intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của dịch vụ ngân hàng điện tử đến kết quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:225

73
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của Luận án nhằm đánh giá tác động của dịch vụ ngân hàng điện tử tới kết quả hoạt động của các NHTM Việt Nam, từ đó gợi ý giải pháp nhằm phát huy các tác động tích cực của dịch vụ ngân hàng điện tử. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của dịch vụ ngân hàng điện tử đến kết quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ------------------------- ĐỖ THANH HƯƠNG NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Luận án tiến sĩ kinh tế Hà Nội, Năm 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ------------------------- ĐỖ THANH HƯƠNG NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 9.34.02.01 Luận án tiến sĩ kinh tế Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS. Nguyễn Văn Minh 2. PGS, TS. Nguyễn Thị Mùi Hà Nội, Năm 2021
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án với đề tài “Nghiên cứu tác động của dịch vụ ngân hàng điện tử đến kết quả hoạt động các ngân hàng thương mại Việt Nam” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các tài liệu sử dụng trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ, số liệu thu thập và kết quả phân tích là trung thực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật với lời cam đoan của mình. Nghiên cứu sinh Đỗ Thanh Hương
  4. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i MỤC LỤC ..................................................................................................................ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... vi DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ ..................................................................vii PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu ......................................................................... 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................... 3 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 3 4. Hướng tiếp cận nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu ...................................... 4 5. Đóng góp của luận án .............................................................................................. 8 6. Kết cấu của luận án ................................................................................................. 8 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .................................. 9 1.1. Tình hình nghiên cứu ở các quốc gia trên thế giới............................................... 9 1.1.1. Nghiên cứu tác động của dịch vụ ngân hàng điện tử đến kết quả tài chính của ngân hàng .................................................................................................................... 9 1.1.2. Nghiên cứu tác động của dịch vụ ngân hàng điện tử đến kết quả phi tài chính của ngân hàng ........................................................................................................... 18 1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ..................................................................... 20 1.3. Khoảng trống nghiên cứu: .................................................................................. 22 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ................................................... 24 2.1. Tổng quan về dịch vụ ngân hàng điện tử ........................................................... 24 2.1.1. Khái niệm dịch vụ ngân hàng điện tử ............................................................. 24 2.1.2. Vai trò của dịch vụ ngân hàng điện tử ............................................................ 27 2.1.3. Ưu điểm và hạn chế của dịch vụ ngân hàng điện tử ....................................... 29 2.1.4. Các kênh phân phối dịch vụ ngân hàng điện tử .............................................. 35
  5. iii 2.1.5. Một số dịch vụ ngân hàng điện tử ................................................................... 39 2.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử ..... 44 2.2. Đánh giá kết quả hoạt động của ngân hàng ....................................................... 47 2.2.1. Khung xếp hạng hoạt động ngân hàng CAMELS ........................................... 47 2.2.2. Một số tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động của ngân hàng ........................... 51 2.3. Tác động của dịch vụ ngân hàng điện tử đến kết quả hoạt động ngân hàng ..... 57 2.3.1. Tác động đến kết quả tài chính của ngân hàng .............................................. 57 2.3.2. Tác động đến kết quả phi tài chính của ngân hàng ........................................ 61 2.4. Kinh nghiệm quốc tế trong phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử hướng tới mô hình ngân hàng số nhằm nâng cao kết quả hoạt động ngân hàng ............................. 68 2.4.1. Về định danh số và xây dựng hệ sinh thái số .................................................. 68 2.4.2. Về đảm bảo an toàn bảo mật .......................................................................... 71 2.4.3. Về tăng cường nguồn lực tài chính ngân hàng ............................................... 73 2.4.4. Về đổi mới hệ thống ngân hàng ...................................................................... 74 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM .............................................................................................................. 76 3.1. Một số chính sách và quy định pháp luật của Việt Nam về dịch vụ ngân hàng điện tử ........................................................................................................................ 76 3.2. Kết quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2014- 2018 ........................................................................................................................... 79 3.2.1. Một số kết quả tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam ............... 79 3.2.2. Một số kết quả phi tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam ......... 90 3.3. Thực trạng phát triển ngân hàng điện tử tại các ngân hàng thương mại Việt nam . 93 3.3.1. Hạ tầng thanh toán điện tử của các ngân hàng thương mại Việt Nam .......... 93 3.3.2. Giá trị giao dịch qua các kênh phân phối điện tử tại các ngân hàng thương mại Việt Nam ............................................................................................................. 99 3.3.3. Đánh giá chung thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam .... 104
  6. iv CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ............................................................................................................ 113 4.1. Đánh giá tác động của dịch vụ ngân hàng điện tử đến kết quả hoạt động tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam ..................................................... 113 4.1.1. Xây dựng mô hình đánh giá tác động của dịch vụ ngân hàng điện tử đến kết quả hoạt động tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam........................ 113 4.1.2. Kết quả mô hình ước lượng đánh giá tác động của dịch vụ ngân hàng điện tử tới kết quả tài chính của ngân hàng ........................................................................ 125 4.2. Đánh giá tác động của dịch vụ ngân hàng điện tử tới các kết quả hoạt động phi tài chính của ngân hàng ........................................................................................... 133 4.2.1. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia ............................................................. 134 4.2.2. Đối tượng và phương thức phỏng vấn .......................................................... 135 4.2.3. Kết quả phỏng vấn ........................................................................................ 135 4.3. Đánh giá chung tác động của dịch vụ ngân hàng điện tử đến kết quả hoạt động các ngân hàng thương mại Việt Nam ...................................................................... 139 4.3.1. Tác động tích cực của dịch vụ ngân hàng điện tử đến kết quả hoạt động ngân hàng ......................................................................................................................... 139 4.3.2. Một số tác động hạn chế khi triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử đến kết quả hoạt động ngân hàng ............................................................................................... 140 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ..................................... 142 5.1. Bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và định hướng số hóa ngành ngân hàng tại Việt Nam ................................................................................................................. 142 5.1.1. Bối cảnh cách mạnh công nghiệp 4.0 ........................................................... 142 5.1.2. Số hóa ngành ngân hàng Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ....145 5.2. Giải pháp phát huy tác động tích cực và giảm thiểu hạn chế trong triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử đến kết quả hoạt động các NHTM Việt Nam ............... 147 5.2.1. Giải pháp phát huy tác động tích cực của dịch vụ ngân hàng điện tử đến kết quả hoạt động ngân hàng ........................................................................................ 147
  7. v 5.2.2. Giải pháp giảm thiểu những hạn chế trong triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử.............................................................................................................................. 153 5.3. Kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước ........................... 156 5.3.1. Kiến nghị về kiện toàn hệ thống pháp luật.................................................... 156 5.3.2. Kiến nghị về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt .............................. 157 5.3.3. Kiến nghị về hạ tầng công nghệ thông tin và thanh toán quốc gia .............. 158 5.3.4. Kiến nghị về xây dựng cơ sở dữ liệu số quốc gia ......................................... 160 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 162 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 166 PHỤ LỤC
  8. vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa Tiếng Anh Nguyên nghĩa Tiếng Việt ATM Automatic Teller Machine Máy giao dịch tự động BCTC Báo cáo tài chính CMCN Cách mạng công nghiệp CNTT Công nghệ thông tin E-banking Electronic Banking Ngân hàng điện tử KH Khách hàng KQHĐ Kết quả hoạt động HTTT Hạ tầng thanh toán HĐQT Hội đồng quản trị NH Ngân hàng NHNN NHNN NHĐT Ngân hàng điện tử NHTM Ngân hàng thương mại NIM Net interest margin Tỷ lệ thu nhập lãi ròng TC-NH Tài chính –Ngân hàng TCTC Tổ chức tài chính TCTD Tổ chức tín dụng TD Tín dụng TMĐT Thương mại điện tử TTĐT Thanh toán điện tử TTKDTM Thanh toán không dùng tiền mặt POS Point of Sale Máy bán hàng chấp nhận thẻ PTTT Phương tiện thanh toán ROA Return on Asset Tỷ lệ lợi nhuận/ tài sản ROE Return on Equity Tỷ lệ lợi nhuận/ vốn chủ sở hữu VND Việt Nam đồng
  9. vii DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Một số dịch vụ ngân hàng điện tử ............................................................ 43 Bảng 3.1: Quy mô tổng tài sản của 30 NHTM Việt Nam......................................... 79 Bảng 3.2: Cơ cấu thẻ ngân hàng lưu hành giai đoạn 2015-2019 .............................. 99 Bảng 4.1: Tổng hợp các biến phụ thuộc và độc lập được sử dụng trong các nghiên cứu liên quan trước đây ........................................................................................... 115 Bảng 4.2: Mô tả số liệu trong mô hình ................................................................... 119 Bảng 4.3: Mô tả thống kê các biến số ..................................................................... 121 Bảng 4.4: Kết quả kiểm định tự tương quan ........................................................... 122 Bảng 4.5: Kết quả kiểm định phương sai của sai số thay đổi ................................. 123 Bảng 4.6: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến ........................................................... 123 Bảng 4.7: Kết quả mô hình đánh giá tác động của dịch vụ NHĐT tới KQHĐ của NHTM Việt Nam (toàn bộ mẫu) ............................................................................. 125 Bảng 4.8: Kết quả mô hình đánh giá tác động của dịch vụ NHĐT tới KQHĐ của NHTM Việt Nam (loại trừ 4 NHTM nhà nước) ..................................................... 130
  10. viii DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1: Hệ thống chức năng của mạng ATM dùng chung, trường hợp của Kenya36 Hình 3.1: Cơ cấu tổng tài sản của 30 NHTM VN năm 2018 .................................... 80 Hình 3.2: Quy mô và tỷ lệ VCSH/Tổng tài sản của 30 NHTM Việt Nam giai đoạn 2014-2018.................................................................................................................. 81 Hình 3.3: Số liệu quy mô (VNĐ) và tăng trưởng cho vay KH (%) của 30 NHTM VN giai đoạn 2014 – 2018 ........................................................................................ 82 Hình 3.4: Số liệu quy mô ( tỷ đồng) và tăng trưởng tiền gửi KH(%) của 30 NHTM VN giai đoạn 2014 – 2018 ........................................................................................ 83 Hình 3.5: Số liệu cho vay KH trước dự phòng (tỷ đồng), tiền gửi NH và tỷ lệ cho vay trước dự phòng/Tiền gửi KH (%) của 30 NHTM Việt Nam năm 2018 ............. 84 Hình 3.6: Tổng lợi nhuận sau thuế, thu nhập lãi thuần và thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ (tỷ đồng) của 30 NHTM Việt Nam ..................................................... 85 Hình 3.7: Lợi nhuận sau thuế năm 2017, 2018 của 30 NHTM Việt Nam ................ 86 Hình 3.8: Tỷ lệ Thu nhập thuần từ họat động dịch vụ/Tổng LN hoạt động (%) của 30 NHTM VN giai đoạn 2014- 2018 ....................................................................... 87 Hình 3.9: ROA, ROE, NIM bình quân của 30 NHTM Việt Nam giai đoạn 2014-201888 Hình 3.10: Xếp hạng top 10 NHTM có ROA, ROE cao nhất năm 2018.................. 89 Hình 3.11: Tỷ lệ nợ xấu của 30 NHTM Việt Nam giai đoạn 2014 – 2018 (%) ....... 90 Hình 3.12: Số lượng máy ATM được lắp đặt giai đoạn 2011 – 2019 ...................... 94 Hình 3.13: Số lượng máy POS/ EDC được lắp đặt giai đoạn 2011 – 2019 .............. 96 Hình 3.14: Số lượng thẻ lưu hành giai đoạn 2011 – 2019 ........................................ 98 Hình 3.15: Giá trị giao dịch thông qua hệ thống ATM giai đoạn 2011 – 2019 ...... 100 Hình 3.16: Giá trị giao dịch NH thông qua POS giai đoạn 2011 – 2019................ 101 Hình 3.17: Giá trị giao dịch NH thông qua ứng dụng trên ĐTDĐ giai đoạn 2015 - 2019 ......................................................................................................................... 102 Hình 3.18: Giá trị giao dịch NH thông qua ứng dụng trên Internet giai đoạn 2015 - 2019 ......................................................................................................................... 103
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang làm thay đổi mạnh mẽ nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế trong đó ngành tài chính ngân hàng được khẳng định là một trong những lĩnh vực đón đầu làn sóng cách mạng. Trong khi các tổ chức tài chính, ngân hàng đang phải nỗ lực vượt qua khó khăn sau cuộc khủng hoảng tài chính để trở lại mức lợi nhuận ban đầu thì sự xuất hiện của các công ty công nghệ tài chính (Fintech), trực tiếp cạnh tranh với các ngân hàng trở thành một vấn đề thách thức lớn. Trước sự phát triển các dịch vụ tài chính điện tử sáng tạo của Fintech, các ngân hàng thương mại bắt buộc phải đưa ra các mô hình kinh doanh mới đảm bảo tính cạnh tranh, tăng cường kết nối và cập nhật công nghệ, phục vụ nhu cầu thanh toán, đầu tư và các dịch vụ tài chính khác của nền kinh tế số. Trong bối cảnh nền kinh tế số, xu thế số hóa hoạt động ngân hàng diễn ra mạnh mẽ không chỉ ở phạm vi mỗi quốc gia mà trên toàn thế giới. Nhiều ngân hàng trên thế giới đã triển khai thành công mô hình ngân hàng số và hầu hết các ngân hàng còn lại đều đang ở các giai đoạn chuyển đổi số khác nhau, từ giai đoạn chuyển đổi kỹ thuật đến giai đoạn chuyển đổi mô hình. Tại Việt Nam, các ngân hàng cơ bản đang ở giai đoạn đầu của chuyển đổi số, và cụ thể là sự phát triển các dịch vụ ngân hàng ứng dụng kỹ thuật số, dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ ngân hàng qua mạng. Trong đó, việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở các ngân hàng thương mại hiện nay là một trong bước tiến quan trọng không thể thiếu để tiến tới mô hình ngân hàng số. Các ngân hàng thương mại ở Việt Nam đã và đang nỗ lực phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử nhằm cung cấp các dịch vụ ngân hàng hiện đại, công nghệ cao cho khách hàng tổ chức và khách hàng cá nhân. Ở Việt Nam, dịch vụ ngân hàng điện tử được triển khai từ năm 2002 ở hình thái đơn giản nhất là các máy rút tiền ATMs, các máy thanh toán thẻ POS, nhưng mới chỉ thực sự bùng phát khi đất nước phổ cập Internet, là cơ sở cho sự phát triển ngân hàng qua mạng. Đến năm 2004,
  12. 2 Vietcombank là ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam giới thiệu dịch vụ ngân hàng qua mạng. Sau hơn 15 năm phát triển, 78 TCTD tại Việt Nam đã cung cấp dịch vụ thanh toán qua Internet, trong đó 47 ngân hàng thương mại cung cấp dịch vụ thanh toán qua mobile vào năm 2019. Các ngân hàng đã tích hợp nhiều tính năng thanh toán trên thẻ để thanh toán trực tuyến mua sắm hàng hóa dịch vụ, thanh toán tiền điện nước, bưu chính viễn thông…đồng thời nghiên cứu hợp tác các công ty công nghệ, ứng dụng công nghệ trong thanh toán như: công nghệ nhận diện khuôn mặt, sinh trắc vân tay, mã phản hồi nhanh. Dịch vụ ngân hàng điện tử được ghi nhận đóng góp trông thấy cho sự phát triển kinh tế xã hội, đưa đất nước tiến đến hội nhập quốc tế. Đối với khách hàng, nhiều lựa chọn được cung cấp thông qua dịch vụ ngân hàng điện tử với tính tiện ích cao hơn và chi phí rẻ hơn so với ngân hàng truyền thống. Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại thu hút thêm nguồn khách hàng giá trị cao, đa dạng hóa loại hình SP - DV, thúc đẩy hoạt động huy động vốn và cho vay, góp phần xây dựng quảng bá hình ảnh ngân hàng, từ đó gia tăng doanh thu và tiết kiệm chi phí. Những tác động tích cực của dịch vụ ngân hàng điện tử đã được nhiều nhà khoa học và kinh tế chứng minh, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế số, tuy nhiên vẫn có nhiều nghiên cứu cho thấy sự xuất hiện của dịch vụ ngân hàng điện tử ở một mức độ nào đó chưa thực sự có tác động lớn đến kết quả hoạt động của ngân hàng ở giai đoạn đầu mới phát triển. Những kết quả nghiên cứu khác nhau về ảnh hưởng của dịch vụ ngân hàng điện tử đến kết quả hoạt động của các ngân hàng vẫn đang là chủ đề gây tranh luận đối với các nhà khoa học và nghiên cứu viên. Đề tài “Nghiên cứu tác động của dịch vụ ngân hàng điện tử đến kết quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam” được tôi lựa chọn làm luận án tiến sỹ nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của dịch vụ ngân hàng điện tử đến kết quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính để xác định tác động của dịch vụ ngân hàng điện tử đến kết quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp thực tiễn phát huy
  13. 3 những tác động tích cực và giảm thiểu những hạn chế khi triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử, thúc đẩy hoạt động ngân hàng đạt hiệu quả cao hơn và phù hợp với bối cảnh số hóa ngành ngân hàng hiện nay. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục tiêu chung: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá tác động của dịch vụ ngân hàng điện tử (NHĐT) tới kết quả hoạt động (KQHĐ) của các NHTM (NHTM) Việt Nam, từ đó gợi ý giải pháp nhằm phát huy các tác động tích cực của dịch vụ NHĐT. - Nhiệm vụ nghiên cứu: (i) Tổng quan lý thuyết về dịch vụ NHĐT, đặc điểm dịch vụ NHĐT, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ NHĐT. (ii) Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của dịch vụ NHĐT đến KQHĐ của các ngân hàng trên các quốc gia trên thế giới và Việt Nam. (iii) Lựa chọn và xây dựng mô hình đánh giá tác động của dịch vụ NHĐT tới KQHĐ của các NHTM Việt Nam. (iv) Phân tích, đánh giá tác động của dịch vụ NHĐT đến KQHĐ các NHTM Việt Nam bằng các phương pháp định lượng và định tính. (v) Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, đề xuất giải pháp chiến lược cho các NHTM nhằm phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của dịch vụ NHĐT. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là dịch vụ NHĐT và tác động của dịch vụ NHĐT đến KQHĐ các NHTM Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung: Nghiên cứu tác động của dịch vụ NHĐT đến kết quả tài chính cũng như các kết quả phi tài chính của các NHTM Việt Nam. Dịch vụ NHĐT được nghiên cứu dưới góc độ kinh tế và tài chính, không nghiên cứu ở góc độ kỹ thuật.
  14. 4 Về thời gian: Do điều kiện số liệu về dịch vụ NHĐT còn hạn chế, nghiên cứu sử dụng số liệu của các ngân hàng trong 05 năm giai đoạn 2014 - 2018. Đây cũng là những năm tình hình kinh tế Việt Nam duy trì tăng trưởng ổn định và ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ NHĐT ở các NHTM. Về không gian: Nghiên cứu dựa trên số liệu của 30 NHTM Việt Nam có tính chất đại diện cho hệ thống NHTM Việt Nam. Hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện có 49 ngân hàng trong đó có 35 NHTM Việt Nam (4 NHTM nhà nước, 31 NHTM cổ phần), 9 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 2 ngân hàng chính sách, 1 ngân hàng hợp tác xã và 2 ngân hàng liên doanh. Số liệu tác giả sử dụng trong luận án được thu thập từ 30 NHTM của Việt Nam trong đó có 4 NHTM nhà nước và 26 NHTM cổ phần với tổng tài sản chiếm trên 85% toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam, đảm bảo tính đại điện cho hệ thống NHTM Việt Nam. Nghiên cứu không tính đến các NHTM liên doanh, NHTM nước ngoài tại Việt Nam do tính không đồng nhất về đặc điểm, cơ cấu tổ chức hoạt động. Danh sách 30 NHTM chi tiết tại phụ lục 5. 4. Hướng tiếp cận nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Quy trình nghiên cứu của luận án được bắt đầu bằng xác định mục tiêu nghiên cứu, tiếp đến tổng quan các tài liệu nghiên cứu và sử dụng các lý luận sẵn có, từ đó phát triển các giả thuyết nghiên cứu. Các giả thuyết này được kiểm định và xác nhận, hoặc phản bác, dẫn tới sự phát triển của các lý luận này, là nền tảng cho các nghiên cứu sau này (Saunders và cộng sự, 2009). - Hướng tiếp cận nghiên cứu: Dựa vào mục tiêu và bản chất của đề tài nghiên cứu mà việc lựa chọn phương pháp tiếp cận được các nhà nghiên cứu cân nhắc. Thông thường, một chủ đề có nhiều tài liệu giúp dễ dàng xây dựng cơ sở lý thuyết và giả thuyết sẽ sử dụng hướng tiếp cận diễn giải còn những đề tài nghiên cứu mới, ít tài liệu sẵn có và đang mang tính tranh luận sẽ phù hợp hơn với phương pháp quy nạp. Theo Saunder et al (2009), hướng tiếp cận diễn giải hay còn được hiểu là phương pháp kiểm định lý thuyết (testing theory) liên quan đến sự phát triển của
  15. 5 một lý thuyết thông qua những thử nghiệm nghiêm ngặt. Phương pháp này phổ biến trong các NCKH tự nhiên bằng cách dự đoán và kiểm soát các sự việc và hiện tượng dựa trên cơ sở lý luận sẵn có (Collis & Hussey, 2003). Hướng tiếp cận diễn giải hiệu quả trong việc kiểm định các lý thuyết và theo chiều từ trên xuống trên xuống (top down). Năm bước phát triển của một nghiên cứu theo hướng diễn giải theo Robson (2002) đó là: 1.Đề xuất giả thuyết từ cơ sở lý luận và tổng quan tài liệu nghiên cứu 2.Diễn giải giả thuyết trong điều kiện cụ thể (xác định thang đo và các biến số) 3.Sử dụng các phương pháp khác nhau để kiểm định giả thuyết 4.Kiểm tra kết quả giả thuyết, kết luận chấp nhận hay không chấp nhận lý thuyết 5.Sửa đổi lý thuyết bằng kết quả phát hiện nếu cần. Đặc điểm của hướng tiếp cận diễn giải đó là sử dụng các dữ liệu định lượng và cả định tính ở một số trường hợp để là giải thích mối quan hệ nhân quả giữa các biến, bên cạnh đó kiểm soát các biến đưa vào thử nghiệm và đảm bảo độ tin cậy bằng phương pháp cấu trúc chặt chẽ (Gill & Johnson, 2002). Các biến đảm bảo có thể đo lường được và có tính khái quát, cụ thể là phải chọn mẫu đủ kích thước để hình thành nên quy luật. Đối với đề tài “Nghiên cứu tác động của dịch vụ ngân hàng điện tử đến kết quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam”, số lượng các nghiên cứu liên quan trên thế giới cả về lý thuyết và thực nghiệm đã có cơ bản, vì vậy nghiên cứu sinh sử dụng hướng tiếp cận diễn giải nhằm kiểm định lý thuyết dựa trên các nghiên cứu sẵn có ở trong nước và trên thế giới. Từ cơ sở lý luận và tổng quan tài liệu nghiên cứu, luận án xây dựng mô hình đánh giá tác động của dịch vụ NHĐT đến KQHĐ các NHTM Việt Nam với các biến đã vào thử nghiệm trước đây có sự điều chỉnh phù hợp với thực tế số lượng và đặc điểm các NHTM Việt Nam, từ đó kiểm định giả thuyết bằng cả phương pháp
  16. 6 định lượng và định tính về tác động tích cực hoặc tiêu cực của dịch vụ NHĐT đến KQHĐ các ngân hàng. - Phương pháp thu thập thông tin Để thu thập thông tin cho nghiên cứu của mình, tác giả đã thực hiện phương pháp tổng hợp, kế thừa tài liệu từ các nghiên cứu trước đây ở trong nước và nước ngoài, từ đó đặt ra các vấn đề nghiên cứu, đặt giả thuyết nghiên cứu và kiểm định giả thuyết nghiên cứu bằng các phương pháp xử lý thông tin định tính và định lượng. Các nguồn tài liệu thu thập thông tin: (i) Các công trình nghiên cứu (giáo trình, luận án, tạp chí) trong và ngoài nước về dịch vụ NHĐT và tác động của dịch vụ NHĐT tới KQHĐ ngân hàng; (ii) Tổng hợp kinh nghiệm quốc tế trong phát triển dịch vụ NHĐT nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng; (iii) Văn bản pháp luật của Việt Nam liên quan tới dịch vụ NHĐT, dịch vụ ngân hàng qua mạng, giao dịch điện tử, an toàn hoạt động ngân hàng; (iv) Số liệu thứ cấp từ báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của các NHTM Việt Nam, báo cáo thường niên của NHNN, số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, số liệu tổng hợp từ NHNN. - Phương pháp nghiên cứu Hiện nay có rất nhiều phương pháp nghiên cứu (PPNC) được phân loại theo các tiêu chí khác nhau, được lựa chọn sử dụng độc lập hoặc kết hợp nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu một cách hiệu quả nhất. Phương pháp kết hợp (mixed method) có xu hướng sử dụng nhiều nhất (Bryman, 2006; Tashakkori & Teddlie, 2010) với nhiều thuật ngữ khác nhau được sử dụng cho phương pháp này, chẳng hạn như PP tích hợp (integrating), PP kết hợp (synthesis), PP đa phương pháp (multimethod). Bản chất phương pháp này bao gồm là việc kết hợp hoặc tích hợp PPNC định tính và định lượng trong một nghiên cứu. Việc sử dụng phương pháp hỗn hợp giúp cho nhà nghiên cứu tận dụng được ưu điểm và khắc phục nhược điểm của các phương pháp, từ đó chứng minh/xây dựng được lý thuyết có tính khoa học thực tiễn.
  17. 7 Johnson, Onwuegbuzie, & Turner (2007) đã đưa ra chuỗi đặc tính của PP nghiên cứu kết hợp: (i) PP kết hợp liên quan đến việc thu thập cả TT định tính/ dữ liệu mở (open ended) và định lượng/dữ liệu đóng (closed-ended) để đối phó với các câu hỏi nghiên cứu hoặc giả thuyết; (ii) Phương pháp kết hợp bao gồm việc phân tích cả hai dạng dữ liệu. Các thủ tục để thu thập TT định tính và định lượng sau đó xử lý dữ liệu cần phải được được tiến hành chặt chẽ (ví dụ: lấy mẫu đầy đủ, nguồn thông tin, các bước phân tích dữ liệu); (iii) Hai dạng dữ liệu được tích hợp trong thiết kế phân tích thông qua việc hợp nhất dữ liệu, kết nối dữ liệu hoặc nhúng dữ liệu. Các quy trình này được kết hợp thành một phương thức hỗn hợp riêng biệt, bao gồm cả thời gian thu thập dữ liệu (đồng thời hoặc tuần tự) cũng như sự nhấn mạnh (bằng hoặc bất bình đẳng) cho mỗi cơ sở dữ liệu, và (iv) Những quy trình này cũng có thể được dựa vào một quan điểm về triết học hoặc một lý thuyết hình thành trước đó. Trong khuôn khổ đề tài tác giả sử dụng phương pháp kết hợp để trả lời câu hỏi nghiên cứu: (i) Dịch vụ NHĐT có tác động tích cực hay tiêu cực đến kết quả tài chính của ngân hàng, thể hiện ở các tỷ số tài chính như ROA, ROE, NIM? (ii) Dịch vụ NHĐT có ảnh hưởng gì đến hiệu quả hoạt động phi tài chính của ngân hàng? (iii) Giải pháp phát huy những tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của dịch vụ NHĐT đến KQHĐ của các NHTM Việt Nam? Phương pháp nghiên cứu định lượng được tiến hành trước với nguồn số liệu sơ cấp và thứ cấp do NCS tính toán và thu thập, với mục đích đánh giá tác động của dịch vụ NHĐT đến kết quả kinh doanh ngân hàng thông qua mô hình hồi quy dữ liệu bảng. Phương pháp nghiên cứu định tính được áp dụng để phân tích các dữ liệu định tính thu thập được và giải thích kết quả của mô hình thông qua quá trình phỏng vấn chuyên gia. Nhằm đảm bảo sự thống nhất về hướng tiếp cận nghiên cứu, các dữ liệu định tính được phân tích theo hướng diễn giải, thông qua hai quá trình xử lý dữ liệu tóm tắt và phân nhóm với mục đích giải thích cho kết quả nghiên cứu định
  18. 8 lượng và giải quyết những câu hỏi định tính khác mà nghiên cứu định lượng chưa xử lý được. 5. Đóng góp của luận án  Hệ thống hóa lý thuyết về dịch vụ NHĐT, tác động của dịch vụ NHĐT đến KQHĐ ngân hàng, xét về góc độ tài chính và phi tài chính.  Kế thừa các mô hình nghiên cứu trên thế giới, thiết kế mô hình phù hợp đánh giá tác động của dịch vụ NHĐT đến KQHĐ ngân hàng của các NHTM Việt Nam.  Phỏng vấn chuyên gia để đem đến kết quả phân tích có ý nghĩa thực tiễn, góp phần lý giải những hạn chế mà mô hình định lượng chưa giải quyết được.  Kết hợp kết quả nghiên cứu và bài học kinh nghiệm quốc tế để đưa ra những giải pháp cụ thể cho các nhà chính sách, lãnh đạo ngân hàng nhằm phát huy tác động tích cực của dịch vụ NHĐT đi kèm với hạn chế tác động tiêu cực, đưa dịch vụ NHĐT thành một công cụ giúp ngân hàng hoạt động đạt hiệu suất cao hơn. 6. Kết cấu của luận án Kết cấu của luận án được chia làm 5 chương:  Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu.  Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của dịch vụ ngân hàng điện tử tới kết quả hoạt động của ngân hàng.  Chương 3: Kết quả hoạt động và thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của các ngân hàng thương mại Việt Nam.  Chương 4: Đánh giá tác động của dịch vụ ngân hàng điện tử đến kết quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam.  Chương 5: Một số giải pháp và kiến nghị.
  19. 9 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu ở các quốc gia trên thế giới 1.1.1. Nghiên cứu tác động của dịch vụ ngân hàng điện tử đến kết quả tài chính của ngân hàng Không thể phủ nhận sức ảnh hưởng của dịch vụ NHĐT đối với KQHĐ của các ngân hàng, vì trên lý thuyết các dịch vụ này đem lại lợi nhuận cao hơn và chi phí thấp hơn. Mặc dù vậy, các nghiên cứu thực nghiệm ở một số quốc gia cho thấy những kết quả khác nhau, chủ yếu là nghiên cứu tác động của dịch vụ NHĐT đến kết quả lợi nhuận của các ngân hàng. Các nghiên cứu này được chia thành hai nhóm theo mức độ phát triển của các quốc gia: các nước đang phát triển phát triển và các nước phát triển.  Nghiên cứu ở các nước phát triển - Các nghiên cứu cho thấy kết quả tác động tích cực của dịch vụ NHĐT đến kết quả hoạt động ngân hàng Các nghiên cứu của Hasan et al. (2002), Kagan et al. (2005), DeYoung (2005, 2007), Hernando, I. và Nieto, M. J., (2007), Onay, Ozsoz và Helvacioglu (2008), Delgado et al. (2004, 2007), Onay và Ozsoz (2013) cho thấy ứng dụng NHĐT có ảnh hưởng tốt đến lợi nhuận của NH với một độ trễ thời gian nhất định, đối với các nước Châu Âu và Hoa Kỳ. Một số nghiên cứu khác của Egland et al. (1998), Sullivan (2000), Sathye (2005) cho thấy không có ảnh hưởng đáng kể của dịch vụ NHĐT, ở đây cụ thể là dịch vụ ngân hàng qua mạng (internet banking) đến hiệu quả hoạt động của các NH Hoa Kỳ và Úc. Cụ thể, DeYoung (2005) đã đánh giá hiệu quả tài chính của các dịch vụ NHĐT ở Mỹ. Nghiên cứu cho thấy lợi nhuận tương đối thấp tại các ngân hàng có dịch vụ NHĐT ( sau đây gọi tắt “ngân hàng điện tử”) so với các ngân hàng chỉ cung ứng dịch vụ ngân hàng theo cách truyền thống (sau đây gọi tắt “ngân hàng truyền thống”), một phần do chi phí lao động cao, doanh thu dựa trên phí dịch vụ thấp và hạn chế chi trả vốn tiền gửi. Tuy nhiên, kết quả cũng chỉ ra rằng các ngân hàng điện
  20. 10 tử có xu hướng tăng trưởng nhanh hơn các ngân hàng truyền thống. Các ngân hàng ứng dụng công nghệ và phương tiện điện tử vào hoạt động có khả năng trở nên cạnh tranh tài chính hơn theo thời gian khi phát triển ở quy mô lớn hơn. Delgado và cộng sự (2004, 2006) đã chỉ ra kết quả nghiên cứ tương tự đối với các ngân hàng ở Châu Âu. Tuy nhiên, sự phát triển của nền kinh tế dựa trên công nghệ được nêu lên trong nghiên cứu của Delgado và cộng sự (2004, 2007) rõ ràng hơn đáng kể so với ước tính của các nghiên cứu của DeYoung. DeYoung et al (2007) trong nghiên cứu “How the Internet affects output and performance at community banks” nghiên cứu thực nghiệm trên 424 ngân hàng địa phương Hoa Kỳ, giai đoạn bắt đầu đưa công nghệ web vào dịch vụ ngân hàng giai đoạn 1999-2001 để đánh giá ảnh hưởng của Internet tới kết quả đầu ra và lợi nhuận của các ngân hàng. Biến số phản ánh cung ứng dịch vụ NHĐT được tác giả sử dụng là biến giả “dummy variable” (Internet baning =1). Kết quả cho thấy việc thêm kênh phân phối Internet vào mạng lưới chi nhánh ngân hàng hiện có dẫn đến sự gia tăng trông thấy lợi nhuận ngân hàng. Các khoản tăng thu nhập này chủ yếu là do tăng thu nhập ngoài lãi từ phí dịch vụ trên tài khoản tiền gửi. Tác giả giải thích chính sự tiện lợi của NH trực tuyến khiến một lượng KH gửi tiền ngân hàng tiếp tục mua thêm các dịch vụ khác hoặc sẵn sàng trả thêm tiền cho các dịch vụ mà họ đã mua trước đó tại các chi nhánh ngân hàng. Hernando, I. và Nieto, M. J., (2007) với nghiên cứu “Is the Internet Delivery Channel changing Banks’ Performance?” đã xác định và ước tính tác động của việc sử dụng trang web giao dịch đến hiệu suất tài chính của ngân hàng với số mẫu là 72 NHTM hoạt động tại Tây Ban Nha trong giai đoạn 1994-2002. Các chỉ tiêu tài chính đo lường hiệu suất hoạt động ngân hàng đó là tỷ lệ chi phí/tổng tài sản; chi phí công nghệ và tiếp thị/tổng tài sản.. và chỉ tiêu lợi nhuận được đo bằng ROA, ROE, tỷ suất lãi trung gian (NIM), hoa hồng môi giới chứng khoán. Kết quả cho thấy hiệu quả của việc chấp nhận web giao dịch của NH cần có thời gian. Việc chấp nhận Internet như một kênh phân phối sản phẩm ngân hàng sẽ giảm dần chi phí vận hành (đặc biệt là nhân viên, tiếp thị và CNTT), nhưng chỉ có ý nghĩa thống kê sau
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2