Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hà Nội
lượt xem 12
download
Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng tại các ngân hàng TMCP trên địa bàn Hà nội. Từ những đánh giá này đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của các ngân hàng TMCP trên địa bàn thông qua các chỉ tiêu đánh giá và các nhân ảnh hưởng đến hiệu quả HĐTD của các ngân hàng trên địa bàn
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hà Nội
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN *********************** VŨ ANH QUÂN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 62340201 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHAN THỊ THU HÀ HÀ NỘI, NĂM 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày ....... tháng........ năm 2017 Ngiên cứu sinh Vũ Anh Quân
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 6 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan về hiệu quả tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng ........................................................................................... 6 1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài ......................................................................... 6 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước ......................................................................... 9 1.2. Những nội dung đã thống nhất và khoảng trống cần nghiên cứu trong luận án về hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng ............................................. 12 1.2.1. Những nội dung đã thống nhất về hiệu quả hoạt động tín dụng qua các nghiên cứu trong nước cũng như nước ngoài ...................................................... 12 1.2.2. Khoảng trống nghiên cứu .......................................................................... 13 1.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 14 1.3.1. Tiếp cận vấn đề nghiên cứu....................................................................... 14 1.3.2. Phương pháp thu thập số liệu .................................................................... 14 1.3.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ..................................................... 14 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1......................................................................................... 15 CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ........................................................................................................ 16 2.1. Tổng quan về hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại ................... 16 2.1.1. Tín dụng ................................................................................................... 16 2.1.2. Ngân hàng thương mại .............................................................................. 17 2.2. Hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại .......................... 21 2.2.1. Khái niệm hiệu quả tín dụng ..................................................................... 21
- 2.2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của NHTM ........................ 22 2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng . 24 2.2.4. Một số nhân tố khác ảnh hưởng đến chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng ... 30 2.3. Kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả tín dụng của một số ngân hàng trên thế giới và bài học rút ra đối với các NHTM Việt Nam............................................ 30 2.3.1. Kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả tín dụng của một số ngân hàng trên thế giới ............................................................................................................... 30 2.3.2. Bài học kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay ............................................... 35 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2......................................................................................... 37 CHƯƠNG 3: HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ......................................... 38 3.1. Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Hà Nội .................................................................................... 38 3.1.1. Quá trình hình thành phát triển của các Ngân hàng thương mại cổ phần tại Hà Nội ................................................................................................................ 38 3.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh................................................................... 41 3.2. Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng của các ngân hàng TMCP trên địa bàn Hà Nội ............................................................................................................ 44 3.2.1. Chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng ......................................... 44 3.2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng của các ngân hàng TMCP trên địa bàn TP Hà Nội............................................................................ 62 3.3. Đánh giá hoạt động tín dụng cúa các Ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố Hà Nội ............................................................................................................ 90 3.3.1. Kết quả đạt được ....................................................................................... 90 3.3.2. Hạn chế, nguyên nhân ............................................................................... 92 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3......................................................................................... 95 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ............. 96 4.1. Định hướng cơ bản về hoạt động tín dụng hiện nay .................................... 96 4.1.1. Định hướng phát triển tín dụng của Chính phủ và NHNN ......................... 96 4.1.2. Định hướng phát triển tín dụng trên địa bàn TP Hà nội ............................. 97
- 4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Hà nội .......................................................... 101 4.2.1. Tăng trưởng tín dụng ổn định.................................................................. 101 4.2.2. Tăng chênh lệch lãi suất cho vay và huy động vốn .................................. 105 4.2.3. Giảm nợ xấu ........................................................................................... 106 4.2.4. Nâng cao công tác định giá tài sản đảm bảo ............................................ 108 4.2.5. Nâng cao công tác quản lý chi phí lương nhân viên ................................ 109 4.2.6. Các giải pháp khác .................................................................................. 110 4.3. Một số khuyến nghị ..................................................................................... 118 4.3.1. Một số khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước ..................... 118 4.3.2. Một số khuyến nghị đối với các Ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố Hà nội............................................................................................................... 123 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4....................................................................................... 125 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 126 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ ................................. 127 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 128
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ACB : Ngân hàng TMCP Á Châu ABB : Ngân hàng TMCP An Bình ATM : Automated Teller Machine, Máy rút tiền tự động Bacabank : Ngân hàng TMCP Bắc Á BIDV : Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam Baovietbank : Ngân hàng TMCP Bảo Việt CAR : Capital Adequacy Ratio, Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu EAB : Ngân hàng TMCP Đông Á EXIMBANK : Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam GPB : Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu GDP : Gross Domestic Product, Tổng sản phẩm nội địa HABUBANK : Ngân hàng TMCP phát triển nhà Hà nội HDBANK : Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM HĐTD : Hoạt động tín dụng HĐQT : Hội đồng quản trị LIENVIETBANK : Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt MBB : Ngân hàng TMCP Quân đội MSB : Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam NCB : Ngân hàng TMCP Quốc Dân NHCSXH : Ngân hàng chính sách xã hội NHNNo & PTNT : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn NHTM : Ngân hàng thương mại NHNN : Ngân hàng nhà nước NHTMNN : Ngân hàng thương mại nhà nước MHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần NHLD : Ngân hàng liên doanh NHTW : Ngân hàng trung ương Oceanbank : Ngân hàng TMCP Đại Dương OCB : Ngân hàng TMCP Phương Đông
- OECD : Organization for Economic Cooperation and Development, Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế PGB : Ngân hàng TMCP Xăng dầu Việt Nam PVCOMBANK : Ngân hàng TMCP Đại Chúng POS : Point of Sale, Máy thanh toán tiền tại điểm bán hàng ROE : Return on Common Equyty, Tỷ lệ thu nhập vốn tự có ROA : Return on Total Assets, Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản SCB : Ngân hàng TMCP Sài Gòn SEABANK : Ngân hàng TMCP Đông Nam Á SHB : Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội SACOMBANK : Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín TMCP : Thương mại cổ phần TPB : Ngân hàng TMCP Tiên Phong TPP : Trans Pacific Strategic Economic Partnership Agreements, Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương TCTD : Tổ chức tín dụng TCB : Ngân hàng Thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam TMCP : Thương mại cổ phần TSBĐ : Tài sản đảm bảo VIETABANK : Ngân hàng TMCP Việt Á VIETBANK : Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín VNBC : Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam Vietinbank : Ngân hàng Thương mại cổ phần công thương Việt Nam VCB : Ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam USD : United States Dollar, Đô la Mỹ VNĐ : Đồng Việt Nam VIB : Vietnam Internationl Banking, Ngân hàng quốc tế VPB : Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng WTO : World Trade Organnization, Tổ chức thương mại thế giới.
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Xếp hạng khách hàng theo tiêu chuẩn quốc tế ............................................ 31 Bảng 3.1: Danh sách các Ngân hàng TMCP trên địa bàn Hà Nội ............................... 40 Bảng 3.2: Kết quả kinh doanh các ngân hàng năm 2016 ............................................ 43 Bảng 3.3: Tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động tín dụng ........................................... 47 Bảng 3.4: Thu nhập từ lãi và các khoản thu nhập tương tự ......................................... 50 Bảng 3.5: Chi phí trả lãi và các chi phí tương tự ........................................................ 52 Bảng 3.6: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể ................................................................. 54 Bảng 3.7: Chi phí dự phòng các ngân hàng ................................................................ 55 Bảng 3.8: Chi phí hoạt động của các ngân hàng ......................................................... 58 Bảng 3.9: Chỉ tiêu ROA, ROE các ngân hàng ............................................................ 60 Bảng 3.10: Dư nợ cho vay và tốc độ tăng trưởng tín dụng ......................................... 63 Bảng 3.11: Dư nợ cho vay theo thời gian ................................................................... 68 Bảng 3.12: Tỷ trọng cho vay ngắn hạn, trung dài hạn ................................................ 69 Bảng 3.13: Cơ cấu cho vay theo ngành của MB,TCB,VPB năm 2016 ....................... 71 Bảng 3.14:Cơ cấu cho vay theo ngành của SHB,MSB,VCB năm 2016 ...................... 72 Bảng 3.15: Dư nợ tín dụng cho vay theo ngành kinh tế thời điểm 04/2017 ................ 74 Bảng 3.16: Phân loại theo loại hình cho vay của MB,TCB,VPB năm 2016 ................ 75 Bảng 3.17: Phân loại theo loại hình cho vay của SHB,MSB,VCB năm 2016 ............. 76 Bảng 3.18: Biểu lãi suất cho vay một số ngân hàng thời điểm cuối năm 2016 ............ 78 Bảng 3.19: Tỷ lệ nợ xấu các ngân hàng...................................................................... 82 Bảng 3.20: Cơ cấu nợ quá hạn các ngân hàng 2016 ................................................... 84 Bảng 3.21: Tổng giá trị trái phiếu tại VAMC của một số ngân hàng .......................... 86 Bảng 3.22: Chi tiết tài sản đảm bảo các ngân hàng năm 2016 .................................... 87 Bảng 3.23: Cơ cấu chi phí hoạt động của các ngân hàng năm 2016............................ 90
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Diễn biến tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động tín dụng......................... 47 Biểu đồ 3.2: So sánh Thu nhập từ lãi và các khoản thu nhập tương tự ........................ 50 Biểu đồ 3.3: So sánh Chi phí trả lãi và các chi phí tương tự ....................................... 52 Biểu đồ 3.4: So sánh chi phí dự phòng các ngân hàng ................................................ 55 Biểu đồ 3.5: So sánh chi phí hoạt động của các ngân hàng ......................................... 58 Biểu đồ 3.6: So sánh ROA các ngân hàng .................................................................. 61 Biểu đồ 3.7: So sánh ROE các ngân hàng .................................................................. 61 Biểu đồ 3.8: So sánh dư nợ cho vay các ngân hàng .................................................... 63 Biểu đồ 3.9: Dư nợ cho vay các ngân hàng TMCP tại Hà nội năm 2016 .................... 65 Biểu đồ 3.10: So sánh tốc độ tăng trưởng tín dụng ..................................................... 66 Biểu đồ 3.11: Tăng trưởng tín dụng các tổ chức tín dụng ........................................... 67 Biểu đồ 3.12: Diễn biến cơ cấu cho vay theo thời gian năm 2016 .............................. 68 Biểu đồ 3.13: So sánh dư nợ cho vay theo ngành các TCTD đến tháng 04/2017 ........ 74 Biểu đồ 3.14: So sánh lãi suất cho vay bình quân các ngân hàng tại Hà nội ............... 77 Biểu đồ 3.15: So sánh lãi suất huy động bình quân các ngân hàng tại Hà nội ............. 79 Biểu đồ 3.16: Diễn biến lãi suất huy động bình quân một số kỳ hạn của 12 ngân hàng tốp đầu cuối năm 2016 ............................................................................................... 80 Biểu đồ 3.17: Chênh lệch lãi suất các ngân hàng tại Hà nội ....................................... 81 Biểu đồ 3.18: So sánh diễn biến tỷ lệ nợ xấu.............................................................. 83 Biểu đồ 3.19: Tỷ lệ nợ xấu của các tổ chức tín dụng .................................................. 84 SƠ ĐỒ Sơ đồ 4.1: Quá trình tái cấu trúc ngân hàng ............................................................. 121
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của nghiên cứu Việt Nam đang trong quá trình đổi mới, thúc đẩy tự do hóa kinh tế để trở thành một địa điểm đầu tư mới ngày càng hấp dẫn nhờ các chính sách ngoại thương, thu hút đầu tư từ nước ngoài. Trong những năm gần đây Việt Nam cũng đã tích cực tham gia vào các diễn đàn kinh tế thế giới, là nước chủ nhà tổ chức nhiều hội nghị có tầm cỡ quốc tế như hội nghị APEC, ASEM. Việc tham gia các tổ chức quốc tế như WTO, hoàn tất đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do với EU (EVFTA), Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã tạo ra nhiều cơ hội mới cho nền kinh tế đất nước trong đó ngân hàng là ngành đóng vai trò quan trọng và có ảnh hưởng lớn trong quá trình hội nhập. Khi tham gia hội nhập chung với nền kinh tế trong khu vực và thế giới đồng nghĩa với việc nước ta phải thực hiện theo lộ trình các cam kết mở cửa để tạo một sân chơi bình đẳng, tạo ra thách thức lớn đối với nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng khi phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối tác nước ngoài. Trong hoạt động ngân hàng, tín dụng vẫn là một hoạt động xương sống quyết định đến hiệu quả kinh doanh. Hiện nay, HĐTD dựa trên các chính sách của NHNN cũng như những chính sách riêng có của từng ngân hàng. Tất cả các chính sách đưa ra đều đảm bảo HĐTD của ngân hàng được lành mạnh và giảm thiểu rủi ro. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, lĩnh vực ngân hàng đang thực hiện các cam kết mở cửa với việc thành lập ngày càng nhiều các ngân hàng liên doanh, ngân hàng có 100% vốn nước ngoài, theo số liệu báo cáo của NHNN (2011-2017) thì đến nay số ngân hàng có 100% vốn nước ngoài lên tới con số 8 và phần lớn các ngân hàng này đều là các ngân hàng có quy mô lớn và có truyền thống lâu đời từ những quốc gia phát triển ở Tây Âu cũng như khu vực châu Á như; HSBC của Anh, CIMB Bank Berhad (ngân hàng lớn thứ hai của Malaysia) hay Wooribank của Hàn Quốc… Việc hạn chế trong lĩnh vực kinh doanh của các ngân hàng này ngày càng được dỡ bỏ, nếu như trước đây các ngân hàng này chỉ được huy động vốn thì hiện nay đã được hoạt động hầu hết chức năng kinh doanh của một ngân hàng. Với xu thế cạnh tranh ngày càng ra tăng đòi hỏi chính sách đối với HĐTD phải thích nghi và phù hợp với xu thế thị trường, việc điều hành tốt các chính sách đó sẽ nâng cao hiệu quả HĐTD của mỗi ngân hàng. Những năm gần đây, ngành ngân hàng nước ta phải đối mặt với sự khủng hoảng trầm trọng sau một thời gian bùng nổ về tín dụng ở giai đoạn 2007-2010, nợ xấu tăng cao, xu thế sáp nhập các ngân hàng yếu kém được đặt ra như một yêu cầu tất yếu. Tín dụng với vai trò là
- 2 lĩnh vực hoạt động then chốt tạo ra lợi nhuận và được xem là một trong những điểm chính trong đề án tái cơ cấu của Chính phủ và NHNN, việc thắt chặt cho vay, quản lý chặt chẽ tài sản đảm bảo, bán nợ xấu đã được thực hiện triệt để. Với tình hình chung như vậy lợi nhuận từ tín dụng trong những năm gần đây có xu hướng giảm mạnh chủ yếu do nợ xấu tăng cao, áp lực chi phí dự phòng lớn đòi hỏi ngành ngân hàng nói chung và mỗi NHTM nói riêng phải có định hướng cụ thể trong việc nâng cao hiệu quả từ HĐTD. Tính hiệu quả của HĐTD là phải đảm bảo an toàn vốn, tối đa hóa lợi nhuận, giảm nợ xấu, tạo ra sự hài lòng thỏa mãn của mọi đối tượng khách hàng khi được ngân hàng cho vay với mục đích nâng cao khả năng cạnh tranh của mỗi ngân hàng trên thị trường, bên cạnh đó là công cụ để NHNN điều hành các chính sách cho nền kinh tế trong từng thời kỳ khác nhau. Hà Nội với vai trò là trung tâm kinh tế chính trị của cả nước có sự tập trung phần lớn hội sở chính của các NHTM lớn với thị trường hết sức tiềm năng và đa dạng. Sự phát triển HĐTD của các ngân hàng TMCP trên địa bàn đạt được những thành tựu quan trọng, cung cấp nguồn vốn cho phát triển của thành phố với nhiều lĩnh vực khác nhau từ sản xuất đến thương mại dịch vụ, từ thành thị đến nông thôn, đóng vai trò quan trọng trong việc cơ cấu ngành nghề, phát triển chung của thành phố Hà Nội. Với vai trò là thủ đô, trung tâm chính trị cả nước, Hà nội tập trung nhiều hội sở chính ngân hàng trong nước cũng như các ngân hàng liên doanh và 100% vốn nước ngoài. Do vậy, các ngân hàng trên địa bàn cũng phải đối mặt trực tiếp với áp lực cạnh tranh đặc biệt là những thách thức đối mặt sau một thời gian tăng trưởng quá nóng, nợ xấu tăng cao, hiệu quả HĐTD thấp. Chất lượng tín dụng của các ngân hàng trên địa bàn thời gian qua đã bộc lộ nhiều khó khăn cũng như sự bất cập trong việc đảm bảo tính an toàn, các biện pháp quản lý rủi ro, xử lý nợ xấu đặc biệt là tính không minh bạch trong hoạt động kinh doanh của một số ngân hàng khi không hạch toán đầy đủ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng khiến cho lợi nhuận các năm trước đây cao để chia cho cổ đông, giai đoạn 2011-2015 có sự giám sát chặt chẽ của NHNN về việc xử lý nợ xấu khiến cho các ngân hàng có lợi nhuận giảm sút có những ngân hàng còn âm vốn, có thể nói đến năm 2015, 2016 lợi nhuận của ngân hàng đã dần đi vào thực chất hơn. Mặc dù trong thời gian vừa qua đã có nhiều luận văn, luận án cũng đề cập đến hiệu quả HĐTD ở những góc độ khác nhau nhưng quá trình nghiên cứu ở những giai đoạn khác nhau và phạm vi nghiên cứu cũng khác nhau, những đề tài nghiên cứu về HĐTD hiện nay vẫn còn là vấn đề nóng bỏng và có nhiều điểm mới đòi hỏi phải có các nghiên cứu khác phù hợp đặc biệt trong tình hình rủi ro trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng ngày một tăng cao. Để góp phần tìm kiếm giải pháp trên, luận án lựa chọn
- 3 đề tài ”Nâng cao hiệu quả HĐTD của các Ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hà Nội”. 2. Mục đích nghiên cứu Đánh giá thực trạng hiệu quả HĐTD tại các ngân hàng TMCP trên địa bàn Hà nội. Từ những đánh giá này đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả HĐTD của các ngân hàng TMCP trên địa bàn thông qua các chỉ tiêu đánh giá và các nhân ảnh hưởng đến hiệu quả HĐTD của các ngân hàng trên địa bàn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là hiệu quả HĐTD của các ngân hàng TMCP có trụ sở chính trên địa bàn thành phố Hà nội có cổ phần không do nhà nước chi phối. Phạm vi nghiên cứu: Tác giả nghiên cứu hiệu quả HĐTD trên phương diện tỷ suất lợi nhuận thuần đạt được từ HĐTD của các ngân hàng TMCP không do nhà nước chi phối có trụ sở chính đóng trên địa bàn TP Hà nội, trong đó lấy 05 ngân hàng TMCP làm đối tượng nghiên cứu và so sánh với nhau là các ngân hàng: MBB, TCB, VPB, SHB, MSB. Theo tính toán của tác giả dựa trên báo cáo tài chính niêm yết của các Ngân hàng TMCP không do nhà nước chi phối trên địa bàn Hà nội năm 2016 thì tổng tài sản đạt 1.762.774 tỷ đồng trong đó 05 ngân hàng làm đối tượng nghiên cứu đạt 1.003.574 tỷ đồng chiếm khoảng 57%, tổng dư nợ đạt 1.017.957 tỷ đồng trong đó 05 ngân hàng làm đối tượng nghiên cứu đạt 635.521 tỷ đồng chiếm khoảng 63%, xét về vốn điều lệ thì vốn điều lệ của 14 Ngân hàng TMCP không do nhà nước chi phối trên địa bàn đạt 103.924 tỷ đồng trong đó 05 ngân hàng là đối tượng nghiên cứu đạt 58.132 tỷ đồng chiếm 56%. Do vậy, 05 ngân hàng được chọn làm đối tượng nghiên cứu có thể đại diện cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng TMCP không do nhà nước chi phối đóng trên địa bàn đồng thời để tăng tính thực tiễn luận án so sánh thêm với VCB đây là ngân hàng lớn do nhà nước chi phối có hoạt động kinh doanh lành mạnh và hiệu quả. Thời gian nghiên cứu chủ yếu từ 2012-2016, quá trình nghiên cứu tác giả cũng so sánh với các ngân hàng TMCP khác trong cả nước. 4. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, Luận án đặt ra các câu hỏi nghiên cứu sau: (1) Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả HĐTD của các ngân hàng TMCP tại Hà nội? (2) Các nhân tố nào ảnh hưởng đến chỉ tiêu trên và mức độ ảnh hưởng?
- 4 (3) Kết quả đạt được và hạn chế trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng TMCP trên địa bàn Hà nội? (4) Những giải pháp và khuyến nghị cần thiết để nâng cao hiệu quả HĐTD của các ngân hàng TMCP trên địa bàn Hà nội. 5. Đóng góp của luận án 5.1. Về mặt lý luận Tác giả thể hiện vai trò độc lập của mình trong tiếp cận lý luận về hiệu quả HĐTD, hoạt động của NHTM dựa trên cơ sở tỷ suất lợi nhuận thuần từ HĐTD của ngân hàng và các nhân tố tác động, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng. Luận án cũng đúc rút kinh nghiệm về hiệu quả tín dụng cũng như các vấn đề liên quan của một số nước trên thế giới nhằm ứng dụng vào điều kiện thực tế của Việt Nam. Với việc phân tích thực trạng hiệu quả HĐTD của các Ngân hàng TMCP không do nhà nước chi phối có trụ sở chính trên địa bàn thành phố Hà Nội trong đó lấy 5 ngân hàng làm đối tượng nghiên cứu là MBB, TCB, VPB, SHB, MSB đồng thời có sự so sánh với ngân hàng lớn do nhà nước chi phối trên địa bàn là VCB, Luận án đã tìm ra những nhận định và những giải pháp tin cậy nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng trên địa bàn với hướng tiếp cận là tỷ suất lợi nhuận thuần từ HĐTD. 5.2. Về mặt thực tiễn Hiệu quả HĐTD là một đề tài rộng có nhiều hướng nghiên cứu khác nhau có những tác giả nghiên cứu hiệu quả HĐTD trên cơ sở hiệu quả đóng góp cho kinh tế xã hội hoặc nghiên cứu hiệu quả tín dụng trên cơ sở rủi ro, hiệu quả thẩm định cho vay, tài sản đảm bảo... Dựa trên các nghiên cứu trước đó Luận án nghiên cứu hiệu quả HĐTD trên phương diện hiệu quả tài chính đối với NHTM và được đo bằng chỉ tiêu quan trọng nhất là tỷ suất lợi nhuận thuần từ HĐTD vì trên thực tế lợi nhuận chủ yếu của các ngân hàng tại Việt Nam hiện nay là từ HĐTD điều này được thể hiện rõ qua báo cáo tài chính được niêm yết công khai trên website của từng ngân hàng. Lợi nhuận thuần từ HĐTD là lợi nhuận sau khi đã trừ đi các chi phí trong đó quan trọng nhất và ảnh hưởng sâu rộng nhất trong giai đoạn hiện nay là chi phí dự phòng, phần lớn các NHTM trong những năm gần đây đã tăng trưởng mạnh về quy mô tổng tài sản và dư nợ cho vay, tuy nhiên lợi nhuận vẫn giảm chủ yếu là do chi phí dự phòng quá lớn, thậm chí có một số ngân hàng âm vốn do nợ xấu cao khiến trích lập dự phòng cao, từ việc tính toán lợi nhuận thuần từ HĐTD tác giả đã chỉ ra những nhân tố tác động và tìm ra giải pháp.
- 5 Từ những lập luận trên, qua việc phân tích thực trạng tín dụng, tác giả nêu ra những thành công, hiệu quả cũng như những đóng góp của các Ngân hàng TMCP trên địa bàn về HĐTD, qua đó cũng nêu những tồn tại, bất cập, nguyên nhân và tìm ra các giải pháp cụ thể sau: - Tăng trưởng tín dụng ổn định - Tăng chênh lệch giữa lãi suất cho vay và huy động vốn - Giảm nợ xấu - Nâng cao công tác định giá tài sản - Nâng cao công tác quản lý lương nhân viên Từ những giải pháp, luận án đưa ra một số khuyến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước về việc đẩy nhanh việc tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém và đối với riêng các ngân hàng TMCP trên địa bàn cần nâng cao công tác thẩm định và cho vay, quản trị rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả HĐTD nói riêng và giúp cho hoạt động ngân hàng trên địa bàn được an toàn hiệu quả nói chung. Đánh giá về hiệu quả HĐTD của các ngân hàng TMCP trên địa bàn Hà nội là một phạm trù lớn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố vì cho đến thời điểm hiện tại lợi nhuận của các NHTM Việt Nam vẫn chủ yếu là từ HĐTD, và HĐTD vẫn là hoạt động xương sống của mỗi ngân hàng, bên cạnh đó có những nhân tố không thể lượng hóa, có thể đo đếm được chính xác mà chỉ có thể đánh giá trên cơ sở kinh nghiệm thực tế của tác giả trong lĩnh vực ngân hàng, như việc đánh giá nợ xấu và chi phí xử lý nợ xấu hiện nay là một vấn đề khó giải quyết trong ngắn hạn. 6. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các công trình nghiên cứu có liên quan đã được công bố, danh mục các bảng biểu số liệu kèm theo, luận án bao gồm 04 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu có liên quan về hiệu quả hoạt động tín dụng và phương pháp nghiên cứu Chương 2: Hiệu quả hoạt động tín dụng của các Ngân hàng Thương mại Chương 3: Thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng của các Ngân hàng Thương mại cổ phần trên địa bàn Hà Nội Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Hà Nội
- 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan về hiệu quả tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng 1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài Các tác giả Allen N.BERGER& Gregory F.UDELL (1990), Paul S.Calem & Michael LaCour (2001) đưa ra những luận điểm rất hữu ích đề cập đến mối quan hệ giữa tài sản đảm bảo và chất lượng tín dụng cũng như rủi ro ngân hàng, đây cũng là một nội dung hình thành lên hiệu quả HĐTD của một NHTM. Các nghiên cứu làm rõ luận điểm rủi ro cũng như những yêu cầu về tài sản thế chấp, theo đó tài sản thế chấp là yêu cầu cơ bản đối với các khoản cho vay. Với nghiên cứu này sẽ giúp tác giả vận dụng những quan điểm về tài sản thế chấp cũng như mối quan hệ giữa chất lượng khoản vay, rủi ro cho vay với tài sản thế chấp từ đó đánh giá được hiệu quả HĐTD dựa trên chất lượng tài sản thế chấp. Stephan Cowan, Glen Bullivant & Robert addlestone (2004) đã đưa ra kết luận việc quản lý trong HĐTD yếu kém khiến cho nợ xấu tăng cao là một trong những nguyên nhân cơ bản làm giảm hiệu quả của các ngân hàng cho dù có thể các ngân hàng này vẫn đang được đánh giá là có hiệu quả tốt. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng vấn đề quan trọng là các ngân hàng phải luôn duy trì được mức độ rủi ro cho vay thấp nhất đồng thời phải có các biện pháp hữu hiệu cũng như các cách thức để thu hồi nợ tốt nhất. Nghiên cứu cũng nêu ra những vấn đề về mặt pháp lý mới nhất có liên quan như: những điều chỉnh của pháp luật về thu hồi nợ, các thủ tục liên quan đến khách hàng khi không trả được nợ vay hoặc phá sản, các hướng dẫn về cho vay và kiểm soát cho vay như: các hướng dẫn cho vay đối với khách hàng mới, cách thức giải quyết các vấn đề về duy trì cũng như nâng các hạn mức cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ, các điều kiện để thu hút khách hàng lớn… Các nội dung trong nghiên cứu của cuốn sách ít nhiều đã phân tích đến các nội dung ảnh hưởng đến hiệu quả về HĐTD của ngân hàng. Herrero, A.G (2003) từ việc nghiên cứu hoạt động ngân hàng tại Venezuela tác giả đã nêu ra yếu tố làm cho hiệu quả HĐTD thấp là do lợi nhuận thấp hay lãi ròng trong kinh doanh thấp, đối với mỗi ngân hàng để xảy ra vấn đề trên thì đó là sự thất bại trong hoạt động ngân hàng. Phân tích điều này có thể thấy sự thất bại đầu tiên do chính ngân hàng ngoài ra cũng do sự tác động của các yếu tố vĩ mô ngoài tầm kiểm soát hay do các yếu tố khách quan mang lại. Các yếu tố bên trong nội tại ngân hàng có thể kể đến như: chất lượng tài sản có và tài sản nợ, thu nhập cũng như khả năng thanh toán
- 7 của từng ngân hàng. Các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế nói chung như: tốc độ tăng trưởng, các yếu tố về biến động tỷ giá, nợ vay nước ngoài… A.Burak Guner (2007) đánh giá về cơ hội cho vay và chất lượng tín dụng, phân tích danh mục tín dụng. Tác giả chỉ ra rằng các ngân hàng càng đa dạng hóa về sản phẩm trong danh mục tín dụng thì càng phân tán được rủi ro, nghiên cứu cũng nói đến sự chặt chẽ trong các tiêu chuẩn về tín dụng phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài của các khách hàng đi vay tiềm năng của ngân hàng. Đây là nghiên cứu về tiêu chuẩn tín dụng nói chung của các ngân hàng tại các nước phương tây, luận án có thể vận dụng vào tình hình thực tế tại các NHTM nước ta hiện nay. Glen Bullivant (2010) đã nêu các vấn đề trong công tác quản lý về tín dụng theo đó tác giả đưa ra các nội dung về dòng tiền, lợi nhuận được nâng cao bằng nhiều biện pháp phù hợp, theo đó việc quản lý tín dụng gồm: những hướng dẫn nội dung của các chính sách về tín dụng, các biện pháp quản lý rủi ro, thu hồi nợ vay, việc phải mua bảo hiểm đối với các khoản cho vay…Việc quản lý tín dụng bao hàm nhiều nội dung khác nhau từ việc cho vay đến quản lý sau cho vay, các vấn đề liên quan đến quy trình cho vay, xem xét đến việc quản lý các hình thức cho vay cũng như các dịch vụ tín dụng. Cũng liên quan đến vấn đề rủi ro tín dụng và những yếu tố gây ra nợ xấu tác giả Marrison,C (2002) đã nêu rõ việc quản lý và kiểm soát một cách có hiệu quả về rủi ro tín dụng sẽ làm giảm các nguy cơ vỡ nợ từ phía khách hàng, xét về mặt rủi ro và hiệu quả thì các ngân hàng có hoạt động tốt hay không hoặc có lợi thế cạnh tranh hay không là việc các ngân hàng phải có khả năng tạo ra cũng như phát triển về quy mô các khoản tín dụng có lợi nhuận ròng cao nhất cho ngân hàng. Các ngân hàng có nợ xấu cao sẽ dễ gây ra tình trạng đổ vỡ đồng thời là do kết quả quản lý yếu kém khi ra các quyết định cho vay sai hay đánh giá không đúng về tình hình cho vay cũng như khả năng trả nợ hoặc tập trung khoản vay quá nhiều vào một khách hàng. Liên quan đến rủi ro tín dụng ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận từ tín dụng của ngân hàng, tác giả N.Grace (2012) qua quá trình nghiên cứu các ngân hàng tại Kenya giai đoạn 2007- 2011 đã chỉ ra rằng hiệu quả của việc quản lý rủi ro tín dụng đối với các ngân hàng tại Kenya theo đó đây là một vấn đề được đưa ra do mức độ quan trọng của nó cũng như sự quan trọng không chỉ đối với riêng mỗi ngân hàng mà đối với cả các doanh nghiệp và khách hàng của ngân hàng. Với nghiên cứu này tác giả đã đưa ra mô hình nghiên cứu về rủi ro tín dụng qua việc thu thập số liệu từ 26 ngân hàng của Kenya giai đoạn 2007-2011 để phân tích các mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và hiệu quả tài chính của các NHTM. Cũng liên quan đến vấn đề này, Chen and Pan (2012) cũng nghiên cứu về hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng của 34 NHTM tại Đài Loan giai đoạn 2005-2008.
- 8 KOLAPO,T.Fuso&AYENI,R.Kolade&OKE,M.Ojo (2012) đã nghiên cứu 5 ngân hàng lớn tại Nigeria trong giai đoạn 2000-2010 qua mô hình về đánh giá hiệu quả tín dụng dựa trên mức độ rủi ro qua các nhân tố ROA, tỷ lệ nợ xấu, nợ mất vốn, dư nợ cho vay, tổng tiền gửi, phân loại cho vay. Dựa trên các nhân tố trên tác giả đã chỉ ra sự ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đối với hiệu quả hoạt động ngân hàng cụ thể nếu nợ xấu tăng 100% thì thì ROA sẽ giảm 6,2%, nợ mất vốn tăng 100% thì lợi nhuận giảm 0,65%, tổng dự nợ tăng 100% thì lợi nhuận tăng 9,6%. Từ đó đưa ra nhận định đối với các ngân hàng tại Nigeria muốn đạt được hiệu quả kinh doanh cao cần phải tăng cưởng khả năng phân tích tín dụng và quản lý cho vay, các cơ quan pháp luật cần phải chú ý đến sự tuân thủ của các ngân hàng trong hoạt động của mình. Việc tếp cận về hiệu quả kinh doanh ngân hàng qua các chỉ số trên sẽ giúp tác giả hoàn thiện hơn trong việc đánh giá thực trạng đối với các NHTM tại Việt Nam nói chung và khu vực Hà nội nói riêng. Paula Hill (2009) đề cập đến sự khác nhau của hiệu quả tín dụng tiếp cận từ các chỉ số tín dụng, đề cập đến các chỉ số xếp hạng tín dụng của các cơ quan xếp hạng tín dụng có uy tín như Standards and Poor (S&P), Moody’s and Fitch. Nghiên cứu này sẽ làm cho luận án có hướng nghiên cứu mới áp dụng theo các chuẩn mực tín dụng trên thế giới. Việc nghiên cứu các chỉ số tín dụng do các cơ quan xếp hạng tín dụng uy tín sẽ là nguồn thông tin quan trọng để các ngân hàng đánh giá mức độ tín nhiệm của mình để đưa ra những cải tổ phù hợp để thích ứng với chuẩn mực của thế giới. Việc tiếp cận chất ượng tín dụng qua các chỉ số xếp hạng sẽ đánh giá được hiệu quả tổng quan về hoạt động của mỗi ngân hàng. Felicia Omowunmi Olokoyo (2011) đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐTD qua việc nghiên cứu các hành vi cách thức cho vay tại các NHTM của Nigeria. Theo đó tác giả đã đưa ra mô hình nghiên cứu Var dựa trên nguồn dữ liệu của 89 ngân hàng trong giai đoạn 1980-2005. Với mô hình này tác giả đã đề cập đến những tác động của các biến số vĩ mô cũng như vi mô tới HĐTD, trong đó các biến số vi mô bao gồm; quy mô tín dụng, danh mục đầu tư, lãi suất, dự trữ tiền mặt bắt buộc, tỷ lệ thanh khoản. Các biến vĩ mô được nghiên cứu bao gồm; GDP và tỷ giá. Theo đó tác giả đưa ra kết luận: quy mô về tiền gửi của ngân hàng cũng như danh mục cho đầu tư cho vay sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng cho vay. Bogdan Florin Filip (2015) đã đánh giá về chất lượng khoản vay của ngân hàng trong khuôn khổ toàn cầu hóa tại Romania và EU trong giai đoạn 2000 - 2012, tác giả đưa ra phân tích đến khái niệm về chất lượng khoản vay và nợ xấu (NPLs), phân tích mối quan hệ ngược chiều giữa chất lượng khoản vay và nợ xấu, tác giả chỉ ra rằng nợ xấu ngày càng gia tăng tại Romania từ 3.10% năm 2000 lên 14.33% năm 2011 và tại
- 9 EU là 3,8% năm 2000 lên 6% năm 2011. Qua việc phân tích mô hình tác giả chỉ ra mối tương quan giữa nợ xấu và tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quản lý cho vay của các ngân hàng. 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước Luận án vận dụng các quan điểm về tín dụng ngân hàng, ngân hàng thương mại của các nhà kinh tế học trên thế giới và chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam, đồng thời dựa trên kết quả nghiên cứu của các luận án và đề tài nghiên cứu tương tự trước đó tại Việt nam và trên thế giới. Với đề tài nghiên cứu này là một vấn đề rộng đã có một số tác giả đề cập đến qua các luận án, những công trình nghiên cứu, đề tài khoa học cấp bộ ngành và được tiếp cận dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Qua quá trình nghiên cứu, tác giả đã thu thập và chắt lọc những điểm quan trọng liên quan đến luận án qua một số nghiên cứu trong nước có liên quan đến HĐTD như sau: Trần Thị Hồng Hạnh (1996) tác giả đã làm rõ thêm về tín dụng, chất lượng tín dụng, phân tích thực trạng HĐTD, các nhân tố ảnh hưởng cũng như các cơ chế quản lý chất lượng HĐTD của các NHTM Việt Nam giai đoạn 1990 - 1996. Việc nghiên cứu chất lượng tín dụng đóng vai trò quan trọng đối với các NHTM trong giai đoạn này khi mà nền kinh tế đang trong quá trình phát triển vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Nguyễn Văn Hưng (2003) đã đưa ra lý luận cơ bản về quy chế bảo đảm tiền vay của NHTM, nghiên cứu các văn bản pháp luật có liên quan đến bảo đảm tiền vay tác động đến HĐTD, tác giả đã chỉ ra cơ chế bảo đảm tiền vay, tài sản đảm bảo nhằm hạn chế rủi ro đối với ngân hàng góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của NHTM. Nghiên cứu về quy chế đảm bảo tiền vay có tính chất quan trọng và là một nhân tố chủ yếu tác động đến hiệu quả HĐTD của ngân hàng nhằm giảm nợ xấu và chi phí dự phòng của ngân hàng. Nguyễn Kim Anh (2004) đã đưa ra những lý luận cơ bản về nghiệp vụ tín dụng từ đó phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của nghiệp vụ tín dụng của NHTM Việt Nam như: công tác thẩm định cho vay, đánh giá tài sản đảm bảo, quản trị rủi ro tín dụng ... đây cũng là những yếu tố tác động đến hiệu quả HĐTD. Trần Thị Xuân Hương (2004) đã nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng thương mại trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế qua việc xây dựng các hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng thông qua thực trạng hoạt động của NHTM trong quá trình hội nhập giai đoạn 2000-2004. Tác giả đã xây dựng
- 10 nhiều chỉ tiêu đánh giá khác nhau như dư nợ cho vay, doanh số thu nợ, nợ xấu... để phản ánh hiệu quả tín dụng ngân hàng. Phạm Thị Bích Lương (2006) cho rằng mục đích trong hoạt động của NHTM là lợi nhuận, tác giả đã tiếp cận từ các góc độ: ngân hàng, khách hàng, xã hội trong đó hiệu quả xét về phía ngân hàng được thể hiện qua các chỉ tiêu phân tích như: ROE, ROA, chênh lệch lãi suất, các chỉ tiêu để đánh giá thu nhập, chi phí, khả năng thanh toán. Từ việc phân tích các chỉ tiêu và nhân tố ảnh hưởng tác giả đã đưa ra những hạn chế như: các ngân hàng chưa có mức độ an toàn vốn cao, quản trị rủi ro còn hạn chế, tăng trưởng tín dụng cao nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro thể hiện ở tỷ lệ nợ xấu ngày càng tăng, nhiều ngân hàng còn hoạt động thua lỗ, chi phí ngày một tăng. Nguyên nhân là do năng lực tài chính của các ngân hàng còn thấp vốn tự có không đảm bảo, công tác quản trị điều hành chưa bắt kịp được trong điều kiện mới, việc đầu tư trang bị còn thiếu thốn, tình hình kinh tế khó khăn nhiều doanh nghiệp phá sản không trả được nợ... Từ việc phân tích tác giả đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam như: nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng, nâng cao công tác quản trị, xử lý nợ, cơ cấu lại hoạt động ngân hàng theo thông lệ quốc tế, tăng cường công tác quản trị rủi ro, các ngân hàng cần chủ động có kế hoạch và định hướng kinh doanh rõ ràng trong từng thời kỳ. Với luận án này tác giả đã xây dựng chỉ tiêu phân tích, nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM nhà nước từ đó tìm ra giải pháp trong đó hiệu quả của HĐTD là nhân tố chủ yếu cấu thành nên hiệu quả kinh doanh của cả ngân hàng. Nguyễn Thị Thu Đông (2012) nghiên cứu chất lượng tín dụng với phạm vi nghiên cứu là VCB, nghiên cứu được đặt trong bối cảnh nước ta đang trong quá trình đổi mới nền kinh tế và đang thực hiện các chính sách mở cửa đối với lĩnh vực ngân hàng. Tác giả nghiên cứu chất lượng tín dụng theo hướng tiếp cận từ phía thẩm định khách hàng vay vốn thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng được áp dụng tại hệ thống VCB và chỉ ra rằng việc phản ánh chất lượng tín dụng qua việc áp dụng hệ thống xếp hạng chấm điểm tín dụng đối với khách hàng để ra quyết định cho vay là một tất yếu của các NHTM trong thời kỳ mở cửa áp dụng theo các thông lệ quốc tế, từ đó đánh giá được thực chất hoạt động kinh doanh của khách hàng thông qua nhiều tiêu chí khác nhau nhằm hạn chế được rủi ro. Từ việc đánh giá và phân tích dữ liệu qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với danh mục khách hàng vay vốn tại VCB tác giả đã đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại các NHTM như việc áp dụng quy trình cho vay, hệ thống quản trị rủi ro, chất lượng thẩm định khoản cho vay...
- 11 Nguyễn Thị Như Thủy (2015) đã nêu hiệu quả tín dụng từ góc độ ngân hàng dựa trên hai nhóm chỉ tiêu. Nhóm chỉ tiêu thứ nhất là đo lường hiệu quả tín dụng qua việc xác định hiệu quả tín dụng cuối cùng là lợi nhuận từ HĐTD thể hiện qua quy mô và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận từ HĐTD. Nhóm chỉ tiêu thứ hai là đo lường hiệu quả tín dụng thông qua nhóm chỉ tiêu trung gian gồm: nhóm chỉ tiêu đánh giá tín dụng chung được thể hiện qua quy mô tín dụng và chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng doanh số từ tín dụng, nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả trực tiếp thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu, hiệu quả sử dụng vốn, hệ số rủi ro tín dụng, hệ số thu nợ, vòng quay vốn tín dụng. Từ việc đưa ra các chỉ tiêu phân tích, tác giả nêu các nhân tố ảnh hưởng bao gồm các nhân tố bên trong và bên ngoài ngân hàng. Các nhân tố bên trong được thể hiện qua chính sách tín dụng, khả năng huy động vốn, chất lượng bộ máy tổ chức quản lý, chất lượng cán bộ tín dụng, quy trình tín dụng, kế hoạch kinh doanh ngân hàng, hệ thống thông tin tín dụng, kiểm tra kiểm soát nội bộ, công nghệ ngân hàng, uy tín của ngân hàng, danh mục khách hàng truyền thống, chất lượng quản trị rủi ro tín dụng. Các nhân tố bên ngoài gồm môi trường pháp lý, những chủ trương chính sách của NHNN và các cơ quan có thẩm quyền khác. Từ đó tác giả đưa ra các giải pháp: nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hợp lý, xác định vòng quay vốn tín dụng phù hợp, gia tăng tài sản có và giảm bớt rủi ro tín dụng, giảm tỷ lệ nợ xấu... Luận án được tác giả nghiên cứu thực tiễn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam và có sự so sánh với các ngân hàng khác trên địa bàn. Lâm Chí Dũng & Phan Đình Anh (2009) sử dụng mô hình KMV- MERTON để lượng hóa rủi ro HĐTD thông qua các biến: tỷ lệ cho vay tối đa trên giá trị tài sản đảm bảo, mục đích sử dụng vốn của người vay và số lần người vay sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay làm tài sản đảm bảo. Với nghiên cứu này tác giả đã lượng hóa được một phần rủi ro tín dụng dựa trên cho vay có tài sản đảm bảo, nghiên cứu này cũng rất hữu ích cho các ngân hàng vận dụng vì phần lớn khoản cho vay hiện nay là dựa trên tài sản đảm bảo, đây cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả HĐTD của ngân hàng. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2015) trong tài liệu hội thảo khoa học về xử lý tài sản đảm bảo trong hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng thực trạng và giải pháp đã có nhiều tác giả đưa ra những ý kiến về hoạt động tín dụng của các NHTM hiện nay và công tác xử lý tài sản đảm bảo, việc xử lý tài sản đảm bảo hiệu quả sẽ giúp cho các tổ chức tín dụng thu hồi được nợ xấu từ đó hoàn được dự phòng rủi ro và làm cho hiệu quả tín dụng nói riêng và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng nói chung được nâng cao.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 491 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 293 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 103 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 171 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 227 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 63 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 210 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 16 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 11 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 15 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 15 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 14 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
217 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 5 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 12 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 13 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn