Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Dạy học nghiệp vụ sư phạm dựa vào nghiên cứu trường hợp cho sinh viên cao đẳng ngành giáo dục tiểu học
lượt xem 19
download
Mục đích nghiên cứu của luận án: Đề xuất các biện pháp dạy học NVSP dựa vào NCTH cho SV cao đẳng ngành GDTH ở một số phần nội dung NVSP nhằm nâng cao kết quả học tập NVSP của SV. Sau đây là bản tóm tắt luận án.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Dạy học nghiệp vụ sư phạm dựa vào nghiên cứu trường hợp cho sinh viên cao đẳng ngành giáo dục tiểu học
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 ------------------------------- NGUYỄN KHẢI HOÀN DẠY HỌC NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM DỰA VÀO NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC CHUYÊN NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC (TIỂU HỌC) MÃ SỐ: 62 14 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC HÀ NỘI - 2016
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 ------------------------- NGUYỄN KHẢI HOÀN DẠY HỌC NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM DỰA VÀO NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC CHUYÊN NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC (TIỂU HỌC) MÃ SỐ: 62 14 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS. TS. ĐẶNG THÀNH HƯNG 2. TS. TRỊNH THỊ HỒNG HÀ HÀ NỘI - 2016
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Khải Hoàn
- iv LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành công trình nghiên cứu này tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các tập thể và cá nhân. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của PGS.TS Đặng Thành Hưng và TS Trịnh Thị Hồng Hà. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Sau Đại học, Khoa Giáo dục Tiểu học trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận án. Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của các nhà giáo, các nhà khoa học của các trường: Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội đã khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn sự hợp tác nhiệt tình của lãnh đạo, cộng tác viên, giảng viên và sinh viên các trường: Đại học Tân Trào, Đại học Thủ đô Hà Nội, Cao đẳng Vĩnh Phúc, Cao đẳng Sư phạm Yên Bái, Cao đẳng Sư phạm Thái Nguyên. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp đã quan tâm, chia sẻ, động viên tôi trong quá trình thực hiện luận án. Tác giả luận án Nguyễn Khải Hoàn
- v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... iii LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iv MỤC LỤC ...................................................................................................................v DANH MỤC VIẾT TẮT .......................................................................................... ix DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................x DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ xii MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................3 3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................3 4. Giả thuyết khoa học ................................................................................................4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................4 6. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................4 7. Những luận điểm khoa học phải bảo vệ ..................................................................5 8. Những đóng góp của luận án ..................................................................................6 9. Cấu trúc luận án ......................................................................................................6 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA DẠY HỌC NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM ............7 DỰA VÀO NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CHO SINH VIÊN ...............................7 CAO ĐẲNG NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC ........................................................7 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ..............................................................................7 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài ...................................................7 1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam ...................................................11 1.2. Nghiên cứu trường hợp trong khoa học .............................................................16 1.2.1. Một số khái niệm .....................................................................................16 1.2.2. Đặc điểm của trường hợp và NCTH trong khoa học ...............................18 1.3. Lí luận về NCTH trong dạy học .........................................................................19 1.3.1. Một số khái niệm .....................................................................................19 1.3.2. Phân loại, yêu cầu, đặc điểm của TH và NCTH trong dạy học ...............20
- vi 1.4. Dạy học NVSP dựa vào nghiên cứu trường hợp ................................................25 1.4.1. Một số khái niệm .....................................................................................25 1.4.2. Bản chất và nguyên tắc của dạy học NVSP dựa vào NCTH ...................27 1.4.3. Tiêu chí của Trường hợp trong dạy học NVSP .......................................32 1.4.4. Đặc điểm và một số biện pháp, kĩ thuật dạy học NVSP dựa vào NCTH ....34 1.5. Đặc điểm sinh viên và hoạt động học tập của sinh viên cao đẳng ngành giáo dục tiểu học ...............................................................................................................39 1.5.1. Đặc điểm của sinh viên cao đẳng ngành giáo dục tiểu học ......................39 1.5.2. Hoạt động học tập của sinh viên cao đẳng ngành giáo dục tiểu học ........41 1.6. Một số yếu tố ảnh hưởng đến dạy học NVSP dựa vào NCTH cho sinh viên cao đẳng ngành GDTH ................................................................................................43 1.6.1. Những yếu tố chủ quan ............................................................................43 1.6.2. Những yếu tố khách quan ........................................................................44 Kết luận chương 1 .....................................................................................................46 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM ....48 DỰA VÀO NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CHO SINH VIÊN .............................48 CAO ĐẲNG NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC ......................................................48 2.1. Phân tích thực tiễn kết cấu chương trình và bối cảnh chung của dạy học NVSP cho sinh viên cao đẳng ngành GDTH ...................................................................48 2.1.1. Kết cấu chương trình đào tạo GVTH trình độ cao đẳng ..........................48 2.1.2. Bối cảnh chung của dạy học NVSP cho sinh viên cao đẳng ngành GDTH ở một số trường sư phạm ..................................................................................53 2.2. Những biện pháp đã và đang áp dụng trong dạy học NVSP cho sinh viên cao đẳng ngành GDTH ................................................................................................56 2.2.1. Việc phân tích, xử lí các nội dung dạy học NVSP ..................................56 2.2.2. Việc xây dựng, thiết kế các tình huống dạy học, các chủ đề, dự án học tập .....................................................................................................................57 2.2.3. Việc tổ chức các hoạt động học tập theo các tình huống dạy học, tình huống trải nghiệm .............................................................................................59 2.2.4. Việc đánh giá kết quả học tập NVSP của sinh viên ................................59 2.3. Thực trạng áp dụng NCTH trong dạy học NVSP cho SV CĐ ngành GDTH ....60
- vii 2.3.1. Mục đích, đối tượng và địa bàn khảo sát .................................................60 2.3.2. Nội dung khảo sát ....................................................................................61 2.3.3. Phương pháp khảo sát ..............................................................................61 2.4. Kết quả khảo sát .................................................................................................62 2.4.1. Nhận thức của GV, CBQL và SV về dạy học dựa vào NCTH ................62 2.4.2. Kinh nghiệm của giảng viên, cán bộ quản lí và sinh viên về giảng dạy, học tập dựa vào NCTH .....................................................................................65 2.4.3. Về các biện pháp đã tiến hành khi dạy học dựa vào NCTH ....................70 2.4.4. Những kết quả đạt được khi dạy học dựa vào NCTH .............................73 2.4.5. Những khó khăn, thách thức khi dạy học dựa vào NCTH ......................74 2.4.6. Đánh giá chung về thực tiễn dạy học dựa vào NCTH .............................76 Kết luận chương 2 .....................................................................................................78 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM ...........79 DỰA VÀO NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CHO SINH VIÊN .............................79 CAO ĐẲNG NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC ......................................................79 3.1. Phân tích nội dung nghiệp vụ sư phạm để lựa chọn và thiết kế các Trường hợp dạy học phù hợp ....................................................................................................79 3.1.1. Mục đích, yêu cầu ....................................................................................79 3.1.2. Nguyên tắc lựa chọn nội dung để thiết kế các Trường hợp trong dạy học NVSP cho SV CĐ ngành GDTH .....................................................................79 3.1.3. Phân tích và lựa chọn nội dung nghiệp vụ sư phạm để thiết kế các Trường hợp trong dạy học cho SV CĐ ngành GDTH .....................................81 3.2. Lựa chọn, thiết kế và áp dụng các Trường hợp trong dạy học NVSP cho sinh viên cao đẳng ngành GDTH .................................................................................84 3.2.1. Trường hợp dưới dạng các tình huống giáo dục ......................................84 3.2.2. Trường hợp dưới dạng các chủ đề học tập NVSP ...................................88 3.2.3. Trường hợp dưới dạng các đề tài nghiên cứu HS ....................................94 3.3. Sử dụng một số kĩ thuật dạy học NVSP dựa vào NCTH .................................102 3.3.1. Kĩ thuật hướng dẫn nghiên cứu tình huống dạy học..............................102 3.3.2. Kĩ thuật mảnh ghép và công não trong chủ đề học tập..........................106 3.3.3. Kĩ thuật nghiên cứu bài học trong nghiên cứu trường hợp ....................110
- viii 3.4. Thực hiện đánh giá kết quả học tập NVSP theo tiếp cận năng lực ..................115 3.4.1. Nguyên tắc đánh giá ..............................................................................115 Hình 3.1. Mô hình năng lực 4 thành tố ...................................................................115 3.4.2. Qui trình đánh giá ..................................................................................116 3.4.3. Kĩ thuật đánh giá ....................................................................................119 Kết luận chương 3 ...................................................................................................121 CHƯƠNG 4. THỰC NGHIỆM KHOA HỌC ........................................................122 4.1. Khái quát về thực nghiệm ................................................................................122 4.1.1. Mục đích, qui mô, đối tượng, địa bàn và thời gian thực nghiệm ..........122 4.1.2. Nội dung thực nghiệm ...........................................................................123 4.1.3. Phương pháp và kĩ thuật thực nghiệm ...................................................123 4.2. Phân tích kết quả thực nghiệm .........................................................................127 4.2.1. Giai đoạn thực nghiệm vòng 1 ...............................................................127 4.2.3. Đánh giá chung kết quả thực nghiệm ....................................................143 4.3. Đánh giá hiệu quả dạy học NVSP dựa vào nghiên cứu trường hợp qua ý kiến chuyên gia ...........................................................................................................144 4.3.1. Tổ chức lấy ý kiến chuyên gia ...............................................................144 4.3.2. Kết quả đánh giá của chuyên gia ...........................................................146 Kết luận chương 4 ...................................................................................................151 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................152 1. Kết luận ...............................................................................................................152 2. Kiến nghị .............................................................................................................153 2.1. Với các cơ sở đào tạo giáo viên tiểu học ..................................................153 2.2. Với giảng viên ở các trường đại học, cao đẳng ........................................154 2.3. Với sinh viên ngành giáo dục tiểu học .....................................................154 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ..............................................155 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................158 PHỤ LỤC ................................................................................................................173
- ix DANH MỤC VIẾT TẮT CBQL Cán bộ quản lí CĐ Cao đẳng ĐH Đại học GDH Giáo dục học GDTH Giáo dục tiểu học GQVĐ Giải quyết vấn đề GV Giảng viên GVTH Giáo viên tiểu học HS Học sinh NCBH Nghiên cứu bài học NCTH Nghiên cứu trường hợp NLSP Năng lực sư phạm NVSP Nghiệp vụ sư phạm PPDH Phương pháp dạy học RLNVSPTX Rèn luyện NVSP thường xuyên SGK Sách giáo khoa SGV Sách giáo viên SHCM Sinh hoạt chuyên môn SV Sinh viên TH Trường hợp TLH Tâm lí học
- x DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Các kiểu và loại trường hợp trong dạy học .................................................. 21 Bảng 2.1. Tỉ lệ phân bổ nội dung đào tạo49 của một số trường cao đẳng đào tạo GVTH ở Úc ................................................................................................................. 49 Bảng 2.2. Tỉ lệ phân bổ nội dung đào tạo của một số trường CĐ đào tạo GVTH ở Việt Nam ..................................................................................................................... 51 Bảng 2.3. Đánh giá của CBQL, GV, SV về mức độ GV sử dụng các chiến lược dạy học hiện đại trong dạy học cho SV CĐ ngành GDTH .......................................... 63 Bảng 2.4. Thực trạng CBQL, GV, SV hiểu đúng về NCTH trong khoa học, trong dạy học và ý nghĩa của dạy học dựa vào NCTH .................................................... 65 Bảng 2.5. Đánh giá của CBQL, GV về nguyên nhân chưa thực hiện dạy học dựa vào NCTH ................................................................................................................... 66 Bảng 2.6. Đánh giá của SV về nguyên nhân chưa thực hiện học tập dựa vào NCTH ...................................................................................................................................... 68 Bảng 2.7. Đánh giá của CBQL, GV, SV về hình thức giảng dạy, học tập dựa vào NCTH........................................................................................................................... 70 Bảng 2.8. Ý kiến của CBQL, GV, SV về mức độ sử dụng các biện pháp giảng dạy, học tập .......................................................................................................................... 71 Bảng 2.9. Nhận thức của CBQL, GV, SV về các kết quả đạt được khi dạy học NCSP dựa vào NCTH ................................................................................................ 73 Bảng 2.10. Ý kiến của CBQL, GV về những khó khăn, thách thức khi dạy học, học tập dựa vào NCTH ..................................................................................................... 75 Bảng 4.1. Phân phối điểm kiểm tra đầu vào của hai lớp thực nghiệm và đối chứng .................................................................................................................................... 127 Bảng 4.2. Tham số kiểm định thống kê của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng . 129
- xi Bảng 4.3. Phân phối điểm kiểm tra thực nghiệm đầu ra vòng 1 của hai lớp thực nghiệm và đối chứng ................................................................................................ 130 Bảng 4.4. Phân loại theo thang đánh giá tri thức......................................................... 131 Bảng 4.5. Tham số kiểm định thống kê của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng đầu ra vòng 1 .................................................................................................................... 132 Bảng 4.6. Phân phối điểm kiểm tra đầu vào của hai lớp thực nghiệm và đối chứng ở vòng 2 ..................................................................................................................... 134 Bảng 4.7. Tham số kiểm định thống kê của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng . 136 Bảng 4.8. Phân phối điểm kiểm tra số 2 thực nghiệm đầu ra vòng 2 của hai lớp thực nghiệm và đối chứng ................................................................................................ 137 Bảng 4.9. Phân loại theo thang đánh giá tri thức......................................................... 138 Bảng 4.10. Tham số kiểm định thống kê của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng đầu ra vòng 2 bài kiểm tra số 2 ............................................................................... 140 Bảng 4.11. Phân phối điểm kiểm tra số 3 thực nghiệm đầu ra vòng 2 của hai lớp thực nghiệm và đối chứng ....................................................................................... 140 Bảng 4.12. Phân loại theo thang đánh giá tri thức ...................................................... 141 Bảng 4.13. Tham số kiểm định thống kê của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng đầu ra vòng 2 bài kiểm tra số 3 ............................................................................... 143 Bảng 4.14. Tổng hợp ý kiến đánh giá chuyên gia (N = 36) Kĩ thuật NCBH trong NCTH......................................................................................................................... 146
- xii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Tỉ lệ phân bổ nội dung đào tạo của một số trường cao đẳng đào tạo GVTH ở Úc .............................................................................................................................. 49 Hình 2.2. Tỉ lệ phân bổ nội dung đào tạo của một số trường CĐ đào tạo GVTH ở Việt Nam ..................................................................................................................... 51 Hình 2.3. Đánh giá của CBQL, GV và SV về việc GV sử dụng chiến lược dạy học dựa vào NCTH ............................................................................................................ 64 Hình 2.4 Nguyên nhân của việc chưa áp dụng NCTH trong dạy học NVSP ............ 67 Hình 2.5 Nguyên nhân của việc chưa áp dụng NCTH trong học tập NVSP của SV 69 Hình 2.6. So sánh các biện pháp theo tỉ lệ trung bình các ý kiến ................................ 72 Hình 2.7. Những khó khăn, thách thức khi dạy học, học tập dựa vào NCTH ........... 76 Hình 3.1. Mô hình năng lực 4 thành tố ......................................................................... 115 Hình 4.1. Sơ đồ phân phối điểm kiểm tra của hai lớp thực nghiệm và đối chứng đầu vào .............................................................................................................................. 128 Hình 4.2. Sơ đồ lũy tích điểm kiểm tra của 2 lớp thực nghiệm và đối chứng đầu vào .................................................................................................................................... 129 Hình 4.3. Phân phối điểm kiểm tra của 2 lớp thực nghiệm và đối chứng ở đầu ra thực nghiệm vòng 1 .................................................................................................. 130 Hình 4.4. Sơ đồ lũy tích điểm kiểm tra của 2 lớp thực nghiệm và đối chứng ......... 131 Hình 4.5. Sơ đồ phân phối điểm kiểm tra của 2 lớp thực nghiệm và đối chứng đầu vào .............................................................................................................................. 134 Hình 4.6. Sơ đồ lũy tích điểm kiểm tra của 2 lớp thực nghiệm và đối chứng đầu vào .................................................................................................................................... 135 Hình 4.7. Sơ đồ phân phối điểm kiểm tra của 2 lớp thực nghiệm và đối chứng đầu ra thực nghiệm vòng 2 .................................................................................................. 137 Hình 4.8. Sơ đồ lũy tích điểm kiểm tra của 2 lớp thực nghiệm và đối chứng ......... 139 Hình 4.9. Sơ đồ phân phối điểm kiểm tra của 2 lớp thực nghiệm và đối chứng đầu ra thực nghiệm vòng 2 .................................................................................................. 141 Hình 4.10. Lũy tích điểm kiểm tra số 3 của 2 lớp thực nghiệm và đối chứng ........ 142 Hình 4.11. So sánh kết quả đánh giá giữa 4 biện pháp ............................................... 150
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Về mặt lí luận Dạy học nói chung và dạy học NVSP cho sinh viên sư phạm nói riêng đang được tiếp tục đổi mới theo đường lối đã được Nghị quyết Đại hội Đảng CSVN lần thứ XI và Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011-2020 chỉ rõ: chuẩn hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế [85]. Vấn đề lí luận được đặt ra là: làm thế nào để hiện đại hóa PPDH trong dạy học NVSP và từ đó hiện đại hóa phương pháp GDTH? Nghiên cứu vấn đề đưa Case Study (NCTH) như một phương pháp khoa học vào nội dung và quá trình dạy học NVSP cho SV ngành GDTH là một trong những hướng đi nhiều triển vọng. NCTH vốn là phương pháp khoa học bắt nguồn từ Y học và phổ biến trong Tâm lí học, Xã hội học, Kinh tế học, Khoa học quản lí... có thể đóng vai trò tạo môi trường và điều kiện tốt cho rèn luyện kĩ năng NVSP hay không? Để thực hiện được ý tưởng này thì cần những biện pháp dạy học NVSP như thế nào trong đào tạo giáo viên? Và cụ thể hơn nữa, tất cả những vấn đề trên cần được giải quyết thế nào trong dạy học NVSP ở các trường đào tạo GVTH trình độ CĐ? Một trong những kĩ năng nghề nghiệp quan trọng của nhà giáo là các kĩ năng nghiên cứu người học, việc học, kĩ năng thiết kế dạy học và hoạt động giáo dục [44] [48] [49] [51]. Khi SVSP tiểu học được học tập NVSP dựa vào thủ tục và nguyên tắc NCTH thì chắc chắn những kĩ năng này sẽ được phát triển đúng đắn và hiệu quả ngay từ giai đoạn đào tạo và quá trình hoàn thiện chúng sau này trong hoạt động nghề nghiệp càng nhẹ nhàng hơn. Qua phân tích như trên có thể nhận ra có hàng loạt những vấn đề lí luận cần phải được xem xét và giải đáp thỏa đáng hơn, ví dụ: 1/ Dạy học NVSP dựa vào NCTH thực chất là phạm trù lí luận nào trong dạy học? Đó là kiểu tổ chức dạy học, chiến lược học tập hay phương pháp dạy học? Thậm chí đó có phải là môi trường
- 2 học tập không? 2/ Bản chất của dạy học NVSP trong đào tạo GVTH là gì và việc dạy học NVSP dựa vào NCTH giúp ích gì cho SV trong quá trình học tập và sau này khi giảng dạy ở tiểu học? 3/ Khi thực hiện dạy học NVSP dựa vào NCTH thì những vấn đề lí luận của mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện và đánh giá kết quả học tập sẽ phải được hiểu, giải thích và giải quyết thế nào trong dạy học? 1.2. Về mặt thực tiễn Trong một số năm gần đây, các trường CĐ đào tạo GVTH đã có những cố gắng trong việc đổi mới PPDH NVSP và đã đạt được những tiến bộ trong việc phát huy tính tích cực của người học. Nhìn vào chương trình đang áp dụng hiện nay, các học phần/môn hoc NVSP chiếm tỉ lệ không nhỏ, đã thể hiện sự coi trọng đối với nội dung dạy học NVSP trong chương trình đào tạo GVTH. Do ảnh hưởng của Dự án Phát triển GVTH, Dự án Việt - Bỉ, hệ thống các bài tập tình huống, bài tập thực hành Rèn luyện NVSP thường xuyên với việc áp dụng những kĩ năng làm việc theo nhóm đã được thiết kế gắn với thực tiễn của GDTH. Các dự án và chương trình phát triển giáo dục nói chung đã có rất nhiều công phu truyền bá và huấn luyện những chiến lược, phương pháp và kĩ năng dạy học hiệu quả nhằm hỗ trợ đào tạo và bồi dưỡng GVTH. Hầu hết những chiến lược và PPDH tiên tiến đã được giới thiệu trên các tài liệu dự án, tại các khóa tập huấn dành cho GV, CBQL giáo dục, ví dụ: dạy học dựa vào dự án, dạy học dựa vào trải nghiệm (bàn tay nặn bột), dạy học kiến tạo (bản đồ tư duy, bản đồ khái niệm), dạy học theo tình huống (hay dạy học dựa vào NCTH), dạy học GQVĐ, dạy học hợp tác nhóm nhỏ, dạy học dựa vào công nghệ thông tin - truyền thông hiện đại v.v… Tuy nhiên, trên thực tế, những thay đổi đó chủ yếu tác động vào chính các lớp tập huấn mà chưa ảnh hưởng nhiều đến việc dạy học NVSP cho SV trong đào tạo GVTH. Điều đó đòi hỏi giải pháp lí luận, nghĩa là phải có những nghiên cứu sâu hơn về các chiến lược dạy học hiện đại. Đặc biệt trong số những phương hướng thay đổi chiến lược dạy học theo tiếp cận năng lực thì dạy học dựa vào nghiên cứu trường hợp, một kiểu dạy học hướng dẫn người học tiến hành học tập theo phong
- 3 cách nghiên cứu cụ thể, sâu sắc, vừa phát triển kĩ năng GQVĐ, vừa phát triển năng lực học hợp tác, vừa tạo nên môi trường học tập kiến tạo, vừa phát triển giá trị và lí trí khoa học - lại ít được quan tâm nhất trong các nghiên cứu giáo dục thời gian qua. Xuất phát từ những phân tích như trên, đề tài “Dạy học nghiệp vụ sư phạm dựa vào nghiên cứu trường hợp cho sinh viên cao đẳng sư phạm ngành giáo dục tiểu học” được lựa chọn để thực hiện luận án tiến sĩ Giáo dục học (tiểu học). 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất các biện pháp dạy học NVSP dựa vào NCTH cho SV cao đẳng ngành GDTH ở một số phần nội dung NVSP nhằm nâng cao kết quả học tập NVSP của SV. 3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học NVSP cho SV hệ cao đẳng ngành GDTH ở một số cơ sở đào tạo GVTH. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Mối quan hệ giữa hoạt động dạy học NVSP dựa vào NCTH và hoạt động học tập của SV trong quá trình NCTH ở một số phần nội dung NVSP tiểu học. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung nghiên cứu được giới hạn trong lĩnh vực dạy học NVSP dựa vào NCTH ở một số cơ sở đào tạo GVTH trình độ CĐ. - Tổ chức khảo sát, điều tra tại các trường CĐSP đào tạo GVTH: Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội (nay là Trường Đại học Thủ đô Hà Nội), Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Nguyên, Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái, Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc và Trường Cao đẳng Tuyên Quang (nay là Trường Đại học Tân Trào). - Thực nghiệm được tiến hành tại Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Cao đẳng Tuyên Quang (nay là Trường Đại học Tân Trào).
- 4 4. Giả thuyết khoa học Nếu các biện pháp dạy học dựa vào NCTH trong dạy học NVSP kết hợp được nguyên tắc tiến hành NCTH trong khoa học với qui trình học tập theo các trường hợp được thiết kế thích hợp với nội dung NVSP, tạo ra được môi trường học tập giàu tư duy GQVĐ, tính hợp tác, các cơ hội trải nghiệm và thực hành cho SV thì dạy học sẽ có tác động tích cực đến quá trình và kết quả học tập NVSP. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Xác định cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của dạy học NVSP dựa vào NCTH cho SV cao đẳng ngành GDTH. 5.2. Đề xuất các biện pháp dạy học NVSP dựa vào NCTH cho SV cao đằng ngành GDTH. 5.3. Thực nghiệm khoa học và phương pháp chuyên gia để kiểm chứng các nội dung, biện pháp dạy học. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp luận nghiên cứu - Quan điểm phương pháp luận duy vật biện chứng: Xem xét các sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. - Quan điểm hệ thống cấu trúc: Không xem xét các sự vật, hiện tượng một cách riêng lẻ mà luôn đặt chúng trong một hệ thống, chịu sự ảnh hưởng, tác động của nhiều yếu tố trong hệ thống đó. - Quan điểm thực tiễn: Những nghiên cứu trong đề tài phải xuất phát từ thực tiễn và hướng đến việc giải quyết những vấn đề trong hiện thực giáo dục. 6.2. Các phương pháp nghiên cứu 6.2.1. Các phương pháp nghiên cứu lí luận Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các nguồn tư liệu để xây dựng cơ sở lí thuyết cho đề tài.
- 5 6.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi để tìm hiểu thực trạng dạy học tại khoa Giáo dục tiểu học thuộc một số trường ĐH, CĐ. - Phương pháp quan sát: quan sát các hoạt động giảng dạy và học tập của GV, SV trong các giờ lên lớp, quan sát môi trường dạy học tại các khoa Giáo dục tiểu học thuộc 5 trường ĐH, CĐ đào tạo GVTH trình độ CĐSP. - Phương pháp phỏng vấn CBQL, GV, SV nhằm thu thập thông tin về dạy học NVSP cho SV cao đẳng tại khoa GDTH thuộc các trường ĐH, CĐ. - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm của GV (kế hoạch giảng dạy, giáo án), nghiên cứu sản phẩm của SV (bài kiểm tra, biên bản thảo luận nhóm…). - Phương pháp thực nghiệm khoa học để khẳng định các biện pháp đề xuất để dạy học NVSP dựa vào NCTH cho SV ngành GDTH trình độ CĐSP. 6.2.3. Phương pháp chuyên gia: để đánh giá tính cần thiết, tính khả thi, tính hiệu quả của các biện pháp dạy học NVSP dựa vào NCTH. 6.2.4. Phương pháp xử lí thông tin bằng thống kê để hỗ trợ việc phân tích, tổng hợp kết quả nghiên cứu thực trạng và thực nghiệm. 7. Những luận điểm khoa học phải bảo vệ 7.1. Dạy học NVSP dựa vào NCTH phát triển năng lực GQVĐ, phát triển khả năng hợp tác và giúp SV học thông qua trải nghiệm, có được cảm giác thành công và sáng tạo. 7.2. Để dạy học NVSP dựa vào NCTH cho sinh viên thành công cần phải: 1/ Phân tích nội dung NVSP tiểu học để lựa chọn và thiết kế các trường hợp dạy học phù hợp; 2/ Lựa chọn hoặc thiết kế các trường hợp trong dạy học NVSP; 3/ Sử dụng một số kĩ thuật dạy học NVSP dựa vào NCTH; 4/ Thực hiện đánh giá kết quả dạy học NVSP theo tiếp cận năng lực.
- 6 7.3. Dạy học NVSP dựa vào NCTH giúp nâng cao kết quả học tập NVSP của SV vì chiến lược này rất thích hợp với tính chất của đào tạo NVSP cũng như với bản chất nghiên cứu của cách học tập dựa vào NCTH của SV. 8. Những đóng góp của luận án - Lần đầu tiên đề xuất và thực hiện quan niệm khoa học về dạy học NVSP dựa vào NCTH cho SV cao đẳng ngành GDTH trong một số phần nội dung NVSP, góp phần nâng cao kết quả học tập NVSP. - Phát hiện được một số sự kiện cho thấy trong dạy học NVSP nói chung, dạy học NVSP dựa vào NCTH nói riêng nhận thức lí luận và năng lực tiến hành các chiến lược dạy học hiện đại còn hạn chế. Từ đó, xác định được các tiêu chí, qui tắc, qui trình để thiết kế hoặc lựa chọn các trường hợp trong dạy học NVSP. - Đề xuất một số biện pháp dạy học NVSP dựa vào NCTH trong đào tạo giáo viên tiểu học: 1/ Phân tích nội dung NVSP tiểu học để lựa chọn và thiết kế các trường hợp dạy học phù hợp; 2/ Lựa chọn hoặc thiết kế các trường hợp trong dạy học NVSP; 3/ Sử dụng một số kĩ thuật dạy học NVSP dựa vào NCTH; 4/ Thực hiện đánh giá kết quả học tập NVSP theo tiếp cận năng lực. 9. Cấu trúc luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án gồm 4 chương: Chương 1. Cơ sở lí luận của dạy học nghiệp vụ sư phạm dựa vào nghiên cứu trường hợp cho sinh viên cao đẳng ngành giáo dục tiểu học Chương 2. Cơ sở thực tiễn của dạy học nghiệp vụ sư phạm dựa vào nghiên cứu trường hợp cho sinh viên cao đẳng ngành giáo dục tiểu học Chương 3. Một số biện pháp dạy học nghiệp vụ sư phạm dựa vào nghiên cứu trường hợp cho sinh viên cao đẳng ngành giáo dục tiểu học Chương 4. Thực nghiệm khoa học.
- 7 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA DẠY HỌC NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM DỰA VÀO NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.1.1. Áp dụng nghiên cứu trường hợp trong dạy học ở đại học Những nghiên cứu phương pháp luận, lịch sử và lí luận công phu về Nghiên cứu trường hợp (Case Study) trong khoa học của Dul, J. và Hak, T. (2008) [137], George, Alexander L. và Bennett, Andrew (2005) [144], Gerring, John. (2005) [145], Gomm, R., Hammersley, M., Foster, P. (Eds.) (2000) [147], Kenneth Harling (2003) [161], Merriam, Sharan B. (1988) [172], Mills, Albert J., Gabrielle Durepos, Elden Wiebe (2010) [173], Robert K. Yin (2002) [185], Robert E. Stake (1995) [186], Rolf Johansson (2003) [188], Rolls, Geoffrey (2005) [189], Scottsdale, Gorsuch Scarisbrick (1996) [192] v.v… cho thấy NCTH là phương pháp khoa học có lịch sử lâu đời, bắt nguồn từ nghiên cứu y học. Sau đó, phương pháp này được sử dụng trong nghiên cứu sinh học, khoa học quản lí, khoa học kinh tế, khoa học lịch sử, tâm lí học, xã hội học, khoa học giáo dục v.v… Chẳng hạn trong giáo dục so sánh, người ta phân tích vấn đề đào tạo giáo viên ở 3 trường hợp là Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia [131]. PPNCTH được sử dụng để dạy học lần đầu tiên tại Đại học kinh doanh Havard do Christopher Columbus Langdell (1871) [135] là người khởi xướng khi dạy luật kinh doanh. Năm 1921 Morris Copeland đã viết chuyên khảo đầu tiên về dạy học bằng NCTH trong kinh tế [173]. Từ 1919, ở Đại học Western Ontario (Canada), W. Sherwood Fox và K.P.R. Neville [175] là những người đầu tiên giảng dạy kinh doanh theo PPNCTH của Đại học Havard bên ngoài Hoa Kỳ [173]. Ngay từ những năm đầu thế kỷ XX, William Osler [126] áp dụng PPNCTH vào đào tạo y
- 8 bác sĩ và cho rằng với PPNCTH, SV sẽ bắt đầu với bệnh nhân, học với bệnh nhân và hoàn thành khoá học cũng với bệnh nhân; còn sách và bài giảng chỉ được sử dụng như phương tiện đưa họ đến đích mà thôi. Tuy nhiên theo Từ điển Tiếng Anh của Đại học Oxford, cụm từ “case study” hay “case-study” xuất hiện lần đầu vào năm 1934, sau sự ra đời của khái niệm trường hợp (ca bệnh) trong trị liệu y khoa. Khi NCTH đi vào giáo dục, nó trước hết vẫn là phương pháp nghiên cứu giáo dục, đặc biệt trong nghiên cứu giáo dục so sánh (Comparative Study of Education), nghiên cứu tâm lí học giáo dục và tâm lí học phát triển theo lứa tuổi (gọi là nghiên cứu dọc và nghiên cứu các trường hợp trẻ song sinh, trẻ con nuôi, trẻ khuyết tật, trẻ rối nhiễu tâm lí, trẻ năng khiếu và tài năng...) [189], nghiên cứu quản lí giáo dục và kinh tế học giáo dục (tổng kết kinh nghiệm qua các mô hình trường học, mô hình đào tạo, mô hình phát triển giáo viên, mô hình chính sách giáo dục…), nghiên cứu các mô hình tư vấn học đường và nhiều vấn đề khác trong giáo dục và phát triển giáo dục (chẳng hạn vấn đề giới, sắc tộc, đánh giá giáo dục, quản lí chất lượng trong giáo dục…). Mới đầu, NCTH chỉ được ứng dụng như một chiến lược hay kiểu dạy học và đào tạo ở đại học. Đại học Harvard là nơi chính thức đi tiên phong trong lĩnh vực này. Nhà trường đã sử dụng có hệ thống NCTH trong dạy học từ năm 1935, trước hết trong ngành quản trị kinh doanh. Họ sớm nhận ra rằng không có giáo trình nào phù hợp cho đào tạo ngành quản trị kinh doanh bằng cách học kinh nghiệm của các doanh nhân được tổng kết lại trong các trường hợp (Cases). Giải pháp đầu tiên của họ là phỏng vấn những người đứng đầu trong ngành kinh doanh và ghi chép, chụp ảnh, quay phim, ghi âm lại một cách chi tiết những điều quan trọng mà các doanh nhân này đã làm, đã kể. Cuối thế kỉ 20, NCTH trở nên phổ biến trong đào tạo đại học trên khắp thế giới, nhất là ở Mĩ, Canada, Anh, các nước Bắc Âu, Australia, Đức, Pháp, Nhật Bản, Singapore. Bắt đầu từ thời điểm này NCTH mới đi vào trường phổ thông với tư cách chiến lược hay kiểu tổ chức dạy học, song còn hạn chế ở rất ít lĩnh vực học
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục: Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho giáo viên trung học cơ sở
173 p | 269 | 87
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục: Quản lí giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên các trường đại học Việt Nam trong bối cảnh mới
176 p | 367 | 76
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam (qua các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học)
27 p | 303 | 64
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Sử dụng trò chơi dân gian nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học miền núi Đông Bắc
155 p | 247 | 61
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục: Quá trình dạy học và phát triển lớp ghép tiểu học
25 p | 197 | 22
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục: Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho giáo viên trung học cơ sở
24 p | 147 | 21
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Xây dựng và sử dụng thí nghiệm kết nối máy tính trong dạy học chương “Dao động cơ” Vật lí 12 trung học phổ thông
226 p | 91 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ giáo dục thể chất tại Đại học Đà Nẵng
222 p | 24 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trường Đại học Sư phạm
266 p | 15 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Tổ chức hoạt động khám phá khoa học theo định hướng giáo dục STEM cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
325 p | 25 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo cho sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non
295 p | 20 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Dạy học môn Giáo dục học quân sự ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực
294 p | 18 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
213 p | 24 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học môn Giáo dục thể chất ở trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột
261 p | 14 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Dạy học môn Giáo dục học quân sự ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực
28 p | 13 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trường Đại học Sư phạm
27 p | 12 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo cho sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non
27 p | 14 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Tổ chức hoạt động khám phá khoa học theo định hướng giáo dục STEM cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
28 p | 19 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn