Luận án tiến sĩ: Chất lượng đội ngũ cán bộ hậu cần trung đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay
lượt xem 1
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài là khảo sát, đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ CBHC trung đoàn; chỉ ra nguyên nhân và những vấn đề đặt ra về chất lượng đội ngũ CBHC trung đoàn. Đề xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đội ngũ CBHC trung đoàn đến năm 2030.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ: Chất lượng đội ngũ cán bộ hậu cần trung đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN GIỚI CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ HẬU CẦN TRUNG ĐOÀN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC HÀ NỘI - 2019
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN GIỚI CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ HẬU CẦN TRUNG ĐOÀN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC Mã số: 62 31 02 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS, TS Đặng Nam Điền 2. TS Nguyễn Thị Tố Uyên HÀ NỘI - 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy đinh. Tác giả Nguyễn Văn Giới
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BĐHC: Bảo đảm hậu cần BQP: Bộ Quốc phòng CBHC: Cán bộ hậu cần CTĐ, CTCT: Công tác đảng, công tác chính trị CTHC: Công tác hậu cần CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH: Chủ nghĩa xã hội HVHC: Học viện Hậu cần KT-XH Kinh tế - xã hội Nxb: Nhà xuất bản QĐNDVN: Quân đội nhân dân Việt Nam QUTW: Quân ủy Trung ương TCCT: Tổng cục Chính trị TSVM: Trong sạch, vững mạnh SSCĐ: Sẵn sàng chiến đấu VMTD: Vững mạnh toàn diện XHCN: Xã hội chủ nghĩa
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ HẬU CẦN TRUNG ĐOÀN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 6 1.1. Các công trình nghiên cứu của nước ngoài 6 1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước 14 1.3. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan đến đề tài luận án và những vấn đề luận án tập trung giải quyết 24 CHƢƠNG 2: CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ HẬU CẦN TRUNG ĐOÀN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 28 2.1. Công tác hậu cần và đội ngũ cán bộ hậu cần trung đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam 28 2.2. Chất lượng đội ngũ cán bộ hậu cần trung đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam - khái niệm, yếu tố cấu thành và tiêu chí đánh giá 50 CHƢƠNG 3: CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ HẬU CẦN TRUNG ĐOÀN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 66 3.1. Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ hậu cần trung đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 66 3.2. Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra đối với chất lượng đội ngũ cán bộ hậu cần trung đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam 82 CHƢƠNG 4: PHƢƠNG HƢỚNG, YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ HẬU CẦN TRUNG ĐOÀN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030 100 4.1. Dự báo những yếu tố tác động và phương hướng, yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hậu cần trung đoàn đến năm 2030 100 4.2. Giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hậu cần trung đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam đến năm 2030 114 KẾT LUẬN 147 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ 149 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 150 PHỤ LỤC 165
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn quan tâm chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong từng giai đoạn cách mạng và coi đó là vấn đề có tầm quan trọng chiến lược trong công tác xây dựng Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”; “Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [91, tr.280]. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa XII đã nhấn mạnh: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng; công tác cán bộ là khâu “then chốt” của công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị” [12, tr.32]. Các trung đoàn QĐND Việt Nam là đơn vị chiến thuật cơ bản có thể tác chiến độc lập hoặc trong đội hình chiến đấu của sư đoàn, nơi trực tiếp quản lý, giáo dục, rèn luyện bộ đội, tổ chức thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên, thực hiện chức năng, nhiêm vụ HL, SSCĐ, chiến đấu, sản xuất, công tác. CTHC ở trung đoàn có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong bảo đảm, duy trì sức mạnh chiến đấu, chăm lo đời sống của cán bộ, chiến sĩ ở trung đoàn. Chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu của trung đoàn phục thuộc rất lớn vào công tác bảo đảm hậu cần ở trung đoàn. Đội ngũ CBHC trung đoàn là lực lượng nòng cốt, chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức bảo đảm hậu cần ở trung đoàn. Nâng cao chất lượng đội ngũ CBHC trung đoàn là điều kiện cơ bản, then chốt để tổ chức và nâng cao chất lượng CTHC ở trung đoàn. Hiện nay CTHC ở trung đoàn được thực hiện trong điều kiện hòa bình, phát triển kinh tế thị trường. Điều đó đòi hỏi phải khẩn trương nâng cao chất lượng đội ngũ CBHC trung đoàn đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới. Bước vào thời kỳ mới, đẩy mạnhCNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế sâu rộng, nhiệm vụ chính trị của quân đội có sự phát triển hơn so với trước. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã chỉ rõ: “xây dựng
- 2 Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; ưu tiên hiện đại hóa một số quân chủng, binh chủng, lực lượng; bảo đảm số lượng hợp lý, có sức chiến đấu cao, hoàn thành tốt nhiệm vụ” [55, tr.312]. Quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối công tác cán bộ của Đảng, những năm qua, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng đã lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ CBHC, trong đó có đội ngũ CBHC trung đoàn. Vì vậy, phẩm chất đạo đức, năng lực công tác và phương pháp, phong cách công tác của đội ngũ CBHC trung đoàn đã từng bước đáp ứng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và hoạt động của trung đoàn trong tình hình mới. Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, đội ngũ CBHC trung đoàn đã thường xuyên phát huy tốt vai trò tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức bảo đảm hậu cần ở các trung đoàn luôn có chất lượng tốt, làm cho đời sống, sức khỏe bộ đội được cải thiện, góp phần hoàn thành nhiệm vụ HL, SSCĐ, chiến đấu, sản xuất, công tác của trung đoàn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng so với yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng quân đội và Ngành Hậu cần Quân đội, đội ngũ CBHC trung đoàn còn có hạn chế, bất cập về phẩm chất, đạo đức và năng lực công tác. Một số CBHC trung đoàn đã tham ô, tham nhũng, lãng phí, bớt xén tiêu chuẩn của bộ đội; lợi dụng chức vụ, quyền hạn, câu kết lợi ích nhóm, nâng giá thành sản phẩm, quyết toán khống, lập chứng từ giả, kinh phí để ngoài sổ sách…, đã làm ảnh hưởng đến bản chất, truyền thống vẻ vang của Ngành Hậu cần Quân đội. Để tiếp tục thực hiện phương hướng nhiệm vụ xây dựng các trung đoàn cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới, đồng thời thực hiện tốt quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác cán bộ, trực tiếp là thực hiện Nghị quyết 769- NQ/QUTW của Quân ủy Trung ương về xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội đến năm 2020 và những năm tiếp theo; đồng thời, góp phần khắc phục những hạn chế, yếu kém của đội ngũ CBHC trung đoàn, việc lựa chọn và thực hiện đề tài luận án: “Chất lượng đội ngũ cán bộ hậu cần trung đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay”, là vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
- 3 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn chất lượng đội ngũ CBHC trung đoàn QĐNDVN; trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đội ngũ CBHC trung đoàn QĐNDVN đến năm 2030. 2.2. Nhiệm vụ - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. - Luận giải, làm rõ những vấn đề cơ bản về chất lượng đội ngũ CBHC trung đoàn QĐNDVN. - Khảo sát, đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ CBHC trung đoàn; chỉ ra nguyên nhân và những vấn đề đặt ra về chất lượng đội ngũ CBHC trung đoàn. - Đề xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đội ngũ CBHC trung đoàn đến năm 2030. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Chất lượng đội ngũ CBHC trung đoàn QĐNDVN. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu chất lượng đội ngũ CBHC ở cáctrung đoàn đủ quân, làm nhiệm vụ HL, SSCĐ (các chuyên ngành tham mưu, kế hoạch; quân nhu; xăng dầu; doanh trại; vận tải) - Địa bàn khảo sát, nghiên cứu:Tập trung chủ yếu ở các trung đoànlàm nhiệm vụ HL, SSCĐ ở phía Bắc. - Thời gian nghiên cứu, khảo sát: Từ năm 2010 đến năm 2018; phương hướng, giải pháp đề xuất của đề tài luận án có giá trị đến năm 2030. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn vàphƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận Mác-Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về cán bộ, công tác cán bộ nói chung và của Quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng.
- 4 4.2. Cơ sở thực tiễn Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở thực trạng chất lượng đội ngũ CBHC trung đoàn QĐNDVN; các báo cáo sơ, tổng kết thực hiện chiến lược công tác cán bộ theo nghị quyết Trung ương 3 khoa VIII, Nghị quyết Trung ương 9 khóa X của các trung đoàn QĐNDVN; đồng thời, kế thừa kết quả nghiên cứu của một số công trình khoa học đã công bố và kết quả điều tra, khảo sát thực tiễn của tác giả luận án. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Luận án được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin; đồng thời sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành và liên ngành, trong đó chú trọng các phương pháp: phân tích, tổng hợp; lô gic và lịch sử; thống kê; so sánh; điều tra xã hội học, tổng kết thực tiễnvà phương pháp chuyên gia. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 5.1. Những đóng góp mới về khoa học của luận án - Làm rõ khái niệm CTHC ở trung đoàn, các yếu tố cấu thành chất lượng đội ngũ CBHC trung đoàn QĐNDVN. - Xác định, luận giải một số vấn đề đặt ra về chất lượng đội ngũ CBHC trung đoàn hiện nay - Đề xuất một số nội dung, biện pháp đột phánâng cao chất lượng đội ngũ CBHC trung đoàn:Một là, cụ thể hóa tiêu chuẩn chức danh CBHC trung đoàn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo đảm hậu cần trong giai đoạn mới; hai là, đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng đội ngũ CBHC trung đoàn. 5.2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Luận án góp phần tổng kết thực tiễn, bổ sung, hoàn thiện lý luận về chất lượng đội ngũ CBHC trung đoàn; cung cấp những luận cứ khoa học cho cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ chủ trì các cấp, các cơ quan chức năng xác định chủ trương, biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBHC trung đoàn QĐNDVN.
- 5 - Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy chuyên ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài quân đội; đồng thời luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ chủ trì các cấp trong xây dựng đội ngũ CBHC quân đội. 6. Kết cấu của luận án Luận án gồm: Mở đầu; 4 chương (9 tiết); kết luận; danh mục công trình khoa học của tác giả đã công bố liên quan đến luận án; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
- 6 Chƣơng 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ HẬU CẦN TRUNG ĐOÀN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƢỚC NGOÀI 1.1.1. Các công trình nghiên cứu của Liên bang Nga - “Một số vấn đề công tác đảng-công tác chính trị trong các lực lượng vũ trang Liên Xô” của A.A.Ê-pi-sép [1]. Trong chương 1, viết về cơ quan chính trị và sự lãnh đạo của các tổ chức đảng, tác giả khẳng định: “Nếu mỗi đảng viên tỏ ra mình là một chiến sĩ chính trị tích cực và là người tổ chức cương nghị thì trình độ công tác đảng sẽ được nâng lên nhiều, các nhiệm vụ của các lực lượng vũ trang sẽ được thực hiện thắng lợi hơn. Vì vậy, yêu cầu không ngừng cải tiến phương pháp lãnh đạo các tổ chức cơ sở của đảng, tích cực giúp đỡ các cấp ủy, ủy ban kiểm tra, các bí thư và tổ trưởng đảng nâng cao trình độ và hiệu lực công tác nội bộ” [1, tr.199]. Tác giả nhấn mạnh: “Dù ở cương vị nào và giữ chức vụ gì, người cán bộ, chiến sĩ cũng không được lơ là việc rèn luyện tư tưởng và học tập lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, vì nếu không có sự hiểu biết sâu sắc về những thành tựu to lớn trong các môn khoa học xã hội và quân sự, về những nguyên tắc cơ bản của công tác đảng, công tác chính trị và không làm tốt việc giáo dục tâm lý cho đội ngũ cán bộ, chiến sỹ thì người cán bộ, chiến sĩ ngày nay không thể huấn luyện và giáo dục cấp dưới được” [1, tr.146-147]. - “Phong cách làm việc kiểu Lênin trong công tác và sự lãnh đạo của Đảng” của M.M.Va-xe-rơ [87]. Tác giả đã chỉ rõ phong cách làm việc kiểu Lênin được hình thành và kết tinh trong quá trình vận dụng học thuyết khoa học và cách mạng vào hoạt động thực tiễn của Người và của Đảng giai cấp công nhân do Người sáng lập. Đặc trưng phong cách làm việc kiểu Lênin, tác giả khái quát: quan điểm khoa học, liên hệ với quần chúng, quan tâm tới mọi người; sự lãnh đạo tập thể và trách nhiệm cá nhân đối với công việc được giao; sự thống nhất giữa lời nói và việc làm; sự vững vàng về tư tưởng và tính nguyên tắc của Đảng; đầu óc thiết thực; óc sáng kiến, quan điểm sáng tạo đối
- 7 với công việc; kỷ luật, phê bình và tự phê bình, tính không khoan nhượng đối với thiếu sót…. Tác giả viết: “Trong tất cả các hoạt động của mình, Đảng phải dựa trên chủ nghĩa Mác- Lênin, một học thuyết khoa học duy nhất của sự phát triển xã hội. Đảng liên tục thực hiện lời dạy của Lênin cho rằng một Đảng mác-xít phải hoạt động trên một cơ sở khoa học” [87, tr.16]. - “Đào tạo và giáo dục cán bộ đoàn” của V.I.va-nốp và B.Lin-xin [147]. Tác giả đã nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề đào tạo và bồi dưỡng cán bộ đoàn, vì vậy cần phải tiến hành tốt các khâu lựa chọn, bố trí cơ cấu cán bộ đoàn, đồng thời chú trọng trang bị cho họ những phẩm chất cần thiết, giáo dục tác phong Lêninnít cho cán bộ đoàn [147, tr.68]. Đây cũng là một vấn đề lớn, luận án có thể kế thừa trong việc lựa chọn, bồi dưỡng ĐNCB hậu cần trung đoàn QĐNDVN, bởi họ đa số còn trẻ, nhiều người được tín nhiệm bầu vào ban chấp hành đoàn ở cơ sở. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu củaTrung Quốc - “Giáo trình Công tác đảng, công tác chính trị của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc” của Chương Tử Nghị [98]. Phần hai, cuốn sách đã phân tích và làm rõ việc Quân ủy Trung ương và Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc rất quan tâm, coi trọng hoạt động công tác đảng, công tác chính trị (CTĐ, CTCT) trong xây dựng các lực lượng vũ trang vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức: “Tăng cường công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội nhằm giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, chiến sĩ là yêu cầu bức thiết của xây dựng “Bốn hóa” và hiện đại hóa quân đội” [98, tr.337]. - “Công tác xây dựng Đảng trong giai đoạn hiện nay” của Nhiệm Khắc Lễ [84]. Sách tập trung trình bày khá chi tiết những vấn đề cơ bản về công tác xây dựng đảng của Đảng Cộng sản Trung Quốc hiện nay. Đặc biệt trong chương 2, với tiêu đề: “Vấn đề cơ bản của công tác xây dựng Đảng trong tình hình mới”, khi bàn về tiêu chuẩn đánh giá công tác xây dựng đảng, tác giả cho rằng phải dựa trên “Ba cái lợi” để xem xét. Đó là, có lợi hay không cho phát triển sức sản xuất XHCN; có lợi hay không cho tăng cường sức mạnh tổng hợp của nhà nước XHCN; có lợi hay không cho nâng cao mức sống của nhân dân. “Đảng phải đặt trung tâm công tác trên việc quán triệt “Ba cái lợi”,
- 8 bám sát trung tâm ấy, làm thay đổi phương pháp công tác trước đây, chú trọng hiệu quả, thực hiện sự chuyển hóa toàn diện công tác xây dựng đảng [84, tr.133-134]. Cốt lõi của vấn đề cuốn sách đưa ra là tổ chức đảng các cấp phải đặt lợi ích của nhân dân, nhà nước XHCN lên trên hết và phải đổi mới phương thức lãnh đạo cho phù hợp với tình hình mới. - Bài tham luận “Thực tiễn và sự tìm tòi về xây dựng đội ngũ đảng viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc” của Lý Bồi Nguyên tại Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc [72]. Trên cơ sở luận giải làm rõ vị trí, vai trò, thực tiễn của các tổ chức cơ sở đảng, tác giả đã rút ra sáu bài học kinh nghiệm trong tăng cường xây dựng tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ đảng viên của Đảng. Sáu bài học đó là: phải kiên trì lấy tư tưởng quan trọng “ba đại diện” làm chỉ đạo, bám sát trung tâm xây dựng kinh tế, phục vụ cho đại cục công tác toàn Đảng; phải căn cứ theo nhiệm vụ, mục tiêu và những vấn đề chủ yếu tồn tại trong công tác của các giai đoạn khác nhau, nhấn mạnh công tác trọng điểm, nắm chắc những khâu yếu kém, tăng cường phân loại chỉ đạo, thực hiện thúc đẩy tổng thể; phải kiên trì kết hợp xây dựng tư tưởng, xây dựng tổ chức với xây dựng tác phong, lấy xây dựng chế độ làm sợi chỉ xuyên suốt; phải giỏi về vận dụng phương tiện chuyển tải hoạt động phong phú nhiều màu sắc, tổng kết và nhân rộng những điển hình tiên tiến mang đặc trưng thời đại, tăng cường sức hấp dẫn của các hoạt động, khích lệ sức sống nội tại của các tổ chức đảng ở cơ sở; phải kiên trì tiến cùng thời đại, nghiên cứu tình hình mới và giải quyết vấn đề mới bằng tinh thần cải cách, cố gắng thực hiện sáng tạo về lý luận, sáng tạo về chế độ và sáng tạo về công tác; phải xây dựng và kiện toàn chế độ trách nhiệm công tác, hình thành cục diện công tác là đảng ủy lãnh đạo thống nhất, bộ, ngành cơ quan cùng nắm, cùng quản, trên dưới cùng tiến hành, lớp lớp phụ trách và nắm chắc thường xuyên không lơi lỏng [72, tr.96]. Kinh nghiệm nêu trên là những nội dung cơ bản, có ý nghĩa thiết thực trong hoạt động của các tổ chức cơ sở đảng, vấn đề này được luận án kế thừa để nghiên cứu, phân tích vai trò, sự lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng trong xây dựng đội ngũ CBHC trung đoàn QĐNDVN.
- 9 - Bài tham luận “Tăng cường xây dựng tác phong cán bộ thiết thực thực hiện vì dân, thực tế, thanh liêm” của Bành Lập Bình, trong sách “Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh trong tình hình mới - kinh nghiệm Trung Quốc, kinh nghiệm Việt Nam” [73]. Tác giả cho rằng, việc xây dựng tác phong cán bộ trong tình hình mới vừa quan trọng và cấp bách, vì vậy mấu chốt ở chỗ xây dựng một đội ngũ cán bộ cốt cán cầm quyền là xây dựng cho họ “có phẩm chất chính trị kiên định, có năng lực vững vàng, tác phong tốt đẹp, hăng hái phấn đấu” [73, tr.134]. Đồng thời tác giả nhấn mạnh, việc xây dựng tác phong của cán bộ có liên hệ mật thiết, “không thể tách rời với xây dựng chính trị tư tưởng, năng lực, xây dựng liêm chính, chống tham nhũng của đội ngũ cán bộ” [73, tr.135]. - Bài tham luận: “Tập trung giải quyết vấn đề nổi cộm mà quần chúng nhân dân phản ánh gay gắt” của Thường Vệ Quốc, trong sách “Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh trong tình hình mới - kinh nghiệm Trung Quốc, kinh nghiệm Việt Nam” [73]. Tác giả chỉ ra, để xây dựng tác phong Đảng liêm chính trong thời kỳ mới, cần kiên trì xây dựng được đội ngũ cán bộ các cấp có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng nhiệm vụ. Đồng thời, phải “phát huy cao độ vai trò đi đầu gương mẫu của... ban lãnh đạo và cán bộ lãnh đạo” [73, tr.211]; Đảng phải xây dựng và hoàn thiện cơ chế, quy định về quản lý cán bộ, “dần hình thành một hệ thống chế độ hoàn chỉnh với nội dung khoa học, trình tự chặt chẽ, đồng bộ đầy đủ, đắc dụng và hiệu quả” [73, tr.211]. - “Mục tiêu xây dựng hậu cần Quân đội Mỹ” của Lưu Binh [13]. Trong bài, khi nghiên cứu về mục tiêu xây dựng hậu cần Quân đội Mỹ, tác giả nhấn mạnh: “Mục tiêu, yêu cầu cao nhất trong công tác bảo đảm hậu cần của quân đội Mỹ là vận chuyển, bảo đảm trang bị, lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết cho lực lượng tham gia chiến đấu kịp thời, đúng địa điểm, cung cấp đúng số lượng vật tư cho đơn vị sử dụng. Đây là phương châm hậu cần quân đội Mỹ đang hướng tới “lực lượng tập trung, bảo đảm chính xác” [13, tr.11]. Để thực hiện phương thức tác chiến lấy mạng làm trung tâm, trong điều kiện chiến tranh sử dụng vũ khí, phương tiện công nghệ cao; tác giả chỉ rõ, quân đội Mỹ yêu cầu các lực lượng bảo đảm hậu cần quân đội là trong vòng 96 giờ phải vận chuyển được một Lữ đoàn, 120 giờ phải vận chuyển
- 10 được một Sư đoàn, 30 ngày phải vận chuyển được năm Sư đoàn đến bất kỳ địa điểm nào trên thế giới. Vì vậy, “đội ngũ sĩ quan, nhân viên, binh sĩ trong lực lượng hậu cần quân đội phải được huấn luyện chuyên ngành đạt đến trình độ thành thục, đi cùng với nó là trang bị bảo đảm hậu cần phải được đổi mới đồng bộ cùng với sự phát triển của trang bị vũ khí hiện đại” [13, tr.11]. - “Bảo đảm Hậu cần toàn cầu của Hải quân Mỹ” của Quách Á Đông, Dương Hà [64]. Trong bài, khi bàn về vấn đề “Bảo đảm hậu cần toàn cầu của Hải quân Mỹ”, tác giả chỉ rõ: để bảo đảm hậu cần toàn cầu của Hải quân Mỹ, quân đội Mỹ luôn đề cao yếu tố con người, sử dụng “Nhân viên dân sự là chủ thể của hệ thống bảo đảm... Hiện nay, Bộ Tư lệnh này có 24.000 người, song số lượng quân nhân chỉ có hơn 700 người, số còn lại đều là nhân viên dân sự (chiếm 97%). Thông qua hình thức tuyển dụng và sử dụng số lượng lớn nhân viên dân sự sẽ vừa giảm áp lực về tổ chức biên chế, tiết kiệm chi phí quốc phòng; vừa linh hoạt trong tuyển dụng, lựa chọn được các nhân viên kỹ thuật dân sự có trình độ cao làm việc cho ngành hậu cần quân đội” [64, tr.18]. - “Những thay đổi trong hệ thống bảo đảm hậu cần kỹ thuật của quân đội Nga” của Tri Viễn, Kiếm Băng [145]. Tác giả nhấn mạnh, sau chiến tranh lạnh, kinh nghiệm sự thất bại trong quá khứ và trên cơ sở cảnh báo những thách thức liên quan tới hoạt động quân sự trong tình hình mới, ngày 06-07- 2010, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã ký sắc lệnh số 843 về “Xây dựng hệ thống bảo đảm hậu cần kỹ thuật trong lực lượng vũ trang Nga”. Nội dung sắc lệnh nêu rõ: “Binh sĩ được bảo đảm đầy đủ trang bị, vật chất có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ trong mọi điều kiện, hoàn cảnh. Bảo đảm hậu cần kỹ thuật bao gồm: Bảo đảm lương thực và nhu yếu phẩm; bảo đảm giao thông; bảo đảm kỹ thuật đạn dược…; bảo đảm quản lý doanh trại; bảo đảm tài chính…” [145, tr.7]. Đồng thời tác giả chỉ ra những mâu thuẫn trong quá trình vận hành và phát triển hệ thống bảo đảm hậu cần kỹ thuật của quân đội Nga hiện nay: “Mâu thuẫn giữa hàng loạt những nhu cầu bảo đảm toàn diện cho quân đội Nga với mức dự toán chi tiêu cho quốc phòng có hạn…; mâu thuẫn giữa lợi ích kinh tế cục bộ (nội tại) theo thị trường với tính tất yếu phải bảo đảm hậu
- 11 cần trong quân đội dựa trên cân đối dự toán sử dụng tài chính; mâu thuẫn giữa nhu cầu tổ chức bảo đảm hậu cần trong điều kiện dã chiến, xung đột vũ trang với việc thiếu cơ chế thu hút các đối tượng khác đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ bảo đảm cho quân đội Nga”. [145, tr.9]. Tác giả nhận định, nhiệm vụ đó đặt ra yêu cầu phải xây dựng được đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật cao, tinh gọn, hoạt động đạt chất lượng, hiệu quả cao. 1.1.3. Các công trình nghiên cứu của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - “Chất lượng tổ chức cơ sở đảng ở các sư đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào trong thời kỳ đổi mới” của Bun phêng Sỉ pa sợt, Luận án tiến sĩ khoa học Chính trị, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh [25]. Nội dung luận án bàn về chất lượng tổ chức cơ sở đảng ở các sư đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào trong thời kỳ đổi mới. Trên quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, của Đảng Nhân dân cách mạng Lào và quan điểm tư tưởng Cay-sỏn-Phôm-vi-hản về vấn đề xây dựng Đảng nói chung, xây dựng tổ chức cơ sở đảng nói riêng, luận án đã tập trung phân tích, làm rõ những yêu cầu cơ bản về chất lượng tổ chức cơ sở đảng ở các sư đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào. Tác giả đã đưa ra quan niệm: Chất lượng tổ chức cơ sở đảng ở các sư đoàn bộ binh là tổng hợp những giá trị chủ yếu của các yếu tố cấu thành tổ chức cơ sở đảng, được biểu hiện ở mặt tổ chức, ở kết quả hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng đúng theo quy định, quyền hạn cho từng cấp. Từ đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng ở các sư đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào. Trong đó có những giải pháp mang tính đột phá như: Thường xuyên đổi mới phong cách lãnh đạo, tác phong công tác và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra của tổ chức cơ sở đảng; tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, cơ quan chính trị cấp trên, nhất là đảng ủy, cơ quan chính trị các trung đoàn, sư đoàn. - “Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho hạ sĩ quan, binh sĩ ở các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào hiện nay” của Thim sảo Đuông chăm pa, Luận án tiến sĩ khoa học chính trị, Học viện Chính trị [124]. Luận án đã phân tích, làm rõ quan niệm về giáo dục chính trị, xác định mục đích, chủ thể, lực lượng, đối tượng, nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục chính trị cho hạ sĩ quan, binh sĩ ở các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân
- 12 Lào. Từ đó đưa ra quan niệm chất lượng giáo dục chính trị, hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục chính trị cho hạ sĩ quan, binh sĩ ở các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào. Trên cơ sở đó, luận án đã phân tích, luận giải sự phát triển tình hình nhiệm vụ của Đảng và quân đội, sự tác động nhiều mặt cả chủ quan và khách quan, đưa ra yêu cầu và đề xuất giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho hạ sĩ quan, binh sĩ ở các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào hiện nay. Một số giải pháp mang tính đột phá như: Thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức giáo dục chính trị cho hạ sĩ quan, binh sĩ ở các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào; chú trọng bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ và phương pháp giảng dạy cho đội ngũ giáo viên, cán bộ chỉ huy ở các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào. - “Đột phá về công tác cán bộ” của Lit thi Si sou vong, Tạp chí Xây dựng Đảng điện tử [86]. Theo tác giả, để đưa nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào thoát khỏi tình trạng nghèo và kém phát triển, cần phải đột phá về phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là bồi dưỡng cán bộ. Trong đó cần phải bảo đảm đủ về số lượng và chỉ tiêu biên chế trong cơ quan hệ thống chính trị và các ngành. Từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, tập trung vào bốn vấn đề quan trọng: đánh giá cán bộ; xây dựng kế hoạch cán bộ tổng thể; bố trí luân chuyển cán bộ; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; kế thừa, thay thế cán bộ; chế độ, chính sách đối với cán bộ. Tác giả cũng đưa ra một số biện pháp phát triển nguồn nhân lực cán bộ, trong đó nổi lên các giải pháp: Công tác đánh giá cán bộ phải khách quan, công tâm; ngăn chặn và từng bước khắc phục tình trạng lựa chọn, bố trí, sử dụng cán bộ theo dòng họ, địa phương, bè phái. Trước khi đưa cán bộ vào quy hoạch phải tham vấn rộng rãi trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đặc biệt coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, đảng viên đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ chính trị phát triển mới của nước Lào. 1.1.4. Các công trình nghiên cứu của Liên bang Đức - “Một số nội dung về hiện đại hóa ngành hậu cần quân đội Trung quốc” của Norbert Weller [101]. Khi nghiên cứu vấn đề hiện đại hóa ngành hậu cần quân đội Trung quốc; tác giả chỉ rõ, trong chiến lược quốc phòng mới của Trung Quốc xác định phải “xây dựng quân đội hiện đại”, một trong những nội dung được ưu
- 13 tiên hàng đầu là hiện đại hóa, nâng cao khả năng bảo đảm hậu cần cho các lực lượng vũ trang nhằm đáp ứng yêu cầu tác chiến trong điều kiện sử dụng vũ khí, phương tiện tác chiến công nghệ cao. Bởi vậy, những năm qua Trung Quốc không ngừng đề ra và triển khai nhiều chủ trương, chính sách cho công tác bảo đảm hậu cần quân đội phù hợp với tình hình hiện nay. Tác giả nhấn mạnh nội dung hiện đại hóa ngành hậu cần quân đội Trung Quốc. Trong đó, tập trung nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ sĩ quan, nhân viên chuyên môn hậu cần, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo đảm hậu cần cho các lực lượng vũ trang trong chiến tranh hiện đại: “Quân đội Trung Quốc coi trọng xây dựng đội ngũ sĩ quan, nhân viên chuyên môn hậu cần có năng lực, trình độ cao vừa là mục tiêu, yêu cầu cấp thiết trước mắt, vừa mang tính cơ bản lâu dài trong xây dựng bảo đảm hậu cần chính quy hiện đại. Chỉ có xây dựng được đội ngũ sĩ quan, nhân viên chuyên môn mạnh có đủ tố chất, năng lực, trình độ thì mới làm chủ được các phương tiện, trang thiết bị hậu cần tiên tiến, công nghệ cao, đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao trong tác chiến hiện đại.” [101, tr.5]. Để thực hiện tốt mục tiêu đó, quân đội Trung Quốc xác định nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo trong hệ thống các học viện, nhà trường quân đội; tăng cường đầu tư nguồn lực để nâng cấp, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, vật chất trang thiết bị huấn luyện; nâng cao trình độ năng lực, bồi dưỡng kiến thức, kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ; hoàn chỉnh hệ thống giáo trình, giáo khoa theo yêu cầu mới; gắn đào tạo với sử dụng, đào tạo với nghiên cứu khoa học; tăng cường mở rộng hợp tác giáo dục, đào tạo với các trường dân sự trong nước và quốc tế. “Trung Quốc luôn coi trọng quy hoạch đội ngũ sĩ quan, nhân viên chuyên môn hậu cần theo hướng chuyên nghiệp hóa, đủ tiểu chuẩn về số lượng và chất lượng, bố trí sử dụng hợp lý, đúng theo ngành, nghề đào tạo. Chăm lo đào tạo các chuyên gia đầu ngành, các nhân tài có trình độ cao về khoa học hậu cần quân đội, đủ năng lực làm tham mưu cho Đảng, Nhà nước, Quân đội về các chủ trương, đường lối chiến lược và tổ chức chỉ huy, xây dựng và phát triển ngành hậu cần quân đội chính quy, hiện đại. Duy trì
- 14 nghiêm các chế độ, quy định của ngành hậu cần, tạo điều kiện tốt hơn để sĩ quan, nhân viên chuyên môn được học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, học vấn, phát huy tài năng, hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao; chăm lo đổi mới cải cách các chế độ, chính sách, tiêu chuẩn nhằm cải thiện đời sống cho quân nhân và thu hút nhân tài cho ngành hậu cần quân đội” [101, tr.05]. - “Xu hướng bảo đảm hậu cần trong chiến tranh sử dụng vũ khí, phương tiện công nghệ cao” của Norbert Weller [102]. Tác giả nhấn mạnh, Quân đội Mỹ cho rằng, trong chiến tranh hiện đại ở cấp chiến dịch, chiến lược, bất kì một quân đội, binh chủng nào cũng không thể tác chiến độc lập mà phải phát huy khả năng và thế mạnh của các lực lượng thông qua tác chiến hiệp đồng quân binh chủng. Do đó, hoạt động bảo đảm hậu cần cho các quân, binh chủng trong các giai đoạn tác chiến phải đa dạng và nhiều chiều. Vì vậy, đội ngũ: “Nhân viên hậu cần là nhân tố quan trọng nhất của lực lượng bảo đảm hậu cần trong chiến tranh hiện đại. Cán bộ nhân viên phục vụ trong lực lượng hậu cần quân sự cần phải có trình độ văn hóa cao. Ví dụ, trong quân đội Mỹ, 97% sĩ quan hậu cần có trình độ văn hóa chuyên môn từ đại học, trung học trở lên; trong đó 57% tốt nghiệp đại học; 39% có học vị thạc sĩ, tiến sĩ. Trong quân đội các nước phát triển, với sự phát triển không ngừng của chuyên môn hậu cần, việc phân công ngày càng chuyên nghiệp hóa hơn, tỉ lệ cán bộ, nhân viên hậu cần chuyên ngành có trình độ chuyên môn hóa cao đạt tới trên 80%, trong đó nhân viên kỹ thuật chiếm 60-80%”. [102, tr.4-5]. 1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƢỚC 1.2.1. Công trình nghiên cứu về công tác cán bộ Khi nghiên cứu về xây dựng Đảng nói chung và công tác cán bộ nói riêng, có nhiều công trình của các nhà khoa học, nghiên cứu luận giải ở những góc độ khác nhau, trong đó một số công trình tiêu biểu liên quan đến đề tài luận án: - “Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của PGS, TS Nguyễn Phú Trọng và PGS, TS Trần Xuân Sầm [131]. Nội dung cuốn
- 15 sách gồm bốn phần: Những vấn đề lý luận và phương pháp luận về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ công chức trong lịch sử nước ta và một số nước trên thế giới; thực trạng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ hiện nay; quan điểm và phương hướng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đặc biệt, trong phần thứ tư, cuốn sách đã chỉ rõ các quan niệm chung về chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ mới; tư tưởng chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ mới; phương hướng và giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ mới [131, tr.336]. - “Quan điểm và những giải pháp mới về xây dựng Đảng trong Văn kiện Đại hội XII của Đảng” của Phạm Minh Chính [32]. Tác giả đã phân tích rõ quan điểm của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII là: “Đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ, coi trọng công tác bảo vệ chính trị nội bộ”. Theo đó, phải tiếp tục đẩy mạnh thực hiện “Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; thể chế hóa, cụ thể hóa các nguyên tắc về xây dựng Đảng; tiếp tục ban hành và thực hiện các quy chế, quy định trong công tác cán bộ bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và chặt chẽ giữa các khâu, liên thông giữa các cấp; có quy chế về đánh giá đúng đắn, khách quan đối với cán bộ, để có cơ sở sử dụng, bố trí cán bộ, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng chạy chức, chạy tuổi, chạy bằng cấp…. Từ chủ trương trên, tác giả đã phân tích làm rõ một số giải pháp cơ bản đó là: Một là, thể chế hóa, cụ thể hóa nguyên tắc của Đảng về quan hệ giữa đường lối chính trị với đường lối cán bộ; quan điểm giai cấp và chính sách đại đoàn kết rộng rãi trong công tác cán bộ; quan hệ giữa tiêu chuẩn và cơ cấu; giữa đức và tài; giữa kế thừa và phát triển; giữa sự quản lý thống nhất của Đảng và phát huy đầy đủ trách nhiệm của các cơ quan trong hệ thống chính trị; giữa thẩm quyền và trách nhiệm cá nhân, tập thể. Hai là, đổi mới công tác bầu cử trong Đảng, phương thức tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ… lựa chọn những người có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm giữ các vị trí lãnh đạo, đặc biệt là người đứng đầu. Ba là, tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam trong quá trình hội nhập
0 p | 1080 | 134
-
Luận án Tiến sĩ: Chất lượng đào tạo cao cấp lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong giai đoạn hiện nay
204 p | 281 | 65
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc người cao tuổi Việt Nam
0 p | 236 | 54
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chất lượng dịch vụ tài chính – ngân hàng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam
34 p | 117 | 11
-
Luận án Tiến sĩ: Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lí nhà nước về kinh tế cấp thành phố ở Hà Nội
180 p | 73 | 9
-
Luận án Tiến sĩ: Chất lượng giảng viên các trường đại học công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội
184 p | 30 | 8
-
Luận án tiến sĩ: Chất lượng tổ chức cơ sở đảng nông thôn ở các tỉnh phía Bắc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nay
179 p | 53 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Chất lượng đào tạo cao cấp lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý trong giai đoạn hiện nay
14 p | 116 | 6
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu nâng cao chất lượng xử lý tín hiệu trong các hệ thống thông tin đa người dùng
24 p | 109 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Công nghệ dệt, may: Ứng dụng mô hình hóa nghiên cứu quá trình quấn ống và mạng ANN dự báo chất lượng sản phẩm sợi quấn ống
168 p | 15 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý chất lượng dịch vụ tại các Cảng hàng không trực thuộc Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP
275 p | 10 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Chất lượng tổ chức cơ sở Đảng thuộc Đảng bộ Bộ an ninh Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn hiện nay
0 p | 75 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Tác động của quản trị công ty đến chất lượng lợi nhuận kế toán của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
186 p | 8 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu ảnh hưởng của vốn trí tuệ tới hiệu quả tài chính và chất lượng lợi nhuận tại các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
175 p | 7 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Đảm bảo chất lượng các chương trình đào tạo liên kết quốc tế ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nay
27 p | 14 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý chất lượng dịch vụ tại các Cảng hàng không trực thuộc Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP
31 p | 9 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục: Ảnh hưởng của kiểm định chất lượng đến hoạt động phát triển chương trình đào tạo ngành Sư phạm
25 p | 4 | 1
-
Luận án Tiến sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục: Ảnh hưởng của kiểm định chất lượng đến hoạt động phát triển chương trình đào tạo ngành Sư phạm
235 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn