Lê Sỹ Trung và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
57(9): 91 – 95<br />
<br />
LỰA CHỌN LOÀI CÂY TRỒNG CẢI TẠO RỪNG NGHÈO CHO TỈNH BẮC<br />
KẠN<br />
<br />
Lê Sỹ Trung1*, Triệu Đức Văn2<br />
1<br />
<br />
Trường Đại học Nông lâm – Đại học Thái nguyên<br />
2<br />
<br />
Chi cục Lâm nghiệp Bắc Kạn<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Rừng nghèo Bắc Kạn có 50 họ, 116 chi, 215 loài. Thành phần loài cây ưu thế<br />
thuộc các họ Dẻ (Fagaceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Long não (Lauraceae),<br />
họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).<br />
Tổ thành loài cây chủ yếu ưa sáng mọc nhanh giá trị thấp, điển hình là các loài:<br />
Mán đỉa, Sau sau, Màng tang, Chẹo, Sòi tía, Bồ đề và đã xuất hiện một số loài cây<br />
ưa bóng như: Côm tầng, Dẻ, Re, Trám,… ở các huyện khác nhau tần số xuất hiện<br />
của các loài cây có khác nhau nhưng không lớn<br />
Đối với rừng trồng người dân lựa chọn các loài: Mỡ, Keo, Thông, Sa mộc, Sao,<br />
Trám trắng, Trám đen, Quế, Xoan ta, Xoan nhừ, Bồ đề, Trúc, Chè san tuyết, Hồi,<br />
Lát Mê hi cô, Sấu, Lát, Dẻ, Giổi, Re. Đối với rừng tự nhiên khoanh nuôi phục hồi<br />
cây lựa chọn chính để lại là: Bồ đề, Re, Kháo vàng, Xoan nhừ, Cáng lò, Dẻ, Trám<br />
đen, Xoan ta, Giổi xanh, Giổi bà, Xoan mộc, Trám trắng, Xoan nhừ, Kháo vàng,<br />
Táu, Sến, thừng mực, dọc, sồi, bứa, vạng trứng, lim vang, ràng ràng xanh, Máu<br />
chó, Trâm, Phay<br />
Từ khóa: Rừng nghèo, rừng tự nhiên, họ, loài<br />
∗<br />
<br />
1. LÝ DO<br />
Hệ thực vật rừng tỉnh Bắc Kạn mang đặc<br />
tính của khu Bắc Việt Nam - Nam Trung<br />
Hoa với cây rừng thuộc các họ:Dẻ, Xoan,<br />
Bồ hòn, Đ ậu, Dâu tằm... và khu hệ thực<br />
vật Ấn Độ - Myanma di cư đến như họ<br />
Bòng, Thung, Gạo, Me rừng ... Theo số<br />
liệu điều tra mới đây nhất (1997) thực vật<br />
rừng ở Bắc Kạn có 148 họ, 537 chi và 826<br />
loài thực vật, trong đó có 300 loài cây cho<br />
gỗ, trên 300 loài cây thuốc, ngoài ra còn<br />
nhiều loài có giá trị: Cho sợi, dầu, nhựa,<br />
hoa, quả, củ, rau, làm cảnh... Theo sách đỏ<br />
Việt Nam hiện nay ở Bắc Kạn có 52 loài<br />
được xếp vào loài thực vật quý hiếm của<br />
Việt Nam như các loài: Đinh, Ngũ gia bì,<br />
∗<br />
Lê Sỹ Trung, Tel: 0912.150.620,<br />
Khoa Lâm Nghiệp – trường ĐH Nông Lâm – ĐH TN<br />
<br />
Gai, Trai lý, Nghiến, Chò đãi ... trên núi đá<br />
vôi và các loài: Trầm hương, Cầu điệp,<br />
Lan hành, Thông thảo, Thông tre... trên núi<br />
đất [1].<br />
Nhìn chung thực vật rừng ở Bắc Kạn khá<br />
phong phú về số loài, đặc biệt số lượng<br />
loài quý hiếm và có giá trị kinh tế cao.<br />
Những loài này có nhiều ở những vùng<br />
núi cao, vùng núi đá vôi Kim Hỷ (Na Rì),<br />
Bản Thi (Chợ Đồn). Những vùng thấp,<br />
gần khu dân cư các trục đường giao thông<br />
rừng đã bị tàn phá mạnh, các loài cây quý<br />
hiếm, gỗ có giá trị kinh tế bị khai thác<br />
nhiều cho nhu cầu phát triển kinh tế của địa<br />
phương, vì vậy diện tích rừng nghèo còn lại<br />
là chính. Vấn đề đặt ra làm thế nào để cải<br />
tạo rừng nghèo, đáp ứng nhu cầu phòng hộ,<br />
đồng thời góp phần nâng cao thu nhập cho<br />
các chủ rừng. Do vậy việc điều tra đánh giá,<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Lê Sỹ Trung và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
lựa chọn tập đoàn cây trồng phù hợp là cần<br />
thiết.<br />
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI<br />
- Xác định, cấu trúc tổ thành rừng tự<br />
nhiên nghèo kiệt cần cải tạo đối với hai<br />
loại rừng phòng hộ và sản xuất.<br />
- Phân tích, lựa chọn được nhóm loài<br />
cây mục đích, làm cơ sở cải tạo rừng tự<br />
nhiên nghèo kiệt.<br />
3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
3.1. Nội dung<br />
- Điều tra thành phần loài cây trên các<br />
trạng thái rừng nghèo (IIIa1, IIa, IIb, Ic,<br />
Gỗ + nứa).<br />
- Điều tra tổ thành loài cây gỗ trên các<br />
trạng thái rừng (IIIa1, IIa, IIb, Ic, Gỗ +<br />
nứa) của rừng phòng hộ và rừng sản xuất.<br />
- Xây dựng chỉ tiêu và lựa chọn loài cây<br />
mục đích.<br />
3.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
- Áp dụng các phương pháp nghiên cứu:<br />
+ Điều tra lâm học: Lập 60 OTC với diện<br />
tích 2500m2 điều tra thành phần loài, tình<br />
hình tái sinh rừng,<br />
+ Sử dụng phương pháp PRA: Lựa chọn<br />
các loài cây mục đích đối với rừng phòng<br />
hộ và rừng sản xuất.<br />
+ Phương pháp chuyên gia: Tổ chức Hội<br />
thảo báo cáo kết quả, lấy ý kiến đóng góp<br />
của các nhà quản lý và các chuyên gia<br />
trong lĩnh vực lâm nghiệp.<br />
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
4.1. Đánh giá thực trạng tài nguyên<br />
rừng trên các trạng thái rừng nghèo<br />
kiệt<br />
4.1.1. Thành phần loài cây gỗ<br />
Thành phần loài cây gỗ, được thống kê<br />
tóm tắt ở bảng 1:<br />
Thành phần loài cây chiếm ưu thế là các<br />
loài cây ưa sáng mọc nhanh, gỗ có giá trị<br />
thấp, tập trung ở các họ: Dẻ (Fagaceae),<br />
Dâu tằm (Moraceae), Long não<br />
(Lauraceae), Thầu dầu (Euphorbiaceae).<br />
4.1.2. Cấu trúc tổ thành cây gỗ<br />
<br />
57(9): 91 – 95<br />
<br />
Cấu trúc tổ thành tầng cây cao được tính<br />
riêng cho các huyện ở bảng 02:<br />
- Tổ thành trạng thái rừng IIa: Chủ yếu là<br />
các loài cây ưa sáng mọc nhanh giá trị<br />
kinh tế thấp điển hình là các loài: Mán<br />
đỉa, Sau sau, Màng tang, Chẹo, Sòi tía và<br />
đã xuất hiện một số loài cây ưa bóng như:<br />
Côm tầng, Dẻ, Trám,.. ở các huyện khác<br />
nhau tần số xuất hiện của các loài cây có<br />
khác nhau nhưng không lớn.<br />
- Trạng thái rừng IIb: Là trạng thái rừng có<br />
diện tích phổ biến trong khu vực nghiên<br />
cứu, xuất hiện ở các độ cao khác nhau. Điều<br />
khác biệt tần xuất cây ưa bóng xuất hiện có<br />
khác nhau giữa các vùng nghiên cứu như<br />
Lim vang ở Bạch thông; Cáng lò ở Chợ<br />
đồn; De ở Pắc nặm<br />
- Trạng thái rừng IIIa1: Thành phần cây<br />
tầng cao chủ yếu có khác nhau ở những<br />
địa phương cây có giá trị kinh tế thấp:<br />
Nóng, sổ, Trọng đũa, V ối thuốc, Cồng<br />
tía, Đu đủ rừng như huyện Bạch Thông,<br />
Pắc Nặm. Có những địa phương tổ thành<br />
loài cây chủ yếu xuất hiện nhiều cây ưa<br />
bóng có giá trị như: Dẻ, Trám, Xoan<br />
đào, Kháo, Cáng lò (Ngân sơn, Na rì)<br />
- Trạng thái rừng vầu gỗ có ít, chỉ gặp<br />
trạng thái gỗ nứa (Dương phong - Bạch<br />
Thông), gỗ vầu ở Mỹ Phương, Xuân La<br />
(Ba Bể), Quang Phong (Na Rì) và không<br />
xuất hiện hoặc có ít tại: Quảng Bạch (Chợ<br />
Đồn), Ngân Sơn. Các loài cây chủ yếu<br />
tham gia tổ thành gồm: Mán đỉa, Bồ đề,<br />
Hoóc quang, Gáo, Vạng,…Tầng cây cao<br />
chủ yếu là những loài cây có giá trị thấp,<br />
với các loài từ nhóm gỗ 5 - 8, trong đó<br />
Vầu, Nứa là chủ yếu<br />
4.1.3. Cấu trúc tổ thành cây tái sinh và<br />
mật độ chất lượng của chúng<br />
* Cấu trúc tổ thành cây tái sinh<br />
Từ kết quả tính toán các công thức tổ<br />
thành cây tái sinh ở các trạng thái rừng<br />
khác nhau Ic, IIa, IIb, IIIa1, Vầu gỗ chúng<br />
tôi có nhận xét chung: Các loài cây tái<br />
sinh trong khu vực nghiên cứu có tổ thành<br />
tương đối giống như tầng cây cao, có thể<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Lê Sỹ Trung và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
nói trong một tương lai gần tổ thành cây<br />
rừng về cơ bản sẽ chưa có sự thay đổi về<br />
thành phần loài. Như vậy các loài cây chủ<br />
yếu vẫn là những loài cây ưa sáng, mọc<br />
nhanh giá trị kinh tế thấp trong các trạng<br />
thái rừng này là chủ yếu.<br />
* Mật độ và chất lượng cây tái sinh: Chất<br />
lượng cây tái sinh trong điều tra phân tích<br />
được dựa trên những cơ sở sau:<br />
- Cây tốt: là những cây có sức sống tốt,<br />
thân mập, lá phát triển tốt, không có sâu<br />
bệnh hại, tán đều, thân đứng thẳng.<br />
- Cây trung bình: là cây có sức sống<br />
tương đối khá, thân bình thường, lá bình<br />
thường, không có sâu bệnh hại, thân đứng<br />
thẳng.<br />
- Cây xấu: là cây sinh trưởng kém, thân<br />
cong queo, có sâu bệnh hại<br />
- Cây triển vọng là những cây có chiều<br />
cao ≥ 1 m, có s ức sống tốt, có khả năng<br />
cạnh tranh được với tầng cây bụi thảm<br />
tươi, thân thẳng tán đều [2]. Kết quả được<br />
thể hiện ở bảng 03:<br />
Từ bảng 3 cho thấy mật độ cây tái sinh<br />
trên các trạng thái rừng nghiên cứu biến<br />
động từ 5156 đến 7661 cây/ha. Trong đó<br />
chất lượng cây tốt và trung bình đạt từ<br />
53,7% đến 85,9%. Mật độ cây triển vọng<br />
biến động từ 560 đến 2766 cây/ha. Tùy<br />
theo từng trạng thái rừng khác nhau. Đó là<br />
những cơ sở để đề xuất các biện pháp kỹ<br />
thuật lâm sinh phù hợp trong kinh doanh<br />
các trạng thái rừng cho các mục đích khác<br />
nhau.<br />
4.3. Các loài cây mục đích<br />
Tiêu chí người d ân đ ưa ra lựa chọn cây<br />
trồng đó là:<br />
- Phù hợp với mục tiêu kinh doanh.<br />
- Giá trị sử dụng cao.<br />
- Sản phẩm có nhiều công dụng<br />
- Khả năng sinh trưởng và phát triển tốt.<br />
- Tính thích nghi với điều kiện đất đai<br />
của địa phương. Kết quả thống kê các loài<br />
cây mục đích lựa chọn là :<br />
<br />
57(9): 91 – 95<br />
<br />
+ Đối với rừng trồng loài cây lựa chọn<br />
chính là: Mỡ, Keo, Thông, Xoan mộc,<br />
Sao, Trám trắng, Trám đen, Quế, Xoan ta,<br />
Xoan nhừ, Bồ đề, trúc, Chè san tuyết,<br />
Hồi, Lát Mê hi cô, Sấu, Lát, Dẻ, Giổi,<br />
Re.<br />
+ Đối với rừng tự nhiên khoanh nuôi phục<br />
hồi (sản xuất và phòng hộ) loài cây lựa<br />
chọn chính là: Bồ đề, Re, Kháo vàng,<br />
Xoan nhừ, Cáng lò, Dẻ, Trám đen, Xoan<br />
ta, Giổi xanh, Giổi bà, Xoan mộc, Trám<br />
trắng, Xoan nhừ, Kháo vàng, Táu, Sến,<br />
Thừng mực, Phay, Dọc, Sồi, Bứa, Vạng<br />
trứng, Lim vang, Ràng ràng xanh, Máu<br />
chó, Trâm, Phay.<br />
5. KẾT LUẬN<br />
Rừng nghèo Bắc Kạn có 50 họ, 116 chi,<br />
215 loài. Thành phần loài cây ưu thế<br />
thuộc các họ Dẻ (Fagaceae), họ Dâu tằm<br />
(Moraceae), họ Long não (Lauraceae), họ<br />
Thầu dầu (Euphorbiaceae) có số lượng<br />
loài nhiều nhất.<br />
Tổ thành loài cây chủ yếu ưa sáng mọc<br />
nhanh giá trị thấp, điển hình các loài: Mán<br />
đỉa, Sau sau, Màng tang, Chẹo, Sòi tía, Bồ<br />
đề và đã xuất hiện một số loài cây ưa<br />
bóng như: Côm tầng, Dẻ, Re, Trám,… ở<br />
các huyện khác nhau tần số xuất hiện của<br />
các loài cây có khác nhau nhưng không<br />
lớn. Đối với rừng trồng cần lựa chọn các<br />
loài: Mỡ, Keo, Thông, Sa mộc, Sao, Trám<br />
trắng, Trám đen, Quế, Xoan ta, Xoan nhừ,<br />
Bồ đề, Trúc, Chè san tuyết, Hồi, Lát Mê<br />
hi cô, Sấu, Lát, Dẻ, Giổi, Re. Đối với<br />
rừng tự nhiên khoanh nuôi phục hồi cây<br />
lựa chọn chính để lại là: Bồ đề, Re, Kháo<br />
vàng, Xoan nhừ, Cáng lò, Dẻ, Trám đen,<br />
Xoan ta, Giổi xanh, Giổi bà, Xoan mộc,<br />
Trám trắng, Xoan nhừ, Kháo vàng, Táu,<br />
Sến, Thừng mực, Phay, Dọc, Sồi, Bứa,<br />
Vạng trứng, Lim vang, Ràng ràng xanh,<br />
Máu chó, Trâm, Phay.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Báo cáo (2007), ‘‘Điều kiên tự nhiênkinh tế xã hội và tiềm năng phát triển<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Lê Sỹ Trung và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
57(9): 91 – 95<br />
<br />
nông lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn”, Sở nông<br />
nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn.<br />
[2]. Phùng Ngọc Lan (1986), Giáo trình<br />
lâm sinh Tập I, Nxb Nông nghiệp.<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Lê Sỹ Trung và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
57(9): 91 – 95<br />
<br />
Bảng 1. Thống kê thành phần loài tại các trạng thái rừng nghèo<br />
Trạng thái<br />
<br />
Số lượng họ<br />
<br />
Số lượng chi<br />
<br />
Số lượng loài<br />
<br />
Ic<br />
<br />
36<br />
<br />
62<br />
<br />
83<br />
<br />
IIa<br />
<br />
44<br />
<br />
97<br />
<br />
146<br />
<br />
IIb<br />
<br />
44<br />
<br />
97<br />
<br />
136<br />
<br />
IIIa1<br />
<br />
43<br />
<br />
90<br />
<br />
134<br />
<br />
Vầu - gỗ<br />
<br />
42<br />
<br />
97<br />
<br />
143<br />
<br />
Rừng Nghèo Bắc Kạn<br />
<br />
50<br />
<br />
116<br />
<br />
215<br />
<br />
Bảng3. Thống kê mật độ và tỷ lệ chất lượng cây tái sinh trong các trạng thái rừng<br />
Mật độ Trung bình<br />
(cây/ha)<br />
<br />
Tốt<br />
(%)<br />
<br />
TB<br />
(%)<br />
<br />
Xấu<br />
(%)<br />
<br />
Mật độ cây triển<br />
vọng (cây/ha)<br />
<br />
Ic<br />
<br />
5156<br />
<br />
9.3<br />
<br />
48<br />
<br />
22.7<br />
<br />
560 - 2120<br />
<br />
IIa<br />
<br />
6132<br />
<br />
31<br />
<br />
22.7<br />
<br />
21.6<br />
<br />
700 - 2444<br />
<br />
IIb<br />
<br />
7661<br />
<br />
37.1<br />
<br />
47.85<br />
<br />
15.05<br />
<br />
607 - 2766<br />
<br />
IIIa1<br />
<br />
5760<br />
<br />
35.41<br />
<br />
44.1<br />
<br />
20.49<br />
<br />
607 - 3453<br />
<br />
Gỗ nứa (gỗ<br />
Vầu)<br />
<br />
6048<br />
<br />
31.7<br />
<br />
43.92<br />
<br />
24.38<br />
<br />
560 - 1120<br />
<br />
Bảng 2. Cấu trúc tổ thành tầng cây cao<br />
Địa<br />
điểm<br />
<br />
Huyệ<br />
n<br />
Bạch<br />
Thôn<br />
g<br />
<br />
Trạng<br />
thái<br />
<br />
Công thức tổ thành<br />
<br />
Ghi chú<br />
<br />
IIa<br />
<br />
0.82Bđ + 0.82Tb + 0.51Bs + Bồ đề + Thôi ba + Basoi + Sau<br />
0.51Ss + 7.33LK<br />
sau + Loài khác<br />
<br />
IIb<br />
<br />
0.85Lv + 0.57Tt + 0.5KLd - Lim vang +Thẩu tấu +Kháo lá<br />
0.43Bđ - 0.43Ml + 6.71LK<br />
dài + Bồ đề + Mò lông + Loài<br />
khác<br />
<br />
IIIa1<br />
<br />
0.71Cs - 0.48Ch - 0.48Đđr - Cồng sữa + Chẹo + Đu đủ rừng +<br />
0.48S - 0.48Trt + 7LK<br />
Sấu +Trám trắng + Loài khác<br />
<br />
Vầu+<br />
<br />
1.14Ga + 0.68Cl + 0.68Dg + Gáo + Côm lá kèm + Dẻ gai<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />