intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến kết quả tài chính tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:181

35
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này nhằm bổ khuyết khoảng trống lý luận về TNXH của NHTM, từ đó đưa ra các giải pháp, khuyến nghị nhằm thúc đẩy việc thực hiện TNXH của các NHTM Việt Nam theo các thông lệ quốc tế, đáp ứng được yêu cầu của quá trình hội nhập và phát triển bền vững kinh tế xã hội của Việt Nam. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến kết quả tài chính tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN THỊ HOÀNG YẾN NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2016
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN THỊ HOÀNG YẾN NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số : 62.34.05.01 LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn Hồng Sơn 2. TS. Nhâm Phong Tuân Xác nhận của Người hướng dẫn 1 Xác nhận của Người hướng dẫn 2 PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn TS. Nhâm Phong Tuân Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng PGS.TS. Trần Anh Tài HÀ NỘI - 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Trần Thị Hoàng Yến
  4. MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................................ i DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ iii DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ .......................................................................................v DANH MỤC CÁC HÌNH ...........................................................................................v CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ...........................................................1 1.1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................1 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .........................................3 1.2.1. Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới ...........................................................3 1.2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước ..................................................24 1.2.3. Khoảng trống nghiên cứu................................................................................26 1.3. Mục đích, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu .......................................................31 1.3.1.Mục đích nghiên cứu ........................................................................................31 1.3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................31 1.3.3. Câu hỏi nghiên cứu .........................................................................................31 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................32 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................32 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................32 1.5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................32 1.5.1. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................33 1.5.2. Phương pháp thu thập dữ liệu.........................................................................34 1.5.3. Phương pháp xử lý dữ liệu ..............................................................................37 1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn............................................................................38 1.6.1. Ý nghĩa khoa học .............................................................................................38 1.6.2. Ý nghĩa về thực tiễn .........................................................................................38 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP VÀ KẾT QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ..40 2.1. Cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp .....................................40 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ...............40 2.1.2. Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ...........................................43 2.1.3. Các lý thuyết liên quan TNXHDN ...................................................................48 2.1.4. Các phương thức thực hiện TNXHDN ............................................................53 2.2. Cơ sở lý luận về kết quả tài chính của ngân hàng thương mại ..........................57 2.2.1. Khái niệm và phân loại ngân hàng thương mại ..............................................57
  5. 2.2.2. Hoạt động tài chính của ngân hàng thương mại ............................................59 2.2.3. Kết quả tài chính của ngân hàng thương mại .................................................61 2.3. Cơ sở lý luận về tác động TNXHDN đến KQTC của NHTM ...........................63 2.3.1. Các hướng nghiên cứu về tác động TNXHDN và KQTC................................63 2.3.2. Mô hình lý thuyết kiểm định tác động TNXHDN đến kết quả hoạt động tài chính của NHTM .......................................................................................................67 2.3.3. Khung phân tích và giả thuyết nghiên cứu .....................................................70 Kết luận chương 2 ...................................................................................................73 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP VÀ KẾT QUẢ TÀI CHÍNH TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM .................................................................................................... 74 3.1. Khái quát các NHTM Việt Nam ........................................................................74 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển các NHTM Việt Nam ..................................74 3.1.2. Số lượng ngân hàng thương mại Việt Nam .....................................................75 3.1.3. Đặc điểm hệ thống NHTM Việt Nam ..............................................................76 3.2. Thực trạng kết quả tài chính của các NHTM Việt Nam ....................................80 3.2.1. Kết quả tài chính của các NHTM Việt Nam 2010-2012 .................................80 3.2.2. Kết quả tài chính NHTM Việt Nam 2012-2014...............................................81 3.2.3. Đánh giá chung về kết quả tài chính của các NHTM tại Việt Nam ................83 3.3. Thực trạng thực hiện TNXHDN của các NHTM Việt Nam ..............................85 3.3.1. Các bên liên quan thực hiện TNXHDN của NHTM ........................................85 3.3.2. Thực trạng thực hiện TNXHDN của NHTM ...................................................87 3.3.3. Đánh giá thực hiện TNXHDN và kết quả tài chính của NHTM .....................99 Kết luận chương 3 .................................................................................................102 CHƯƠNG 4: KIỂM ĐỊNH KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP ĐẾN KẾT QUẢ TÀI CHÍNH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ............ 103 4.1. Thống kê mẫu mô tả .........................................................................................103 4.1.1. Thống kê mô tả các thông tin chung .............................................................103 4.1.2. Thống kê mô tả về lợi ích của ngân hàng thực hiện TNXHDN ....................105 4.1.3. Thống kê mô tả về mục đích thực hiện TNXHDN của Ngân hàng ...............107 4.1.4. Thống kê mô tả về các yếu tố thúc đẩy NHTM thực hiện TNXHDN ............108 4.2. Kiểm định thang đo TNXHDN ........................................................................109
  6. 4.2.1. Kiểm định độ tin cậy thang đo TNXHDN .....................................................109 4.2.2. Kiểm tra hiệu lực của thang đo .....................................................................111 4.3. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu .....................................................................114 4.3.1. Kiểm định giả thuyết tác động của thực hiện TNXHDN đến khả năng sinh lợi trên tổng tài sản của ngân hàng (ROA) ..................................................................114 4.3.2. Kiểm định giả thuyết tác động của thực hiện TNXHDN đến khả năng sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) .....................................................................................116 4.4. Kết luận kiểm định thực chứng ........................................................................118 CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ THÚC ĐẨY THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM .......................................................................................................................124 5.1. Định hướng phát triển hệ thống NHTM Việt Nam trong thời gian tới ..............124 5.1.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh trước áp lực hội nhập ..................................124 5.1.2. Dẫn dắt các ngành kinh tế khác trong chiến lược tăng trưởng xanh ...........125 5.1.3. Thực hiện quản trị công ty theo chuẩn quốc tế (Basel, OECD) ...................126 5.2. Giải pháp thúc đẩy thực hiện TNXHDN tại các NHTM Việt Nam theo các thông lệ quốc tế .......................................................................................................128 5.2.1. Nhóm giải pháp do các Ngân hàng chủ động thực hiện ...............................128 5.2.2. Nhóm giải pháp đối với khách hàng và cộng đồng để thúc đẩy ngân hàng thực hiện TNXHDN .................................................................................................131 5.2.3. Xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá TNXHDN theo thông lệ quốc tế ...................132 5.3. Khuyến nghị thúc đẩy thực hiện TNXHDN tại các NHTM Việt Nam ...........134 5.3.1. Ứng dụng đánh giá thí điểm 10 NHTM Việt Nam top đầu theo chuẩn quốc tế .................................................................................................................................134 5.3.2. Khuyến nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước ............................................135 5.3.3. Khuyến nghị với các Bộ Ban ngành ..............................................................140 KẾT LUẬN ............................................................................................................144 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ...........................................146 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................147 PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 ABB Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình 2 ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu 3 Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 4 Bản Việt Ngân hàng thương mại cổ phần Bản Việt 5 Baovietbank Ngân hàng thương mại cổ phần Bảo Việt 6 Bắc Á Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển 7 BIDV Việt Nam 8 EAB Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á 9 Eximbank Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu 10 GPbank Ngân hàng thương mại cổ phần dầu khí toàn cầu Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố Hồ 11 HDbank Chí Minh 12 KLB Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long 13 KQTC Kết quả tài chính 14 Lienvietpostbank Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt 15 MBB Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội 16 MDB Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển Mê Kông 17 MSB Ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải Việt Nam 18 NamA Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á 19 NCB Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc dân i
  8. STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 20 NH Ngân hàng 21 NHNN Ngân hàng Nhà nước 22 NHTM Ngân hàng thương mại 23 NHTMCP Ngân hàng thương mại Cổ phần 24 NHTMNN Ngân hàng thương mại Nhà nước 25 NHTMNNg Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài 26 OCB Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông 27 Oceanbank Ngân hàng TNHH MTV Đại Dương 28 PGbank Ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu Petrolimex 29 PVcombank Ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng Việt Nam 30 ROA Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản 31 ROE Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu 32 Sacombank Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn thương tín 33 SCB Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn 34 Seabank Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á 35 SGB Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn Công thương 36 SHB Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn - Hà Nội 37 Techcombank Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam 38 TNXH Trách nhiệm xã hội 39 TNXHDN Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 40 TPB Ngân hàng thương mại cổ phần Tiền phong ii
  9. STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 41 VCB Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam 42 VIB Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam 43 VietA Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á 44 Vietbank Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thương tín 45 Vietinbank Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam 46 VP Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Nội dung Trang 1 Bảng 2.1 Sự hình thành và phát triển khái niệm về TNXHDN 42 2 Bảng 2.2 Tỷ lệ DN sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế về TNXHDN 56 3 Bảng 2.3 Các xu hướng nghiên cứu TNXHDN 64 4 Bảng 2.4 Quá trình phát triển nghiên cứu giữa TNXHDN và KQTC 64 5 Bảng 3.1 Sự hình thành và phát triển các NHTM Việt Nam 74 6 Bảng 3.2 Số lượng các NHTM Việt Nam 2010-2014 75 7 Bảng 3.3 Các nội dung phân tích về Quản trị công ty 92 8 Bảng 3.4 Các nội dung phân tích Quyền con người 93 9 Bảng 3.5 Các nội dung phân tích về thực hành lao động 94 10 Bảng 3.6 Các nội dung phân tích về môi trường 96 11 Bảng 3.7 Các nội dung phân tích về công bằng trong hoạt động 96 12 Bảng 3.8 Các nội dung phân tích về khách hàng 97 iii
  10. STT Tên bảng Nội dung Trang 13 Bảng 3.9 Các nội dung phân tích về cộng đồng 99 14 Bảng 4.1 Thông tin mẫu dùng trong nghiên cứu định lượng 105 15 Bảng 4.2 Thống kê tần suất lợi ích thực hiện TNXHDN của Ngân hàng 106 16 Bảng 4.3 Thống kê tần suất mục đích thực hiện TNXHDN 107 Thống kê tần suất các yếu tố thúc đẩy NHTM thực hiện 17 Bảng 4.4 108 TNXHDN 18 Bảng 4.5 Kết quả kiểm định thang đo TNXHDN 110 19 Bảng 4.6 Kết quả phân tích KMO cho thang đo TNXHDN 111 20 Bảng 4.7 Phân tích trị số đặc trưng (Eigenvalue) 112 21 Bảng 4.8 Bảng ma trận nhân tố xoay Rotated Component Matrix 113 22 Bảng 4.9 Hệ số R bình phương hiệu chỉnh mô hình 1 114 23 Bảng 4.10 Kết quả hồi quy tuyến tính mô hình 1 115 24 Bảng 4.11 Hệ số R bình phương hiệu chỉnh mô hình 2 116 25 Bảng 4.12 Kết quả hồi quy tuyến tính mô hình 2 117 iv
  11. DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ STT Tên đồ thị Nội dung Trang 1 Đồ thị 3.1 Vốn điều lệ của một số ngân hàng thương mại 77 Bảng so sánh tổng tài sản giữa các Ngân hàng thương 2 Đồ thị 3.2 78 mại Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM 2014 Bảng xếp hạng 10 NHTM có tổng tài sản lớn nhất 3 Đồ thị 3.3 79 (31/12/2014) 4 Đồ thị 3.4 Kết quả ROA của các ngân hàng giai đoạn 2010-2014 84 5 Đồ thị 3.5 Kết quả ROE của các ngân hàng giai đoạn 2010-2014 84 Số tiền các NHTM thực hiện tài trợ cho cộng đồng 6 Đồ thị 3.6 88 năm 2014 7 Đồ thị 3.7 So sánh TNXHDN và KQTC của nhóm 10 NHTM tốt 100 8 Đồ thị 3.8 So sánh TNXHDN và KQTC của nhóm 5 NHTM thấp 101 DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên hình Nội dung Trang 1 Hình 2.1 Khung phân tích nghiên cứu 72 v
  12. CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (TNXHDN) là chủ đề nghiên cứu được nhiều học giả trên thế giới quan tâm trong nhiều năm qua, đặc biệt là các vấn đề trách nhiệm xã hội (TNXH) của ngân hàng. Bởi sự thiếu TNXH của ngân hàng có thể gây ra những hệ lụy nghiêm trọng, dài lâu cho nền kinh tế và xã hội cũng như sự phát triển bền vững của quốc gia (Scholtens, 2009). Theo số liệu khảo sát của PriceWaterHouse trên toàn cầu năm 2012, hơn 70% lãnh đạo các doanh nghiệp coi thực hiện TNXHDN là yếu tố sống còn cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Ngày nay, các doanh nghiệp tin chắc rằng sự thành công của doanh nghiệp được kết nối trực tiếp từ các lợi ích xã hội mà nó đem lại bởi doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại hay phát triển trong sự cô lập của cộng đồng. Bản chất lợi nhuận có được của doanh nghiệp chính là do sự phát triển của xã hội và cộng đồng (Sharif và Rashid, 2014). Tại Việt Nam, trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, hệ thống các ngân hàng thương mại Việt nam (NHTM) cũng đã và đang phải chuyển mình mạnh mẽ để theo kịp tiến trình hội nhập. Một trong những yêu cầu của tiến trình đổi mới, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng là tăng cường tính minh bạch, tính trách nhiệm đối với xã hội và cộng đồng đầu tư, hướng theo chuẩn của các thông lệ quốc tế. Trong đó, TNXH của các ngân hàng là một trong những vấn đề mới, đang thu hút sự quan tâm không chỉ của các nhà lãnh đạo ngân hàng, nhà hoạch định chính sách mà còn cả các nhà nghiên cứu, học giả trong và ngoài nước. Mặc dù nghiên cứu TNXHDN không mới trên thế giới và cũng đã có một số nghiên cứu chuyên sâu về TNXH của ngân hàng, song đây vẫn là vấn đề mới ở Việt Nam (Trần, 2014), đặc biệt là nghiên cứu về TNXH của ngân 1
  13. hàng hầu như chưa có ở Việt Nam. Hiện nay, một số NHTM đã ban đầu thực hiện một số hoạt động có liên quan đến TNXH, song TNXH chưa được nhận thức một cách đầy đủ và toàn diện bởi các lãnh đạo ngân hàng, chưa có một NHTM nào có báo cáo về thực hiện TNXHDN và được kiểm chứng bởi bên thứ ba. Điều này được thể hiện rõ thông qua các báo cáo thường niên được kiểm toán của các NHTM Việt Nam. Quan trọng hơn, tác động của TNXH đến kết quả hoạt động kinh doanh và kết quả tài chính của NHTM như thế nào chưa được nghiên cứu và kiểm chứng một cách khoa học, bài bản. Bên cạnh đó, về mặt lý thuyết, đa số các nghiên cứu về tác động của TNXHDN đến kết quả tài chính của ngân hàng chủ yếu được đặt trong bối cảnh tại các quốc gia phát triển mà chưa có nhiều nghiên cứu tại các quốc gia đang phát triển, nơi ngân hàng là đầu tàu, mũi nhọn dẫn dắt các ngành trong nền kinh tế phát triển. Bên cạnh đó, các kết quả nghiên cứu kiểm định mối quan hệ này còn đưa ra nhiều kết quả gây tranh cãi do sự đa dạng trong phương pháp nghiên cứu, các biến số và bối cảnh nghiên cứu. Trong khi một số nghiên cứu đưa ra kết quả thuận chiều giữa TNXHDN và kết quả tài chính (Simpson và Kohers 2002, Vollono 2010, Gadioux 2013, Ortas và các cộng sự 2014…), một số nghiên cứu khác đưa ra các quan hệ không thuận chiều và đôi khi lại không chứng minh được mối quan hệ giữa TNXHDN và kết quả kinh doanh hay kết quả tài chính của các NHTM (Fiori và các cộng sự 2007, Cheung và Mak 2010, Soana 2011…). Do vậy việc kế thừa và phát triển các nghiên cứu trên thế giới để kiểm chứng tác động của TNXHDN đến hiệu quả hoạt động kinh doanh hay kết quả tài chính của các NHTM ở Việt Nam sẽ có đóng góp lớn về mặt lý thuyết và thực tiễn. Trong nghiên cứu này, TNXHDN sẽ được xem xét như là một biến số độc lập, bên cạnh các biến số khác, để đo lường, phân tích và đánh giá mức độ tác động của các biến độc lập đến kết quả tài chính hay hiệu quả hoạt động 2
  14. kinh doanh của các NHTM Việt Nam. Kết quả tài chính của ngân hàng thương mại là chỉ số quan trọng phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Xem xét, đánh giá kết quả tài chính của ngân hàng là căn cứ giúp các nhà quản lý, chủ sở hữu và các nhà đầu tư trong việc phân tích, dự báo và đưa ra các biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản trị ngân hàng, hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả kinh doanh, cũng như tăng lợi nhuận cho NHTM (Orlitzky và các cộng sự, 2003). Có nhiều nhân tố khác nhau có thể tác động tới kết quả tài chính của NHTM. Các nhân tố này có thể chia làm hai nhóm: (i) nhóm các các nhân tố bên nội tại của ngân hàng (mức độ an toàn vốn, chất lượng tài sản, tính thanh khoản, hiệu quả quản lý) và (ii) nhóm các nhân tố bên ngoài, như GDP, lạm phát, lãi suất, chính sách nhà nước, ổn định chính trị…) (Aburime, 2005; Ongore và Kusa, 2013). Frederick (2014) đã chỉ ra rằng, TNXHDN là một mắt xích quan trọng trong việc kết nối các yếu tố tác động từ bên trong, bên ngoài đến kết quả tài chính của ngân hàng. Điều này được khẳng định thêm trong nghiên cứu của Sharif (2014), lợi nhuận của doanh nghiệp có được chính là do sự phát triển của xã hội và cộng đồng. Bởi vậy, đề tài “Nghiên cứu tác động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến kết quả tài chính tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” đã được nghiên cứu sinh lựa chọn nghiên cứu. Nghiên cứu này sẽ có những đóng góp lớn về khoa học và thực tiễn nhằm bổ khuyết khoảng trống lý luận về TNXH của NHTM, từ đó đưa ra các giải pháp, khuyến nghị nhằm thúc đẩy việc thực hiện TNXH của các NHTM Việt Nam theo các thông lệ quốc tế, đáp ứng được yêu cầu của quá trình hội nhập và phát triển bền vững kinh tế xã hội của Việt Nam. 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 1.2.1. Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới 1.2.1.1. Các nhân tố tác động đến thực hiện TNXHDN Có nhiều nhân tố tác động đến thực hiện TNXHDN, trong đó có thể chia làm 2 nhóm nhân tố bao gồm nhóm nhân tố bên trong và nhóm nhân tố bên ngoài tác động đến việc thực hiện TNXHDN (Wayne Visser, 2008; Jones, 3
  15. 1999; Campbell, 2006). Nhóm nhân tố bên trong bao gồm chủ sở hữu, nhân viên, người quản lý (Freeman, 1979). Nhóm nhân tố bên ngoài bao gồm nhưng không giới hạn gồm khách hàng, nhà cung ứng, nhà đầu tư, chính phủ, môi trường, các tổ chức phi chính phủ....(WBDSC, 2001)  Nhóm nhân tố bên trong Nhóm nhân tố từ bên trong tác động đến TNXHDN của một quốc gia bao gồm các yếu tố như truyền thống văn hóa, hệ thống chính trị, những ưu tiên về kinh tế xã hội, những hạn chế trong quản lý, đối phó với khủng hoảng và tiếp cận thị trường. Yếu tố truyền thống văn hóa về TNXH thường dựa nhiều vào truyền thống văn hóa bản địa như hoạt động từ thiện, đạo đức kinh doanh và sự gắn kết của cộng đồng. Truyền thống văn hóa có thể được thực hiện theo cách gần giống với dự định dành cho các loại văn hóa ngân hàng theo đúng vị trí của nó. Do vậy, văn hoá ngân hàng được chứng tỏ là nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa hoạch định chiến lược và TNXHDN (Galbreath, 2009). Do TNXHDN không thể được chia tách khỏi quá trình cải cách chính sách chính trị - xã hội, điều mà thường hướng các hoạt động kinh doanh đến việc hợp nhất các vấn đề đạo đức và xã hội, nên sự cải cách chính trị chính là động lực thúc đẩy và có ảnh hưởng đến các hoạt động TNXHDN. TNXHDN thường được hình thành trực tiếp bởi các ưu tiên về kinh tế - xã hội, mà ở đó các ngân hàng hoạt động và tạo ra các ưu đãi phát triển. Người ta thường coi TNXHDN là một cách để che lấp những lỗ hổng trong khâu quản lý được gây ra bởi một chính phủ yếu kém, tham nhũng hoặc thiếu nguồn lực để cung cấp các loại dịch vụ xã hội một cách đầy đủ. Các hệ thống kinh doanh trong nước (Edwards, 2004; Matten and Moon, 2004), chính phủ (Moon, 2004) hoặc là các tổ chức phi chính phủ (NGOs) (Campbell, 2007), áp lực của hệ thống xã hội (Burke et al., 1986; Burke and Logsdon, 1996), có một tầm ảnh hưởng quan trọng đối với các sáng kiến TNXHDN của ngân hàng. Tính ổn định ở cấp độ thực hiện là một vấn đề phức tạp hơn, đặc biệt là 4
  16. ở các nước đang phát triển với các tiêu chí xã hội mà đôi khi không nhận được sự quan tâm đúng mức (Labuschagne và cộng sự, 2005). Nhà quản lý, nhân viên, hay khách hàng mà có thể gây ảnh hưởng tới quyết định TNXH của một ngân hàng thì coi TNXH như một hành động nhằm đối phó với khủng hoảng. Có rất nhiều nghiên cứu nhấn mạnh đến trình độ đào tạo của các cấp lãnh đạo ngân hàng, tiểu sử gia đình và những yếu tố cá nhân khác ảnh hưởng đến quyết định TNXHDN. Về bản chất, thái độ của nhà quản lý đối với các vấn đề kinh tế và xã hội có thể ảnh hưởng đến nền văn hóa và triết lý của tổ chức. Vì thế, cần nhấn mạnh rằng thái độ của nhà lãnh đạo ngân hàng đối với việc tham gia TNXH là một trong những yếu tố quyết định trước tiên của sáng kiến TNXH của ngân hàng. Về mặt thực tiễn, một số các lãnh đạo cấp cao đã nhất trí với các tổ chức trong nỗ lực nhằm làm giảm số lượng nhân viên nghỉ việc, bằng cách dành cho họ một mức lương thỏa đáng, cơ hội rộng mở để phát triển nghề nghiệp và bảo đảm đáp ứng các điều kiện lao động tốt (Md. Moazzem Hossain, 2013). Nhân viên cũng góp phần trong việc thúc đẩy ngân hàng thực hiện TNXHDN (Aguilera và cộng sự, 2007). Nếu ngân hàng ở các nước đang phát triển cố gắng tiếp cận thị trường ở các nước phát triển, họ cam kết sử dụng TNXHDN để nâng cao uy tín và niềm tin từ khách hàng. Bên cạnh các nhân tố từ bên trong này, những nhân tố khác như quy mô doanh nghiệp, vị trí... cũng được xem xét tới (L.Zu, 2009).  Nhóm nhân tố từ bên ngoài Các tiêu chuẩn quốc tế và các thông lệ quốc tế là một cách để doanh nghiệp tự điều chỉnh, nhưng lại rất quan trọng với các công ty để thực hiện thành công các quy định TNXHDN và không chỉ một phần trong các quy định đó phù hợp với lợi ích của họ (Christmann và Taylor, 2006; Gonzalez và Martinez, 2004). Các quy tắc, hướng dẫn và tiêu chuẩn TNXHDN là một 5
  17. nhân tố tác động chính yếu cho các công ty mong muốn vận hành như là những công ty toàn cầu. Các nhân tố liên quan đến các tiêu chuẩn quốc tế để thực hiện TNXHDN là áp lực đến từ các ưu đãi cạnh tranh toàn cầu, các yếu tố về chính sách (bộ luật và quy định) (Qi Lai, 2006) và sự cạnh tranh trong thời đại toàn cầu hóa (Korhonen và cộng sự, 2002). Thêm vào đó, TNXHDN được nhận sự ưu đãi về đầu tư bởi xu hướng đầu tư trách nhiệm xã hội, nơi mà nguồn quỹ được quy chiếu dựa trên các tiêu chí về đạo đức, xã hội và môi trường. Hơn nữa, TNXHDN được khuyến khích thông qua hoạt động của các bên hữu quan hoặc một nhóm người thường hành động để giải quyết những thất bại về mặt nhận thức của thị trường và chính sách của chính phủ. Việc hoạch định chiến lược là một yếu tố tác động mà có khả năng tạo ra sự nhận thức và hình thành nên các phản ứng đối với các bên hữu quan của doanh nghiệp, từ đó, cho phép TNXHDN hoạt động hiệu quả hơn (Galbreath, 2007). Là một nhóm hữu quan, nhân viên doanh nghiệp được khuyến khích tham gia vào thực hành TNXHDN. Một nhân tố tác động khác trong các hoạt động của TNXH giữa các công ty vừa và nhỏ là các quy định được đề ra bởi các chủ thể đa quốc gia dựa trên chuỗi cung ứng của mình để đáp ứng nhu cầu của quá trình toàn cầu hóa hiện nay. 1.2.1.2. Các nhân tố tác động đến kết quả tài chính của NHTM Các nhân tố tác động tới kết quả tài chính của NHTM có thể được chia làm hai loại đó là các yếu tố bên trong và bên ngoài (Aburime, 2005). Theo Ongore và Kusa (2013), các yếu tố bên trong (mức độ an toàn vốn, chất lượng tài sản, tính thanh khoản, hiệu quả quản lý) là những yếu tố gắn liền với các đặc điểm của ngân hàng và chúng ảnh hưởng trực tiếp tới các kết quả tài chính. Những yếu tố này đều bị ảnh hưởng từ các quyết định nội bộ của người quản lý và cổ đông của ngân hàng. Các yếu tố bên ngoài (GDP, lạm phát, lãi suất…) là những yếu tố mang tính toàn ngành hay toàn quốc gia, nằm ngoài 6
  18. sự kiểm soát của các ngân hàng và ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng. Đồng ý với ý kiến trên, nghiên cứu thực tế của Frederick (2014) cũng chứng minh rằng mức độ an toàn vốn, chất lượng tài sản, tính thanh khoản, hiệu quả hoạt động quản lý, thu nhập lợi tức (interest income), CPI là những nhân tố ảnh hưởng tới kết quả tài chính của NHTM. Bên cạnh đó, trong nghiên cứu này còn chỉ ra rằng thực hiện TNXHDN có tác động không nhỏ đến kết quả tài chính của ngân hàng.  Mức độ an toàn vốn Nguồn vốn là số tiền dùng để hỗ trợ hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lợi của ngân hàng bởi nó quyết định và chi phối các hoạt động tài chính như hoạt động cho vay, hoạt động đầu tư, ngân quỹ… của ngân hàng. Nguồn vốn của ngân hàng lớn sẽ tạo ra tính thanh khoản lớn hơn và làm giảm nguy cơ phá sản của ngân hàng (Diamond và Raghuram, 2000). Mức độ an toàn của vốn được đánh giá trên cơ sở tỷ lệ an toàn vốn (CAR). Tỷ lệ an toàn vốn cho thấy sức mạnh nội bộ của ngân hàng, thể hiện khả năng thanh toán các khoản nợ có thời hạn và khả năng đương đầu của ngân hàng đối với biến động khủng hoảng, khả năng đối mặt với các loại rủi ro. Như vậy, nguồn vốn là một trong những yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh của ngân hàng, chi phối các hoạt động tài chính của ngân hàng và ảnh hưởng đến các kết quả tài chính.  Chất lượng tài sản Tài sản của ngân hàng bao gồm tài sản cố định, danh mục đầu tư tín dụng, các khoản cho vay, và các khoản đầu tư khác. Thông thường một ngân hàng có năm tài chính (tuổi) càng lớn thì có quy mô về tài sản càng cao (Athanasoglou và cộng sự, 2005). Trong các yếu tố cấu thành của tài sản, các khoản cho vay được coi là tài sản lớn nhất tạo ra lợi nhuận của ngân hàng 7
  19. thông qua tiền lãi suất từ các khoản cho vay này. Như vậy, chất lượng của danh mục cho vay cũng là yếu tố quan trọng quyết định lợi nhuận của các ngân hàng. Chất lượng tài sản của ngân hàng kém sẽ tạo áp lực lên nguồn vốn ngắn hạn của ngân hàng. Điều này có thể dẫn tới đến khủng hoảng thanh khoản, hoặc dẫn đến tình trạng rút tiền hàng loạt ở các ngân hàng.  Hiệu quả hoạt động quản trị Hiệu quả hoạt động quản trị được thể hiện bởi các tỷ lệ tài chính khác nhau như mức độ tăng trưởng tổng tài sản, tốc độ tăng trưởng tín dụng và tỉ lệ tăng trưởng lợi nhuận (Ongore và Kusa, 2013). Bên cạnh đó, việc quản lý các chi phí hoạt động cũng phản ánh chất lượng hiệu quả quản lý. Hiệu quả quản lý được thể hiện thông qua những đánh giá về hệ thống quản lý, tổ chức kỷ luật, hệ thống kiểm soát, chất lượng của đội ngũ nhân viên… Tuy nhiên, về mặt định lượng, các kết quả tài chính (đo bằng chỉ số tài chính) là một thước đo chính xác thể hiện cho hiệu quả quản lý. Điều đó thể hiện khả năng của người quản lý để triển khai các nguồn lực một cách hiệu quả, hướng tới mục đích tối đa hóa thu nhập, giảm chi phí vận hành.  Thanh khoản Tính thanh khoản có ý nghĩa quan trọng đối với các kết quả hoạt động tài chính của các ngân hàng bởi vì mức độ thanh khoản lớn dễ dàng giúp ngân hàng đáp ứng các nhu cầu vay mới mà không phải thu hồi những khoản cho vay đang trong kỳ hạn hoặc thanh lý các khoản đầu tư có kỳ hạn. Từ đó, ngân hàng dễ dàng có điều kiện gia tăng thu nhập từ hoạt động cho vay. Bên cạnh đó, ngân hàng cần có tính thanh khoản tương đối để ứng phó với các biến động hàng ngày về nhu cầu rút tiền của khách hàng. Trong trường hợp, ngân hàng không có đủ khả năng cung ứng lượng tiền mặt cho nhu cầu thanh khoản tức thời, uy tín của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, từ đó, ảnh hướng tới các kết quả tài chính ngân hàng. Như vậy, hoạt động quản trị rủi ro thanh 8
  20. khoản đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các ngân hàng tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện, để có thể kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro thanh khoản.  Các yếu tố vĩ mô Các yếu tố bên ngoài hay còn gọi là các yếu tố vĩ mô cũng ảnh hưởng tới các kết quả tài chính của NHTM. Ở đó, sự ổn định tình hình kinh tế, chính trị, tổng sản phẩm trong nước, lạm phát, lãi suất và các thay đổi chính sách liên quan trực tiếp tới lĩnh vực tài chính ngân hàng sẽ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh và các kết quả tài chính của NHTM. Chẳng hạn, sự thay đổi của GDP theo chiều hướng xấu có tác động làm giảm nhu cầu về đầu tư cũng như nhu cầu tín dụng của các tổ chức kinh doanh và cá nhân. Điều này sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến việc hoạt động cho vay, va mục tiêu tạo lợi nhuận của các ngân hàng.  Thực hiện TNXHDN Thực hiện TNXHDN của ngân hàng là các cam kết của ngân hàng nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả và thân thiện với môi trường cũng như với các bên có liên quan. TNXHDN là một mắt xích quan trọng trong việc kết nối các yếu tố tác động từ bên trong, bên ngoài đến kết quả tài chính của ngân hàng. Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ chủ yếu phân tích về tác động trực tiếp giữa thực hiện TNXHDN đến kết quả tài chính mà không sử dụng biến kiểm soát là các biến như chất lượng tài sản, tính thanh khoản…vì các dữ liệu này chưa đảm bảo tính tin cậy tại Việt Nam. 1.2.1.3. Các nghiên cứu về tác động giữa TNXHDN đến kết quả hoạt động tài chính Tổng quan các nghiên cứu cho thấy, các kết quả nghiên cứu kiểm định tác động của TNXHDN đến kết quả tài chính còn đưa ra nhiều kết quả gây 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2