intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ: Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và khả năng phòng chống sâu ăn lá hồng ngọt Hypocala subsatura Guenee (Lepidoptera: Noctuidae) tại Hòa Bình, Việt Nam

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:136

53
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu: Từ những hiểu biết về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của đối tượng nghiên cứu, góp phần nâng cao khả năng phòng chống loài sâu ăn lá hồng Hypocala subsatura Guenee (Lepidoptera: Noctuidae) theo hướng tổng hợp, đạt hiệu quả kinh tế, an toàn và thân thiện với môi trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và khả năng phòng chống sâu ăn lá hồng ngọt Hypocala subsatura Guenee (Lepidoptera: Noctuidae) tại Hòa Bình, Việt Nam

  1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM LÊ QUANG KHẢI ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC, SINH THÁI HỌC VÀ KHẢ NĂNG PHÒNG CHỐNG SÂU ĂN LÁ HỒNG NGỌT Hypocala subsatura Guenee (LEPIDOPTERA: NOCTUIDAE) TẠI HÒA BÌNH, VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2015
  2. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM LÊ QUANG KHẢI ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC, SINH THÁI HỌC VÀ KHẢ NĂNG PHÒNG CHỐNG SÂU ĂN LÁ HỒNG NGỌT Hypocala subsatura Guenee (LEPIDOPTERA: NOCTUIDAE) TẠI HÒA BÌNH, VIỆT NAM Chuyên ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT Mã số: 62.62.01.12 Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. NGUYỄN VIẾT TÙNG TS. LÊ ĐỨC KHÁNH HÀ NỘI - 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2015 Tác giả luận án Lê Quang Khải i
  4. LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận án, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới GS.TS Nguyễn Viết Tùng, TS. Lê Đức Khánh và Cố GS.TS. Hà Quang Hùng đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Côn trùng, Khoa Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Viện Bảo vệ thực vật, Bộ môn Côn trùng đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận án./. Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2015 Nghiên cứu sinh Lê Quang Khải ii
  5. MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục chữ viết tắt vi Danh mục các bảng vii Danh mục các hình ix Trích yếu luận án xi Thesis abstract xiii PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2 Mục đích, yêu cầu của đề tài 2 1.3 Những đóng góp mới của đề tài 2 1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3 1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1 Cơ sở khoa học của đề tài 4 2.2 Thông tin về huyện đà bắc, tỉnh hòa bình 5 2.3 Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước 6 2.3.1 Cây hồng và vai trò kinh tế 6 2.3.2 Dịch hại trên cây hồng và sâu hại nói riêng 7 2.3.3 Đặc điểm hình thái, sinh vật học, sinh thái học của loài sâu hại hồng 11 2.3.4 Biện pháp phòng chống sâu hại hồng 13 2.4 Những nghiên cứu ở trong nước 16 2.4.1 Cây hồng và vai trò kinh tế 16 2.4.2 Dịch hại trên cây hồng và sâu hại nói riêng 19 2.4.3 Đặc điểm hình thái, sinh vật học, sinh thái học của loài sâu hại chính 20 2.4.4 Biện pháp phòng chống sâu hại hồng chính 20 2.5 Những vấn đề cần quan tâm 21 iii
  6. PHẦN 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22 3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 22 3.1.1 Địa điểm nghiên cứu 22 3.1.2 Thời gian nghiên cứu 22 3.2 Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu 22 3.2.1 Vật liệu nghiên cứu 22 3.2.2 Dụng cụ nghiên cứu 22 3.3 Nội dung nghiên cứu 22 3.4 Phương pháp nghiên cứu 23 3.4.1 Phương pháp xác định thành phần sâu hại hồng, đặc điểm hình thái của sâu ăn lá hồng Hypocala subsatura Guenee (Lepidoptera: Noctuidae) 23 3.4.2 Phương pháp xác định đặc điểm sinh vật học của sâu ăn lá hồng Hypocala subsatura Guenee (Lepidoptera: Noctuidae) 28 3.4.3 Phương pháp điều tra diễn biến mật độ sâu ăn lá hồng Hypocala subsatura Guenee (Lepidoptera: Noctuidae) trên cây hồng ngọt nhập nội MC1 và một số yếu tố ảnh hưởng tới diễn biến mật độ 33 3.4.4 Phương pháp nghiên cứu biện pháp phòng chống sâu ăn lá hồng Hypocala subsatura Guenee theo hướng tổng hợp. 37 3.4.5 Phương pháp tính toán và xử lý số liệu 41 PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 42 4.1 Thành phần sâu hại hồng ở việt nam, đặc điểm hình thái của sâu ăn lá hồng Hypocala subsatura guenee (lepidoptera: noctuidae) 42 4.1.1 Thành phần sâu hại hồng ngọt nhập nội MC1 tại Đà Bắc, Hòa Bình 43 4.1.2 Thời gian xuất hiện gây hại của một số loài sâu hại chính 44 4.1.3 Cấu trúc thành phần loài sâu hại chính trên cây hồng 46 4.1.4 Loài ưu thế và chỉ số loài ưu thế 47 4.1.5 Tần suất xuất hiện của các loài sâu ăn lá hồng tại Đà Bắc, Hòa Bình 48 4.1.6 Đặc điểm hình thái sâu ăn lá hồng 48 4.1.7 Phân biệt đặc điểm hình thái hai loài sâu ăn lá hồng 53 4.2 Đặc điểm sinh vật học sâu ăn lá hồng 56 4.2.1 Tập tính hoạt động của sâu ăn lá hồng 56 4.2.2 Thời gian phát dục các pha 61 iv
  7. 4.2.3 Bảng sống và các chỉ tiêu sinh học cơ bản của sâu ăn lá hồng 65 4.2.4 Ảnh hưởng của thức ăn thêm đến thời gian sống và sức sinh sản của trưởng thành 67 4.3 Diễn biến mật độ sâu ăn lá hồng trên cây hồng ngọt mc1 và một số yếu tố ảnh hưởng tới diễn biến mật độ 68 4.3.1 Thời điểm xuất hiện gây hại và triệu chứng của sâu ăn lá hồng 68 4.3.2 Tỷ lệ hại của sâu ăn lá hồng trên các bộ phận của cây ký chủ 70 4.3.3 Ảnh hưởng của mật độ sâu ăn lá hồng tới tỷ lệ ra hoa, kết quả và thu hoạch 71 4.3.4 Thời điểm xuất hiện và diễn biến mật độ của sâu ăn lá hồng theo giai đoạn sinh trưởng của cây hồng 72 4.3.5 Diễn biến mật độ của sâu ăn lá hồng qua các năm 74 4.3.6 Một số yếu tố ảnh hưởng đến tình hình phát sinh phát triển của sâu ăn lá hồng 77 4.4 Một số nghiên cứu về biện pháp phòng chống sâu ăn lá hồng Hypocala subsatura guenee 81 4.4.1 Đánh giá hiệu lực của thuốc bảo vệ thực vật đối với sâu ăn lá hồng 82 4.4.2 Kết quả thử nghiệm các biện pháp phòng chống sâu ăn lá hồng theo hướng quản lý tổng hợp 86 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 89 5.1 Kết luận 89 5.2 Kiến nghị 90 Danh mục các công trình công bố có liên quan đến luận án 91 Tài liệu tham khảo 92 Phụ lục 99 v
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt BVTV Bảo vệ thực vật CAQ Cây ăn quả cs Và những người khác BNN & PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn BVTV Bảo vệ thực vật ĐTG Độ thưởng gặp et al. Và những người khác IPM Quản lý dịch hại tổng hợp MĐPB Mức độ phổ biến NS Năng suất QCVN Quy chuẩn Việt Nam QĐ Quyết định vi
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 4.1 Thành phần sâu hại trên hồng ngọt MC1 tại Đà Bắc, Hòa Bình 2011 - 2012 43 4.2 Thời gian xuất hiện gây hại của các loài sâu hại chính trên hồng MC1 tại Đà Bắc, Hòa Bình 45 4.3 Cấu trúc thành phần loài sâu hại hồng tại Đà Bắc, Hòa Bình 47 4.4 Loài ưu thế và chỉ số loài ưu thế tại Đà Bắc, Hòa Bình 47 4.5 Tần suất xuất hiện của các loài sâu ăn lá hồng (Lepidoptera: Noctuidae) theo các giai đoạn sinh trưởng của cây hồng ngọt nhập nội MC1 tại Đà Bắc, Hòa Bình (năm 2011 - 2012) 48 4.6 Sự khác nhau về mặt hình thái giữa 2 loài sâu ăn lá hồng 53 4.7 Kích thước các pha phát dục của 2 loài sâu ăn lá hồng 55 4.8 Thời điểm vũ hóa trong ngày của trưởng thành sâu ăn lá hồng Hypocala subsatura Guenne (Viện BVTV, 2014) 57 4.9 Thời điểm giao phối trong ngày của trưởng thành sâu ăn lá hồng Hypocala subsatura Guenne (Viện BVTV, 2014) 57 4.10 Nhịp điệu và sức đẻ trứng của trưởng thành sâu ăn lá hồng Hypocala subsatura Guenne (Viện BVTV, 2014) 58 4.11 Sự lựa chọn thức ăn của sâu ăn lá Hypocala subsatura Guenee trong phòng thí nghiệm (Viện BVTV, 2014) 61 4.12 Thời gian phát dục các pha sâu ăn lá hồng Hypocala subsatura Guenee nuôi ở các nhiệt độ khác nhau 62 4.13 Tỷ lệ chết các pha của sâu ăn lá hồng Hypocala subsatura Guenee 66 4.14 Các chỉ tiêu sinh học cơ bản của sâu ăn lá hồng Hypocala subsatura Guenee ở điều kiện nhiệt độ 28˚C và ẩm độ 70% 67 4.15 Ảnh hưởng của thức ăn thêm đến thời gian sống sức đẻ trứng và tỷ lệ trứng nở của trưởng thành cái sâu ăn lá hồng (Viện BVTV, 2014) 68 4.16 Diễn biến mật độ của sâu ăn lá hồng Hypocala subsatura Guenee theo các giai đoạn sinh trưởng của hai giống hồng ở Hòa Bình, 2014 71 4.17 Thành phần thiên địch trên sâu hại hồng tại Hòa Bình 2011-2012 81 vii
  10. 4.18 Hiệu lực phòng trừ của thuốc trừ sâu đối với sâu ăn lá hồng Hypocala subsatura Guenee tuổi 1, Viện BVTV 2013 82 4.19 Hiệu lực phòng trừ của thuốc trừ sâu đối với sâu ăn lá hồng Hypocala subsatura Guenee tuổi 2, Viện BVTV 2013 83 4.20 Hiệu lực phòng trừ của thuốc trừ sâu đối với sâu ăn lá hồng Hypocala subsatura Guenee tuổi 3 ở phòng thí nghiệm tại Viện BVTV, 2013 83 4.21 Hiệu lực phòng trừ của thuốc trừ sâu đối với sâu ăn lá hồng Hypocala subsatura Guenee tuổi 4, Viện BVTV 2013 84 4.22 Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến mật độ sâu ăn lá hồng Hypocala subsatura Guenee tại Đà Bắc, Hòa Bình 2013 85 4.23 Hiệu lực phòng trừ của thuốc trừ sâu đối với sâu ăn lá hồng Hypocala subsatura Guenee tại Đà Bắc, Hòa Bình 2013 86 4.24 Năng suất và phẩm chất quả khi áp dụng biện pháp phòng chống theo hướng tổng hợp, Đà Bắc, Hòa Bình 2013 87 4.25 Hiệu quả kinh tế lý thuyết mô hình phòng trừ tổng hợp tại Đà Bắc, Hòa Bình 2013 88 viii
  11. DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên hình Trang 4.4 Trứng sâu ăn lá hồng Hypocala subsatura Guenee 49 4.5 Sâu non tuổi 1 sâu ăn lá hồng Hypocala subsatura Guenee 49 4.6 Sâu non tuổi 2 sâu ăn lá hồng Hypocala subsatura Guenee 50 4.7 Sâu non tuổi 3 hồng sâu ăn lá Hypocala subsatura Guenee 50 4.8 Sâu non tuổi 4 sâu ăn lá hồng Hypocala subsatura Guenee 51 4.9 Sâu non tuổi 5 sâu ăn lá hồng Hypocala subsatura Guenee 51 4.10 Nhộng sâu ăn lá hồng Hypocala subsatura Guenee 52 4.11 Trưởng thành cái sâu ăn lá hồng Hypocala subsatura Guenee 52 4.12 Trưởng thành đực sâu ăn lá hồng Hypocala subsatura Guenee 53 4.13 Kích thước mảnh đầu của 2 loài sâu ăn lá hồng 56 4.14 Tỷ lệ sống (lx) và sức sinh sản (mx) của sâu ăn lá hồng Hypocala subsatura Guenee 65 4.1 Triệu chứng gây hại của sâu ăn lá hồng Hypocala subsatura Guenee trên lá 69 4.2 Triệu chứng gây hại của sâu ăn lá hồng Hypocala subsatura Guenee trên hoa 69 4.3 Triệu chứng gây hại của sâu ăn lá hồng Hypocala subsatura Guenee trên quả 70 4.15 Tỷ lệ hại của sâu ăn lá hồng Hypocala subsatura Guenee trên một số bộ phận của cây hồng 70 4.16 Diễn biến mật độ sâu ăn lá hồng Hypocala subsatura Guenee theo các giai đoạn sinh trưởng của cây hồng tại Đà Bắc, Hòa Bình năm 2012, 2013 73 4.17 Diễn biến mật độ sâu ăn lá hồng Hypocala subsatura Guenee tại Đà Bắc, Hòa Bình năm 2012 74 4.18 Nhiệt độ và ẩm độ không khí khu vực tỉnh Hòa Bình năm 2012 75 4.19 Diễn biến mật độ sâu ăn lá hồng Hypocala subsatura Guenee tại Đà Bắc, Hòa Bình năm 2013 76 4.20 Nhiệt độ và ẩm độ không khí khu vực tỉnh Hòa Bình năm 2013 77 4.21 Ảnh hưởng của biện pháp trồng xen đến mật độ sâu ăn lá hồng Hypocala subsatura Guene tại Đà Bắc, Hòa Bình, 2012 78 ix
  12. 4.22 Ảnh hưởng của biện pháp tỉa cành tạo tán đến mật độ sâu ăn lá hồng Hypocala subsatura Guenee tại Đà Bắc, Hòa Bình, 2012 79 4.23 Ảnh hưởng của giống đến mật độ sâu ăn lá hồng Hypocala subsatura Guenee tại Đà Bắc, Hòa Bình, 2012 80 4.24 Mật độ sâu ăn lá hồng Hypocala subsatura Guenee khi áp dụng biện pháp phòng chống theo hướng tổng hợp, Đà Bắc, Hòa Bình 2013 87 x
  13. TRÍCH YẾU LUẬN ÁN Tên tác giả: Lê Quang Khải Tên luận án: “Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và khả năng phòng chống sâu ăn lá hồng ngọt Hypocala subsatura Guenee (Lepidoptera: Noctuidae) tại Hòa Bình, Việt Nam”. Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật Mã số: 62.62.01.12 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu Từ những hiểu biết về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của đối tượng nghiên cứu, góp phần nâng cao khả năng phòng chống loài sâu ăn lá hồng Hypocala subsatura Guenee (Lepidoptera: Noctuidae) theo hướng tổng hợp, đạt hiệu quả kinh tế, an toàn và thân thiện với môi trường. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra thu thập thành phần sâu hại hồng, xác định đặc điểm hình thái theo Quy chuẩn quốc gia QCVN 01-38: 2010/BNNPTNT về Phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng. - Phương pháp xác định đặc điểm sinh vật học sâu ăn lá hồng hồng Hypocala subsatura Guenee (Lepidoptera: Noctuidae) theo Gaylor (1992), Phạm Bình Quyền (2005) và Nguyễn Văn Đĩnh (2005). - Phương pháp xác định đặc điểm sinh thái học của sâu ăn lá hồng Hypocala subsatura Guenee (Lepidoptera: Noctuidae) theo Quy chuẩn quốc gia QCVN 01-38: 2010/BNNPTNT về Phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng. - Phương pháp đánh giá hiệu lực của thuốc bảo vệ thực vật trong phòng thí nghiệm và trên đồng ruộng theo Tiêu chuẩn bảo vệ thực vật (BNN&PTNT, 2001). - Các số liệu được tính toán theo phương pháp thống kê sinh học thông dụng, sử dụng phần mềm IRRSTAT 5.0 để so sánh và phân tích. Vẽ đồ thị và biểu đồ bằng phần mềm Microsoft Excel. xi
  14. Kết quả chính và kết luận - Xác định được thành phần sâu hại chính trên cây hồng ngọt nhập nội Fuyu tại Hòa Bình gồm 18 loài thuộc 5 bộ, 13 họ. Một số loài gây hại phổ biến là sâu ăn lá hồng subsatura, bọ xít, rệp sáp bột tua ngắn và ruồi đục quả. - Xác định các chỉ tiêu sinh vật học cơ bản của sâu ăn lá hồng Hypocala subsatura Guenee (Lepidoptera: Noctuidae) ở nhiệt độ 26oC, 28oC và 30oC, ẩm độ 70% như vòng đời và thời gian phát dục các pha. Các chỉ tiêu sức đẻ trứng, tỷ lệ tăng tự nhiên (r), hệ số nhân một thế hệ (Ro) và thời gian tăng đôi quần thể (DT) được xác địn ở nhiệt độ 28oC và ẩm độ 70%. - Xác dịnh được tập tính hoạt động và gây hại của các pha sâu ăn lá hồng. Hồng Fuyu là thức ăn ưa thích hơn so với hồng Nhân Hậu. - Xác định được sự phát sinh gây hại của sâu ăn lá hồng Hypocala subsatura Guenee (Lepidoptera: Noctuidae) có quan hệ chặt với các giai đoạn sinh trưởng của cây hồng. Trong năm sâu ăn lá hồng phát sinh gây hại nặng trên các đợt lộc xuân và lộc thu. - Xác định được loài bọ xít ăn sâu thuộc họ Pentatomidae là thiên địch của sâu ăn lá hồng Hypocala subsatura Guenee. - Thử nghiệm nấm ký sinh côn trùng Metarhizium anisopliae có hiệu lực phòng trừ sâu ăn lá hồng. xii
  15. THESIS ABSTRACT PhD candidate: Le Quang Khai Thesis title: “Some biological, ecological and control measures of Hypocala subsatura Guenee (Lepidoptera: Noctuidae) in Hoa Binh, Vietnam”. Major: Plant protection; Code: 62. 62. 01. 12 Education organization:: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research objectives Study on the biological, ecological to improve the control measures of Hypocala subsatura Guenee (Lepidoptera: Noctuidae) with hight result. Materials and Methods: - Monitoring the composition of insect pests on sweet persimmon: Vietnam standard 01-38:2010/BNNPTNT - Biological of Hypocala subsatura Guenee (Lepidoptera: Noctuidae): Gaylor (1992), Pham Binh Quyen (2005) and Nguyen Van Đinh (2005). - Ecological of Hypocala subsatura Guenee (Lepidoptera: Noctuidae): Vietnam Plant protection standard 01-38:2010/BNNPTNT - The effective of insecticide: Plant protection standard (Vietnam Ministry of Agriculture and Tural development, 2001) - Data analysis: IRRSTAT 5.0 and Microsoft Excel. Main findings and conclusions - The composition of insect pests on sweet persimmon including 18 species belong to 5 orders, 13 families. Among them, leaf eating moth (Hypocala subsatura Guenee), mealy bug (Pseudococcus citri Risso) and fruit fly (Bactrocera dorsalis Hendel) were the most important species. - Determined the additional scientific data on biological characteristics of Hypocala subsatura Guenee on sweet persimmon: life cycle, developmental time of egg, larvae, pupae and adult, the intrinsic rate of natural increase (r), the net reproduction rate (Ro) and time for double population (DT) at 28oC and 70% RH. - Determined some behavior features of Hypocala subsatura Guenee xiii
  16. damaging on sweet persimmon. - Determined the population dynamic of Hypocala subsatura Guenee (Lepidoptera: Noctuidae) in the development period of sweet persimmon. - Hypocala subsatura Guenee (Lepidoptera: Noctuidae) had been attacked by stink bug belong to Pentatomidae - Biology pesticide were tested for controlling of Hypocala subsatura Guenee (Lepidoptera: Noctuidae). xiv
  17. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Thời tiết khí hậu miền núi phía Bắc nước ta khá đa dạng, những nơi ở độ cao ≥500m so với mặt nước biển, có mùa đông lạnh, mùa hè mát rất thích hợp để phát triển cây ăn quả ôn đới với nhiều chủng loại như: mận, mơ, hồng, đào, lê...với yêu cầu đơn vị lạnh khác nhau. Đây là một lợi thế để trồng các loại cây ăn quả ôn đới mà phần lớn các tỉnh khác trong cả nước, thậm chí kể cả các nước trong khối ASEAN, hoặc chỉ trồng ở mức rất hạn chế. Trong các loại cây ăn quả ôn đới hồng là cây ăn quả truyền thống, được bà con nông dân trồng từ lâu đời ở các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, các tỉnh Tây nguyên, là những nơi có nhiều tiềm năng về đất đai, điều kiện sinh thái thích hợp cho phát triển cây hồng (Lê Đức Khánh và cs., 2012). Đây cũng là vùng có nhiều bà con dân tộc thiểu số sinh sống, đời sống còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay các giống hồng trồng phổ biến ngoài sản xuất gồm các nhóm hồng giấm và hồng ngâm, đều thuộc chủng loại hồng chát địa bản địa, chất lượng quả thấp, không đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng, nhất là thời kỳ hội nhập hiện nay, dẫn đến hiệu quả kinh tế trồng cây hồng ăn quả không cao, nhiều nơi người dân chặt bỏ để chuyển đổi sang cây trồng khác. Giống hồng ngọt Fuyu, có nguồn gốc từ Nhật Bản đã được đưa vào Việt Nam từ năm 2005. Đây là giống hồng thuộc nhóm hồng không chát, không cần xử lý sau thu hoạch, có thể ăn ngay khi quả chín, chất lượng quả cao, được xem như là những giống cây trồng mới, thích hợp với các tỉnh miền núi phía Bắc, có tiềm năng và ưu thế thương mại đối với Việt Nam, được Bộ Nông Nghiệp và PTNT công nhận tạm thời, quyết định số 3326 QĐ/BNN – TT, ngày 29/10/2007; lấy tên là MC1; công nhận chính thức ngày 15/12/2011, quyết định số 735/QĐ- TT- CCN. Là giống cây trồng mới, hồng MC1 bị khá nhiều loài sâu hại tấn công làm ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất của quả hồng đặc biệt là nhóm sâu ăn lá. Chúng tấn công gây hại làm giảm quang hợp của cây dẫn đến cây bị suy yếu đặc biệt chúng tập trung gây hại vào giai đoạn lộc xuân của cây hồng, đây là giai đoạn rất quan trọng quyết định sự sinh trưởng và phát triển của cây hồng. 1
  18. Trên thế giới, các kết quả công bố và nghiên cứu về loài sâu ăn lá hồng chưa nhiều, nhất là những nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học và sinh thái học. Ở Việt Nam, những nghiên cứu về sâu hại hồng còn rất ít, chỉ có một số kết quả nghiên cứu của Viện Bảo vệ thực vật (1999), Lê Văn Thuyết (2002), Lê Đức Khánh và cs. (2012) về thành phần loài sâu hại hồng ở Việt Nam. Chưa có tài liệu nghiên cứu chuyên sâu nào về nhóm sâu ăn lá hồng. Việc thu thập, xác định thành phần sâu hại trên hồng, xác định đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái và diễn biến tình hình gây hại của loài chủ yếu là rất cần thiết, là cơ sở để xây dựng quy trình quản lý tổng hợp sâu hại chính trên hồng một cách hợp lý, an toàn và bền vững, góp phần thúc đẩy sản xuất hồng ăn quả ở nước ta nói chung, các tỉnh miền núi phía Bắc nói riêng. 1.2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1. Mục đích Từ những hiểu biết về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của đối tượng nghiên cứu, góp phần nâng cao khả năng phòng chống loài sâu ăn lá hồng Hypocala subsatura Guenee (Lepidoptera: Noctuidae) theo hướng tổng hợp, đạt hiệu quả kinh tế, an toàn và thân thiện với môi trường. 1.2.2. Yêu cầu - Điều tra thành phần sâu hại chính trên cây hồng ngọt nhập nội MC1. Bước đầu đánh giá vị trí của loài sâu ăn lá hồng Hypocala subsatura Guenee (Lepidoptera: Noctuidae) và tác hại của chúng đối với giống hồng ngọt nhập nội MC1. - Xác định được đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài sâu ăn lá hồng Hypocala subsatura Guenee (Lepidoptera: Noctuidae). - Xác định được diễn biến mật độ của loài sâu ăn lá hồng Hypocala subsatura Guenee (Lepidoptera: Noctuidae) trong mối quan hệ với các yếu tố khí hậu thời tiết, giống, mùa vụ sinh trưởng, kỹ thuật trồng trọt và kẻ thù tự nhiên. - Thử nghiệm biện pháp phòng chống sâu ăn lá hồng Hypocala subsatura Guenee (Lepidoptera: Noctuidae) theo hướng tổng hợp. 1.3. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Bổ sung danh lục 11 loài sâu hại thuộc 3 bộ và 9 họ trên cây hồng ngọt MC1 nhập nội. Lần đầu tiên phát hiện loài ngài cánh trong hại vỏ Ichneumenoptera sp. (Lepidoptera: Sesiidae) trên cây trồng ở Việt Nam. 2
  19. - Cung cấp một số dẫn liệu mới về đặc điểm sinh vật học, tập tính hoạt động của loài sâu ăn lá hồng ngọt Hypocala subsatura Guenee - Ghi nhận một số dẫn liệu mới về diễn biến mật độ sâu ăn lá hồng ngọt dưới ảnh hưởng của một số yếu tố như cắt cành, giống hồng..... đến diễn biến mật độ sâu ăn lá hồng ngọt. 1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.4.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài Đề tài đã nghiên cứu một cách hệ thống về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và đề xuất một số biện pháp phòng chống loài sâu ăn lá hồng trên cây hồng ngọt, các kết quả này là những tư liệu khoa học mới để sử dụng trong công tác nghiên cứu và đào tạo. 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Đề tài đã đóng góp những cơ sở khoa học để đánh giá khả năng phòng chống loài sâu ăn lá hồng Hypocala subsatura Guenee (Lepidoptera: Noctuidae) theo hướng tổng hợp hiệu quả, an toàn với môi trường và sản phẩm, góp phần sản xuất cây ăn quả ôn đới an toàn, bền vững và nâng cao thu nhập cho người nông dân ở Hòa Bình - vùng miền núi phía Bắc Việt Nam, nơi tập trung chủ yếu đồng bào dân tộc, đời sống còn rất nhiều khó khăn. 1.5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.5.1. Đối tượng nghiên cứu Sâu ăn lá hồng Hypocala subsatura Guenee (Lepidoptera: Noctuidae) 1.5.2. Phạm vi nghiên cứu Thành phần sâu hại trên cây hồng ngọt nhập nội MC1, đặc điểm hình thái, sinh vật học, sinh thái học và thử nghiệm một số biện pháp phòng chống sâu ăn lá hồng Hypocala subsatura Guenee (Lepidoptera: Noctuidae) theo hướng tổng hợp tại Đà Bắc, Hòa Bình, Việt Nam từ tháng 4 năm 2011 đến tháng 4 năm 2014. 3
  20. PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI Những năm trước đây ở nước ta, hồng là một trong những cây ăn quả được lựa chọn làm cây mũi nhọn trong việc thay đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, đặc biệt là vùng núi phía Bắc nơi tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Thực tế nhiều vùng trồng hồng tập trung đã cho hiệu quả kinh tế cao như: vùng hồng Đà Lạt - Lâm Đồng, Lục Ngạn - Bắc Giang, Lục Yên - Yên Bái, vùng Bảo Lâm - Lạng Sơn và Đà Bắc - Hoà Bình... (Vũ Công Hậu, 1999). Ở Việt Nam, các giống hồng trồng phổ biến ngoài sản xuất, bao gồm các nhóm hồng giấm và hồng ngâm đều thuộc chủng loại hồng chát, kỹ thuật quản lý vườn quả kém, năng suất và chất lượng quả ngày càng thấp, hiệu quả kinh tế không cao (Lê Đức Khánh và cs., 2004). Do vậy, cây hồng cũng không được các nhà quản lý và nông dân chú trọng, quan tâm. Thậm chí, tại một số địa phương, người dân không biết kỹ thuật xử lý sau thu hoạch, khử chát, quả chín nhưng không thể ăn được đành vứt bỏ. Đây cũng là một nguyên nhân giải thích tại sao cho đến nay, những nghiên cứu chuyên sâu và công bố về sâu hại trên hồng còn rất ít, mới chỉ dừng lại ở công bố thành phần sâu hại trên hồng và sử dụng thuốc hóa học khi phát hiện sâu hại trên đồng ruộng. Hồng ngọt MC1 là giống cây trồng mới, thích ứng khá rộng, được trồng ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam như Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Bắc Kạn và thậm chí cả ở Bắc Giang (Lê Đức Khánh và cs., 2012). Giống hồng này bị rất nhiều đối tượng sâu hại tấn công, gây ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây, làm giảm năng suất, chất lượng, giá trị thương phẩm của quả. Trong khi đó ở Việt Nam, chưa có tài liệu công bố hoặc nghiên cứu về giống hồng MC1 mà chỉ có một số kết quả nghiên cứu của Viện Bảo vệ thực vật (1999), Lê Văn Thuyết (2002), Lê Đức Khánh và cs. (2004, 2012), Lê Đức Khánh và Hà Minh Trung (2006) về thành phần sâu hại hồng ở Việt Nam. Loài sâu ăn lá hồng Hypocala subsatura Guenee đã được ghi nhận xuất hiện ở Việt Nam từ kết quả nghiên cứu của Viện Bảo vệ thực vật (1976); Lê Đức Khánh và cs. (2012) đã xác định được loài sâu hại này gây hại trên hồng từ tháng 3 đến tháng 6, tập trung vào giai đoạn ra lộc xuân của cây. Ngoài ra, chúng còn 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2