intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp hàng hoá ở vùng Đồng bằng sông Hồng

Chia sẻ: Phong Tỉ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:238

37
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận án nhằm làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn phát triển NNHH ở vùng Đồng bằng sông Hồng, từ đó đề xuất quan điểm, giải pháp thúc đẩy NNHH ở vùng này phát triển trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp hàng hoá ở vùng Đồng bằng sông Hồng

  1. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ PHẠM QUỐC QUÂN PH¸T TRIÓN N¤NG NGHIÖP HµNG HãA ë vïng ®ång b»ng s«ng hång Chuyên ngành: Kinh tế Chính trị Mã số: 931 01 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS,TS Lại Ngọc Hải 2. PGS,TS Đỗ Huy Hà HÀ NỘI ­ 2018
  2.                LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam  đoan  đây là công trình nghiên cứu   của riêng tác giả, không trùng lặp với các công trình   khoa học đã công bố. Các số  liệu, kết quả  nêu trong   luận án là trung thực, trích dẫn đúng quy định và được   ghi đầy đủ trong danh mục tài liệu tham khảo.  TÁC GIẢ LUẬN ÁN    Phạm Quốc Quân
  3. MỤC LỤC Trang TRANG BÌA PHỤ LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ MỞ ĐẦU 5  Chương  TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU   CÓ LIÊN  1 QUAN  ĐẾN ĐỀ TÀI  11             1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến đề tài 11 1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài  15             1.3. Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình có liên quan  đến đề  tài  và những vấn đề  đặt ra luận án tiếp tục giải   quyết 26 Chương 2 CƠ  SỞ  LÝ LUẬN VỀ  PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP  HÀNG HÓA Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ  KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 32 2.1. Những vấn đề  chung về  nông nghiệp và nông nghiệp hàng  hóa 32 2.2. Quan niệm, nội dung và những nhân tố  tác động đến phát  triển nông nghiệp hàng hóa ở vùng Đồng bằng sông Hồng 41               2.3. Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp hàng hóa  ở  một số  quốc gia, vùng kinh tế  ­ xã hội của Việt Nam   và bài học  đối với vùng Đồng bằng sông Hồng 59 Chương 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA  Ở VÙNG  ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG THỜI GIAN QUA 78           3.1. Thành tựu và hạn chế  phát triển nông nghiệp hàng hóa  ở  vùng Đồng bằng sông Hồng thời gian qua  78                3.2. Nguyên nhân thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra từ  thực trạng phát triển nông nghiệp hàng hóa  ở  vùng Đồng  bằng sông Hồng 113 Chương 4 QUAN   ĐIỂM   VÀ   GIẢI   PHÁP   PHÁT   TRIỂN   NÔNG  NGHIỆP HÀNG HÓA  Ở  VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG  HỒNG THỜI GIAN TỚI  124             4.1. Quan điểm phát triển nông nghiệp hàng hóa  ở  vùng Đồng  bằng sông Hồng thời gian tới  124             4.2. Giải pháp phát triển nông nghiệp hàng hóa  ở  vùng Đồng   bằng sông Hồng thời gian tới 130 KẾT LUẬN 165
  4. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ  ĐàCÔNG BỐ  CÓ  LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 167 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 168 PHỤ LỤC 182
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bộ NN&PTNT 2 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH 3 Doanh nghiệp nông nghiệp DNNN 4 Hợp tác xã nông nghiệp HTXNN 5 Kinh tế ­ xã hội KT ­ XH 6 Khoa học và công nghệ KH&CN 7 Nông nghiệp hàng hóa NNHH 8 Nông nghiệp công nghệ cao NNCNC 9 Phân công lao động xã hội PCLĐXH 10 Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam  VietGap 11 Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu GlobalGap 12 Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế Liên Hợp Quốc OECD 13 Tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên Hợp Quốc FAO 14 Tổ chức Thương mại Thế giới WTO 15 Xã hội chủ nghĩa XHCN
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Trang 1 Bảng 3.1 Quy mô cánh đồng lớn phân theo loại cây trồng  ở vùng Đồng bằng sông Hồng tính đến 1/7/2016 79 2 Bảng 3.2. Sản lượng nhóm cây rau, đậu vùng Đồng bằng   sông Hồng.  82 3 Bảng 3.3. Sản lượng nhóm cây ăn quả  vùng Đồng bằng  sông Hồng.                                       83 4 Bảng 3.4. Quy mô đàn gia súc, gia cầm vùng Đồng bằng  sông Hồng.  84 5 Bảng 3.5. So sánh sản lượng thịt hơi gia súc, gia cầm  xuất bán vùng Đồng bằng sông Hồng năm 2010 và năm  2016.                               87 6 Bảng 3.6. Xuất khẩu nhóm hàng ngành trồng trọt vùng  Đồng bằng sông Hồng.  88 7 Bảng 3.7. Xuất khẩu nhóm hàng ngành chăn nuôi vùng  Đồng bằng sông Hồng. 88 8 Bảng 3.8. Cơ  cấu giá trị  sản xuất ngành lâm nghiệp của  Vùng đồng bằng sông Hồng. 99 9 Bảng 3.9.  Cơ  cấu số  lượng các đơn vị  sản xuất nông  nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Hồng qua 2 kỳ tổng điều  tra. 103 10 Bảng 3.10. So sánh tỷ  trọng xuất khẩu một số  mặt hàng  nông sản của vùng Đồng bằng sông Hồng so với cả nước  năm 2017  105
  7. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ STT Tên hình vẽ Trang 1 Hình   3.1.Tăng   trưởng   giá   trị   sản   xuất   toàn   ngành   nông  nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng. 82 2 Hình 3.2. Tăng trưởng giá trị xuất khẩu mặt hàng thủy sản  và lâm sản vùng Đồng bằng sông Hồng.  89 3 Hình 3.3. Số  lượng các chuỗi giá trị  nông sản của vùng  đồng bằng sông Hồng so với cả nước.               91 4 Hình 3.4. Tốc độ  tăng trưởng giá trị  sản xuất toàn ngành và  ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản vùng Đồng bằng sông  Hồng. 96 5 Hình 3.5. Tỷ lệ hộ nghèo vùng Đồng bằng sông Hồng giai  đoạn 2010 ­ 2016 97 6 Hình vẽ 3.6. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông, lâm, ngư  nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng. 98 7 Hình 3.7. Tỷ  trọng giá trị  sản xuất ngành thủy sản vùng  Đồng bằng sông Hồng  100 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ STT Tên sơ đồ 1 Sơ đồ 4.1. Mối quan hệ giữa các chủ thể sản xuất theo chuỗi  giá trị nông sản hàng hóa vùng Đồng bằng sông Hồng. 147
  8. 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, có vai trò  hết sức quan trọng đối với sự  phát triển ổn định và bền vững kinh tế  ­ xã  hội của đất nước. Phát triển kinh tế  n ông nghiệp luôn được Đảng ta xác  định là một trong những vấn đề có ý nghĩa chiến lược trong quá trình CNH,  HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế. Đại hội lần thứ X của Đảng đã khẳng   định: Hiện nay và trong những năm tới, vấn đề  nông nghiệp, nông dân,  nông thôn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng. Phải luôn coi trọng CNH,  HĐH nông nghiệp, nông thôn, hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp  hàng hóa lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững. Đồng bằng sông Hồng là một vùng sản xuất nông nghiệp lớn của  cả   nước,   có   truyền   thống,   tiềm   năng   và   thế   mạnh   về   sản   xuất   nông  nghiệp. Sau hơn 30 năm đổi mới (từ  1986  đến nay), phát triển NNHH  ở  vùng Đồng bằng sông Hồng đã  đạt được những thành tựu hết sức quan  trọng, có ý nghĩa cách mạng, đóng góp lớn vào phát triển KT ­ XH của   Vùng và cả  nước. Tuy nhiên, so với yêu cầu và tiềm năng thế  mạnh của  Vùng thì sự phát triển này, còn tồn tại không ít hạn chế: Quy mô sản xuất  nhỏ, phân tán; tỷ suất, chất lượng, sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa  còn thấp; cơ  cấu kinh tế  nông nghiệp còn mang nặng tính truyền thống,   chuyển dịch theo hướng hàng hóa chậm, thiếu tính bền vững; đồng thời,   đặt ra những vấn đề  bức thiết cần phải tập trung khắc phục đó là: Mở  rộng quy mô sản xuất kinh doanh nông sản hàng hóa; nâng cao hơn nữa tỷ  suất, chất lượng và sức cạnh tranh nông sản hàng hóa;   tổ  chức lại  sản  xuất nông sản hàng hóa theo chuỗi giá trị  toàn cầu, hiệu quả, bền vững;   tìm kiếm, mở  rộng thị  trường đầu ra cho nông sản hàng hóa và tạo lập  
  9. 6 môi trường sản xuất kinh doanh thuận l ợi để  thúc đẩy NNHH của Vùng  phát triển. Trước sự  tác động mạnh mẽ  của cuộc cách mạng công nghiệp lần  thứ  tư, xu thế  toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế  quốc tế, tự  do hóa thương   mại và yêu cầu đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, phát triển kinh   tế  thị  trường định hướng XHCN làm cho mục tiêu, quan hệ, phương thức   phát triển nông nghiệp truyền thống biến đổi, đòi hỏi có sự nghiên cứu cả  về  mặt lý luận và thực tiễn, từ  đó đề  xuất quan điểm, giải pháp để  phát   triển nông nghiệp hàng hóa của Vùng toàn diện, hiện đại, bền vững, tham  gia tích cực, chủ động và hiệu quả vào chuỗi giá trị nông sản toàn cầu. Phát triển NNHH ở vùng Đồng bằng sông Hồng có ý nghĩa quan trọng  cả về lý luận và thực tiễn, nhưng chưa được nghiên cứu một cách triệt để,  hệ thống, dưới góc độ khoa học Kinh tế chính trị. Đây là vấn đề khoa học   phù hợp với chuyên ngành mà nghiên cứu sinh đã được học tập, nghiên cứu   và giảng dạy; đồng thời, với kinh nghiệm đã tích lũy được thông qua hoạt  động thực tiễn  ở  một số  địa phương trong vùng đồng bằng sông Hồng,   cùng với sự hướng dẫn, giúp đỡ của các nhà khoa học cho phép nghiên cứu  sinh có thể triển khai thành công luận án. Từ  những cơ  sở  trên, nghiên cứu sinh đã chọn vấn đề  “Phát triển   nông nghiệp hàng hoá  ở  vùng Đồng bằng sông Hồng” làm đề  tài luận án  tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu  Mục đích: Làm rõ cơ  sở  lý luận, thực tiễn phát triển NNHH  ở  vùng  Đồng   bằng   sông   Hồng,   từ   đó  đề   xuất   quan   điểm,   giải   pháp  thúc   đẩy  NNHH ở vùng này phát triển trong thời gian tới.
  10. 7  Nhiệm vụ nghiên cứu: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án; Xây dựng cơ sở lý luận về  phát triển NNHH  ở vùng Đồng bằng sông  Hồng; tập trung vào xây dựng quan niệm, làm rõ nội dung và các tiêu chí  đánh giá sự phát triển NNHH ở vùng đồng bằng sông Hồng. Khảo sát  kinh  nghiệm  của một  số  quốc gia, vùng KT  ­ XH trong nước về   phát triển  NNHH, rút ra bài học đối với vùng Đồng bằng sông Hồng; Khảo sát,  đánh giá thực trạng phát triển NNHH  ở  vùng Đồng bằng   sông Hồng thời gian qua, chỉ ra nguyên nhân của thành tựu, hạn chế và rút  ra những vấn cấp thiết cần tập trung giải quyết; Đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển NNHH ở vùng Đồng bằng  sông Hồng những năm tiếp theo.  3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng: Phát triển nông nghiệp hàng hoá.  Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung: Luận án nghiên cứu nông nghiệp bao gồm: nông nghiệp,  lâm nghiệp và ngư  nghiệp; tập trung  làm rõ sự  gia tăng về  quy mô, số  lượng; nâng cao chất lượng và hoàn thiện cơ cấu kinh tế nông nghiệp hàng  hóa dưới góc độ  khoa học Kinh tế  chính trị, trong mối quan hệ  mật thiết  với quá trình cơ cấu lại nông nghiệp của cả nước. Về không gian: Luận án nghiên cứu ở  vùng Đồng bằng sông Hồng của  Việt Nam, bao gồm 11 tỉnh/thành phố: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng  Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định và   Ninh Bình.  Về thời gian: Thời gian khảo sát phát triển NNHH ở vùng Đồng bằng 
  11. 8 sông Hồng từ năm 2010 đến năm 2017 và đề xuất quan điểm, giải pháp thúc  đẩy NNHH ở vùng Đồng bằng sông Hồng phát triển những năm tiếp theo.  4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ  sở  lý luận:  Luận án nghiên cứu dựa trên cơ  sở  lý luận của chủ  nghĩa Mác ­ Lê nin; tư  tưởng Hồ  Chí Minh; quan điểm, đường lối của   Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế hàng hoá, phát triển NNHH  trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh  tế quốc tế.  Cơ sở thực tiễn: Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở kinh nghiệm phát  triển NNHH ở một số quốc gia, vùng Đồng bằng sông Cửu Long Tây Nguyên  của Việt Nam; thực tiễn phát triển NNHH  ở  vùng Đồng bằng sông Hồng  thông qua số liệu, tư liệu đã được công bố  của các cơ quan nhà nước và 11  tỉnh, thành phố thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng từ năm 2010 đến năm 2017  và kế thừa kết quả nghiên cứu của một số công trình khoa học liên quan trực  tiếp đến luận án.  Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác  ­ Lênin, luận án sử  dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa   học chuyên ngành và liên ngành; trong  đó, chú  trọng phương pháp trừu  tượng hóa khoa học, kết hợp lôgíc và lịch sử, phân tích và tổng hợp, thống   kê, so sánh và phương pháp chuyên gia. Cụ thể là: Phương pháp trừu tượng hoá khoa học: được sử  dụng chủ yếu trong  chương 2, để làm rõ bản chất các phạm trù, xây dựng các khái niệm, những  kết luận có tính khái quát thực tiễn, phân tích các nhân tố  để  chỉ  ra sự  tác  động của từng nhân tố  này đến quá trình phát triển NNHH  ở  vùng Đồng 
  12. 9 bằng sông Hồng và khái quát hóa những kinh nghiệm phát triển NNHH của  các quốc gia, các vùng trong nước thành những bài học thành công và chưa  thành công cho các địa phương thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng. Phương pháp kết hợp lôgíc và lịch sử:  đượ c sử  dụng trong chương  2, để xây dựng khung lý luận và trong chương 3, đánh giá thực trạng phát   triển NNHH  ở  vùng Đồng bằng sông Hồng; sự  kết hợp chặt ch ẽ  gi ữa   nghiên cứu lý luận (tính lôgíc) và khảo sát thực tiễn (tính lịch sử) giúp   tác giả  luận án hoàn thành nhiệm vụ  thứ  hai, th ứ  ba đã đượ c đề  ra. Sử  dụng trong chương 4 của luận án, phươ ng pháp này sẽ cụ  thể  các quan  điểm   thành   các   giải   pháp   khả   thi,   phù   hợp   với   thực   tiễn   phát   triển   NNHH ở vùng Đồng bằng sông Hồng. Phương pháp phân tích và tổng hợp:  được sử  dụng trong chương 1  của luận án, để đánh giá, khái quát hoá các công trình khoa học đã công bố,  từ  đó rút ra những vấn đề  mà luận án kế  thừa và cần phát triển. Phương   pháp này, cũng được sử dụng trong chương 3, để phân tích thực trạng phát   triển NNHH ở vùng Đồng bằng sông Hồng và rút ra những vấn đề cần  tập  trung giải quyết. Sử dụng phương pháp này trong chương 4, để làm rõ nội  dung quan điểm và luận giải các giải pháp phát triển NNHH  ở vùng đồng  bằng Hồng. Phương pháp thống kê, so sánh: được sử dụng chủ yếu trong chương  3 của luận án, nhằm tổng hợp, xử  lý các số  liệu, tư  liệu đã thu thập, so  sánh số liệu này qua từng năm hoặc so với các vùng KT ­ XH khác trong cả  nước để  minh chứng, làm rõ những thành tựu, hạn chế  của sự  phát triển  NNHH ở vùng Đồng bằng sông Hồng trong những năm qua. 5. Những đóng góp mới của luận án
  13. 10 Luận án được thực hiện thành công sẽ  có những đóng góp mới như  sau: Đưa ra và làm rõ quan niệm, luận giải ba nội dung và các tiêu chí đánh  giá cơ  bản của từng nội dung phát triển nông nghiệp hàng hóa  ở  vùng  Đồng bằng sông Hồng;  Phân tích, đánh giá đúng thực trạng, xác định nguyên nhân và chỉ  ra  năm vấn đề bức thiết đặt ra cần phải tập trung giải quyết trong phát triển   NNHH ở vùng Đồng bằng sông Hồng; Từ  cơ  sở  lý luận, thực tiễn và những vấn đề  đặt ra cần giải quyết,  luận án đề  xuất bốn quan điểm và sáu giải pháp phát triển nông nghiệp  hàng hoá vùng Đồng bằng sông Hồng thời gian tới. 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Kết quả  nghiên cứu của luận án góp phần làm phong phú thêm lý  luận   và   thực   tiễn   phát   triển   nông   nghiệp   hàng   hóa   ở   Việt   Nam   nói   chung và ở vùng Đồng bằng sông Hồng nói riêng. Những luận điểm nêu  trong luận án có thể  cung cấp cơ  sở  quan tr ọng và gợi mở  để  tiếp tục   đượ c nghiên cứu mở rộng, sâu thêm về lý luận phát triển NNHH ở vùng  Đồng bằng sông Hồng.  Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong học tập, giảng dạy  và nghiên cứu khoa học  ở  một số  môn học, khối ngành kinh tế  chính trị,  kinh tế  nông nghiệp và những môn học khác liên quan. Luận án là những  gợi ý khoa học để các địa phương, các nhà quản lý có thể tham khảo trong   xây dựng chủ trương, chính sách và thực hiện nhiệm vụ phát triển NNHH  ở  địa phương mình, góp phần hiện thực hoá đường lối, chủ  trương phát   triển nông nghiệp, , nông thôn,  nông dân  của Đảng và Nhà nước ta trong 
  14. 11 thời kỳ mới. 7. Kết cấu của luận án Luận án gồm: Mở  đầu, 4 chương (10  tiết), danh mục các công trình  của tác giả đã công bố, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
  15. 12 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN  ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài có liên quan đến đề tài  1.1.1. Các công trình nghiên cứu về phát triển nông nghiệp Park  Sung Sang  (1977), “Growth and Development: A Physical Output  and Employment Strategy ­ Tăng trưởng và phát triển: Chiến lược đầu ra và   việc làm”, sách tham khảo [138]. Tác giả cuốn sách cho rằng: Phát triển nông  nghiệp trải qua ba giai đoạn: sơ khai, đang phát triển và phát triển. Mỗi giai  đoạn phát triển này, thì sản lượng nông nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố khác  nhau như: đất đai, lao động, phân bón, thuốc trừ sâu, KH&CN,… và được tác  giả  mô tả, phân tích  dưới dạng hàm sản xuất. Do đó, trong từng giai đoạn  phát triển của nông nghiệp, cần đầu tư, sử  dụng hiệu quả  các nguồn lực,   nhất là nguồn vốn và nguồn lực KH&CN để  gia tăng sản lượng và tốc độ  tăng trưởng nông nghiệp. Harry T.Oshima (1987), “Economic Growth in Monsoon: A Comparative   Survey ­ Tăng trưởng kinh tế  ở các nước Châu Á gió mùa: một khảo sát so   sánh” sách tham khảo [133]. Tác giả cuốn sách lấy giải quyết việc làm, thu  nhập của người dân là mục tiêu thông qua mối quan hệ giữa phát triển hai khu  vực của nền kinh tế  là nông nghiệp và phi nông nghiệp.   Theo tác giả, giai  đoạn đầu của sự tăng trường, để tạo việc làm cho thời gian nhàn rỗi cần đầu   tư phát triển nông nghiệp theo chiều rộng; giai đoạn hướng tới việc làm đầy  đủ, cần đầu tư phát triển đồng thời cả nông nghiệp và công nghiệp; giai đoạn  sau khi có việc làm đầy đủ, cần phát triển nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ  theo chiều sâu để giảm cẩu về lao động. Với quan điểm như vậy, tác giả cho   rằng: Tăng trưởng kinh tế nhanh sẽ không dẫn tới phân hóa xã hội và sự bất  bình đẳng trong thu nhập.
  16. 13 Michael Paul Todaro (1989), “Economic Development in the Third   World ­ Kinh tế   học cho thế giới thứ  ba ” [136]. Cuốn sách đượ c các tác  giả: Nguyễn Lâm Hoè, Nguyễn Quang Đức, Trần Đoàn Kim, Đặng Như  Vân biên dịch. Nội dung cu ốn sách   đượ c thể  hiện trong b ốn ph ần, 25   chươ ng; tập trung gi ải quy ết v ấn đề  đói nghèo  ở  các nướ c Á, Phi, Mỹ  la tinh cần ph ải chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp và quá trình  phát triển nông nghiệp tr ải qua ba giai đoạn từ  thấp đến cao: Giai đoạn   tự cung tự cấp; giai đoạn đa dạng hóa và giai đoạn chuyên canh, thươ ng   mại hóa hiện đại. Mỗi giai đoạn phát triển này, ông đã chỉ ra những đặ c   điểm cơ bản về quy mô, trình độ  về phươ ng thức và hiệu quả sản xuất  nông nghiệp;  đồng thời, cho r ằng vi ệc chuy ển  đổi cơ  cấu cây trồ ng,  vật nuôi và việc tăng cườ ng s ử  dụng giống mới k ết h ợp phân bón hóa  học và tướ i tiêu khoa học đã làm tăng năng suất,  sản lượ ng, tiết ki ệm  đượ c diện tích đất canh tác và chi phí khác.  Ian Coxhead (2010), “Được mùa: Những lựa chọn chiến lược để  phát   triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam”, Báo cáo của Quỹ phát triển Châu Á  [46]. Báo cáo của Nhóm nghiên cứu đã phân tích khá sâu kinh nghiệm của   Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản,  Philipin, Malaixia trong việc tăng năng suất  và tăng cường khả năng cạnh tranh của khu vực nông nghiệp, thúc đẩy kinh  tế nông thôn và đưa ra những kiến nghị hành động cụ thể có thể thực hiện để  phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2011 đến  năm 2020.  Zhen Zhong (2014), “Increasing Subsidies for China's Agriculture  ­  Tăng trợ  cấp cho nông nghiệp của Trung Qu ốc”  [140]. Tác giả  bài viết  đánh   giá   kết   quả   thực   hiện   chính   sách   trợ   cấp   cho   nông   nghiệp   của  Trung Quốc từ  năm 2011. Theo đó, Trung Quốc đã tăng nguồn lực tài 
  17. 14 chính  ở  cả  cấp trung  ương và địa phươ ng cho nông nghiệp, tập trung   đầu tư  vào kết cấu hạ  tầng nông nghiệp, nông thôn; trợ  cấp cho nông   dân về hạt giống tốt, tr ợ cấp mua máy móc, thiết bị nông nghiệp, trợ cấp   trực tiếp cho sản xuất ngũ cốc và giống gia súc, gia cầm tốt. Tổng trợ  cấp sẽ  tiếp tục phát triển, loại trợ  cấp sẽ  tiếp tục tăng, cơ  chế  trợ  cấp   sẽ đượ c cải thiện hơn nữa và lợi ích của nông dân từ  chính sách trợ  cấp   sẽ tiếp tục đượ c nâng lên.  Mekdum   Winai   (2015),  “New   Farmer   Development   in   Agricultural   Land Reform Area in Thailand ­ Phát triển nông dân mới trong lĩnh vực cải   cách đất nông nghiệp  ở Thái Lan” [135]. Bài viết đánh giá khá chi tiết kết  quả  triển khai Dự  án phát triển nông dân mới của Thái Lan trong cải cách  đất nông nghiệp những năm qua. Đặc biệt, bài viết đã làm rõ quy trình phối   hợp trong xây dựng đề án đào tạo, bồi dưỡng; chỉ rõ nội dung chương trình   và các giải pháp gắn giữa đào tạo, bồi dưỡng lý luận với thực hành cho   người học được Bộ  Nông Nghiệp Thái Lan chủ  trì phối hợp giữa các cơ  quan chính phủ với các cơ sở đào tạo và các địa phương thực hiện. Organization for Economic Cooperation and Development (OECD) (2015),  “Agricultural development policy of Vietnam in 2015” ­ Chính sách phát triển   nông nghiệp của Việt Nam năm 2015, Báo cáo giám sát chuyên đề của OECD  [137]. Nội dung báo cáo được trình bày trong ba chương, tập trung  đanh gia ́ ́  bối cảnh chính sách và xu hướng chinh  ́ sách nông nghiệp cua Vi ̉ ệt Nam trên  cơ sở ap d ́ ụng phương pháp ma OECD dung đ ̀ ̀ ể giám sát các chính sách nông   nghiệp của các nước thành viên và một số nươc không phai la thanh viên cua ́ ̉ ̀ ̀ ̉   OECD. Đặc biệt, báo cáo đã chỉ ra thực trạng về chính sách nông nghiệp của  Việt Nam so với các quốc gia khác và những kiến nghị cho việc hoàn thiện  các chính sách thương mại mà Việt Nam cần tính đến trong những năm tới để 
  18. 15 thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển trong bối cảnh thương mại hóa toàn cầu. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về  phát triển nông nghiệp hàng   hóa M. Ataman Aksoy, John C.Beghin đại diện cho nhóm các tác giả  thuộc   Ngân hàng thế  giới (WB) (2005),  “Global agricultural trade and developing   countries ­ Thương mại nông nghiệp toàn cầu và các nước đang phát triển”,   báo cáo thường niên [134]. Báo cáo mô tả thương mại nông nghiệp toàn cầu   từ  những năm 1980 trên cơ  sở  khảo sát một loạt các vấn đề  liên quan đến   chính sách thương mại nông nghiệp, bao gồm cả bảo hộ nông nghiệp của các  nước, ảnh hưởng của ưu đãi thương mại mà các nước phát triển dành cho các   mặt hàng nông sản đến từ các nước đang phát triển và tác động của nó đến an   toàn thực phẩm, các tiêu chuẩn nông nghiệp và các hậu quả có thể có từ tự do  hóa thương mại nông nghiệp thông qua việc phân tích thực trạng thương mại  và chính sách nông nghiệp đối với những mặt hàng cụ thể như: đường, sữa,   gạo, lúa mì, cà phê, bông, lạc, các loại trái cây và rau quả, và các sản phẩm   thủy hải sản.  Food and Agriculture Organization of the United Nations  (FAO) (2015),  “The State of Agricultural Commodity Markets 2015 ­ 2016”­ Tình tình của thị   trường hàng hóa nông nghiệp 2015 ­ 2016, báo cáo chuyên đề  [132]. Báo cáo  đã cung cấp sự  tác động của thương mại nông nghiệp đến vấn đề  an ninh  lương thực, vấn đề đói nghèo trên thế giới và cách thức mà thương mại nông  nghiệp cần được điều chỉnh để  bảo đảm rằng tăng cường mở  cửa thương  mại có lợi cho tất cả các nước. Đồng thời, đề xuất một số chủ đề và minh  chứng bằng các  số  liệu thực tiễn giúp cho cuộc Hội thảo của FAO để lựa  chọn một cách đúng đắn chính sách thị trường hàng hóa nông nghiệp cho các  quốc gia, vùng lãnh thổ.  Borrown   Tanrattanaphong   (2015),  “Successful   Cases   of   Agricultural  
  19. 16 Cooperatives Marketing Activities for Improving Marketing Efficiency   ­  Các  trường hợp thành công của hợp tác xã nông nghiệp: Các hoạt động tiếp thị  để nâng cao hiệu quả tiếp thị” [131]. Bài viết đã trình bày những thành công  của một số mô hình HTXNN của Thái Lan như: HTX Khao Kitchakood, Hợp   tác xã Thủy sản Phan và HTX Xanh Lục. Đồng thời, chỉ ra rằng: những thành   công của các HTXNN, ngoài việc làm tốt các chức năng dịch vụ truyền thống,   đã tiến hành đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị tổng hợp trong chuỗi cung ứng   nông sản như: tập trung vào việc mua bán; lưu trữ, vận chuyển và chế biến;   phân loại và tiêu chuẩn, chia sẻ tài chính, rủi ro và thông tin thị trường.  The World Bank (WB) (2016), “Transforming Vietnamese agriculture :   gaining more from less” ­ Chuyển đổi nông nghiệp Việt Nam: tăng giá trị,  giảm   đầu  vào,  Báo   cáo   phát   triển   Việt   Nam  [139].   Báo   cáo   gồm   bốn  chương, tập trung phân tích sự  thay đổi cấu trúc nông nghiệp trên thế  giới   những năm gần đây và định vị  nông nghiệp Việt Nam trong cấu trúc đó;   đánh giá khái quát những thành tựu, hạn chế  của nông nghiệp Việt Nam  trên cơ sở so sánh với các quốc gia khác; phác thảo kịch bản tương lai, đề  ra một số  mục tiêu cần thực hiện đến năm 2030 và khuyến nghị  đổi mới  thể  chế, chính sách phát triển nông nghiệp Việt Nam hiệu quả  hơn trong  những năm tới. Zhen   Zhong   (2016),   “Development   of   Agricultural   Product   Market   System ­ Phát triển hệ thống thị trường sản phẩm Nông nghiệp” [141]. Tác  giả bài viết cho rằng thị trường sản phẩm nông nghiệp của Trung Quốc từ  năm 2004 đến 2013 đã có sự  phát triển cả  về  quy mô và cơ  cấu. Có được  kết quả  này là do, Trung Quốc đã tập trung phát triển các loại thị  trường   nông sản quốc gia và thị trường nông thôn gắn với mỗi làng một sản phẩm;  xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan nhà nước các cấp trong chỉ đạo, 
  20. 17 quản lý và đầu tư phát triển thị trường; chú trọng vào xây dựng thương hiệu  từng loại nông sản; lấy tín hiệu từ  thị  trường để  định hướng sản xuất và   tiêu chuẩn hóa các loại nông sản. Trong bài viết “Recent Development of   Agricultural Products Market System in China ­ Sự phát triển gần đây của hệ   thống thị trường sản phẩm nông nghiệp ở Trung Quốc” (2017) [142], tác giả  Zhen Zhong, tiếp tục khẳng định kết quả và vai trò phát triển của hệ thống   thị  trường sản phẩm nông nghiệp  ở  Trung Quốc những năm gần đây, bổ  sung thêm sự cần thiết và các giải pháp kỹ  thuật để  phát triển thương mại  điện tử nông nghiệp.  1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài 1.2.1. Các công trình nghiên cứu về phát triển nông nghiệp Trần Thành  (2010), “Phát triển nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu   Long và tác động của nó đến củng cố  khu vực phòng thủ  tỉnh (thành phố)   trên địa bàn Quân khu 9 hiện nay”, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện  Chính trị  [93]. Luận án tập trung nghiên cứu mối quan hệ  giữa phát triển  nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long với xây dựng khu vực phòng thủ  tỉnh (thành phố) trên địa bàn Quân khu 9. Đặc biệt, luận án đã đưa ra quan  niệm về phát triển nông nghiệp ở nước ta hiện nay là quá trình chuyển nền   nông nghiệp sản xuất nhỏ lạc hậu sang phát triển toàn diện nền sản xuất  tiên tiến hiện đại có cơ  cấu hợp lý, gắn với mở  rộng thị trường hội nhập  tạo ra những tiền đề, điều kiện cho sự  phát triển KT ­ XH, nâng cao chất  lượng cuộc sống nông dân và xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa.  Đoàn Xuân Thuỷ (2011), “Chính sách hỗ  trợ phát triển nông nghiệp   ở Việt Nam hiện nay”, sách tham khảo, Nxb Chính trị Quốc gia [102]. Tác  giả cuốn sách đã phân tích, đánh giá mức độ phù hợp của các chính sách hỗ  trợ  sản xuất nông nghiệp ở  nước ta thời gian qua so với yêu cầu thông lệ 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2