sẻ các tài liệu như là hình ảnh, file nhạc, phim ảnh hoặc các trò chơi. Hình thức chia sẻ tài liệu này cũng đang được phát triển với tốc độ rất nhanh, đặc biệt trong lĩnh vực âm nhạc và phim ảnh với sự ra đời của các dịch vụ trực tuyến như Spotify hay NetFlix. Sự phát triển của hoạt động chia sẻ dữ liệu ngày càng được mở rộng, thông qua các dịch vụ như Napster, Gnutella, Kazaa hoặc BitTorrent. Trong lĩnh vực tài chính nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng, hoạt động cho vay ngang hàng được bắt nguồn từ hoạt động của 2 công ty: Zopa tại Anh vào năm 2005 và Prosper tại Mỹ vào năm 2006. Cả 2 công ty này triển khai dịch vụ cho vay ngang hàng, ở đó người vay và người cho vay có thể giao dịch trực tiếp với nhau thông qua thị trường trung tâm, thay vì qua các ngân hàng thương mại. Rất nhiều doanh nghiệp tương tự sau đó cũng đã ra đời nhằm cung cấp các dịch vụ tài chính thay thế khác cho với hoạt động truyền thống của ngân hàng thương mại và thị trường vốn. Cụ thể: ▪ Dịch vụ huy động vốn cộng đồng (crowdfunding) thông qua việc gọi vốn từ các nhà đầu tư riêng lẻ (crowd) cho các dự án với mục tiêu cụ thể, ▪ Dịch vụ kinh doanh ngoại hối (foreign currency platform) dựa trên nền tảng kết nối trực tiếp các cá nhân hoặc doanh nghiệp có nhu cầu giao dịch, ▪ Chiết khấu hóa đơn phi ngân hàng (non-bank invoice discounting) nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ cải thiện dòng tiền trong hoạt động kinh doanh thông qua việc cho vay ứng trước từ các nhà đầu tư dựa trên việc đảm bảo bằng các hóa đơn hoặc các khoản phải thu đến hạn, ▪ Tiền điện tử (cryptocurrencies) như là Bitcoin hoặc Litecoin với việc hỗ trợ hoạt động thanh toán các đồng tiền kỹ thuật số này mà không cần có tổ chức phát hành trung tâm. Có thể thấy rằng với lợi thế về giảm thiểu các chi phí liên quan so với dịch vụ ngân hàng truyền thống, dịch vụ cho vay ngang hàng đã và đang phát triển rất nhanh với tốc 901
  3. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM độ tăng trưởng gấp đôi trong những năm gần đây (Milne & Parboteeah, 2016). Dịch vụ này vẫn còn được kỳ vọng với tốc độ tăng trưởng vượt bậc dựa trên cơ sở phát triển nhanh chóng về chất lượng và tốc độ của các kỹ thuật công nghệ mới trong lĩnh vực tài chính ngân hàng trong thời gian sắp tới. 1.2. Cơ sở lý thuyết về cho vay ngang hàng Hoạt động cho vay ngang hàng ban đầu được hình thành dựa trên hệ thống tương đối đơn giản nhằm thực hiện kết nối cho vay trực tiếp giữa các cá nhân. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, cho vay ngang hàng đã phát triển thành một hệ sinh thái phức tạp hơn nhiều khi cho phép sự kết hợp của công nghệ, các định chế tài chính và các doanh nghiệp khởi nghiệp (Mateescu, 2015). Về cơ bản, cho vay ngang hàng được hình thành dựa trên đặc tính là lời hứa sẽ đem lại lợi nhuận từ việc cho vay trực tiếp và không chính thức giữa các đối tác tin tưởng lẫn nhau. Theo đó, với mong muốn cắt giảm người trung gian hay sự mâu thuẫn trong triển khai các sản phẩm, dịch vụ chủ yếu dựa vào nền tảng kết nối Internet. Cụ thể, dịch vụ cho vay ngang hàng có các đặc tích cơ bản sau: ▪ Tính hiệu quả: Đặc tính này được thể hiện thông qua việc không có sự tham gia của các tổ chức trung gian trong hoạt động cho vay. Cụ thể, quy trình nộp hồ sơ cho vay trực tuyến cũng như việc xử lý hồ sơ vay một cách nhanh chóng và thuận lợi, từ đó giảm thiểu tối đa các chi phí vận hành gắn liền với hoạt động của các ngân hàng hay trung gian tài chính để có thể đưa ra mức lãi suất thấp nhất cho người vay vốn. ▪ Tính toàn diện: Thông qua các thuật toán riêng biệt, các hoạt động cho vay ngang hàng có thể tiếp cận được nguồn thông tin đa dạng để đo lường mức độ tin cậy của các khách hàng, đặc biệt là các khách hàng có lịch sử tín dụng hạn chế do chưa tiếp cận được các khoản vay ngân hàng. Như vậy, mỗi người vay vốn có thể cung cấp các thông tin tích luỹ để giúp hệ thống xác định điểm tín dụng cá nhân một cách chính xác nhất, từ đó, họ có thể nhận được mức lãi suất vay hấp dẫn cũng như hạn mức tín dụng cao hơn. ▪ Tính minh bạch: Trong quy trình cho vay, hoạt động cho vay ngang hàng cho phép người sử dụng có thể xem lại các lịch sử tín dụng của cá nhân. Điều này sẽ giúp làm giảm thiểu rủi ro về mức độ tin cậy cũng như mất cân xứng thông tin trong giao dịch giữa các bên liên quan tham gia dịch vụ này, đặc biệt là việc giúp người cho vay có thông tin đầy đủ và chính xác nhất về người có nhu cầu vay vốn. 902
  4. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Với các đặc tính trên, hoạt động cho vay ngang hàng đã và đang từng bước khẳng định vai trò của mình trên thị trường cho vay thông qua các dịch vụ, sản phẩm ngày càng đa dạng. Có thể kể đến như là: ▪ Dịch vụ cho vay tiêu dùng thông qua việc hợp nhất các khoản nợ và tái cấp vốn cho các khoản vay để mua nhà, mua xe, mua bảo hiểm y tế… hoặc trả các khoản nợ vay đến hạn như thanh toán thẻ tín dụng. Đối với các công ty triển khai hoạt động cho vay ngang hàng như Lending Club hay Prosper, các khoản cho vay trung bình là US$13,067 và số tiền cho vay tối đa là US$35,000 với thời gian cho vay trung bình từ 3 đến 5 năm. ▪ Cho vay doanh nghiệp nhỏ được cung cấp bởi các công ty cho vay ngang hàng như Funding Circle, OnDeck hay Raisework thông qua việc kết nối người cho vay đến với các doanh nghiệp nhỏ có nhu cầu vay vốn mà không đáp ứng được các tiêu chí vay vốn từ các ngân hàng thương mại ▪ Cho vay sinh viên là dịch vụ cho vay được cung cấp bởi các tổ chức như là CommonBond hay SoFi nhằm hỗ trợ học tập cho sinh viên.trong thanh toán các khoản nợ liên quan đến học phí hay sinh hoạt phí hay thậm chí chương trình cho vay sinh viên cho đến khi hoàn tất chương trình học. 2. Sơ lược về các mô hình cho vay ngang hàng 2.1. Mô hình cho vay ngang hàng theo hình thức cổ điển (traditional P2P lending model) Mô hình cho vay ngang hàng cổ điển, về cơ bản, cho phép người đi vay có thể giao dịch trực tiếp với người cho vay thông qua một nền tảng trực tuyến. Quy trình kết nối này được bắt đầu khi một người đi vay tiềm năng đăng ký nhu cầu vay trên nền tảng trực tuyến này. Các thông tin này sau đó được xác minh và sẽ được đăng công khai trên nền tảng. Khi đó, các người cho vay tiềm năng có thể tiếp cận và lựa chọn người đi vay phù hợp (hay nói cách khác đó chính là cơ hội đầu tư). Lưu ý rằng trong mô hình cho vay ngang hàng kiểu cổ điển này, các hợp đồng vay nợ được thiết lập giữa người đi vay và người cho vay, thay vì với công ty cung cấp nền tảng công nghệ trực tuyến. Ngoài ra, quá trình chuyển vốn và thực hiện thanh toán cho các khoản vay sẽ được quản lý bằng tài khoản riêng, tách biệt hoàn toàn với nền tảng trực tuyến. Thu nhập của đơn vị điều hành nền tảng trực tuyến cũng sẽ chỉ có từ nguồn phí thu được từ các bên đi vay và cho vay, chẳng hạn như phí đăng ký thành viên, phí hỗ trợ giúp đáp ứng nhu cầu vay và phí hoàn trả khoản vay. Mô hình cơ bản này được tóm tắt trong sơ đồ 1. 903
  5. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Sơ đồ 1: Mô hình cho vay ngang hàng truyền thống Nền tảng cho vay trực tuyến cung cấp vốn vay Người đi vay Người cho vay hoàn trả vốn vay Tài khoản khách hàng 2.2. Mô hình cho vay ngang hàng chức năng (notary P2P lending model) Trong mô hình cho vay ngang hàng chức năng, nền tảng trực tuyến sẽ cung cấp dịch vụ kết nối đầu tư giữa các bên, nhưng khoản vay lại chủ yếu được bắt nguồn từ các ngân hàng đối tác (Sơ đồ 2). Trong đó, các công ty công nghệ tài chính (FinTech) sẽ thực hiện đánh giá rủi ro tín dụng của người đi vay và đồng thời cung cấp thông tin đó cho người cho vay (hay nhà đầu tư). Sau đó các công ty FinTech này sẽ liên kết với các ngân hàng trong giai đoạn tiếp theo khi thực hiện các khoản vay. Lợi ích của sự kết nối với các ngân hàng chính là ở việc tạo ra tính thanh khoản cho các khoản vay cho các nhà đầu tư. Bởi vì các ngân hàng sau đó sẽ chứng khoán hoá các khoản vay và sau đó chào bán cho các nhà đầu tư có tổ chức trên thị trường tài chính. 904
  6. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Sơ đồ 2: Mô hình cho vay ngang hàng chức năng Nền tảng cho vay trực tuyến Người đi vay Người cho vay Chứng khoán hoá Nhà đầu tư tổ Ngân hàng trung gian chức Hiện nay có khá nhiều biến thể trong cách hoạt động của mô hình kinh doanh này nhưng mô hình cho vay này là một trong những mô hình cho vay ngang hàng phổ biến nhất hiện nay. Cụ thể, mô hình này được sử dụng bởi hầu hết các công ty FinTech ở Đức, Hàn Quốc, và Hoa Kỳ. 2.3. Mô hình cho vay ngang hàng có đảm bảo (Guaranteed return P2P lending model) Trong mô hình cho vay ngang hàng theo hình thức "lợi nhuận được đảm bảo", nền tảng cho vay trực tuyến sẽ đóng vai trò là nhà bảo lãnh cho người đi vay. 905
  7. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Sơ đồ 3: Mô hình cho vay ngang hàng có đảm bảo Nền tảng cho vay trực tuyến Vốn tài trợ Người đi vay Người cho vay Thanh toán khoản vay Trong những năm gần đây, mô hình cho vay này khá thịnh hành đặc biệt tại Trung Quốc. Thật vậy, nghiên cứu của (Deer và các cộng sự, 2015) đã cho thấy một số nền tảng cho vay lớn của Trung Quốc đã đứng ra đảm bảo cho người cho vay về việc sẽ thực hiện hoàn trả số tiền vay cho họ miễn là những người cho vay này đảm bảo rằng họ có một danh mục đầu tư đa dạng. Hơn nữa, một trong những nền tảng cho vay ngang hàng lớn nhất ở Trung Quốc thậm chí còn cam kết một mức lợi tức cố định 12% trên vốn gốc cho các nhà đầu tư bất kể mức độ rủi ro của khoản vay. Luật mới được chính quyền Trung Quốc công bố vào tháng 8 năm 2016 cũng đã cấp phép cho hình thức này. 2.4. Mô hình cho vay ngang hàng dựa trên bảng cân đối kế toán (balance sheet model) Trong mô hình cho vay dựa trên bảng cân đối kế toán, các công ty cung cấp nền tảng trực tuyến sau khi ghi nhận các khoản vay trên bảng cân đối kế toán của mình thì sẽ lập tức bán các khoản ghi chép này cho các nhà đầu tư có tổ chức hoặc các nhà đầu tư cá nhân sẵn sàng tài trợ cho các khoản vay ấy. Trong trường hợp này, nền tảng trực tuyến sẽ có thể huy động được vốn từ các nhà đầu tư và sau đó cung cấp các khoản vốn ấy cho người đi vay. Khi đó đơn vị cung cấp nền tảng trực tuyến sẽ là người nhận được lãi vay từ người đi vay. Tuy nhiên, nếu nền tảng trực tuyến bị sụp đổ thì nhà đầu tư sẽ khó có cơ hội nhận lại được khoản tiền đã đầu tư của mình. Do đó có thể thấy, đây là mô hình có sự tương đồng với các mô hình kinh doanh của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng. 906
  8. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Mô hình này khá phổ biến ở Úc và Canada và đặc biệt nổi bật ở Hoa Kỳ nhưng tập trung cho vay tiêu dùng và bất động sản. Đơn cử, Wellesley là một nền tảng cho vay bất động sản ngang hàng phát triển theo mô hình này. Theo đó, công ty sẽ có một nhánh tài chính riêng dựa vào việc chuyển các khoản vay sang cho nền tảng cho vay trực tuyến. Ngược lại, LendInvest hoạt động theo kiểu chuyển các khoản phải thu cho nền tảng cho vay trực tuyến. Theo đó, nhà đầu tư sẽ nhận được các khoản thanh toán mà được thực hiện cho LendInvest. Sơ đồ 4: Mô hình cho vay ngang hàng dựa trên bảng cân đối kế toán Chứng khoán hoá Nhà đầu tư có tổ Bảng cân đối kế Nhà đầu chứctư có tổ Nhà đầu tư cá nhân toán của nền tảng chức cho vay trực tuyến P/t rủi ro TD Dự phòng khoản Provision of Nền tảng cho vay trực tuyến Người đi vay vay funds Hoàn trả 2.5. Mô hình cho vay ngang hàng dựa trên tài trợ hoá đơn bán hàng Trên thực tế, các doanh nghiệp thường sử dụng dịch vụ chiết khấu hóa đơn (hoặc bao thanh toán) để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh của mình. Bởi vì hoạt động này giúp doanh nghiệp bán các khoản phải thu cho một bên thứ ba, qua đó gia tăng nguồn vốn bổ sung cho hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, chỉ có trường hợp chiết khấu hoặc bao thanh toán miễn truy đòi thì doanh nghiệp mới thực sự không có rủi ro bởi vì nếu 907
  9. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM chiết khấu hoặc bao thanh toán có truy đòi thi rủi ro vỡ nợ vẫn thuộc về doanh nghiệp sở hữu khoản phải thu này. Để hạn chế rủi ro tín dụng, các tổ chức trung gian chỉ cung cấp dịch vụ chiết khấu hoặc bao thanh toán miễn truy đòi cho những doanh nghiệp có doanh số bán hàng ở một mức tối thiểu nào đó. Vì thế, hình thức này có thể không thích hợp cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, người làm nghề tự do và những đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ khác. Và đó cũng là lý do mà các nền tảng cho trực tuyến đã tận dụng khai thác vào phân khúc thị trường tiềm năng này. Các dịch vụ mà nền tảng trực tuyến này cung cấp bao gồm: xử lý hóa đơn tự động và cung cấp thanh khoản cho các hoá đơn nhanh chóng với ít điều kiện ràng hơn so với các tổ chức tài chính thông thường. Có thể thấy, các công ty FinTech hoạt động theo mô hình này chính là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với các ngân hàng truyền thống và công ty bao thanh toán trong việc quản lý khoản phải thu và cung cấp khoản ứng trước. Trong một số trường hợp, các nền tảng cho vay trực tuyến còn cho phép các khoản đầu tư theo hình thức này được chứng khoán hóa trước khi được mua bán trên thị trường thứ cấp. Trên thực tế, tuỳ theo môi trường pháp lý và sự phát triển công nghệ, các nước sẽ phát triển các mô hình kinh doanh ngang hàng khác nhau. Tính đến năm 2018, trong các mô hình kinh doanh trên, phổ biến nhất là mô hình cho vay ngang hàng theo kiểu cổ điển và dự kiến sẽ duy trì xu hướng này trong tương lai gần. Điều này xuất phát từ sự gia tăng mạnh mẽ của mô hình này ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, các mô hình cho vay khác cũng đang được áp dụng rộng rãi trên toàn cầu và được dự đoán sẽ vượt qua mô hình cổ điển trong vài năm tới (Omarini, 2018). Dưới đây là một số ví dụ về các mô hình kinh doanh cho vay ngang hàng trên thế giới và các mô hình này cũng đã được phân loại theo loại hình tín dụng. Lưu ý rằng, các ví dụ này chỉ nhằm giới thiệu một số mô hình kinh doanh tương ứng với các mục đích vay chứ không phải là bức tranh toàn diện về thị trường. 908
  10. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Bảng 1: Một số ví dụ về các mô hình kinh doanh cho vay ngang hàng trên thế giới Mô hình kinh doanh cho vay ngang hàng Mô hình Mô hình Mô hình có Mô hình dựa trên Mô hình cổ điển dựa trên chức năng đảm bảo tài khoản kế toán hoá đơn Funding secure Zopa Lending Tín dụng Dianrong Lending club SoFi tiêu dùng PPDai networks Auxmoney Lendable Loại Market Invoice Funding circle tín Investly Tín dụng ThinCats dụng Dianrong Finexkap doanh LendInvest PPDai Demica doanh Assetz Capital CRX Saving Stream Markets Tín dụng Wellesley Wellesley bất động LendIntext LendIntext sản Nguồn: theo báo cáo năm 2017 của Hội đồng ổn định tài chính (Committee on the Global Financial System, Financial Stability Board) 3. Tình hình hoạt động cho vay ngang hàng trên thế giới 3.1. Tổng quan về cho vay ngang hàng trên thế giới Theo dữ liệu thống kê của trung tâm Cambridge về tài chính thay thế (Cambridge Centre for Alternative Finance), doanh số cho vay ngang hàng trên toàn thế giới vào năm 2018 khoảng trên 207 tỷ USD. Con số này đã tăng đến gần 2433 % so với năm 2013 (Hình 1). Hiện nay, Trung Quốc, Mỹ và Anh là 3 quốc gia có doanh số cao nhất về cho vay ngang hàng trên thế giới. Ngoài ra dịch vụ này cũng bắt đầu xuất hiện và tăng trưởng một số quốc gia phát triển khác ở Châu Âu và Châu Á như Nhật, Pháp, Đức, Australia hay New Zealand. Dù không phải là nơi xuất hiện nền tảng đầu tiên về cho vay ngang hàng nhưng Trung Quốc hiện đang dẫn đầu thế giới về doanh số cho vay ngang hàng với hơn 207 tỷ USD trong năm 2018, chiếm hơn 85% thị phần của thị trường cho vay ngang hàng của 9 quốc gia dẫn đầu trên thế giới, và cao hơn gần 8 lần so với quốc gia đứng thứ hai là Mỹ (Bảng 2). 909
  11. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Hình 1. Doanh số cho vay ngang hàng tại 9 thị trường dẫn đầu thế giới (2013-2018) 400000 350000 300000 250000 200000 150000 100000 50000 0 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Nguồn: tác giả tính toán từ số liệu của trung tâm Cambridge về tài chính thay thế Bảng 2. Doanh số cho vay ngang hàng tại 9 quốc gia dẫn đầu trên thế giới (Đơn vị tính: triệu USD) Quốc gia Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Trung Quốc 5,520 23,820 97,580 201,310 327,800 207,590 Mỹ 3,176 8,742 21,282 23,420 17,340 27,420 Anh 751 2,135 3,667 4,810 6,005 6,359 Nhật Bản 79 108 326 171 236 873 Đức 48 116 205 227 448 813 Pháp 57 117 181 277 431 494 Australia 2 16 70 165 365 321 New - 14 245 178 242 222 Zealand Tổng 9,633 35,068 123,556 230,558 352,867 244,092 Nguồn: Số liệu tác giả tính toán sử dụng dữ liệu của trung tâm Cambridge về tài chính thay thế 3.2. Tình hình hoạt động cho vay ngang hàng tại một số quốc gia trên thế giới ❖ Hoạt động cho vay ngang hàng tại Anh Hoạt động cho vay ngang hàng đã phát triển nhanh chóng ở Anh. Hiện nay, nó đóng góp quan trọng vào việc cung cấp các khoản vay mới cho các doanh nghiệp nhỏ. Ngoài ra còn có một khối lượng lớn và ngày càng tăng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tín chấp 910
  12. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM ngang hàng, dù vẫn chiếm một phần nhỏ trong tổng thị trường cho vay tiêu dùng không có thế chấp tại Anh. Theo Zhang và các cộng sự (2016), trong cơ cấu cho vay ngang hàng tại Anh vào năm 2015, cho vay tiêu dùng ngang hàng là lớn nhất trong danh mục, tiếp theo là cho vay kinh doanh ngang hàng và cho vay bất động sản ngang hàng. Trong tổng số tiền tài trợ 3.2 tỷ bảng Anh huy động được trên thị trường 'tài chính thay thế' của Anh trong năm 2015, khoảng 2.4 tỷ bảng Anh là do cho vay ngang hàng. Ngoài ra, theo Zhang và cộng sự (2016), so sánh với tổng nguồn vốn tài trợ của năm 2015 so với năm trước, mức tăng trưởng nhanh nhất là từ nguồn vốn cộng đồng (crowd funding), tăng gần 400%. Cho vay kinh doanh ngang hàng đứng ở vị trí lớn thứ hai. Cho vay tiêu dùng ngang hàng tăng trưởng chậm hơn nhưng vẫn tăng hơn gấp đôi so với năm 2014. Có 8 nền tảng cho vay ngang hàng được thành lập tại Anh, tất cả đều là thành viên của Hiệp hội cho vay ngang hàng tại Anh. Các mô hình kinh doanh của của những nền tảng này khác nhau đáng kể. Zopa – nền tảng ra mắt vào năm 2005 với tư cách là nền tảng cho vay ngang hàng đầu tiên trên thế giới - chỉ cung cấp cho vay tiêu dùng tín chấp (bao gồm cả các doanh nghiệp tư nhân nhỏ). Tương tự, LendingWorks cũng chỉ hỗ trợ cho vay tiêu dùng không có thế chấp. Funding Circle - ra mắt vào năm 2010 hoàn toàn không tham gia vào cho vay tiêu dùng, thay vào đó chỉ hỗ trợ cho vay tín chấp đối với doanh nghiệp nhỏ và cho vay có bảo đảm bằng tài sản là nhà ở. ThinCats cũng hỗ trợ cho vay kinh doanh không có bảo đảm và cho vay có bảo đảm bằng tài sản nhà ở. Hai nền tảng khác - LendInvest và Landbay - chỉ hỗ trợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản. RateSetter là nền tảng cho vay trực tuyến duy nhất có hỗ trợ cho vay đối với cả ba loại hình cho vay – cho vay tiêu dùng không có thế chấp, cho vay kinh doanh nhỏ và cho vay bất động sản không thế chấp. Trong khi đó, thành viên thứ tám của Hiệp hội cho vay ngang hàng, Market Invoice, có một mô hình kinh doanh khác với các thành viên còn lại. Trong đó, nền tảng này cung cấp các khoản cho vay ngang hàng được bảo đảm dựa trên hóa đơn. ❖ Hoạt động cho vay ngang hàng tại Mỹ Mỹ cùng với Anh là hai quốc gia tiên phong trong việc phát triển cho vay ngang hàng. So với Anh, hoạt động cho vay ngang hàng của Mỹ tập trung hơn nhiều vào tín dụng tiêu dùng. Hoạt động này tại Mỹ đã phát triển xa hơn so với khái niệm ban đầu về liên kết trực tiếp giữa người cho vay và người đi vay cá nhân, thay vào đó, các khoản vay còn được cung ứng cho các nhà đầu tư tổ chức. 911
  13. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Trong các nền tảng cho vay ngang hàng tại Mỹ, các nền tảng lâu đời nhất và lớn nhất như Prosper và Lending Club được thành lập để cung cấp dịch vụ cho vay tiêu dùng và cho vay sinh viên. Các nền tảng khác được thiết lập tập trung vào cho vay tiêu dùng là Avant (tập trung vào các khoản vay cá nhân) và SoFi (chuyên cung cấp các khoản cho vay sinh viên). Các nhà cung cấp hàng đầu về các khoản vay thị trường cho doanh nghiệp nhỏ là OnDeck, CAN Capital và Kabbage. Trong khi đó, GroundFloor and LendingHome cung cấp tài chính thế chấp ngắn hạn. Theo nghiên cứu của báo cáo của tổ chức Morgan Stanley (2015), tổng mức cho vay ngang hàng tại Mỹ vào khoảng 12 tỷ đô la vào cuối năm 2014. Đây vẫn là một phần nhỏ - khoảng 0.36% - trong tổng số cho vay tiêu dùng không có bảo đảm của Mỹ. Tỷ trọng này khá tương tự với số liệu ở thị trường Anh. ❖ Hoạt động cho vay ngang hàng tại Châu Âu Hiện vẫn chưa có số liệu thống kê chính xác về sự phát triển của cho vay ngang hàng tại Châu Âu. Có một Hiệp hội Tài chính Cho vay ngang hàng tại Châu Âu nhưng hiện tại chỉ có một số các thành viên. Tuy vậy, mối quan tâm đến cho vay ngang hàng đang phát triển tại khu vực này. Theo trang web Altfi, khối lượng cho vay ngang hàng năm 2015 trên khắp Châu Âu lên tới khoảng 674 triệu euro (Shoker, 2016). ❖ Hoạt động cho vay ngang hàng tại Trung Quốc Nền tảng cho vay trực tuyến đầu tiên của Trung Quốc tên là PPDAI ra đời vào năm 2007. Kể từ đó đến nay, thị trường cho vay ngang hàng của Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng với khoảng 2,595 nền tảng ra đời vào năm 2015. Vào năm 2018, số liệu từ Trung tâm Cambridge về tài chính thay thế cho thấy doanh số cho vay trên thị trường này tại Trung Quốc đang đứng đầu trên thế giới. Vào tháng 6/2018, các nền tảng cho vay ngang hàng đã giúp kết nối khoảng 4.1 triệu nhà đầu tư và 4.3 triệu người đi vay. Quy mô cho vay ngang hàng tại quốc gia này gấp nhiều lần quy mô trên thị trường Mỹ và các quốc gia khác. Hiện có hơn 2,000 các nền tảng cho vay ngang hàng tại Trung Quốc. Tuy nhiên, có những lo ngại đáng kể về gian lận, đặc biệt là kể từ thất bại đầu năm 2016 của nền tảng Ezubo, làm mất khoảng 11 tỷ đô la của các nhà đầu tư. So với Mỹ và Anh, môi trường pháp lý và quy định cho vay ngang hàng tại Trung Quốc, có thể nói, là chưa phát triển. 4. Gợi ý một số chính sách cho phát triển hoạt động cho vay ngang hàng tại Việt Nam Trong những năm gần đây, hoạt động cho vay ngang hàng tại Việt Nam đã bắt đầu nhen nhóm với sự xuất hiện của hơn 40 công ty gồm sở hữu nước ngoài lẫn trong nước. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trong số các công ty cung cấp dịch vụ cho vay ngang hàng đang hoạt động ở Việt Nam, có 10 công ty có nguồn gốc từ Trung Quốc 912
  14. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM và một số công ty từ Indonesia và Singapore (theo Hà Văn Dương, 2019). Với sự tăng trưởng không ngừng của các ứng dụng công nghệ tài chính hiện nay và sự tăng trưởng không ngừng của hoạt động này của các nước láng giềng như Indonesia và Trung Quốc, Việt Nam được dự báo là một trong những quốc gia sẽ có tăng trưởng vượt bậc trong hoạt động cho vay ngang hàng. Tuy nhiên, có thể nhận thấy các nhà làm chính sách và các nhà quản lý chưa bắt kịp với sự phát triển nhanh chóng của hoạt động cho vay ngang hàng hiện nay. Thật vậy, tại Việt Nam, cho đến nay vẫn chưa có một văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động cho vay ngang hàng. Hầu hết các dịch vụ được cung cấp từ các nền tảng trực tuyến cho vay ngang hàng chỉ dừng lại ở tính chất như là dịch vụ tư vấn đầu tư. Bởi vì hoạt động cho vay ở Việt Nam được xem là hoạt động kinh doanh đặc thù, thuộc một phần của hoạt động kinh doanh ngân hàng và chỉ có thể được thực hiện bởi các tổ chức tín dụng hoặc các định chế tài chính chuyên biệt. Các tổ chức tài chính này không chỉ phải đáp ứng các yêu cầu về pháp lý mà hoạt động của các tổ chức này còn bị giám sát chặt chẽ bởi Ngân hàng Nhà nước. Do đó để phát triển hoạt động cho vay ngang hàng tại Việt Nam, đòi hỏi phải có hành lang pháp lý tạo điều kiện cho hoạt động này phát triển. Quan trọng hơn hết, hành lang pháp lý phải hướng đến đảm bảo tính an toàn và phát triển bền vững cho toàn bộ hệ thống tài chính. Cụ thể hành lang pháp lý nên tập trung vào các vấn đề sau: Về phía Chính phủ: Cần sớm xây dựng hành lang pháp lý để quản lý hoạt động cho vay ngang hàng. Trong đó những biện pháp quản lý rủi ro hệ thống và những quy định pháp lý chuẩn áp dụng cho hoạt động cho vay ngang hàng cần sớm được ban hành. Về phía NHNN: Cần sớm ban hành các văn bản chính sách quy định hướng dẫn chi tiết cho các tổ chức cung ứng dịch vụ cho vay ngang hàng. Các quy định về cấp phép hoạt động, quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động và đặc biệt các quy định về công bố thông tin liên quan đến quy trình hoạt động kinh doanh và nghĩa vụ, trách nhiệm của các đơn vị tham gia vào hoạt động cho vay ngang hàng. Trước mắt, NHNN cần ban hành các văn bản hướng dẫn liên quan đến cho vay ngang hàng kết nối trực tiếp người đi vay với người cho vay (nhà đầu tư) theo kiểu mô hình cổ điển. Chưa nên mở rộng cho sự tham gia của các ngân hàng và các định chế tài chính trong các mô hình khác (như mô hình cho vay ngang có bảo đảm, cho vay ngang hàng dựa trên chức năng hoặc dựa trên hoá đơn) và đặc biệt không cho phép các công ty cho vay ngang hàng được quyền huy động vốn để cho vay. Về phía các công ty triển khai hoạt động cho vay ngang hàng: cần tuân thủ pháp luật và phối hợp chặt chẽ cùng với Chính phủ, NHNN trong việc xây dựng và hoàn thiện quy 913
  15. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM trình quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Cần chú trọng đến hoạt động đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở dữ liệu lớn, nâng cao kiến thức và kỹ năng quản lý rủi ro song song với việc xây dựng đội ngũ chuyên gia có hiểu biết chuyên sâu cả về lĩnh vực tài chính và công nghệ thông tin. Điều cần làm trước tiên, các cơ quan quản lý cần có những chương trình nhằm gia tăng nhận thức của các bên tham gia để họ có những hiểu biết rõ hơn về lợi ích lẫn rủi ro khi tham gia vào hoạt động này. Và, các tổ chức cung ứng dịch vụ cho vay ngang hàng cần tập trung đầu tư vào các nền tảng công nghệ nhằm đảm bảo được tính minh bạch và hạn chế các rủi ro nhằm tránh ảnh hưởng tiêu cực đến sự an toàn của thị trường tài chính. Cuối cùng, để lựa chọn một mô hình kinh doanh phù hợp, các công ty, tổ chức tham gia vào thị trường này cần dựa trên các yếu tố như khung pháp lý ban hành, khả năng cung ứng, đồng thời cần tham khảo mô hình tại các quốc gia để có thể tránh được những sai lầm và rủi ro từ các “vết xe đổ” của các tổ chức trên thế giới. Tài liệu tham khảo Hà Văn Dương (2019), Cho vay ngang hàng: Cơ chế vận hành và mô hình kinh doanh, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ số 8/2019 Committee on the Global Financial System, Financial Stability Board, (2017). Fintech Credit. Market structure, business models and financial stability implications Deer, L., Mi, J., & Yuxin, Y. (2015). The rise of peer-to-peer lending in China: An overview and survey case study. Association of Chartered Certified Accountants. Mateescu, A. (2015). Peer-to-Peer lending. Data & Society Research Institute, 2. Milne, A., & Parboteeah, P. (2016). The business models and economics of peer-to-peer lending. Omarini, A. E. (2018). Peer-to-peer lending: business model analysis and the platform dilemma. Stanley, M. (2015). Global marketplace lending: Disruptive innovation in financials. New York: Morgan Stanely Blue Paper. Shoker, S. (2016). A Booming P2P Market for Continental Europe. Retrieved from http://www.altfi.com/article/1648_2016_a_booming_p2p_market_for_continental_europe Zhang, B. Z., Baeck, P., Ziegler, T., Bone, J., & Garvey, K. (2016). Pushing boundaries: The 2015 UK alternative finance industry report. Available at SSRN 3621312. 914
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2