intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học trải nghiệm và vận dụng trong đào tạo nghề Điện dân dụng cho lực lượng lao động nông thôn

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:183

232
lượt xem
55
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về dạy học trải nghiệm để đề xuất quy trình vận dụng dạy học trải nghiệm trong đào tạo nghề Điện dân dụng cho lực lượng lao động nông thôn nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học trải nghiệm và vận dụng trong đào tạo nghề Điện dân dụng cho lực lượng lao động nông thôn

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ---------------o0o---------------- NGUYỄN VĂN BẢY DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM VÀ VẬN DỤNG TRONG ĐÀO TẠO NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG CHO LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG NÔNG THÔN LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI – 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ---------------o0o---------------- NGUYỄN VĂN BẢY DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM VÀ VẬN DỤNG TRONG ĐÀO TẠO NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG CHO LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Chuyên ngành: Lý luận và PPDH bộ môn Kỹ thuật công nghiệp Mã số : 62.14.01.11 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH NGUYỄN VĂN HỘ HÀ NỘI - 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Văn Bảy
  4. LỜI CẢM ƠN Tác giả xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới: GS.TSKH – NGND Nguyễn Văn Hộ đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ tác giả nhiều năm để hoàn thành luận án này. Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học, Bộ môn Phƣơng pháp dạy học, các thầy, cô giáo Khoa Sƣ phạm kỹ thuật Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội; Ban Giám hiệu và Khoa Sƣ phạm dạy nghề Trƣờng Cao đẳng nghề Cơ khí nông nghiệp; các cán bộ quản lý, chuyên gia, giáo viên một số cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hoà Bình; học viên các lớp thực nghiệm, cùng gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, chia sẻ, tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận án. Tác giả Nguyễn Văn Bảy
  5. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU……………………………………………………………..…….... 1 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM TRONG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN.... 6 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM ………………………………………………….……………….... 6 1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới………………….…….……………….... 6 1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam…………...……………………………… 10 1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM............................ 12 1.2.1. Một số khái niệm …………………….………………...…..……..…… 12 1.2.1.1. Trải nghiệm …………………………………………………….…... 12 1.2.1.2. Dạy học trải nghiệm………………………………………..….…..... 14 1.2.1.3. Đào tạo nghề ...................................................................................... 18 1.2.1.4. Lao động nông thôn ........................................................................... 18 1.2.2. Một số vấn đề cơ bản về dạy học trải nghiệm......................................... 19 1.2.2.1. Cơ sở của dạy học trải nghiệm ........................................................... 19 1.2.2.2. Bản chất của dạy học trải nghiệm........................................................ 24 1.2.2.3. Ƣu nhƣợc điểm và điều kiện thực hiện dạy học trải nghiệm.............. 28 1.2.3. Dạy học trải nghiệm trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn......... 29 1.2.3.1. Cơ sở tâm lý học của dạy học trải nghiệm trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn.......................................................................................... 29 1.2.3.2. Đặc điểm của học viên là lao động nông thôn ................................... 31 1.2.3.3. Đặc điểm quá trình dạy học trải nghiệm trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn................................................................................................ 32 1.2.3.4. Một số yếu tố ảnh hƣởng tới quá trình dạy học trải nghiệm trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn ............................................................. 35 1.3. THỰC TRẠNG DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM TRONG ĐÀO TẠO
  6. NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN ..................................................... 37 1.3.1. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn hiện nay ................................... 37 1.3.2. Tổ chức khảo sát thực tiễn …………………………………….....…… 38 1.3.3. Kết quả khảo sát …………………………………………………...…. 39 KẾT LUẬN CHƢƠNG I …………………………...…………….........… 46 CHƢƠNG II: DẠY HỌC TRẢI NGHIÊM TRONG ĐÀO TẠO NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN…….......................... 47 2.1. KHÁI LƢỢC VỀ NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG ........................................ 47 2.1.1. Vai trò của nghề Điện dân dụng ở nông thôn ....................................... 47 2.1.2. Mục tiêu đào tạo nghề Điện dân dụng cho lao động nông thôn............ 48 2.1.3. Chƣơng trình đào tạo nghề Điện dân dụng cho lao động nông thôn..... 50 2.1.4. Khả năng vận dụng dạy học trải nghiệm trong đào tạo nghề Điện dân dụng cho lao động nông thôn………………………………………….…...... 53 2.2. NGUYÊN TẮC VẬN DỤNG DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM ................... 54 2.2.1. Đảm bảo tính kế thừa kinh nghiệm gắn với các hoạt động trải nghiệm của ngƣời học .................................................................................................. 54 2.2.2. Đảm bảo tƣơng tác tích cực trong hoạt động dạy học trải nghiệm........ 55 2.2.3. Đảm bảo vai trò trung tâm của ngƣời học trong các hoạt động dạy học trải nghiệm ...................................................................................................... 56 2.2.4. Đảm bảo vai trò chủ đạo của ngƣời dạy trong việc tổ chức, điều khiển các hoạt động dạy học trải nghiệm ................................................................. 58 2.2.5. Đảm bảo tính thực tiễn trong quá trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn ........................................................................................................ 59 2.3. QUY TRÌNH VẬN DỤNG DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM .......................... 60 2.3.1. Quy trình thực hiện................................................................................ 60 2.3.2. Một số ví dụ minh hoạ vận dụng quy trình dạy học trải nghiệm........... 71 2.3.3. Một số lƣu ý trong công tác chuẩn bị, tổ chức dạy học trải nghiệm...... 105
  7. KẾT LUẬN CHƢƠNG II …………….…………..................................... 108 CHƢƠNG III: KIỂM NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ ......................................... 110 3.1. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ PHƢƠNG PHÁP KIỂM NGHIỆM……. 110 3.1.1. Mục đích kiểm nghiệm.......................................................................... 110 3.1.2. Nhiệm vụ kiểm nghiệm đánh giá…………………………………...… 110 3.1.3. Phƣơng pháp kiểm nghiệm……………………………………………. 111 3.2. KIỂM NGHIỆM BẰNG PHƢƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM.. 111 3.2.1. Chuẩn bị thực nghiệm…………………………………………....…… 112 3.2.2. Triển khai thực nghiệm ………………………………………....…..... 112 3.2.3. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm………………………………...………. 113 3.3. KIỂM NGHIỆM BẰNG PHƢƠNG PHÁP CHUYÊN GIA……….…… 125 3.3.1. Đối tƣợng và nội dung, kế hoạch xin ý kiến chuyên gia....................... 125 3.3.2. Kết quả của phƣơng pháp chuyên gia................................................... 126 KẾT LUẬN CHƢƠNG III…………………………….………………….. 130 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................ 131 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH, ĐÓNG GÓP CỦA TÁC GIẢ ............... 135 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 136 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 143 Phụ lục 1 ......................................................................................................... 143 Phụ lục 2 ......................................................................................................... 145 Phụ lục 3 ......................................................................................................... 147 Phụ lục 4 ......................................................................................................... 159 Phụ lục 5 ......................................................................................................... 164 Phụ lục 6 ......................................................................................................... 168 Phụ lục 7 ......................................................................................................... 172 Phụ lục 8 ......................................................................................................... 173
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN Viết tắt Viết đầy đủ DHTN Dạy học trải nghiệm ĐC Đối chứng ĐTN Đào tạo nghề GV Giáo viên HV Học viên HĐDH Hoạt động dạy học KN Kinh nghiệm LĐNT Lao động nông thôn PP Phƣơng pháp PPDH Phƣơng pháp dạy học QTDH Quá trình dạy học TN Thực nghiệm
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1: Thực trạng việc chuẩn bị và thiết kế HĐDH của GV .......... 40 Bảng1.2: Thực trạng sử dụng PP, kỹ thuật dạy học (ý kiến của GV)… 41 Bảng 1.3: Thực trạng tổ chức các HĐDH của GV (ý kiến của HV)..... 42 Bảng 1.4: Thực trạng tổ chức các HĐDH của GV (ý kiến của GV)..... 43 Bảng 1.5: Thực trạng sở thích học tập của ngƣời học (ý kiến của HV) 44 Bảng 2.1. Kế hoạch dạy học cho 1 bài dạy........................................... 64 Bảng 2.2: Bảng tiêu chí, chỉ số và bằng chứng thực hiện..................... 65 Bảng 2.3: Bảng đánh giá kết quả học tập............................................. 65 Bảng 3.1: Bảng phân phối thực nghiệm……………….………...…… 115 Bảng 3.2: Bảng tần số điểm kiểm tra……………………………..…... 116 Bảng 3.3: Bảng tần suất điểm……………………………………....… 117 Bảng 3.4: Bảng tần suất hội tụ tiến………………………………..….. 118 Bảng 3.5: Bảng tổng hợp tính phƣơng sai ở nhóm ĐC………….…… 119 Bảng 3.6: Bảng tổng hợp tính phƣơng sai ở nhóm TN……………..… 120 Bảng 3.7: Bảng so sánh các thông số đặc trƣng giữa nhóm TN và ĐC 122 Bảng 3.8: Bảng tổng hợp kết quả xin ý kiến chuyên gia....................... 126
  10. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ Trang Hình 1.1: Tháp hiệu quả học tập qua cách học khác nhau……….…... 20 Hình 1.2: Chu trình học tập trải nghiệm………………………….…... 21 Hình 1.3: Sơ đồ khái quát tiến trình dạy học trải nghiệm..................... 24 Hình 1.4: Sơ đồ mô tả chi tiết quá trình dạy học trải nghiệm............... 26 Hình 2.1: Quy trình dạy học trải nghiệm trong đào tạo nghề Điện dân dụng cho lao động nông thôn............................................................... 61 Hình 3.1: Đồ thị tần số điểm kiểm tra ……………………………..… 116 Hình 3.2: Đồ thị đƣờng tần suất của nhóm ĐC và TN…………….…. 117 Hình 3.3: Đồ thị đƣờng tần suất hội tụ tiến của nhóm TN và ĐC….… 118
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Về cơ bản, hiện nay nƣớc ta vẫn là một nƣớc nông nghiệp, lực lƣợng lao động ở nông thôn vẫn chiếm tỉ lệ khá lớn, nhiều vùng nông thôn, nhất là ở vùng trung du và miền núi vẫn còn nghèo nàn, lạc hậu. Đảng và Nhà nƣớc ta đã dành sự quan tâm đầu tƣ phát triển nông thôn một cách toàn diện, trong đó có việc đẩy mạnh đào tạo nghề cho lực lƣợng lao động nông thôn. Hiện nay dân số nƣớc ta khoảng trên 90 triệu ngƣời, trong đó tỉ lệ ngƣời dân sống ở các vùng nông thôn chiếm trên 70%. Do đó, vấn đề việc làm của lao động nông thôn có ảnh hƣởng lớn đến chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc nói chung và phát triển nền nông nghiệp bền vững nói riêng. Để phát triển một nền nông nghiệp bền vững cần chú trọng giải quyết việc làm và nâng cao chất lƣợng lao động. Đặc biệt, trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xu thế chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, lao động Việt Nam có nhiều cơ hội để tìm kiếm và tự tạo việc làm. Ngƣời lao động có thể vƣơn lên nắm bắt tri thức và tự do làm giàu bằng tri thức trên chính quê hƣơng mình. Để giải quyết vấn đề đó, hiện nay Đảng và Nhà nƣớc ta đã thực hiện nhiều chƣơng trình, đề án, trong đó có đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 và đào tạo nghề Điện dân dụng là một trong số đó. Khi thực hiện việc phát triển kinh tế, xã hội ở các địa phƣơng, các vùng miền, đặc biệt là vùng nông thôn, chúng ta vẫn thƣờng nói đến bốn yếu tố trọng yếu: “Điện - Đƣờng - Trƣờng - Trạm” nghĩa là việc đổi mới, nâng cao chất lƣợng cuộc sống (ở nông thôn) có liên hệ mật thiết đến vấn đề điện khí hoá nông thôn, sau đó là các vấn đề khác. Do vậy việc tăng cƣờng sự hiểu biết cũng nhƣ giúp ngƣời dân có thể làm chủ đƣợc trong lĩnh vực điện dân dụng là điều rất quan trọng. Mặt khác, trƣớc đây vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn ít
  12. 2 đƣợc quan tâm và nếu có thì hiệu quả đạt đƣợc còn nhiều hạn chế. Hơn nữa, lực lƣợng lao động nông thôn có đặc điểm phức tạp, không đồng đều về lứa tuổi, tâm sinh lý, trình độ chuyên môn, đặc biệt trình độ học vấn thƣờng là thấp, tƣ duy manh mún, ngại học. Tuy họ có nhiều kinh nghiệm cá nhân nhƣng đôi khi trở thành bảo thủ. Chính những đặc điểm này đã tạo ra một phong cách học tập khác hẳn (Họ thích học những nội dung thiết thực để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống, thích trải nghiệm thực tế để rút ra lý luận hơn là việc bắt đầu học từ lý thuyết,...) so với đào tạo chính quy (đồng đều về trình độ, lứa tuổi, khả năng nhận thức,...). Điều này dẫn tới việc phải tìm ra cách thức tổ chức, kỹ thuật dạy học mới để phù hợp với đối tƣợng này - Dạy học ngƣời lớn hay ngƣời trƣởng thành. Là một trong những cơ sở tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn, qua nghiên cứu lí luận và thực tiễn, có thể nhận thấy rằng dạy học trải nghiệm là khá phù hợp với những học viên này, bởi nó rất có hiệu quả đối với dạy học ngƣời lớn. Chính vì vậy tác giả chọn đề tài nghiên cứu là: “Dạy học trải nghiệm và vận dụng trong đào tạo nghề Điện dân dụng cho lực lượng lao động nông thôn” nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo nói chung và nghề Điện dân dụng cho lao động nông thôn nói riêng; góp phần xoá đói, giảm nghèo, tạo việc làm và tăng thu nhập cho ngƣời lao động nông thôn, làm chuyển dịch cơ cấu lao động, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về dạy học trải nghiệm để đề xuất quy trình vận dụng dạy học trải nghiệm trong đào tạo nghề Điện dân dụng cho lực lƣợng lao động nông thôn nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo. 3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƢỢNG 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động đào tạo nghề cho lực lƣợng lao động nông thôn ở một số cơ
  13. 3 sở dạy nghề trên địa bàn các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình. 3.2. Đối tƣợng nghiên cứu Dạy học trải nghiệm và quy trình vận dụng dạy học trải nghiệm trong đào tạo nghề Điện dân dụng cho lực lƣợng lao động nông thôn. 4. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận của dạy học trải nghiệm và quy trình vận dụng trong đào tạo nghề Điện dân dụng cho lao động nông thôn. 4.2. Giới hạn địa bàn nghiên cứu Đề tài đƣợc triển khai nghiên cứu tại các cơ sở dạy nghề (trung tâm dạy nghề, trƣờng trung cấp nghề, cao đẳng nghề) trên địa bàn một số tỉnh miền Bắc (Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hoà Bình). 5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Chất lƣợng đào tạo nghề cho lao động nông thôn hiện nay còn nhiều hạn chế do cách thức, phƣơng pháp dạy học chƣa thật sự phù hợp. Do đó, nếu vận dụng quy trình dạy học trải nghiệm do đề tài đề xuất thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo nghề Điện dân dụng cho lực lƣợng lao động nông thôn. 6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu lí luận và thực tiễn của việc dạy học trải nghiệm trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn. - Nghiên cứu đặc điểm của lao động nông thôn để lựa chọn quy trình dạy học phù hợp. - Đề xuất quy trình dạy học trải nghiệm trong đào tạo nghề Điện dân dụng cho lao động nông thôn. - Tổ chức kiểm chứng tính khả thi của quy trình dạy học đƣợc đề xuất trong thực tiễn bằng điều tra, khảo sát và thực nghiệm khoa học.
  14. 4 7. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU * Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Sử dụng các phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống, khái quát hóa,... các thông tin, các văn kiện, tài liệu, Nghị quyết của Đảng, Nhà nƣớc, Tổng cục dạy nghề, và các tài liệu có liên quan đến đề tài nhằm thiết lập cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu. * Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: + Phƣơng pháp điều tra theo bảng hỏi nhằm tìm hiểu thực trạng dạy nghề cho lao động nông thôn. + Phƣơng pháp quan sát các hoạt động của giáo viên, học viên trong các giờ học, điều kiện dạy và học của giáo viên và học viên. + Phƣơng pháp phỏng vấn giáo viên và học viên, các nhà quản lý giáo dục nhằm có đƣợc những thông tin trực tiếp về dạy nghề cho lao động nông thôn, làm sáng tỏ những nhận định khách quan của kết quả nghiên cứu. + Nghiên cứu các sản phẩm của giáo viên và học viên (giáo án, vở ghi bài, các tham luận, bài kiểm tra, biên bản thảo luận nhóm,...). + Phƣơng pháp chuyên gia: Xin ý kiến các chuyên gia về cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu cũng nhƣ quy trình dạy học trải nghiệm trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn. + Phƣơng pháp thống kê toán học sử dụng để tính toán các tham số đặc trƣng, so sánh kết quả thực nghiệm. 8. NHỮNG LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn liên quan nhiều yếu tố, trong đó có việc vận dụng các phƣơng thức đào tạo tƣơng ứng với đặc điểm ngƣời học. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quy trình dạy học trải nghiệm sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng và hiệu quả bởi những ƣu thế phù hợp của nó với đối tƣợng là ngƣời trƣởng thành đã tích luỹ đƣợc một số kinh nghiệm.
  15. 5 - Quá trình dạy học trải nghiệm cho lao động nông thôn là một hệ thống các hoạt động có mối quan hệ chặt chẽ đƣợc thiết kế và thực thi nhằm tạo môi trƣờng thuận lợi cho việc tiếp nhận tri thức, hình thành và phát triển kỹ năng lao động phù hợp điều kiện môi trƣờng và đặc điểm học tập của học viên. - Vận dụng dạy học trải nghiệm vào quá trình đào tạo nghề Điện dân dụng cho lao động nông thôn sẽ mang lại chất lƣợng và hiệu quả thiết thực cho ngƣời lao động về mặt tri thức và đặc biệt là kỹ năng hành nghề. 9. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN - Về lý luận: Phân tích làm sáng tỏ cơ sở lý luận về dạy học trải nghiệm. Trong đó bao gồm hệ thống các khái niệm liên quan đến dạy học trải nghiệm, bản chất, quy trình dạy học trải nghiệm trong đào tạo nghề Điện dân dụng cho lao động nông thôn. - Về thực tiễn: + Luận án góp phần làm rõ thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn hiện nay ở một số tỉnh phía Bắc nhìn từ góc độ tích cực hóa hoạt động của ngƣời học. + Đề xuất quy trình vận dụng dạy học trải nghiệm, hình thức tổ chức dạy học nhằm đáp ứng tình hình thực tế trong đào tạo nghề Điện dân dụng cho lao động nông thôn. + Thiết kế bài dạy Điện dân dụng theo quy trình dạy học trải nghiệm phù hợp với đối tƣợng ngƣời học. 10. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, cấu trúc luận án gồm 3 chƣơng: Chương I. Cơ sở lí luận và thực tiễn của dạy học trải nghiệm trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Chương II. Dạy học trải nghiệm trong đào tạo nghề Điện dân dụng cho lao động nông thôn. Chương III. Kiểm nghiệm và đánh giá.
  16. 6 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM TRONG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 1.1. TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VỀ DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM 1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới Nửa đầu thế kỉ XX, một triết lý giáo dục mới đã đƣợc nhà giáo dục ngƣời Mỹ, John Dewey (1859-1952) đề xƣớng nhằm cải cách giáo dục nhân loại. Tƣ tƣởng triết học và sự nghiệp giáo dục đồ sộ của ông đã bao trùm đời sống trí thức Mỹ, ảnh hƣởng lớn, làm thay đổi nền giáo dục Mỹ và nhiều nƣớc. Ông đã viết nhiều tác phẩm nhƣ “Dân chủ và giáo dục” năm 1916 [25], “Kinh nghiệm và giáo dục” năm 1938 [26], “John Dewey về giáo dục” [27]... Nhìn chung các tác phẩm đều hƣớng tới việc nhà trƣờng có nhiệm vụ tạo ra điều kiện tốt nhất để ngƣời học phát huy năng lực và tƣ duy qua việc trải nghiệm vào đời sống xã hội. Nhà trƣờng và giáo viên (GV) phải tạo ra môi trƣờng để ngƣời học đƣợc trải nghiệm các hoạt động chứa đựng cả những tình huống khó khăn, để từ đó họ tự tìm tòi, xây dựng kiến thức thông qua “kinh nghiệm” và “tƣ duy”, qua “trải nghiệm” của họ. Ngƣời học đƣợc khuyến khích tham gia các hoạt động của nhà trƣờng, của lớp học một cách sáng tạo. Vào thế kỷ XX, các nhà giáo dục Xô viết: N.V.Savin [37], T.A.Ilina [1], B.P.Êxipốp [5], M.A.Đannhilốp [32], N.G.Kazanxki [35], Iu.K.Babanxki [23],... khi đề cập tới lý thuyết dạy học đã đề cập tới nhiều yếu tố tham gia quá trình dạy học và đề cao vai trò tích cực của ngƣời học với tƣ cách là chủ thể tồn giữ kinh nghiệm (KN) tƣơng tác với nhau dƣới sự dẫn dắt của thầy. Cuối thế kỷ XX, các tác giả Guy Brauseau, Claude Comiti... Viện đào tạo giáo viên (IUFM) ở Gremnoble (Pháp) đã đƣa ra cấu trúc dạy học gồm 4 yếu tố: ngƣời học - ngƣời dạy - nội dung - môi trƣờng. Môi trƣờng đƣợc nhấn mạnh và là những tình huống dạy học do GV tạo ra, còn ngƣời học dựa trên KN đã có tham gia giải quyết tình huống để qua đó lĩnh hội đƣợc tri thức. Cơ
  17. 7 chế tác động giữa vai trò chủ đạo của thầy, sự tƣơng tác KN của trò và môi trƣờng có tính học thuật góp phần thúc đẩy hoạt động học của trò [11]. Gần đây nhóm tác giả: Jean – Marc Denommé và Madeleine Roy với công trình “Tiến tới một phƣơng pháp sƣ phạm tƣơng tác” [24] đã mô tả logic của hoạt động dạy học (HĐDH) trong mối quan hệ ngƣời dạy – ngƣời học – môi trƣờng cả về phƣơng diện chức năng và cấu trúc của các yếu tố tham gia vào mối quan hệ đó. Thuật ngữ “Sƣ phạm tƣơng tác” đƣợc tác giả nêu ra đã biểu thị rõ tƣ tƣởng dạy học tập trung vào ngƣời học với việc khai thác triệt để năng lực nhận thức, KN của họ trong quá trình dạy học (QTDH). Các tác giả David W.Johnson và Roger T.Johnson với cuốn sách “Học cùng nhau và học độc lập; học hợp tác, học tranh đua và học cá nhân” [8] đã nêu rõ đặc điểm và các yếu tố trong cấu trúc học tập hợp tác, học cá nhân và học tranh đua. Theo tác giả, việc tạo dựng các nhóm học tập với trình độ nhận thức và KN khác nhau có tác dụng lớn trong việc xây dựng mối quan hệ bạn bè, tăng cƣờng động cơ học tập, điều chỉnh giá trị bản ngã, tăng cƣờng trao đổi, phát triển tƣ duy và kỹ năng xã hội qua các hoạt động trải nghiệm. R.Roy Singh, nhà giáo dục Ấn Độ với cuốn sách: “Nền giáo dục cho thế kỷ XXI: Những triển vọng của Châu Á - Thái Bình Dƣơng” [43] đã dựa trên đặc điểm phát triển thế giới để khẳng định rằng trong thế kỷ XXI, nền giáo dục phải tập trung giáo dục con ngƣời sáng tạo, có kỹ năng hợp tác. Để đạt mục tiêu đó, giáo dục phải có phƣơng pháp (PP), hình thức phù hợp. Một trong những phƣơng pháp dạy học (PPDH) đạt đƣợc mục tiêu trên là đƣa học sinh vào các mối quan hệ xã hội mà trƣớc tiên là các nhóm bạn trong học tập để qua đó đƣợc tiếp xúc, bộc lộ, đƣợc trải nghiệm, khẳng định mình và biết kìm nén khi cần. Ông nhấn mạnh: “Sự hoàn thiện của hoạt động học là sự chia sẻ, ngƣời ta càng học càng khát khao sự chia sẻ” [43,tr.118]. David A. Kolb, nhà giáo dục Mỹ đã kế thừa triết lý giáo dục của John
  18. 8 Dewey và có nhiều nghiên cứu về lý thuyết học tập trải nghiệm, dạy học cho ngƣời lớn. Ông có một số ấn phẩm tập trung vào KN học tập, cá nhân và thay đổi xã hội,... trong đó có cuốn sách “Học qua trải nghiệm”[80]. Tác giả thể hiện rõ ràng rằng học tập là một tiến trình xã hội, dựa trên việc trau dồi KN. Ông nói nhiều về môi trƣờng học tập nằm ngoài trƣờng lớp: nơi làm việc, gia đình, cộng đồng. Tác giả cũng ghi lại những chuyến đi và gặp gỡ các nhà tƣ tƣởng từng đặt nền móng cho “học tập dựa trên kinh nghiệm”. Mục đích của ông là chia sẻ KN từ những trải nghiệm trong QTDH của ông, những nhà nghiên cứu, nhà giáo dục và thực tiễn. Ông trình bày lý thuyết về học tập qua KN và ứng dụng trong giáo dục, công việc và nâng cao sự trƣởng thành của lứa tuổi học sinh, sinh viên. Tác giả David Guile và Toni Griffiths Viện Giáo dục Luân Đôn, Anh Quốc, trong cuốn sách “Học tập qua kinh nghiệm công việc”[72] đã nêu rõ việc làm thế nào để ngƣời học học tập và phát triển thông qua KN làm việc. Theo đó, lý thuyết dạy học hiện đại trong việc giáo dục ngƣời lớn và chƣơng trình giảng dạy lý thuyết trong việc phát triển tƣ duy và khám phá là cơ sở cho mô hình sƣ phạm mới để hỗ trợ học tập qua KN làm việc ở ngƣời lớn. Tác giả Susan Imel cũng có nhiều nghiên cứu và phát hành nhiều tạp chí về vấn đề dạy học và học tập ở ngƣời lớn nói chung nhƣ: - Ấn phẩm “Ngƣời lớn học tập theo nhóm” (1997) đã giới thiệu về việc học theo nhóm ở ngƣời trƣởng thành. Nhóm có thể là môi trƣờng để mọi ngƣời phát minh và khám phá thế giới, học hỏi lẫn nhau về lĩnh vực kiến thức mà họ tìm kiếm. Tác giả cũng đề cập đến việc học nhóm ở ngƣời lớn đƣợc thực hiện dựa trên cấu trúc của học tập trải nghiệm [87]. - Ấn phẩm “Sử dụng nguyên tắc học tập dành cho ngƣời lớn trong giáo dục hiểu biết và cơ bản ở ngƣời lớn”[88] nêu lên sự phức tạp và khó khăn trong việc giáo dục hiểu biết và cơ bản ở ngƣời lớn. Các chƣơng trình cấu trúc
  19. 9 xung quanh nguyên tắc giáo dục ngƣời lớn có thể là một giải pháp để phát triển các chƣơng trình hấp dẫn hơn cho ngƣời học. Theo tác giả, nguyên tắc giáo dục ngƣời lớn là cần cho họ tự rút KN nhƣ một nguồn tài nguyên học tập; nuôi dƣỡng sự tự định hƣớng trong học tập; tạo môi trƣờng khuyến khích và hỗ trợ học tập; thúc đẩy tinh thần hợp tác; sử dụng các nhóm nhỏ. Cuốn sách “Phƣơng pháp tiếp cận lớp học đồng ruộng” của tổ chức nông lƣơng Liên hợp quốc (FAO) năm 2010 đã nói đến việc dạy học trên cánh đồng cho ngƣời nông dân ở vùng Đông Phi. Nội dung chủ yếu nói đến việc dạy nghề nông nghiệp dựa trên KN của ngƣời nông dân. Lớp học đƣợc tổ chức tại nơi làm việc với hình thức theo nhóm, thảo luận, trao đổi KN để giải quyết vấn đề dƣới sự hƣớng dẫn của kỹ thuật viên [77]. Theo quan điểm của UNESCO (2010), việc học của sinh viên cần khuyến khích và phát triển tƣ duy phê phán, tự định hƣớng giải quyết vấn đề một cách chủ động qua trải nghiệm. Cách học này thƣờng tiến hành theo hƣớng: phỏng vấn, tổng hợp ý tƣởng, thực hiện kỹ năng, từ đó suy tƣởng, phản hồi thông tin và áp dụng ý tƣởng, kỹ năng đó vào tình huống mới [85]. Cuốn sách “Hƣớng dẫn dạy học cho các giảng viên y” của Ian Bullock, Mike Davis, Andrew Lockey và K.Mackway-Jones do Trƣơng Việt Dũng và Phạm Ngân Giang dịch (2012) đã nói đến cách tiếp cận dạy học ngƣời lớn. Theo tác giả, ngƣời lớn thƣờng học tự nguyện, tích cực tham gia quá trình học; họ cần KN thực tế, phù hợp, định hƣớng theo mục tiêu để tiếp thu [22]. Ngoài ra, cũng có một số trƣờng Đại học có uy tín đã đi đầu trong việc ứng dụng “học tập qua kinh nghiệm” vào đào tạo sinh viên. Theo đó, sinh viên đƣợc tham gia tình huống thực tế, phải có đề tài mô phỏng KN học tập hàng năm (Đại học Havard); có các khoá học trải nghiệm để giải quyết các vấn đề trong học tập gắn với thực tế - làm việc với các tập đoàn trên thế giới (Đại học California); cho phép sinh viên vừa học vừa làm, chƣơng trình cung
  20. 10 cấp cách để sinh viên có thể áp dụng nội dung học vào thực tế, có sự tƣơng tác qua các dự án, hội thảo với doanh nghiệp (Đại học North Western); cung cấp cơ hội học hỏi KN cho sinh viên qua các dịch vụ kinh doanh và tƣ vấn tài chính (Cao đẳng Babson - Mỹ)... Mục tiêu của các chƣơng trình này là giúp sinh viên đƣợc trải nghiệm, khám phá qua nhiều hoạt động khác nhau để phát triển hiểu biết và KN trong học tập gắn với thực tế nghề nghiệp [83][64]. Điểm qua một số công trình nghiên cứu liên quan đến dạy học trải nghiệm ở nƣớc ngoài cho thấy việc tạo dựng môi trƣờng hợp tác, đƣa ngƣời học vào các hoạt động trải nghiệm, chia sẻ KN giữa họ trong QTDH đã và đang là vấn đề quan tâm trong nghiên cứu lý luận và thực tiễn, cho dù với cách tiếp cận và quan điểm khác nhau, song ở các công trình đều có đánh giá thuận chiều chung về vai trò của kỹ thuật dạy học trong việc nâng cao hiệu quả nhận thức, phát triển trí tuệ và kỹ năng xã hội cho ngƣời học. Nhiều tác giả đề cập đến phong cách học ở ngƣời lớn - ngƣời có nhiều KN. Tuy nhiên việc nghiên cứu cụ thể về dạy học trải nghiệm, đặc biệt trong đào tạo nghề (ĐTN) cho lao động nông thôn (LĐNT) dựa trên trải nghiệm, phát huy và chia sẻ KN của họ thì hầu nhƣ chƣa đƣợc đề cập đến. Mặc dù vậy, những quan điểm lý luận trên sẽ là cơ sở định hƣớng cho việc xây dựng lý thuyết về dạy học trải nghiệm trong qua trình ĐTN cho LĐNT nƣớc ta hiện nay. 1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam ĐTN là đề tài đƣợc các nhà khoa học, các chuyên gia nghiên cứu trên nhiều phƣơng diện cả ở tầm vĩ mô (hệ thống, phƣơng thức đào tạo; nội dung chƣơng trình; đội ngũ giáo viên (GV)...) và ở tầm vi mô (PP; hình thức tổ chức; cơ sở vật chất...) liên quan tới học tập trải nghiệm trong ĐTN cần phải kể đến các tác giả nhƣ Nguyễn Đức Trí [63], Nguyễn Văn Khôi [28] với các công trình nghiên cứu của mình đã làm sáng tỏ một cách hệ thống ĐTN theo năng lực cả về mặt lý luận và phƣơng thức đào tạo nhằm giúp ngƣời học đƣợc
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
22=>1