Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội
lượt xem 22
download
Luận án phân tích các nhân tố ảnh hưởng phát triển CNHT trên địa bàn thành phố Hà Nội và thành công và hạn chế trong quá trình phát triển CNHT trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đề xuất định hướng, quan điểm và các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển CNHT của thành phố Hà Nội thời kỳ đến năm 2030.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉ ĐỖ THÚY NGA PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉ
- 2 ĐỖ THÚY NGA PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành : Kinh tế phát triển Mã số : 9310105 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Bùi Tất Thắng 2. TS. Dương Đình Giám HÀ NỘI, NĂM 2018 2
- 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng tất cả các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực và chưa từng công bố trong các luận án, luận văn và các công trình khác. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận án này đã được cảm ơn và tất cả các số liệu thông tin trong luận án đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Tác giả Đỗ Thúy Nga
- 4 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt luận án này, trước hết tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban lãnh đạo, các thầy/cô giáo trong Viện Chiến lược phát triển đã giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại viện và hoàn thành khóa học. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới PGS.TS Bùi Tất Thắng và TS. Dương Đình Giám đã định hướng, chỉ bảo tận tình và trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các bác, cô, chú, anh, chị thuộc các phòng ban, cơ quan và các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã nhiệt tình cung cấp thông tin và giúp đỡ tôi trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu tại địa bàn. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, người thân đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án này. Do thời gian có hạn, đề tài khó tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và toàn thể bạn đọc. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Nghiên cứu sinh Đỗ Thúy Nga 4
- 5 MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á CCN Cụm công nghiệp CN Công nghiệp CNC Công nghệ cao CNHT Công nghiệp hỗ trợ DN Doanh nghiệp DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa ĐTGD Điện tử gia dụng ĐVT Đơn vị tính EFA Exploratory Factor Analysis Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EU Liên minh Châu Âu FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn JETRO Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản KCN Khu công nghiệp KHCN Khoa học công nghệ LĐ Lao động METI Bộ công nghiệp và Thuong mai quôc tê Nh ̛ ̛ ̣ ́ ́ ật Ban ̉ ODA Hỗ trợ phát triển chính thức OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế PTCNHT Phát triển công nghiệp hỗ trợ R&D Nghiên cứu và phát triển SP Sản phẩm SWOT Điểm mạnhđiểm yếu, cơ hội nguy cơ SX Sản xuất TĐĐQG Tập đoàn đa quốc gia TĐPTBQ Tốc độ phát triển bình quân
- 6 Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt UBND Ủy ban nhân dân USD Đô la Mỹ DANH MỤC BẢNG 6
- 7 DANH MỤC ĐỒ THỊ DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VÀ HỘP
- 8 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Xu thế toàn cầu hóa kinh tế, hợp tác kinh tế đang được mở rộng, cùng với đó là trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học và công nghệ toàn cầu, các quốc gia, nền kinh tế, khu vực đang có xu hướng hợp tác với nhau trong một mạng lưới phân công lao động toàn cầu. Mọi quốc gia muốn phát triển phải gắn phân công lao động quốc gia vào hệ thống phân công lao động quốc tế. Khi trình độ phân công lao động quốc tế và phân chia quá trình sản xuất đạt đến mức độ cao, ít có sản phẩm công nghiệp nào được sản xuất tại một không gian, địa điểm hay một công ty duy nhất của một quốc gia. Chúng được phân chia thành nhiều công đoạn ở các công ty nhánh tại các địa phương, quốc gia, châu lục khác nhau. Ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) ra đời như một tất yếu xuất phát từ đòi hỏi của nền sản xuất công nghiệp mới với nội dung cơ bản là chuyên môn hóa sâu sắc các công đoạn của quá trình sản xuất [34]. Công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam hiện nay tập trung chủ yếu vào một số ngành như: Ngành chế tạo ô tô tỉ lệ nội địa hóa khoảng 520%; ngành điện tử nội địa hóa khoảng 510%; da giày nội địa hóa khoảng 30%; dệt may nội địa hóa đạt khoảng 30%; CNHT cho công nghệ cao khoảng 12%; cơ khí chế tạo khác nội địa hóa khoảng 1520%. Từ hạn chế về việc nội địa hóa các sản phẩm CNHT dẫn tới khối lượng linh phụ kiện nhập khẩu hàng năm về Việt Nam lắp ráp, chế tạo, sản xuất để xuất khẩu vào khoảng hàng chục tỷ USD (riêng sản phẩm nhập khẩu thuộc ngành điện tử và ô tô vào khoảng 30 tỷ USD) [22]. Với vị trí thủ đô, Hà Nội hướng tới mục tiêu phát triển ngành công nghiệp mang tính đầu tàu, có sức lan tỏa đến các ngành khác, cũng như tạo ra một sự cộng sinh, cộng hưởng trong phát triển đối với sự phát triển của các địa phương khác của cả nước, nhất là việc hình thành các cụm công nghiệp của Việt Nam có tính cạnh tranh quốc tế. Để thực hiện mục tiêu đó, hơn hai thập kỷ trước, Hà Nội đã lựa chọn phát triển CNHT, đặc biệt hướng tới các sản phẩm công nghiệp chủ lực. Đến nay, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNHT ở Hà Nội đã có sự gia tăng đáng kể. Một số doanh nghiệp đã chủ động đầu tư vào công nghệ để sản xuất sản phẩm CNHT và trình độ công nghệ được cải thiện. Sản phẩm CNHT bước đầu có khả năng cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu. Một số ít doanh nghiệp (DN) của Hà Nội bứt ra khỏi sự trì trệ bằng cách đầu tư thiết bị, nâng cao quy mô sản xuất, tạo thành
- 9 một tác nhân quan trọng trong chuỗi sản phẩm phức tạp của các công ty đa quốc gia, các tập đoàn lớn trên thế giới. Theo đó, Hà Nội sẽ từng bước sản xuất sản phẩm chất lượng cao để thúc đẩy một số ngành có thế mạnh như lắp ráp ô tô, cơ khí chế tạo, điệnđiện tử theo hướng tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất, cung ứng linh, phụ kiện của khu vực và thế giới. Các nhóm ngành và sản phẩm CNHT thế mạnh Hà Nội như linh phụ kiện ô tô, xe máy, vật liệu điện, bao bì, phụ tùng cơ khí xi măng, cơ khí mỏ, nhiệt điện, thủy điện… đã góp phần nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, thay thế phụ tùng linh kiện nhập khẩu, tạo ra sức cạnh tranh cho các sản phẩm công nghiệp cả nước. Để có nhiều sản phẩm thay thế được sản phẩm nhập khẩu, hạn chế nhập nguyên phụ liệu thì vấn đề phát triển CNHT là cần thiết. Đến nay, tỷ lệ nội địa hóa linh phụ kiện xe máy đạt trên 80%. Một số chi tiết CNHT khó như chi tiết bánh răng động cơ, trục khuỷu xe máy đã được DN FDI Nhật Bản sản xuất tại Hà Nội thay cho nhập khẩu. Các sản phẩm linh kiện chi tiết ngành điện tử công nghệ thông tin ngoài đáp ứng cho thị trường trong nước đã tham gia mạnh mẽ xuất khẩu [47]. Đóng góp giá trị sản xuất của các doanh nghiệp CNHT Hà Nội chỉ chiếm khoảng 10% tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố [8]. Riêng trong ngành ô tô, xe máy là ngành có điều kiện phát triển CNHT tốt nhất do thị trường lớn, nhưng tỷ trọng doanh thu chỉ chiếm 26% ngành CNHT Thành phố; ngành điện tửtin học còn thấp hơn chỉ chiếm 10%. Mặc dù là nhóm ngành có nhiều loại sản phẩm nhất và nhiều phân nhóm khác nhau, nhóm ngành điện (gồm cả thiết bị và khí cụ điện), vật tư ngành cơ khí, phụ tùng linh kiện cho ngành cơ khí…, nhưng cũng chỉ chiếm 29,16% doanh thu CNHT [14]. Nhóm CNHT cho ngành dệt may và ngành da giày là nhóm đặc biệt, chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong ngành CNHT do không được khuyến khích phát triển trên địa bàn Hà Nội sau năm 2020. Phát triển CNHT Hà Nội hiện nay còn mang tính tự phát, manh mún, chưa có định hướng chiến lược tập trung vào một số ngành trọng tâm và thế mạnh của Thành phố để phát triển, sản phẩm chồng chéo chất lượng chưa đồng đều, năng lực sản xuất tại các DN còn hạn chế và đặc biệt là các doanh nghiệp chưa tìm được giải pháp phối hợp, liên kết với nhau để đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và phát triển CNHT trên địa bàn [54], [47]. Đáng chú ý là việc thiếu nguồn nhân lực có trình độ cao đang khiến cho ngành CNHT Việt Nam gặp nhiều bất lợi. Trình độ công nghệ trong các doanh nghiệp CNHT đang ở mức trung bình, số lượng doanh nghiệp có công nghệ tiên tiến tương đương với các doanh nghiệp của các nước trong khu vực còn rất thấp (khoảng 20%) [12]. Khu vực đầu tư nước ngoài
- 10 có công nghệ gia công tiên tiến hơn, nhưng năng lực chỉ đủ phục vụ cho nhu cầu nội bộ của công ty mẹ. Năng lực cạnh tranh của các cơ sở sản xuất CNHT Hà Nội còn thấp, thiếu sự phối kết hợp, phân giao chuyên môn hóa giữa các cơ sở sản xuất hỗ trợ và thiếu hẳn sự phối hợp, phân giao sản xuất, liên kết giữa nhà sản xuất chính với các nhà thầu phụ, giữa các nhà thầu phụ với nhau, giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp nội địa. Sản phẩm CNHT hiện chủ yếu phục vụ cho tiêu thụ nội địa (đáp ứng khoảng 10% nhu cầu), xuất khẩu còn gặp nhiều khó khăn do chưa có kênh tiếp cận thị trường hoặc chưa đảm bảo quy mô công suất sản xuất kinh tế. Qua nghiên cứu, trên địa bàn Hà Nội các nghiên cứu mới chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp như của Nguyễn Ngọc Dũng (2011) [16] nghiên cứu về “Phát triển các khu công nghiệp đồng bộ trên địa bàn Hà Nội”; Nguyễn Đình Trung (2012) [71] nghiên cứu “Xây dựng cơ sở hạ tầng các cụm khu công nghiệp ở Hà Nội”; Cùng với đó là quy hoạch phát triển công nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 [84]; đê an “Phát tri ̀ ́ ển CNHT trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2017 2020, định hướng đến năm 2025” [87]; đê an “Phát tri ̀ ́ ển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2025” [88] của UBND thành phố Hà Nội chứ chưa có nghiên cứu nào tập trung vào CNHT. Đây là thách thức lớn đối với sự phát triển CNHT Hà Nội. Xuất phát từ thực tế trên, tôi lựa chọn đề tài “Phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội” để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu a. Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở luận giải làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về phát triển CNHT, luận án vận dụng để phân tích, đánh giá thực trạng phát triển CNHT trên địa bàn thành phố Hà Nội. Từ đó, đề xuất giải pháp đẩy mạnh phát triển CNHT trên địa bàn thành phố Hà Nội trong những năm tiếp theo. b. Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến phát triển CNHT, từ đó đề xuất các nội dung và các tiêu chí đánh giá phát triển CNHT trên địa bàn thành phố Hà Nội; Phân tích đánh giá thực trạng phát triển CNHT trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian qua và so sánh với sự phát triển chung của cả nước; Phân tích các nhân tố ảnh hưởng phát triển CNHT trên địa bàn thành phố Hà Nội và thành công và hạn chế trong quá trình phát triển CNHT trên địa bàn thành phố
- 11 Hà Nội; Đề xuất định hướng, quan điểm và các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển CNHT của thành phố Hà Nội thời kỳ đến năm 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là tổng thể nền CNHT trên địa bàn thành phố Hà Nội dựa trên phương diện về phát triển. Đó là quá trình vận động, phát triển của nền CNHT hướng đến hỗ trợ ngành công nghiệp của thành phố phát triển theo hướng bền vững và tăng trưởng xanh. Phạm vi không gian: luận án tiến hành nghiên cứu về các doanh nghiệp trong ngành CNHT trên địa bàn thành phố Hà Nội. Phạm vi thời gian: luận án tiến hành nghiên cứu, đánh giá thực trạng phát triển CNHT trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn 20102017 và đề xuất các giải pháp đẩy mạnh phát triển CNHT thời kỳ đến năm 2030. Phạm vi về nội dung: luận án tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển CNHT (sự gia tăng về quy mô, chất lượng và hiệu quả) trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đề tài tập trung nghiên cứu phát triển CNHT dựa trên nền tảng CNHT đã có của Hà Nội, tập trung vào 3 lĩnh vực sản xuất chủ chốt là: (i) CNHT sản xuất linh kiện, phụ tùng (bao gồm linh kiện cơ khí; linh kiện điện – điện tử và linh kiện nhựa – cao su), cung cấp sản phẩm CNHT cho hầu h ết các ngành công nghiệp chế tạo chủ lực như sản xuất ô tô, xe máy, cơ khí chế tạo, điện tử,…; (ii) nhóm ngành thứ 2 cũng quan trọng không kém nhưng thu hút được ít DN hơn là CNHT phục vụ ngành dệt may, da giày; (iii) nhóm các DN CNHT phục vụ cho công nghiệp công nghệ cao tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp chế tạo sử dụng các loại linh kiện trên, tuy mới được hình thành và đang phát triển ở Hà Nội nhưng đây là các sản phẩm CNHT phù hợp với hiện trạng và định hướng phát triển công nghiệp Hà Nội, cũng như phù hợp với chính sách, định hướng phát triển CNHT của cả nước.
- 12 4. Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp tiếp cận a.1. Tiếp cận hệ thống Hệ thống là một vấn đề được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Các phương pháp nghiên cứu hệ thống được đề cập đến từ rất sớm, một số phương pháp nghiên cứu phổ biến như phương pháp mô hình hoá, phương pháp chuyên khảo, phương pháp phân tích kinh tế…. Tiếp cận hệ thống là cách nhìn nhận thế giới qua cấu trúc hệ thống, thứ bậc và động lực của chúng; đó là một tiếp cận toàn diện và động. Tiếp cận này là cách xử lý biện chứng nhất đối với các vấn đề môi trường và phát triển các hệ thống mềm và nửa mềm. Phân tích hệ thống là những phương pháp cụ thể được tiếp cận hệ thống sử dụng. Khi nghiên cứu phát triển công nghiệp phải coi công nghiệp là một hệ thống để có thể tác động một cách đồng bộ. a.2. Tiếp cận thể chế Hoạt động của ngành CNHH chịu sự quản lý và được hưởng các hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước và các văn bản pháp luật. Do vậy, sử dụng cách tiếp cận thể chế trong nghiên cứu này nhằm nghiên cứu các cơ chế triển khai các chính sách, quyết định, nghị quyết liên quan đến quản lý cũng như hỗ trợ cho sự phát triển ngành CNHT. b. Phương pháp thu thập số liệu Thu thập số liệu thông qua các tài liệu, báo cáo. Đây là cách số liệu được thu thập qua các niên giám thống kê, các báo cáo của các cơ quan có liên quan của Trung ương, của thành phố Hà Nội và các nghiên cứu liên quan đã được triển khai trên địa bàn. Phương pháp khảo sát thực tế: Để có cơ sở vững chắc cho việc phân tích, đánh giá đúng thực trạng phát triển CNHT trên địa bàn thành phố Hà Nội, từ đó có thể đề xuất được một số kiến nghị có cơ sở khoa học cho quá trình phát triển này trong tương lai, tác giả đã tiến hành khảo sát thực tế tại một số địa bàn trong vùng có sự nổi trội trong phát triển CNHT. Đối tượng hỏi là các bộ thuộc bộ máy quản lý của các DN tham gia trong lĩnh vực CNHT. Quy trình điều tra, khảo sát đối với các doanh nghiệp CNHT trên địa bàn thành phố Hà Nội được thực hiện qua 5 bước trên Hình 1.
- 13 Hình 1. Quy trình thực hiện điều tra, khảo sát doanh nghiệp Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2018) Bước 1: Thu thập thông tin xây dựng bảng câu hỏi: Việc xây dựng bảng câu hỏi phục vụ cho nghiên cứu của luận án được dựa trên nền tảng nguồn thông tin cần thu thập trong mô hình lý thuyết và các nghiên cứu về đánh giá tác động của nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành công nghiệp trên cơ sở tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học. Bước 2: Xác định lượng mẫu cần thiết và thang đo: Theo một số nghiên cứu, việc lấy đại diện của số lượng mẫu được lựa chọn phục vụ cho khảo sát sẽ thích hợp nếu kích thước mẫu là 5 mẫu cho một ước lượng [24]. Như vậy, số lượng mẫu cần thiết phải lớn hơn 5 lần số biến độc lập. Trên cơ sở đó, mô hình nghiên cứu sẽ xác định được số lượng các biến cần thiết trong bảng câu hỏi và số lượng mẫu cần thiết cho quá trình khảo sát để đảm bảo độ tin cậy. Mô hình khảo sát này có 8 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành CNHT, với 40 biến quan sát. Vì vậy, lượng mẫu cần thiết là 40 x 5 = 200 mẫu. Do vậy, luận án sẽ thực hiện khảo sát 270 phiếu từ 135 doanh nghiệp như đã trình bày ở trên. Bước 3: Thiết kế bảng hỏi: Luận án sử dụng thang đo Likert, đây là loại thang đo phổ biến nhất trong phương pháp nghiên cứu phân tích nhân tố khám phá. Trong luận án này tác giả sử dụng thang đo với mức độ 7 điểm để đánh giá các phát biểu của doanh nghiệp CNHT về các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển CNHT [108]. Sau đó tác giả sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis EFA) giúp rút gọn tập hợp nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến (gọi là các nhân tố quan sát) ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn, nhưng vẫn chứa đựng hầu hết thông tin của tập biến ban đầu [99; 100]. Bước 4: Thực hiện điều tra với 270 phiếu điều tra trực tiếp từ 135 doanh nghiệp. Người được chọn để điều tra là đại diện doanh nghiệp. Do vậy, người trả lời phiếu điều tra là lãnh đạo các doanh nghiệp ở vị trí Giám đốc, phó Giám đốc hoặc phụ trách phòng Kỹ thuật, Kế hoạch hoặc tương đương. Bước 5: Xử lý dữ liệu thông qua việc sử dụng công cụ phân tích SPSS và thống kê so sánh. Các số liệu thứ cấp và sơ cấp sau khi thu thập được xử lý bằng Excel. Còn số liệu sơ cấp từ phiếu khảo sát từ doanh nghiệp được xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS phiên bản 20. Phương pháp chuyên gia: Đây là hình thức thu thập thông tin thông qua việc
- 14 tham khảo ý kiến của các nhà khoa học, nhà quản lý am hiểu về vấn đề nghiên cứu. Tác giả đã phỏng vấn trực tiếp cũng như tổ chức tọa đàm với nhiều nhà khoa học, nhiều chuyên gia và các nhà hoạch định chính sách liên quan đến CNHT. c. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu Luận án đã tổng hợp các lý luận, các nghiên cứu có liên quan đến phát triển CNHT của toàn nền kinh tế và CNHT của từng ngành kinh tế cụ thể. Phương pháp tổng hợp còn được sử dụng trong việc thu thập và xử lý các tài liệu thực tiễn có liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án. Việc tổng hợp các tư liệu được triển khai theo nhiều bước: (1) Tìm kiếm, tổng hợp các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, các tổ chức quốc tế trên thế giới nói về phát triển CNHT nói chung và CNHT cho từng ngành kinh tế cụ thể. (2) Thu thập các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà quản lý, các viện nghiên cứu, các trường đại học ở Việt Nam đã được xuất bản có thảo luận về các khía cạnh phát triển CNHT ở các tỉnh thành và cả cấp quốc gia. (3) Tìm hiểu các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ đã nghiên cứu đề cập đến các vấn đề có liên quan đến phát triển CNHT ở các địa phương trong cả nước và của Hà Nội. d. Phương pháp phân tích số liệu Phương pháp biện chứng: Đây là phương pháp được sử dụng xuyên suốt luận án, đặc biệt khi phân tích về tác động qua lại giữa lĩnh vực kinh tếxã hội và môi trường trong quá trình phát triển CNHT, cũng như tác động của việc đầu tư các nguồn lực đến quá trình phát triển đó… Phương pháp tổng hợp: Luận án sử dụng tổng hợp các lý luận, các nghiên cứu có liên quan đến phát triển CNHT để nghiên cứu, giải quyết vấn đề phát triển CNHT trên địa bàn thành phố Hà Nội. Phương pháp tổng hợp còn được sử dụng trong việc thu thập và xử lý các tài liệu thực tiễn có liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án. Phương pháp so sánh, lịch sử: Quá trình phát triển CNHT của thành phố Hà Nội không chỉ được phân tích, so sánh, đối chiếu qua từng giai đoạn phát triển của bản thân vùng này, mà còn được so sánh với các địa phương, các vùng khác trong cả nước. Phương pháp phân tích nhân tố khám khá:
- 15 Phương pháp EFA dùng để rút gọn một tập gồm k biến quan sát thành một tập F (F 0,5; 0,5 ≤ KMO ≤ 1 (Kaiser Meyer Olkin). Kiểm định Bartkett có ý nghĩa thống kê (sig ≤ 0,05). Phần trăm phương sai toàn bộ (Percentage of Variance) > 50% thì các mục đích phân tích nhân tố khám phá mới phù hợp và các biến được chọn mới có ý nghĩa thống kê. Sau khi đã đặt tên các nhóm nhân tố nghiên cứu và biết được mỗi nhóm nhân tố này có những biến quan sát nào (biến thành phần), cần tính giá trị của biến nhân tố này để áp dụng cho các phân tích khác, đặc biệt là phân tích hồi quy. Tính giá trị của biến nhân tố bằng cách tính trung bình cộng của các biến quan sát thuộc từng nhóm nhân tố. Phương pháp phân tích hồi quy: Sử dụng kết quả phân tích EFA áp dụng trong nghiên cứu này, mô hình hồi quy bội được sử dụng để đánh giá các nhóm nhân tố được xác định bằng phương pháp EFA ở trên để phân tích các nhóm nhân tố tác động đến phát triển CNHT trên địa bàn thành phố Hà Nội. Mô hình hồi quy có dạng: Y = a0 + a1 X1 + a2X2 + a3X3 + a4X4 + a5X5 + a6X6 + a7X7 + a8X8 + ui (0.1) Trong đó Xi (i=18) các nhóm nhân tố ảnh hưởng (giá trị mỗi nhóm Xi được xác định bằng điểm trung bình của các biến thành phần trong nhóm). Y: Đánh giá của DN về sự phát triển của CNHT trên địa bàn thành phố Hà Nội ai (i = 1 8): Hệ số ảnh hưởng của các nhóm Xi ui: Là các biến ngoài mô hình. Phương pháp Ma trận SWOT (Ma trận điểm mạnhđiểm yếu, cơ hội nguy cơ) là công cụ kết hợp quan trọng để doanh nghiệp phát triển bốn loại giải pháp. Các giải pháp điểm mạnh – cơ hội (SO), giải pháp điểm mạnh nguy cơ (ST), giải pháp điểm yếu – cơ hội (WO), giải pháp điểm yếu nguy cơ (WT). Để lập ma trận SWOT phải trải qua 08 bước, cụ thể: (1) Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong CNHT
- 16 Hà Nội; (2) Liệt kê những điểm yếu; (3) Liệt kê các cơ hội bên ngoài; (4) Liệt kê các mối đe dọa quan trọng bên ngoài; (5) Kết hợp các điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của giải pháp SO; (6) Kết hợp các điểm yếu bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của giải pháp WO; (7) Kết hợp điểm mạnh bên trong với mối đe dọa bên ngoài và ghi kết quả của giải pháp ST; (8) Kết hợp các điểm yếu bên trong với nguy cơ bên ngoài và ghi kết quả của giải pháp WT. Từ đó, tác giả đề xuất thiết lập ma trận SWOT giúp cho đề xuất những giải pháp nhằm phát triển CNHT thành phố Hà Nội. 5. Những đóng góp chủ yếu của luận án Luận án đã làm rõ hơn các vấn đề lý luận và quan điểm về phát triển CNHT trên địa bàn một địa phương, đặc biệt là các vấn đề lý luận về khái niệm, nội dung, các yếu tố ảnh hưởng và các tiêu chí đánh giá phát triển CNHT trên địa bàn thành phố Hà Nội với 3 tiêu chí cơ bản là sự gia tăng về quy mô ngành CNHT, chất lượng phát triển ngành CNHT và hiệu quả phát triển ngành CNHT trên địa bàn thành phố. Đây là đóng góp về mặt lý luận cho các nghiên cứu sau khi nghiên cứu về phát triển CNHT nói chung trên phạm vi 1 tỉnh hoặc 1 vùng. Luận án đã phản ánh thực trạng phát triển CNHT trên địa bàn Thành phố theo cách khía cạnh như các tiêu chí đánh giá phát triển CNHT về sự gia tăng về quy mô ngành CNHT (số lượng các DN CNHT, số lượng lao động tham gia ngành CNHT giá trị sản xuất,…), chất lượng phát triển ngành CNHT (tốc độ tăng trưởng ngành CNHT, khả năng áp dụng khoa học công nghệ, chất lượng sản phẩm,…) và hiệu quả phát triển ngành CNHT (đóng góp của ngành CNHT vào phát triển công nghiệp của thành phố, vào giá trị sản xuất toàn thành phố, liên kết giữa các doanh nghiệp CNHT,…). Luận án đã đi sâu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển CNHT bao gồm: cơ chế chính sách, liên kết kinh tế toàn cầu, thị trường, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng. Đồng thời phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) được dùng để xác định ảnh hưởng của từng nhân tố nhằm làm căn cứ cho các tranh luận và nhận định từ nghiên cứu thực tiễn. Trên cơ sở dự báo bối cảnh trong nước và quốc tế có thể tác động đến phát triển CNHT, luận án đề xuất hệ thống quan điểm, định hướng và giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển CNHT trên địa bàn thành phố Hà Nội thời kỳ đến năm 2030. 6. Bố cục của luận án
- 17 Ngoài Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, nội dung của luận án được thảo luận trong 4 chương sau: Chương 1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan; Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển CNHT; Chương 3. Thực trạng phát triển CNHT trên địa bàn thành phố Hà Nội; Chương 4. Giải pháp đẩy mạnh phát triển CNHT trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- 18 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ 1.1. Những công trình nghiên cứu về phát triển công nghiệp hỗ trợ 1.1.1. Những công trình nghiên cứu ngoài nước a. Các nghiên cứu liên quan đến thu hút đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ Mối quan hệ giữa việc thu hút vốn FDI và phát triển CNHT được tác giả PremaChandra Athukorala thể hiện trong nghiên cứu “Đầu tư nước ngoài trực tiếp và xuất khẩu hàng công nghiệp chế tạo: cơ hội và chiến lược” [114]. Nghiên cứu này đã phân tích về vai trò và mối quan hệ của sản phẩm chi tiết, công nghiệp chế tạo hỗ trợ cho quá trình sản xuất sản phẩm chính đối với việc thu hút FDI. Trên cơ sở đó, tác giả chỉ ra những cơ hội, thách thức trong thu hút FDI và để thu hút FDI hiệu quả, cần quan tâm phát triển công nghiệp chế tạo, đó là chìa khóa cho việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI. Vai trò của vốn FDI trong phát triển CNHT được tác giả Đỗ Mạnh Hồng tranh luận trong nghiên cứu “Promotion of Supporting Industries The key for attracting FDI in developing countries” (Xúc tiến CNHT chìa khóa cho thu hút FDI ở các nước đang phát triển) [97]. Tác giả đã chỉ ra vai trò ngày càng quan trọng của CNHT trong quá trình phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển. Để thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững, các nước đang phát triển cần tạo mọi điều kiện để thu hút FDI, song để thu hút được nhiều vốn FDI và sử dụng có hiệu quả nguồn FDI, các nước đang phát triển chỉ có một con đường duy nhất là thúc đẩy và xây dựng một nền CNHT đủ mạnh để thu hút và thẩm thấu được nguồn vốn FDI đem lại hiệu quả và sự phát triển bền vững cho nền kinh tế của các nước đang phát triển. b. Các nghiên cứu liên quan đến chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ Porter E. M. trong bài viết “The competitive advantage of nations, Harvard business review” đã phân tích, giải thích thuật ngữ “Công nghiệp liên quan và hỗ trợ” [113]. Tác giả phân tích khá sâu sắc thuật ngữ này thông qua việc đưa ra lý thuyết về khả năng cạnh tranh quốc gia qua mô hình “viên kim cương”. Trong đó, công nghiệp liên quan và hỗ trợ được coi là một trong bốn nhân tố quyết định đến lợi thế cạnh tranh của một quốc gia. “Công nghiệp liên quan và hỗ trợ” được coi là sự tồn tại của ngành cung cấp và ngành công nghiệp liên quan có năng lực cạnh tranh quốc tế. Tác giả đã chia nhân tố này thành hai phần là CNHT và công nghiệp liên quan. Theo đó,
- 19 sự phát triển của một ngành công nghiệp đạt được phải dựa trên khả năng sáng tạo, đổi mới và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư thông qua mối quan hệ tác động qua lại và sự liên kết bền vững như cấu trúc tinh thể của kim cương giữa bốn nhóm nhân tố, trong đó có nhấn mạnh vai trò của CNHT. Ratana. E đã đi sâu phân tích mối quan hệ giữa DNNVV với CNHT tại hai quốc gia là Nhật Bản và Thái Lan, từ đó chỉ ra mối liên hệ mật thiết giữa DNNVV với CNHT [115]. Nghiên cứu chỉ rõ, CNHT chủ yếu do DNNVV thực hiện, do đó muốn CNHT phát triển, phải tạo điều kiện thúc đẩy DNNVV phát triển. Nghiên cứu khẳng định vai trò quan trọng của CNHT trong thúc đẩy hệ thống các DNNVV phát triển. Tổ chức năng suất Châu Á trong nghiên cứu “Strengthhening of supporting Industries: Asian Experiences” (Đẩy mạnh CNHT: các kinh nghiệm của Châu Á ) đã đúc kết kinh nghiệm phát triển CNHT, tập trung phân tích chính sách phát triển CNHT qua các thời kỳ ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan [94]. Đặc biệt, thông qua việc phân tích tình hình phát triển CNHT và các chính sách thúc đẩy CNHT phát triển ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan các tác giả đã chỉ rõ vai trò quan trọng của các chính sách bằng việc tập trung vào phân tích vai trò thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển CNHT, cũng như những quy định về tỷ lệ nội địa hoá và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ có hiệu quả từ phía chính phủ dành cho quá trình liên kết doanh nghiệp, tất cả các chính sách này được coi như là điều kiện tiên quyết để phát triển CNHT ở các nước Châu Á. Trong ấn phẩm “Survey on comparision of backgrounds, policy measuares and outcomes for development of supporting industries in ASEAN (Malaysia and Thailand in comparion with VietNam)” (Điều tra so sánh bối cảnh, biện pháp, chính sách và kết quả phát triển CNHT ở ASEAN), các tác giả đi sâu vào phân tích Malaysia và Thái Lan, là hai trong số các nước ở ASEAN đã có rất nhiều chương trình dành cho CNHT từ những năm 1980 [97]. Thông qua việc phân tích các vấn đề bối cảnh; tổ chức chính sách và các bên liên quan; định nghĩa và phạm vi của CNHT; các biện pháp chính sách; ảnh hưởng chính sách và kết quả đạt được... các tác giả đưa ra những so sánh với Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu hiện trạng CNHT Việt Nam, những thành tựu và bất cập về khung chính sách. Từ đó, đưa ra 07 phát hiện chính từ kết quả so sánh, đó là: khủng hoảng chất xúc tác cho chính sách; tác động qua lại giữa lợi ích quốc gia và lợi ích nước ngoài thời kỳ toàn cầu hóa; xúc tiến mở và xúc tiến bắt buộc; áp dụng có điều chỉnh; sự quan tâm đến xúc tiến CNHT; các biện pháp chính sách và việc tổ chức thực hiện. Từ những phân tích đó, các tác giả chỉ ra nét tương
- 20 đồng và sự khác biệt rất lớn về chính sách của hai quốc gia này, song dù bằng cách nào, mỗi quốc gia đều thiết lập cho mình một phương thức hoạch định chính sách công nghiệp tiên tiến và Việt Nam có thể học hỏi một cách có chọn lọc từ những kinh nghiệm khác nhau nhưng vô cùng sâu sắc của hai quốc gia này. c. Các nghiên cứu có liên quan đến phát triển công nghiệp hỗ trợ Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) trong báo cáo “Survey report on overseas business operations by Japanese manufacturing companies” (Báo cáo khảo sát các bộ phận ở nước ngoài của các công ty lắp ráp Nhật Bản ) đã phân tích thực tế quá trình sản xuất của chi nhánh thuộc các tập đoàn Nhật Bản ở Châu Á, đặc biệt là Thái Lan, Malaysia, Indonesia đã sử dụng hệ thống thầu phụ được hình thành với vai trò mạnh mẽ của các doanh nghiệp sản xuất linh ki ện có vốn đầu tư từ Nhật Bản [102]. Đó chính là các doanh nghiệp CNHT. Hệ thống th ầu ph ụ này cung cấp các nguyên liệu, linh kiện, phụ tùng cho các nhà sản xuất, lắp ráp tại các nước Châu Á như: Thái Lan, Malaysia, Indonesia, giúp cho các nước này hoàn chỉnh quá trình sản xuất sản phẩm [103]. D. McNamara nhìn nhận CNHT với bối cảnh khu v ực trong tác phẩm “Integrating Supporting Industries APEC next Challege” [95]. Tác giả đã luận giải những vấn đề làm thế nào để các thành viên APEC cùng nhau thúc đẩy mạng lướ i doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) hiệu quả hơn nhằm h ỗ tr ợ c ủa các công ty sản xuất có vốn đầu tư nướ c ngoài. Dù đã có nhiều chính sách đượ c đưa ra nhưng vấn đề cung cấp sản phẩm CNHT đượ c đề cập đến như là mô hình kịp thời để giải quyết mối quan h ệ lợi ích và khắc phục những hạn chế của APEC trong quá trình chuyển đổi. Bởi các nhà sản xuất thành phần chính sẽ tham gia vào đối thoại và đại diện phần nào cho mạng lưới nhà cung cấp vừa và nhỏ mà họ phối hợp. Do đó, cần xây dựng mạng lưới đượ c phân biệt rõ giữa nhà cung cấp lớn hơn và nhỏ hơn, sau đó tìm cách để kết hợp lại các ý kiến về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực chính. “Phân tích thực trạng ngành CNHT cơ khí tại Malaysia” do Thomas Brandt nghiên cứu đã đưa ra các tiêu chí về khuôn mẫu và khuôn chết, gia công, công nghiệp chế tạo máy, công nghiệp cán kim loại, công nghiệp đúc, công nghiệp xử lý nhiệt, công nghiệp xử lý bề mặt…, từ đó khẳng định máy móc đã phát triển nhanh chóng trong vòng 3 thập kỷ qua song song v ới s ự phát triển tổng thể của ngành công nghiệp sản xuất quốc gia [115]. Malaysia đã đượ c quốc tế công nhận về khả năng và chất lượ ng sản xuất trong rất nhi ều lĩnh vực của ngành cơ khí. Từ đó đưa ra kết luận về sự đóng góp vô cùng to lớn của ngành
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 491 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 293 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 103 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 171 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 227 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 63 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 210 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 16 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 11 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 15 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 15 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 14 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
217 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 5 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 12 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 13 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn