Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam
lượt xem 12
download
Mục tiêu tổng quát của luận án "Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam": Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của TCTCVM tại Việt Nam là cơ sở cho việc đề xuất một số khuyến nghị nhằm phát triển hoạt động của các TCTCVM tại Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -------***------- ĐÀO LAN PHƯƠNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Mã số: 9340201 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. LÊ THANH TÂM 2. PGS. TS. NGUYỄN KIM ANH HÀ NỘI - 2019
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Người hướng dẫn khoa học Tác giả Luận án PGS.TS. Lê Thanh Tâm Đào Lan Phương
- ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i MỤC LỤC ......................................................................................................................ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. v DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................................ ix DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................... x CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ............................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................1 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................................3 1.3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................7 1.4. Câu hỏi nghiên cứu ..............................................................................................7 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................8 1.5.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................8 1.5.2. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................8 1.6. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................9 1.6.1. Tiếp cận vấn đề nghiên cứu ..............................................................................9 1.6.2. Hệ thống dữ liệu ................................................................................................9 1.6.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................10 1.7. Những đóng góp mới của luận án.....................................................................14 1.7.1. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận ..............................................14 1.7.2. Những đề xuất mới từ kết quả nghiên cứu ......................................................17 1.8. Bố cục của luận án .............................................................................................18 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VÀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ........................................................................................................................... 19 2.1. Quá trình phát triển và vai trò của tổ chức tài chính vi mô ..........................19 2.1.1. Khái quát về tài chính vi mô ...........................................................................19 2.1.2. Tổ chức tài chính vi mô ..................................................................................21 2.2. Hoạt động của tổ chức tài chính vi mô.............................................................26 2.2.1. Các hoạt động của tổ chức tài chính vi mô .....................................................26 2.2.2. Mục tiêu và cách tiếp cận trong đánh giá hoạt động của tổ chức tài chính vi mô....31 2.2.3. Nội dung phân tích, đánh giá hoạt động của tổ chức tài chính vi mô .............36 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức tài chính vi mô .............41 2.3.1. Các nhân tố thuộc về tổ chức tài chính vi mô .................................................42
- iii 2.3.2. Các nhân tố thuộc về môi trường hoạt động ...................................................50 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................ 60 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM ............................................................................................. 61 3.1. Lịch sử phát triển hoạt động tài chính vi mô tại Việt Nam ...........................61 3.2. Hoạt động của tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam ......................................65 3.3. Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam ....................................................................................................................75 3.4. Đánh giá hoạt động của các TCTCVM tại Việt Nam .....................................95 3.4.1. Những kết quả đạt được ..................................................................................95 3.4.2. Hạn chế............................................................................................................96 3.4.3. Nguyên nhân ...................................................................................................97 Tiểu kết chương 3 ...................................................................................................... 105 CHƯƠNG 4 MÔ HÌNH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM ............................................................................................................................ 106 4.1. Mô hình và kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ bền vững của tổ chức tài chính vi mô ...........................................................................106 4.1.1. Cơ sở xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ bền vững của tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam ..........................................................................106 4.1.2. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu ..........................................................108 4.1.3. Mô tả mẫu .....................................................................................................111 4.1.4. Kết quả nghiên cứu .......................................................................................111 4.2. Mô hình và kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận vốn vay của khách hàng .........................................................................................117 4.2.1. Cơ sở xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận vốn vay của khách hàng ........................................................................................................117 4.2.2. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu .......................................122 4.2.3. Mô tả mẫu .....................................................................................................128 4.2.4. Kết quả nghiên cứu .......................................................................................129 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM ....................................... 141 5.1. Định hướng hoạt động TCVM tại Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2030 ......141 5.2. Một số khuyến nghị nhằm phát triển hoạt động của tổ chức tài chính mô tại Việt Nam ..................................................................................................................142 5.2.1. Khuyến nghị đối với các tổ chức tài chính vi mô .........................................143
- iv 5.2.2. Khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước .....................................150 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 160 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................... 163 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 164 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 179
- v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Từ/Cụm từ Tiếng Việt Từ/Cụm từ Tiếng Anh Chương trình tài chính vi mô 1. ACE Anh Chị Em Ngân hàng phát triển Châu Á Asia Development 2. ADB Bank Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển 3. BTWU kinh tế tỉnh Bến Tre Quỹ trợ vốn công nhân viên chức 4. CAFPE BR - VT và người lao động nghèo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 5. CEP Tổ chức tài chính vi mô TNHH CEP Tổ chức Tư vấn và hỗ trợ người Consultative Group To 6. CGAP nghèo Assist The Poor 7. CIC Trung tâm thông tin tín dụng Credit Information Center 8. CP Chính phủ 9. CTXH Chính trị xã hội Quỹ phát triển kinh tế phụ nữ 10. CWED Thành phố Hồ Chí Minh 11. Dariu Quỹ Dariu 12. FSS Bền vững tài chính 13. HLHPN Hội Liên hiệp Phụ nữ 14. HPN Hội phụ nữ 15. ISS Bền vững thể chế Ngân hàng TMCP Bưu điện 16. LienVietPostBank/LPB Liên Việt Quỹ phụ nữ phát triển Thành phố 17. M7 - ĐBP Điện Biên Phủ
- vi STT Từ viết tắt Từ/Cụm từ Tiếng Việt Từ/Cụm từ Tiếng Anh Quỹ phụ nữ phát triển huyện 18. M7 – huyện ĐB Điện Biên 19. M7 – MFI Tổ chức tài chính vi mô TNHH M7 Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển 20. M7 – Ninh Phước Ninh Phước 21. M7 - STU Đơn vị đào tạo tiêu chuẩn Quỹ tài chính vi mô vì sự phát 22. MFCDI triển cộng đồng 23. MFI Tổ chức tài chính vi mô 24. MIS Hệ thống quản lý thông tin Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển 25. MOM kinh tế tỉnh Tiền Giang Tổ chức phi chính phủ Non-governmental 26. NGOs organization 27. NH Ngân hàng 28. NHCSXH Ngân hàng Chính sách xã hội 29. NHHTX Ngân hàng Hợp tác xã 30. NHNN Ngân hàng Nhà nước Ngân hàng Nông nghiệp và Phát 31. NHNo&PTNT triển Nông thôn 32. NHPT Ngân hàng Phát triển 33. NHTM Ngân hàng thương mại 34. OSS Chỉ số bền vững hoạt động 35. PPC Trung tâm phát triển vì người nghèo 36. QXH Quỹ xã hội 37. QTDND Quỹ tín dụng nhân dân 38. ROA Lợi nhuận trên tổng tài sản Return On Assets
- vii STT Từ viết tắt Từ/Cụm từ Tiếng Việt Từ/Cụm từ Tiếng Anh 39. ROE Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Return On Equity 40. TCTCVM Tổ chức tài chính vi mô 41. TCTD Tổ chức tín dụng 42. TCVM Tài chính vi mô 43. TCVM Tín dụng vi mô 44. TCVM Bàn tay vàng Chương trình Bàn Tay Vàng Tổ chức tài chính vi mô TNHH 45. TYM Một thành viên TYM Tổ chức tài chính vi mô TNHH 46. Thanh Hóa MFI Thanh Hóa 47. UBND Ủy ban nhân dân Nhóm công tác tài chính vi mô 48. VMFWG Việt Nam 49. WB Ngân hàng thế giới Quỹ phát triển phụ nữ tỉnh 50. WDF Quảng Bình Quảng Bình 51. WU Cần Thơ Quỹ phát triển phụ nữ tỉnh Cần Thơ 52. WU Hà Tĩnh Quỹ phát triển phụ nữ tỉnh Hà Tĩnh Chương trình tài chính vi mô tổ 53. WV chức Tầm nhìn Thế giới
- viii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Tổng quan về Tiết kiệm vi mô chính thức ở Việt Nam ............................70 Bảng 3.2: Các hoạt động bảo hiểm cho khách hàng thu nhập thấp (tính đến tháng 8/2015).......................................................................................................71 Bảng 3.3: Tổng quan về số lượng khách hàng và dư nợ ngành TCVM Việt Nam, 2013 -2015 .................................................................................................77 Bảng 3.4: Số lượng khách hàng vay vốn của các TCTCVM bán chính thức giai đoạn (2011 – 2015) ............................................................................................80 Bảng 3.5: Tổng giá trị dư nợ tín dụng của các TCTCVM bán chính thức giai đoạn (2011 – 2015) ............................................................................................81 Bảng 3.6: Chỉ tiêu tự bền vững về tài chính của các TCTCVM bán chính thức năm 2015 ...........................................................................................................87 Bảng 3.7: Chất lượng các khoản cho vay các TCTCVM bán chính thức năm 2015 .91 Bảng 3.8: Quy mô tổng tài sản, vốn chủ sở hữu của các TCTCVM chính thức năm 2015 ...........................................................................................................97 Bảng 4.1: Diễn giải các biến trong mô hình Binary Logistic Regression và giả thuyết nghiên cứu ...............................................................................................109 Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến..........................................................................111 Bảng 4.3: Kết quả ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến OSS ..............................112 Bảng 4.4: Chiều tác động của các nhân tố đến OSS ................................................113 Bảng 4.5: Các biến độc lập trong mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn vay của khách hàng từ các TCTCVM và giả thuyết nghiên cứu .....124 Bảng 4.6: Các biến độc lập trong mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị khoản vay của khách hàng từ các TCTCVM và giả thuyết nghiên cứu ............127 Bảng 4.7. Thống kê mô tả các biến trong mô hình ..................................................130 Bảng 4.8: Kết quả ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của khách hàng tại các TCTCVM ..................................................................130 Bảng 4.9: Chiều tác động của các nhân tố đến khả năng vay vốn của khách hàng .131 Bảng 4.10: Kết quả ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị khoản vay của khách hàng tại các TCTCVM ............................................................................135 Bảng 4.11: Chiều tác động của các nhân tố đến giá trị khoản vay của khách hàng từ các TCTCVM ..........................................................................................136
- ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Nhu cầu về dịch vụ phi tài chính ở Việt Nam........................................74 Biểu đồ 3.2: Quy mô và mức độ tiếp cận theo chiều rộng của các TCTCVM Việt Nam tính đến tháng 12/2015 ..................................................................78 Biều đồ 3.3: Số lượng khách hàng vay vốn của các TCTCVM chính thức giai đoạn (2011 - 2016)..........................................................................................79 Biểu đồ 3.4: Tổng giá trị dư nợ tín dụng của các TCTCVM chính thức (2011 – 2016) ..79 Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ khách hàng nữ của các TCTCVM chính thức giai đoạn (2011 – 2015) ......................................................................................................82 Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ giá trị khoản vay trung bình trên GDP bình quân đầu người của các TCTCVM chính thức giai đoạn (2011 – 2015) ...............................83 Biểu đồ 3.7. Chỉ số bền vững hoạt động (OSS) của các TCTCVM năm 2015 ..........84 Biểu đồ 3.8: Chỉ số bền vững hoạt động (OSS) các TCTCVM chính thức giai đoạn (2011 – 2015) .........................................................................................85 Biểu đồ 3.9: Các chỉ tiêu đánh giá sự bền vững tài chính của các TCTCVM chính thức năm 2015........................................................................................86 Biểu đồ 3.10: Chỉ số khả năng sinh lợi trên tài sản (ROA) các TCTCVM chính thức giai đoạn (2011 – 2015) .........................................................................88 Biểu đồ 3.11: Chỉ số khả năng sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) các TCTCVM chính thức giai đoạn (2011 – 2015) .......................................................88 Biểu đồ 3.12: Khả năng sinh lợi của các TCTCVM bán chính thức năm 2015 ...........89 Biểu đồ 3.13: Chất lượng các khoản cho vay của các TCTCVM chính thức năm 2015 ..90 Biểu đồ 3.14. Số lượng khách hàng và quy mô dư nợ trung bình trên một cán bộ tín dụng của các TCTCVM tại Việt Nam năm 2015. .................................99 Biểu đồ 5.1: Tỷ lệ phần trăm người trưởng thành có tài khoản tại một ngân hàng/tổ chức tài chính chính thức .....................................................................155
- x DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Tiếp cận vấn đề nghiên cứu ............................................................................9 Hình 2.1: Các cách tiếp cận và hoạt động cơ bản của Tổ chức TCVM........................27 Hình 3.1: Phân đoạn thị trường tài chính vi mô Việt Nam hiện nay ............................64 Hình 3.2: Mức độ bền vững thể chế của các TCTCVM Việt Nam ..............................94 Hình 4.1: Nhân tố ảnh hưởng đến mức độ bền vững về hoạt động của TCTCVM ....109 Hình 4.2: Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay của khách hàng TCVM ...123 Hình 4.3: Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị khoản vay của khách hàng TCVM ......127 Hình 5.1: Cơ sở đề xuất khuyến nghị .........................................................................142 Hình 5.2. Lộ trình chuyển đổi các tổ chức tài chính vi mô ........................................145 Hình 5.3. Các kênh “dẫn vốn” đến các TCTCVM .....................................................153
- 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Tại nhiều nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, tài chính vi mô (TCVM) được đánh giá là có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong công cuộc giảm nghèo đói và phát triển xã hội. (ADB, 2016; Chowdhury, 2009; Leger wood, 2013; Chính Phủ, 2015). Với xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO, ký CPTPP đang mở ra rất nhiều cơ hội phát triển cho khu vực tài chính ngân hàng. Tuy nhiên, với sức ép của hội nhập cũng như những tiêu chuẩn an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD) đang làm cho người nghèo, các đối tượng chính sách cũng như các doanh nghiêp siêu nhỏ ngày càng khó có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ tài chính chính thức. Theo WB (2015), Việt Nam là một trong 25 quốc gia có 75% dân số không được tiếp cận các dịch vụ tài chính; chỉ khoảng 50% doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tiếp cận được vốn vay của ngân hàng. Trong khi đó, thị trường tín dụng phi chính thức tồn tại dưới dạng Hụi, Họ, Phường vẫn đang diễn ra ở cả thành thị và nông thôn với độ rủi ro lớn và có xu hướng hoạt động ngày càng tinh vi dưới nhiều hình thức nhằm kiếm lời dựa trên sự khó khăn, túng quẫn của người nghèo đang gây ra nhiều hệ lụy xấu cho xã hội (Bùi Diệu Anh, 2016). Vì vậy, tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ tài chính bởi tất cả mọi người hay còn gọi là tài chính toàn diện có ý nghĩa rất quan trọng và hữu ích đối với tất cả các cá nhân, doanh nghiệp, giúp tạo điều kiện thuận lợi, nâng cao năng lực và bảo đảm hoạt động kinh tế của họ. Tài chính toàn diện cũng hỗ trợ tăng cường ổn định tài chính và phát triển kinh tế trên diện rộng, giúp đảm bảo tăng trưởng toàn diện. Trong bối cảnh đó, các tổ chức tài chính vi mô (TCTCVM) truyền thống mặc dù còn nhỏ bé cả về mặt số lượng và thị phần nhưng được đánh giá là có mức độ tiếp cận sâu tới khách hàng tốt thứ hai trên thị trường chỉ sau NHCSXH, do sứ mệnh và tầm nhìn của các tổ chức này thường vì mục tiêu giảm nghèo, nâng cao năng lực khách hàng, hoạt động chủ yếu ở các vùng khó khăn, khó tiếp cận với các dịch vụ tài chính chính thức (Lê Thanh Tâm, 2015). Vì vậy, phát triển các TCTCVM nhằm cung ứng dịch vụ TCVM được coi là giải pháp quan trọng góp phần giải quyết nhu cầu về các dịch vụ tài chính cho những đối tượng này, là tiền đề cho tăng cường tài chính toàn diện.
- 2 Tuy nhiên, nhiều TCTCVM tại Việt Nam còn non trẻ, hoạt động khó khăn và phụ thuộc vào nhà tài trợ. Trong khi đó, trên thế giới, việc phát triển các TCTCVM thành các TCTCVM thương mại được coi là một phương thức hiệu quả để phục vụ một bộ phận lớn dân cư ở các khu vực thành thị, nông thôn, vùng sâu vùng xa một cách bền vững (The economist intelligence unit, 2014). Qua một số nghiên cứu của Mersland and Ström (2010), Marr (2002), Hermes and Lensink (2008), Sofia Bredbeg & Sara Ek (2011), hoạt động TCVM được thể hiện ở 2 khía cạnh chính: (1) Mức độ tiếp cận, (2) mức độ bền vững. Tuy nhiên, những nhân tố nào ảnh hưởng đến hoạt động của các TCTCVM xét trên 2 khía cạnh là mức độ tiếp cận và mức độ bền vững chưa được nhiều nghiên cứu đề cập một cách có hệ thống. Bên cạnh đó, sự khác nhau giữa môi trường kinh tế xã hội Việt Nam và trên thế giới có thể dẫn đến mức độ tác động khác nhau của các nhân tố ảnh hưởng. Tại Việt Nam, một số nghiên cứu gần đây đề cập đến hoạt động TCVM như “Phát triển hoạt động của các TCTCVM tại Việt Nam” (Nguyễn Quỳnh Phương, 2017); “Phát triển hoạt động TCVM tại TCTD Việt Nam” (Phạm Bích Liên, 2015); “Phát triển TCVM tại Việt Nam” (Nguyễn Đức Hải, 2012) ; “Mức độ bền vững của các TCTCVM Việt Nam: Thực trạng và một số khuyến nghị” (Nguyễn Kim Anh & Lê Thanh Tâm, 2013). Các TCTCVM truyền thống, hoạt động của các tổ chức này có nhiều điểm khác biệt so với các TCTD khác cung cấp TCVM như hoạt động theo các chương trình mục tiêu, nguồn vốn phụ thuộc chủ yếu vào các nhà tài trợ. Vì vậy, việc nghiên cứu về hoạt động của các TCTCVM quy mô nhỏ bao gồm cả chính thức và bán chính thức là cần thiết. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu về hoạt động TCVM mới chỉ chủ yếu tập trung vào hoạt động của các TCTD chính thức thuộc sở hữu Nhà nước như NHCSXH, NHNo&PTNT, Hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND), NHTM như NHTM cổ phần bưu điện Liên Việt. Qua tổng quan nghiên cứu (mục 1.2 dưới đây), khoảng trống nghiên cứu hiện nay là: chưa nghiên cứu nào phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của TCTCVM xét trên 2 khía cạnh là mức độ độ bền vững và mức độ tiếp cận bằng cả 2 phương pháp định tính và định lượng. Các TCTCVM muốn đạt được mục tiêu kép là phát triển bền vững và mục tiêu xã hội thì phải gia tăng mức độ tiếp cận đến đối tượng khách hàng mục tiêu – là những người nghèo, người thu nhập thấp và đồng thời phải đạt được sự bền vững để có thể tồn tại trong dài hạn. Việc tìm ra những nhân tố ảnh hưởng tích cực cũng như những nhân tố ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của TCTCVM tại Việt Nam thông qua nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận và mức độ bền vững sẽ là một căn cứ quan trọng trong việc đề xuất các giải pháp,
- 3 khuyến nghị đối với các TCTCVM cũng như các cơ quan hữu quan nhằm phát triển hoạt động của các TCTCVM tại Việt Nam trong thời gian tới. Xuất phát từ những lý do khách quan trên, đề tài “Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam” đã được tác giả lựa chọn nghiên cứu. 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Hoạt động TCVM đã xuất hiện trên thế giới từ rất lâu và sự kiện “cha đẻ” của Ngân hàng Grameen Bank là Muhammad Yunus nhận được thưởng Nobel Hòa Bình cho những cống hiến của ông đối với ngành TCVM đã tạo ra một tiếng vang lớn thu hút sự chú ý của toàn thế giới, khẳng định hơn nữa vai trò của TCVM đối với công cuộc giảm nghèo và phát triển xã hội. Cùng với quá trình phát triển của hoạt động TCVM trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan. Các nghiên cứu liên quan đến hoạt động TCVM và đánh giá hoạt động của các TCTCVM Có nhiều quan niệm khác nhau về việc làm thế nào để đánh giá hoạt động của các TCTCVM. Có thể chia thành 4 dòng quan điểm chính như sau: Dòng quan điểm thứ nhất: đánh giá hoạt động của TCTCVM được thể hiện qua hiệu quả hoạt động tài chính (Armendáriz và Morduch 2010, Tucker, 2001; Abate và các cộng sự, 2002; CGAP, 2009; Tulchin, Sassman, Wolkomir, 2009). Dòng quan điểm thứ hai: đánh giá hoạt động của TCTCVM qua 2 tiêu chí cơ bản là (1) mức độ tiếp cận khách hàng, (2) sự bền vững của tổ chức. Đại diện cho quan điểm này bao gồm: các nghiên cứu lý thuyết (Ledgerwood, 1999; Littlefield và cộng sự, 2003; Armendáriz de Aghion, B. and Morduch, 2006) và các trường hợp nghiên cứu cụ thể Khandker, 1998; Yunus, 2005; Nguyễn Kim Anh và cộng sự (2013), Phạm Bích Liên (2016). Dòng quan điểm thứ ba: đánh giá hoạt động của TCTCVM dựa trên 3 mục tiêu: (1) tiếp cận với đối tượng khách hàng TCVM, (2) bền vững tài chính, (3) tác động của hoạt động (mục tiêu xã hội). Đại diện cho quan điểm này là Zeller và Meyer (2002); Shakil Quayes (2012); Manijeh Sabi (2013); Nguyễn Đức Hải (2012); Nguyễn Kim Anh, Lê Thanh Tâm (2013); Nguyễn Quỳnh Phương (2017). Dòng quan điểm thứ tư: đánh giá hoạt động của TCTCVM thông qua góc nhìn từ 2 phía TCTCVM và khách hàng (Sofia Bredbeg & Sara Ek, 2011). Theo quan điểm nhìn nhận hoạt động TCVM từ phía các TCTCVM thì hoạt động TCVM được thể hiện ở 3 khía cạnh chính: (1) Mức độ tiếp cận, (2) sự bền vững và (3) tỷ lệ hoàn trả vốn vay
- 4 [(Mersland and Ström (2010), Marr (2002), Hermes and Lensink (2008), Bhatt & Tang (2001)]. Theo quan điểm nhìn nhận hoạt động TCVM từ phía người đi vay thì hoạt động TCVM được thể hiện ở 2 khía cạnh chính: (1) vốn xã hội và (2) sự cải thiện điều kiện kinh tế của hộ gia đình Anderson and Locker (2002). Như vậy, khoảng trống nghiên cứu là mặc dù đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam thực hiện đánh giá hoạt động của TCTCVM thông qua 2 tiêu chí cơ bản là mức độ bền vững và mức độ tiếp cận nhưng các nghiên cứu này mới chỉ thực hiện việc đánh giá mức độ bền vững của TCTCVM và mức độ tiếp cận của TCTCVM từ phía các TCTCVM, chưa đề cập đến mức độ tiếp cận của TCTCVM từ phía khách hàng. Do đó, kế thừa các kết quả nghiên cứu trước cũng như điều kiện nghiên cứu thực tiễn tại Việt Nam, tác giả phân tích, đánh giá hoạt động của TCTCVM thông qua 2 tiêu chí cơ bản là: (1) mức độ bền vững của TCTCVM và (2) mức độ tiếp cận nhằm nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ bền vững, các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận bằng phương pháp nghiên cứu định tính. Sau đó, nghiên cứu định lượng được sử dụng để đi sâu kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ bền vững của TCTCVM và kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận của TCTCVM (từ phía khách hàng). Các nghiên cứu về phân tích mối quan hệ giữa mức độ bền vững và mức độ tiếp cận của TCTCVM Xuất phát từ quan điểm đánh giá hoạt động của TCTCVM thông qua 2 tiêu chí là (1) mức độ bền vững (2) mức độ tiếp cận, nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa mức độ tiếp cận và mức độ bền vững được thực hiện cho 2 nhóm kết quả nghiên cứu trái ngược nhau khi thực hiện ở các quốc gia khác nhau: Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa mức độ tiếp cận và mức độ bền vững cho thấy có sự đánh đổi giữa mức độ tiếp cận và mức độ bền vững. Điển hình cho các nghiên cứu này bao gồm: mô hình nghiên cứu về mức độ tiếp cận và mức độ bền vững của Christen và các cộng sự (1995); Thys (2000), sau đó được Olivares- Polanco (2005) kiểm định và khẳng định lại với dữ liệu từ 28 TCTCVM tại châu Mỹ La tinh trong giai đoạn (1999 – 2001). Olivares-Polanco sử dụng phương pháp tương quan hồi quy kiểm tra mối quan hệ giữa mức độ tiếp cận và mức độ bền vững của TCTCVM đã cho thấy có sự đánh đổi giữa mức độ bền vững và mức độ tiếp cận. Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa mức độ tiếp cận và mức độ bền vững cho thấy có mối quan hệ tích cực giữa mức độ tiếp cận và mức độ bền vững. Shakil Quayes (2012) với nghiên cứu “Độ sâu tiếp cận cộng đồng và tính bền vững tài chính của
- 5 TCTCVM”đã sử dụng dữ liệu từ 702 TCTCVM hoạt động tại 83 quốc gia và bằng phương pháp nghiên cứu định lượng đã cho thấy những bằng chứng thực nghiệm của một mối quan hệ tích cực bổ sung giữa sự bền vững của tài chính và độ sâu tiếp cận cộng đồng của các TCTCVM. Woller và Schreiner (2001) đã thực hiện một phân tích sâu sắc về mối quan hệ giữa tài chính tự bền vững và 6 nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận: giá trị mang lại, chi phí, phạm vi, thời hạn, độ sâu và độ rộng tiếp cận. Nghiên cứu này chỉ ra rằng có một mối quan hệ tích cực giữa sự bền vững tài chính và mức độ tiếp cận, cả hai nhân tố này bổ sung và hỗ trợ cho nhau trong quá trình phát triển. Tại Việt Nam, Lê Thị Như Quỳnh (2015) nghiên cứu mối quan hệ giữa mức độ tiếp cận và mức độ bền vững của các TCTCVM giai đoạn (2010 – 2014) đã cho thấy chưa có dấu hiệu tồn tại mối quan hệ đánh đổi giữa mức độ tiếp cận và mức độ bền vững của các TCTCVM tại Việt Nam. Nghiên cứu của Phạm Bích Liên (2016) cho thấy có mối quan hệ tích cực giữa mức độ tiếp cận và mức độ bền vững của TCTD khi tiến hành hoạt động TCVM. Lê Thanh Tâm (2008) với nghiên cứu“Phát triển các tổ chức tài chính nông thôn Việt Nam” cũng cho thấy mối quan hệ tích cực giữa mức độ tiếp cận và mức độ bền vững của TCTD nông thôn tại Việt Nam. Đặc biệt, nghiên cứu gần đây nhất của Nguyễn Quỳnh Phương (2017) về 25 TCTCVM chính thức và bán chính thức tại Việt Nam cho thấy sự khẳng định hơn nữa mối quan hệ tích cực giữa mức độ bền vững và mức độ tiếp cận của các TCTCVM tại Việt Nam. Có thể thấy rằng, tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu khẳng định mối quan hệ tích cực giữa mức độ bền vững và mức độ tiếp cận của các TCTCVM. Vì vậy, nghiên cứu của tác giả đứng trên quan điểm thừa nhận mối quan hệ thuận chiều giữa mức độ tiếp cận và sự bền vững của TCTCVM tại Việt Nam. Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến mức độ bền vững hay mức độ tiếp cận của TCTCVM Một nghiên cứu điển hình về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ bền vững của TCTCVM do Nadiya Marakkath (2014) thực hiện với đề tài “Mức độ bền vững của của các TCTCVM Ấn Độ”. Nghiên cứu đã thu thập số liệu từ 50 TCTCVM đã công khai số liệu tới Mix trong giai đoạn (2005 -2009), sử dụng cả phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính. Nghiên cứu đã chỉ ra được những nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu tự bền vững về hoạt động (OSS) của các TCTCVM Ấn Độ. Trong đó, nhân tố tăng trưởng có ảnh hưởng thuận chiều với OSS, các nhân tố rủi ro của danh mục đầu tư, nhân tố phát triển và nhân tố thể chế (được thể hiện bằng mô hình cung cấp tín dụng) có ảnh hưởng ngược chiều với OSS.
- 6 Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quỳnh Phương (2017) có chỉ ra nhân tố ảnh hưởng đến mức độ bền vững của TCTCVM. Tuy nhiên, nghiên cứu này mới dừng lại ở việc nghiên cứu ảnh hưởng của 4 nhân tố là tổng số khách hàng, tỷ lệ khách hàng nữ, dư nợ bình quân trên cán bộ tín dụng và tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản đến mức độ bền vững của TCTCVM. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của TCTCVM xét trên khía cạnh mức độ tiếp cận chưa được đề cập đến. Vaessen (2001) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ở miền Bắc Nicaragua và nhận thấy biến số này nhận tác động tích cực từ trình độ giáo dục, quy mô gia đình, hoạt động phi nông nghiệp và sự tiếp cận mạng lưới thông tin. Tương tự, Okurut (2006) đánh giá tác động của việc tiếp cận tín dụng của người nghèo ở Nam Phi bằng phương pháp kết nối điểm xu hướng và chỉ ra rằng tiếp cận tín dụng bị tác động cùng chiều và đáng kể bởi độ tuổi, giới tính, quy mô hộ gia đình, trình độ giáo dục, tiêu dùng bình quân của hộ. Hồ Đình Bảo (2016) với nghiên cứu: “Tác động của tín dụng vi mô chính thức đến phúc lợi hộ gia đình Việt Nam” cho thấy diện tích đất sở hữu, quy mô hộ gia đình và việc có sản xuất nông nghiệp là các yếu tố tác động tích cực đến tiếp cận tín dụng. Ngược lại, trình độ học vấn của chủ hộ, tỷ lệ người già và việc sống ở khu vực thành thị có tác động tiêu cực. Nghiên cứu này chủ yếu dựa vào bộ số liệu Điều tra mức sống hộ gia đình năm 2010 và 2012 và chủ yếu các khoản tín dụng vi mô là từ NHCSXH (là một tổ chức cung ứng dịch vụ TCVM nhận được sự hậu thuẫn rất nhiều từ phía Chính phủ) chứ chưa đi sâu vào nghiên cứu khả năng tiếp cận tín dụng vi mô của người dân với các TCTCVM. Có thể nhận thấy, phần lớn các nghiên cứu về phát triển hoạt động TCVM tại Việt Nam mới chỉ chủ yếu tập trung vào các TCTD chính thức như NHCSXH, Hệ thống QTDND, NHNN&PTNT, Ngân hàng bưu điện Liên Việt mà có rất ít các nghiên cứu dành riêng cho các TCTCVM truyền thống (bao gồm cả chính thức và bán chính thức). Các tổ chức này mặc dù còn chiếm thị phần khá nhỏ bé nhưng thời gian gần đây hoạt động tương đối hiệu quả, nhiều kỳ vọng phát triển. Vậy, đâu là rào cản khiến cho các TCTCVM còn hoạt động yếu ớt, chưa phát huy được hết tiềm năng phát triển? Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của TCTCVM tại Việt Nam dựa trên 2 khía cạnh đánh giá là mức độ bền vững và mức độ tiếp cận bằng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm nhận diện các nhân tố ảnh hưởng, sau đó kết hợp với nghiên cứu định lượng nhằm làm rõ hơn các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ bền vững hoạt động và các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận vốn vay của TCTCVM (từ phía khách hàng) sẽ là khoảng trống cho nghiên cứu. Xuất phát từ kết quả của các nghiên cứu trước tại Việt Nam, nghiên cứu đứng
- 7 trên giả thuyết có mối quan hệ tích cực giữa mức độ tiếp cận và mức độ bền vững của các TCTCVM tại Việt Nam. Vì vậy, tác giả thông qua nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ bền vững và các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận của các TCTCVM để đưa ra cơ sở cho việc đề xuất các khuyến nghị nhằm phát triển hoạt động của TCTCVM tại Việt Nam. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của Luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của TCTCVM tại Việt Nam là cơ sở cho việc đề xuất một số khuyến nghị nhằm phát triển hoạt động của các TCTCVM tại Việt Nam. Mục tiêu tổng quát này được chi tiết thành các mục tiêu cụ thể như sau: (1). Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về TCTCVM và nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của TCTCVM (2). Phân tích thực trạng hoạt động của các TCTCVM và kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của TCTCVM. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của mô hình kết hợp với thực trạng hoạt động của TCTCVM, tác giả đề xuất các khuyến nghị đối với các TCTCVM và các cơ quan hữu quan như Chính phủ, Ngân hàng nhà nước, UBND các tỉnh, Nhóm công tác TCVM trong xây dựng và thực thi các chính sách nhằm phát triển hoạt động của các TCTCVM tại Việt Nam. 1.4. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu chính của Luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của TCTCVM tại Việt Nam? Câu hỏi này sẽ được giải quyết thông qua trả lời các câu hỏi cụ thể như sau: (1). Hoạt động của TCTCVM bao gồm những nội dung gì? (2). Các chỉ tiêu phân tích, đánh giá hoạt động của TCTCVM thường được sử dụng là gì? (3). Các nhân tố nào ảnh hưởng đến hoạt động của TCTCVM, tập trung vào mức độ bền vững và mức độ tiếp cận của TCTCVM? (4). Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của các TCTCVM Việt Nam được nhận diện thông qua phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của các TCTCVM xét trên 2 khía cạnh mức độ tiếp cận và mức độ bền vững? (5). Các phát hiện chính thông qua kết quả mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ bền vững của TCTCVM tại Việt Nam?
- 8 (6). Các phát hiện chính thông qua kết quả mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận vốn vay của khách hàng với TCTCVM tại Việt Nam? 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.5.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của TCTCVM tại Việt Nam. 1.5.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về mặt nội dung: Tập trung vào 2 vấn đề đó là mức độ tiếp cận và mức độ bền vững. - TCTCVM có nhiều hoạt động khác nhau như: cho vay, huy động, dịch vụ phi tài chính. Tuy vậy, trong luận án này, hoạt động cho vay được tập trung nghiên cứu bằng cả hai phương pháp định tính và định lượng vì đây là hoạt động cốt lõi truyền thống, đáp ứng nhu cầu tài chính cơ bản của khách hàng TCVM. Bên cạnh đó, hoạt động cho vay vi mô cũng liên quan trực tiếp tới hoạt động huy động tiết kiệm bắt buộc. Điều này cũng được sử dụng trong các nghiên cứu quốc tế. - Nghiên cứu đánh giá thực trạng hoạt động của các TCTCVM tại Việt Nam, tập trung nghiên cứu các TCTCVM quy mô nhỏ, kể cả chính thức và bán chính thức trong giai đoạn (2011 – 2016). Đây là giai đoạn 6 năm đầu tiên kể từ sau khi Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ra đời từ ngày 16/6/2010 đã công nhận TCTCVM là một bộ phận trong hệ thống tài chính. - Để đánh giá chi tiết hơn các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của TCTCVM về khía cạnh khách hàng, tác giả thực hiện nghiên cứu khách hàng của 5 TCTCVM, bao gồm: TCTCVM Thanh Hóa, TCTCVM TNHH Một thành viên (TYM), Trung tâm TCVM và phát triển M&D, Trung tâm vì phụ nữ và phát triển cộng đồng (CWCD), Quỹ TCVM vì sự phát triển cộng đồng (MFCDI). Đây là các TCTCVM hoạt động với các mô hình khác nhau, hình thức pháp lý khác nhau: (đã cấp phép, chưa được cấp phép), các chương trình dự án khác nhau, và ở các vùng miền khác nhau, quy mô khác nhau. Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Dữ liệu thứ cấp về các TCTCVM được thu thập trong giai đoạn 2011 – 2016. Dữ liệu thứ cấp về khách hàng được thu thập tại 5 TCTCVM trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2016.
- 9 1.6. Phương pháp nghiên cứu 1.6.1. Tiếp cận vấn đề nghiên cứu Đối tượng mà đề tài tập trung nghiên cứu ở đây là các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của TCTCVM tại Việt Nam được thể hiện ở 2 khía cạnh chính: (1) Mức độ tiếp cận; (2) mức độ bền vững [(Mersland & Ström (2010), Marr (2002), Hermes & Lensink (2008); và dựa trên quan điểm có mối quan hệ tích cực giữa mức độ tiếp cận và mức độ bền vững của TCTCVM [Shakil Quayes (2012), Woller và Schreiner (2002), Lê Thanh Tâm (2008), Phạm Bích Liên (2016), Nguyễn Quỳnh Phương (2017)]. Do đó, đề tài sẽ nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận và các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ bền vững của các TCTCVM tại Việt Nam. Hoạt động TCVM của TCTCVM Mức độ tiếp cận Mức độ bền vững của TCTCVM của TCTCVM Nhân tố ảnh hưởng Nhân tố ảnh hưởng Nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận đến hoạt động đến mức độ bền vững của TCTCVM của TCTCVM của TCTCVM Hình 1.1: Tiếp cận vấn đề nghiên cứu Nguồn: (Tác giả đề xuất) 1.6.2. Hệ thống dữ liệu Mẫu nghiên cứu với nguồn dữ liệu thứ cấp bao gồm: (1) dữ liệu các TCTCVM được lấy từ các báo cáo thường niên, báo cáo tài chính và các báo cáo đã được TCTCVM công bố. Chi tiết về mẫu nghiên cứu được trình bày trong chương 4, mục 4.1.3; (2) dữ liệu khách hàng, nguồn dữ liệu khách hàng lấy từ 291 phiếu điều tra khách hàng về thực trạng các sản phẩm TCVM và giải pháp do Nhóm công tác
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 491 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 293 | 31
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 171 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 227 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 63 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích tác động của thiên tai đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam
209 p | 185 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 210 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 16 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 11 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 15 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 15 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 14 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
217 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 5 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 12 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 13 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn